Đánh giá hiệu quả phân loại rác năm 2024

Để tuyên truyền nâng cao nhận thức cho hội viên phụ nữ về bảo vệ môi trường, nhằm hình thành thói quen trong thu gom, phân loại rác thải tại hộ gia đình, giảm thiểu ô nhiễm, tạo cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp. Hội LHPN xã Tân Cảnh đã thành lập mô hình “Phân loại rác thải tại hộ gia đình” tại thôn 3, xã Tân Cảnh với 10 thành viên tham gia.

.jpg)

Ra mắt mô hình tháng 3 năm 2022

Nhận thấy rác hữu cơ chiếm số lượng lớn từ các hộ gia đình và tập kết về bãi rác vừa gây ô nhiễm vừa lãng phí. Thông qua mạng xã hội Facebook, chị Nguyễn Thị Xoan - Chủ tịch Hội LHPN xã Tân Cảnh kết nối với chủ một trang trại để hướng dẫn quy trình ủ rác hữu cơ làm phân bón vi sinh. Hội LHPN xã hỗ trợ mỗi thành viên 01 dụng cụ ủ rác có thể tích 50ml (thùng chứa có nắp đậy và vòi lấy nước phân), 01 lít men vi sinh và 01 lít mật đường để ủ rác hữu cơ. Quy trình ủ đơn giản, tận dụng rác hữu cơ sau khi phân loại, thêm nước, mật đường và men vi sinh theo tỷ lệ: 300ml men vi sinh pha với 10 lít nước, tất cả được cho vào thùng có nắp đậy nhằm hạn chế mùi hoặc ruồi muỗi vào đẻ trứng. Sau 02 ngày ủ, nước phân thu được có thể pha loãng với nước để tưới cho rau, cây ăn quả, cây cà phê…. Cách làm này làm giảm lượng rác thải phát sinh ra môi trường, đồng thời giảm chi phí vận chuyển, xử lý. Chị Nguyễn Thị Hòa - Chi hội trưởng, thành viên Ban quản lý mô hình cho hay: “Phân loại rác và tận dụng rác hữa cơ ủ làm phân bón giờ là việc làm thường xuyên của các thành viên. Thông qua mô hình, chị em trao đổi, học tập kiến thức bảo vệ môi trường rất thiết thực, đặc biệt là cách tận dụng phế phụ phẩm nông nghiệp ủ phân bón cho cây ăn quả, cà phê với diện tích canh tác lớn”.

.jpg)

Hộ gia đình chị Phạm Thị Ngãi sử dụng phân bón cho rau xanh tại vườn

Chị Nguyễn Thị Xoan đánh giá: “Mô hình được thực hiện từ tháng 3 năm 2022 đến nay nhưng đã có những kết quả đáng khích lệ, tạo được chuyển biến tích cực. Từ 10 thành viên ban đầu còn e ngại sợ khó thực hiện, thì nay đều tích cực tham gia, nhân rộng được 04 thành viên mới. Trong thời gian tới, Hội LHPN xã tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân rộng mô hình góp phần triển khai, thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới”.

Phân loại rác thải là quy trình chia chất thải thành nhiều phần khác nhau và được thực hiện thủ tục tại nhà hoặc tiến hành các phương pháp thu gom tự động bằng máy. Nhằm giảm thiểu tối đa lượng rác xả ra môi trường, người dân nên tự ý thức phân loại rác tại nguồn.

Mục đích của phân loại rác tại nguồn:

  • Giảm tối đa khối lượng rác thải cần xử lý, hạn chế nguy cơ ô nhiễm môi trường.
  • Mang lại lượng lớn sản phẩm tái chế, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân bằng cách bán phế liệu, tận dụng làm phân bón vi sinh.
  • Phân loại rác tại nguồn còn góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, tận dụng triệt để nguồn tài nguyên hợp lý, xây dựng không gian sống trong lành, sạch sẽ.
  • Giảm tối đa lượng công việc cho công nhân thu gom rác thải.
  • Tiết kiệm chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý rác một cách hiệu quả nhất.

Phân loại rác thải sinh hoạt

Hiện nay, rác thải sinh hoạt được chia làm 3 loại chính bao gồm:

Rác vô cơ – rác hữu cơ

Rác thải hữu cơ

Rác hữu cơ là loại rác thải dễ phân hủy, có thể kết hợp với chế phẩm vi sinh trong quá trình sản xuất phân bón, làm thức ăn cho động vật. Nguồn gốc của rác hữu cơ xuất phát từ thực phẩm thừa, phần rau củ bỏ đi, lá cây, hoa cỏ…

Rác thải vô cơ

Rác vô cơ là loại rác thải không thể tái sử dụng, phù hợp với phương pháp xử lý đốt hoặc chôn lấp. Nguồn gốc rác vô cơ xuất phát từ các loại vật liệu xây dựng, vỏ hộp, bao bì khó phân hủy, túi nilon đựng thực phẩm, thiết bị, dụng cụ sử dụng trong gia đình.

Rác tái chế

Rác thải tái chế

Rác thải tái chế là loại rác khó phân hủy nhưng vẫn có thể đưa vào sản xuất, tái chế để phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt như giấy thải, vỏ lon, kim loại…

Cách phân loại rác sinh hoạt tại nguồn

Để phân loại rác tại nguồn cần hiểu rõ về tính chất, đặc điểm của từng loại rác cụ thể. Rác thải sinh hoạt được chia làm rác hữu cơ, rác vô cơ, rác tái chế.

Trước khi đưa đến điểm tập kết, người dân cần có ý thức phân loại rác tại nguồn cụ thể như sau:

  • Rác hữu cơ: Gồm các loại thức ăn dư thừa, rau củ quả không còn sử dụng, cỏ cây, hoa lá, bã trà, giấy ăn…
  • Rác vô cơ: Gồm túi nilon, hộp đựng bánh, hộp cơm, văn phòng phẩm, đồ gốm sứ thủy tinh, vỏ sò, vỏ trứng, cao su, tấm xốp, đồng hồ, băng keo, đĩa CD…
  • Rác tái chế: Gồm giấy báo, hộp giấy, bù thư, vỏ bao thuốc lá, vỏ lon, hộp đựng trà, kim loại, chai nhựa, bình xịt, quần áo cũ, vải… Phân loại rác tại nguồn

Các phương pháp xử lý rác thải đúng cách

Một số biện pháp xử lý rác thải đúng cách được sử dụng phổ biến nhất hiện nay phải kể đến bao gồm:

Chôn lấp rác thải đúng quy trình

Phương pháp xử lý chôn rác thải là đơn giản, dễ thực hiện, rác được chôn thành từng lớp, đầm nén giảm thể tích và sau mỗi lớp sẽ được phủ đất trung gian nhằm hạn chế mùi hôi, côn trùng hiệu quả.

Điều kiện bãi chôn rác thải là phải hợp vệ sinh, đầy đủ hạng mục theo tiêu chuẩn và quy định của nhà nước, đảm bảo đầy đủ các hệ thống như thu nước rỉ rác, thu khí, đường giao thông, cây xanh cách ly…

Chôn lấp rác thải

Ưu điểm:

  • Tiết kiệm chi phí.
  • Phù hợp với nhiều khu vực khác nhau.
  • Không đòi hỏi công nghệ xử lý cao.
  • Đáp ứng nhu cầu của người dân tại các vùng nông thôn, khu dân cư bình dân.

Nhược điểm:

  • Có thể phát sinh ruồi, côn trùng nếu không xử lý nước rỉ rác đúng cách.
  • Nguồn ô nhiễm thứ thấp thông qua mùi hôi thoát ra.
  • Tốn diện tích xử lý.
  • Khó phục hồi tình trạng đất ban đầu.

Đốt rác hợp vệ sinh

Đốt rác thải làm điện năng

Phương pháp xử lý rác bằng cách đốt ở nhiệt độ cao với mục đích chuyển hóa rác thành tro và chất khí đang được nhiều người áp dụng.

Ưu điểm:

  • Giảm thể tích rác thải đáng kể.
  • Lượng tro thu được chỉ chiếm khoảng 5 – 6% thể tích so với rác thải trước khi đốt.

Nhược điểm:

  • Chi phí đầu tư, xử lý cao.
  • Ứng dụng công nghệ đốt hiện đại nên chỉ phù hợp với các nước tiên tiến như Singapore, Nhật Bản, Mỹ, Bắc Âu.

Phân loại, tái chế và chế biến rác thành phân bón compost

Phân loại, tái chế và chế biến rác thành phân bón compost là công nghệ xử lý rác hiện đại được đánh giá cao và ứng dụng hàng đầu tại Việt Nam. Rác sau khi phân loại tại nguồn hoặc các nhà máy sẽ được áp dụng các phương pháp xử lý khác nhau tùy vào tính chất của mỗi loại.

Rác hữu cơ được dùng làm phân bón

Ưu điểm:

  • Phương pháp xử lý rác thải thành phân bón compost mang lại hiệu quả cao.
  • An toàn với môi trường, đảm bảo không độc hại.
  • Tốn ít diện tích hơn so với phương pháp chôn lấp.
  • Giảm lượng phân bón hóa học, tận dụng nước rỉ rác để tưới vào ngăn phối trộn hoặc ngăn ủ nên hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường.

Nhược điểm:

  • Chi phí cao.
  • Đầu ra của phân compost chưa đảm bảo.

Trên đây là những thông tin về phân loại rác thải và các biện pháp xử lý phổ biến nhất trên thị trường hiện nay. Bên cạnh đó, người dân nên lựa chọn mẫu thùng rác gia đình chất lượng, làm từ chất liệu cao cấp để góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, phân rác tại nguồn hiệu quả.