Hướng dẫn điều trị sốt xuất huyết tại nhà Informational, Commercial

Bệnh sốt xuất huyết thường bùng phát vào mùa mưa và cũng có nguy cơ tử vong cao nếu điều trị không đúng cách. Nhiều người dân còn chủ quan khiến bệnh nặng hơn, đặc biệt là các đối tượng như trẻ em, người già, phụ nữ mang thai... Vậy khi mắc bệnh sốt xuất huyết điều trị tại nhà như thế nào cho đúng cách?

Hướng dẫn điều trị sốt xuất huyết tại nhà	Informational, Commercial

Triệu chứng lâm sàng của sốt xuất huyết rất đa dạng, từ không triệu chứng, mức độ nhẹ cho đến mức độ nặng và nguy kịch, thậm chí tử vong.

Trong những ngày đầu, bệnh thường có triệu chứng giống như cúm A, sốt virus nên khó phát hiện, dễ bị nhầm lẫn dẫn đến không điều trị kịp thời.

Khi người bệnh sốt xuất huyế có thể điều trị tại nhà như sau:

1.Theo dõi thân nhiệt

Trong 3 ngày đầu, người bệnh sốt xuất huyết có phản ứng sốt cao như những loại sốt virus thông thường khác và thường chưa có biến chứng. Nhiệt độ tăng lên, cơ thể người bệnh cần được tỏa nhiệt như chườm mát ở vị trí nách, bẹn, lau toàn bộ cơ thể bằng nước ấm giúp nhiệt độ tỏa ra nhanh hơn.

Theo dõi sát nhiệt độ của người bệnh, nếu nhiệt độ luôn duy trì ở mức cao 39-40 độ C, không hạ ở ngày thứ 4 đến ngày thứ 7, bệnh nhân mệt lả, vã mồ hôi, tay chân lạnh, nôn, khó thở, đau bụng, chảy máu cam,… cần đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế để điều trị, ngăn ngừa biến chứng sốt xuất huyết.

2.Vệ sinh mắt, mũi bằng nước muối sinh lý

Vệ sinh mắt, mũi bằng nước muối sinh lý giúp làm sạch, hạn chế tình trạng viêm nhiễm và bảo vệ sức khỏe người bệnh. Vệ sinh mũi giúp loại bỏ bụi bẩn, làm sạch dịch nhầy, giảm nguy cơ kích ứng và nhiễm trùng vùng mũi, hỗ trợ quá trình hô hấp, tăng không khí lưu thông qua mũi, hạn chế nguy cơ tổn thương vùng mũi như phù nề, sưng viêm giúp quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn.

3. Bổ sung nước điện giải

Các trường hợp bị sốt xuất huyết thể nhẹ (độ 1 và độ 2) nên được bù dịch bằng đường uống, với nước lọc, nước trái cây hoặc dung dịch Oresol. Chỉ truyền dịch trong trường hợp người bệnh nôn nhiều, không thể bù dịch bằng đường miệng. Việc truyền dịch nên thực hiện tại các cơ sở y tế do điều dưỡng thực hiện.

4. Dùng thuốc hạ sốt

Bệnh nhân sốt xuất huyết được chỉ định sử dụng thuốc hạ sốt Paracetamol. Tuy nhiên, thuốc có khả năng gây độc trên gan, thận đặc biệt là khi dùng thuốc liều cao (15g một ngày đối với người lớn), hoặc dùng thuốc đúng liều nhưng kéo dài hơn 1 tuần. Dùng thuốc hạ sốt theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Không dùng quá 3 cữ thuốc/ ngày.

5 . Chế độ dinh dưỡng phù hợp

Dinh dưỡng cho bệnh nhân sốt xuất huyết cần dựa trên nhu cầu của bệnh nhân theo 3 giai đoạn của bệnh.

Chế độ ăn lỏng: phù hợp với người bệnh giai đoạn đầu của sốt xuất huyết, bị sốt cao.

Chế độ ăn nhẹ: phù hợp với người bệnh sốt xuất huyết khi cơn sốt giảm và khi người bệnh dần hồi phục.

Chế độ ăn uống bình thường: trong thời gian hồi phục.

Một trong những yếu tố rủi ro của sốt xuất huyết là làm giảm tiểu cầu của bệnh nhân đến mức có thể gây tử vong. Cơ thể người bệnh cần được cung cấp đầy đủ vitamin, khoáng chất, protein và các chất béo cần thiết cho sức khỏe tủy xương, để sản xuất tiểu cầu.

TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN 10

Địa chỉ: 403 Cách mạng tháng tám, Phường 13, Quận 10

Email: [email protected]

Điện thoại:

Phòng Tổ chức hành chính: (028) 38 68 00 48

Phòng Kế hoạch nghiệp vụ: (028) 38 68 00 49

Điều trị bệnh sốt xuất huyết như thế nào?

Sốt xuất huyết hiện nay chưa có thuốc điều trị, phương pháp điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng, khi bệnh sốt xuất huyết ở người lớn thuộc thể nhẹ thì có thể chăm sóc tại nhà, cho bệnh nhân nghỉ ngơi và uống nhiều nước, sử dụng các món ăn mềm và có nước, dễ tiêu hóa, hạ sốt với Paracetamol, lau mát khi sốt cao.

Chúng ta cần làm gì để phòng tránh bệnh sốt xuất huyết?

Do đó, cách phòng bệnh sốt xuất huyết hiệu quả nhất hiện nay theo khuyến cáo của Bộ Y tế là loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng, bọ gậy và giữ gìn vệ sinh môi trường, phòng tránh muỗi đốt.

Uống gì để phòng chống sốt xuất huyết?

6 đồ uống giúp giảm triệu chứng sốt xuất huyết.

Oresol rất quan trọng với người bệnh sốt xuất huyết. Bệnh nhân sốt xuất huyết nên dùng oresol. ... .

Nước dừa. Nước dừa chứa nhiều khoáng chất tốt giúp bổ sung chất điện giải cho cơ thể trong trường hợp mất nước do sốt cao. ... .

Nước ép trái cây. ... .

Nước ép củ cải đường. ... .

Nước nha đam. ... .

Nên ăn gì khi bị sốt xuất huyết?

Người bệnh sốt xuất huyết nên ăn các loại thịt nạc, như: thịt bò, thịt gà, thịt lợn,…; cá béo, như: cá hồi, cá thu, cá ngừ,…; trứng, sữa. Cam, chanh: Cam, chanh chứa nhiều vitamin C, có tác dụng tăng cường sức đề kháng và giúp hạ sốt. Người bệnh sốt xuất huyết có thể uống nước cam, nước chanh, hoặc ăn cam, chanh tươi.