Nên cho trẻ ăn trứng gà như thế nào năm 2024

Trứng chứa protein, chất béo lành mạnh, nhiều chất dinh dưỡng khác, là thực phẩm lành mạnh trong chế độ ăn uống của trẻ.

Cha mẹ hoàn toàn có thể cho trẻ ăn trứng mỗi ngày mà không ngại hàm lượng cholesterol trong trứng, miễn là bé không ăn thêm các nguồn protein và nhiều loại thực phẩm khác trong ngày. Để cho trẻ ăn trứng đúng cách, phụ huynh có thể tìm hiểu thành phần dinh dưỡng để có khẩu phần ăn phù hợp với trẻ.

Protein

Trứng nằm trong nhóm thực phẩm cung cấp protein cùng với hải sản, thịt gà, thịt đỏ, các loại hạt. Cha mẹ nên cân đối protein trong mỗi bữa ăn của trẻ với 1/3 là trái cây và rau quả, 1/3 thực phẩm giàu protein (trứng), 1/3 carbohydrate giàu chất xơ (bánh mỳ, mỳ ống làm từ ngũ cốc nguyên hạt). Nếu trẻ đã ăn trứng vào buổi sáng thì trưa, tối cha mẹ hãy thay thế loại protein khác nhằm đa dạng thực phẩm, hương vị.

Choline

Trứng cũng là nguồn cung cấp choline dồi dào. Choline là chất dinh dưỡng thiết yếu hỗ trợ sự phát triển nhận thức ở trẻ. Một quả trứng luộc chín có khoảng 147 mg choline, lượng khuyến nghị cho trẻ là: 150 mg mỗi ngày cho trẻ từ 7-12 tháng tuổi; 200 mg cho trẻ từ 1-3 tuổi; 250 mg cho trẻ từ 4-8 tuổi; 375 mg cho trẻ từ 9-13 tuổi; 550 mg cho trẻ từ 14-18 tuổi. Ăn 1-2 quả trứng mỗi ngày sẽ đáp ứng đủ choline cho trẻ nhỏ, trẻ vị thành niên cần bổ sung thêm choline từ các nguồn khác như thịt, gia cầm, cá, các sản phẩm từ sữa, hạt, quả hạch, ngũ cốc nguyên hạt.

Nên cho trẻ ăn trứng gà như thế nào năm 2024

Trẻ có thể ăn trứng mỗi ngày để bổ sung thêm dinh dưỡng cần thiết. Ảnh: Eggs.ca

Lutein và Zeaxanthin

Lutein và zeaxanthin là những chất dinh dưỡng quan trọng thúc đẩy sức khỏe cho mắt. Một quả trứng luộc chín chứa 353 microgam lutein và zeaxanthin. Tuy nhiên, hiện không có khuyến nghị cụ thể cho lượng lutein và zeaxanthin lý tưởng mỗi ngày. Trẻ có thể bắt đầu ăn trứng khi đã làm quen với thức ăn đặc.

Cholesterol

Trứng là nguồn cung cấp cholesterol dồi dào cho trẻ, một quả trứng chứa 187 mg cholesterol. Tuy nhiên, Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến nghị trẻ nên dung nạp ít hơn 300 mg cholesterol mỗi ngày.

Omega-3

Trứng không chứa nhiều axit béo omega-3 - chất dinh dưỡng quan trọng ngăn ngừa bệnh tim. Tuy nhiên, một số trang trại đã sản xuất trứng theo cách tăng cường hàm lượng omega-3 bằng cách cho gà ăn hạt lanh. Trong trường hợp trẻ không nhận đủ omega-3 từ cá béo, cá hồi thì trứng omega-3 có thể là một lựa chọn tốt để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng.

Lưu ý, mẹ nên bảo quản trứng trong tủ lạnh, đảm bảo mọi thực phẩm chế biến từ trứng đều được nấu chín kỹ. Mẹ cũng có thể bổ sung canxi vào món trứng bác, trứng tráng bằng cách trộn thêm sữa hay pho mai. Để tăng hàm lượng chất xơ, vitamin cho món trứng, mẹ hãy thêm vào các các loại rau cắt nhỏ. Một phần trứng ăn kèm với bánh mỳ nguyên cám là gợi ý cho một bữa sáng đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ.

Theo Viện Dinh dưỡng, Bộ Y tế, tỷ lệ đạm từ trứng gà sẽ đạt mức tối đa và tương đương với đạm trong sữa nếu biết cách chế biến hợp lý. Đây là chất đạm thực vật dễ hấp thu, có giá trị sinh học cao, tốt cho sức khỏe.

- Giàu DHA và lecithin

Các chất này có tác dụng hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển của hệ thần kinh cũng như toàn bộ cơ thể. Đồng thời, nó cũng bổ sung năng lượng hoạt động cho não và xây dựng trí nhớ tốt.

- Bổ dưỡng với đa dạng chất dinh dưỡng cùng vitamin khác

Nên cho trẻ ăn trứng gà như thế nào năm 2024

Rất nhiều chất dinh dưỡng được tích hợp bên trong trứng gà như chất béo, sắt, vitamin A, kẽm… Đồng thời, trong trứng gà còn có vitamin D - một loại vitamin hiếm có trong thực phẩm nhưng lại cực kỳ cần thiết trong quá trình phát triển và giúp chống còi xương.

So với trứng vịt, trứng gà giúp bổ sung vitamin vượt trội hơn hẳn, hàm lượng đạm cũng cao hơn và chất béo ít hơn nên không làm cho trẻ bị khó tiêu.

Cách ăn trứng gà tốt nhất

Nên ăn bao nhiêu trứng là đủ?

Tuy trứng là thực phẩm rất tốt nhưng cũng không nên cho ăn quá nhiều, vì hàm lượng chất béo trong trứng cao dễ dẫn đến đầy bụng, khó tiêu rối loạn tiêu hóa.

Trẻ 6-7 tháng tuổi: chỉ nên ăn một nửa lòng trứng gà/bữa, ăn 2-3 lần/tuần.

Trẻ 8-12 tháng tuổi: ăn 1 lòng đỏ/bữa ăn 3 - 4 bữa trứng 1 tuần.

Trẻ 1-2 tuổi: nên ăn 3-4 quả trứng/tuần, ăn cả lòng trắng.

Trẻ từ 2 tuổi trở lên nếu thích trứng có thể cho ăn 1 quả/ngày.

Cách chế biến trứng tốt nhất?

Theo ThS.BS Lê Thị Hải, Viện Dinh dưỡng quốc gia, không nên ăn trứng gà sống hay hòa tan trứng sống trong cháo nóng, canh nóng, thay vào đó luộc hoặc nấu chín để phòng nhiễm khuẩn... Đường sinh dục của gà có rất nhiều vi khuẩn, cả trong và ngoài trứng gà đều có thể nhiễm khuẩn, đặc biệt là salmonella - một yếu tố gây ngộ độc thức ăn.

Ngoài ra, trong lòng trắng trứng sống còn có một chất chống lại biotin (vitamin H), cản trở hấp thu dưỡng chất này. Vitamin H là yếu tố không thể thiếu được trong quá trình sử dụng protein và đường - bột, cần thiết cho sự phát triển bình thường của cơ thể. Vì vậy, ăn trứng sống hoặc chín tái đều có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trứng gà rán hoặc ốp mà dùng lửa to thì dễ khiến bên ngoài cháy mà bên trong chưa chín. Lúc đó, lòng trắng trứng bị cháy sẽ khó hấp thu, lại tiêu hủy các vitamin tan trong nước như vitamin B1, B2, còn lòng đỏ chưa được tiệt khuẩn nếu có. Vì vậy, khi rán hoặc ốp trứng, nên để lửa nhỏ, thời gian lâu một chút cho lòng đỏ vừa chín là tốt.

Theo BS Hải, nếu ăn trứng gà sống, tỷ lệ hấp thu và tiêu hóa chỉ được 40%, ở trứng luộc là 100%, trứng rán chín tới 98,5%, trứng rán già 81%, trứng ốp 85%, trứng chưng 87,5%. Do đó tốt nhất là nên ăn trứng luộc chín tới, không những bảo đảm được chất dinh dưỡng như protein, lipid, khoáng chất... mà các vitamin cũng bị mất đi ít.

Để tránh bị nứt, vỡ trong khi luộc, bạn cần lưu ý cho trứng cùng với nước lã vào nồi rồi đun sôi dần. Khi nước sôi, vặn nhỏ lửa đun khoảng 2 phút rồi tắt bếp ngâm trứng khoảng 5 phút. Như vậy, trứng vừa chín tới, lòng đỏ không bị chín kỹ quá, dễ hấp thu. Lúc luộc trứng, có thể cho thêm một ít muối để giữ cho trứng không bị vỡ.

Trứng vừa lấy ở tủ lạnh ra không nên luộc ngay, cũng không nên ngâm trong nước nóng hay luộc bằng lửa quá to vì dễ gây vỡ trứng hoặc không chín lòng đỏ.

Nếu rán, làm trứng ốp thì nên để lửa nhỏ đến khi chín đều sẽ làm tăng tỷ lệ hấp thụ và tiêu hóa dinh dưỡng.

Khi nào nên cho trẻ ăn trứng gà?

Trẻ 6 - 7 tháng tuổi: chỉ nên ăn ½ lòng trứng gà/bữa, ăn 2 - 3 lần/tuần. Trẻ 8 - 12 tháng tuổi: ăn 1 lòng đỏ/bữa, ăn 3 - 4 bữa trứng 1 tuần. Trẻ 1 - 2 tuổi: nên ăn 3 - 4 quả trứng/tuần, ăn cả lòng trắng. Trẻ từ 2 tuổi trở lên nếu trẻ thích trứng có thể cho ăn 1 quả/ngày.

Cho trẻ ăn bao nhiêu trứng là đủ?

Trẻ từ 8-12 tháng tuổi: mỗi bữa ăn một lòng đỏ, 3-4 bữa trứng/tuần. Trẻ từ 1-2 tuổi: Ăn từ 3-4 quả trứng mỗi tuần, ăn cả lòng trắng trứng. Trẻ từ 2 tuổi trở lên: tùy vào khẩu vị, nếu trẻ thích ăn trứng có thể cho ăn mỗi ngày một quả.

Cho bé ăn thử trứng gà như thế nào?

Trứng chứa nhiều protein dễ gây dị ứng vì vậy, khi cho trẻ ăn trứng lần đầu mẹ nên cho bé ăn thử với 1 lượng rất ít chờ khoảng 30-60 phút xem bé có dấu hiệu gì bất thường hay không, nếu như thấy bé có hiện tượng bị ngứa, mẩn đỏ, nôn ói thì nên đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám.

Trẻ em bao nhiêu tháng thì ăn được trứng gà?

Theo một cuộc khảo sát tại Nhật Bản, khoảng 10% các bà mẹ cho con ăn lòng đỏ trứng trong giai đoạn tập ăn dặm (khoảng 6 - 7 tháng tuổi). Tuy nhiên, chỉ nên cho bé ăn dặm với trứng khi 7 đến 8 tháng tuổi. Với lòng đỏ trứng, mẹ nên cho trẻ ăn khi trẻ được 7 - 8 tháng tuổi. Cách chế biến là luộc chín lòng đỏ trứng.