Ngành nghiên cứu phát triển ra làm gì

Chuyên viên phát triển sản phẩm đang là một trong những ngành nghề phát triển trong thời gian gần đây và được nhiều người lựa chọn. Vậy, đây là vị trí nhân sự như thế nào? Làm những công việc gì và mức thu nhập ra sao?

Hãy cùng TopCV tìm hiểu về vị trí này ngay trong bài viết “Chuyên viên phát triển sản phẩm công việc là gì? Thu nhập ra sao?”  hôm nay.

Chuyên viên phát triển sản phẩm là gì?

Chuyên viên phát triển sản phẩm là vị trí nhân sự gắn với vòng đời của sản phẩm. Vị trí này sẽ là người lên ý tưởng, giám sát hoặc tham gia vào quá trình sản xuất, phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.

Ngoài ra, chuyên viên phát triển sản phẩm cũng sẽ người kiểm tra các tiêu chí về chất lượng, sự an toàn cũng như những tiêu chí khác của sản phẩm. Họ cũng sẽ là người có thể thực hiện điều tra thị trường, quảng bá sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

>> Xem thêm: Product Owner là gì? Những kỹ năng cần có để trở thành một Product Owner chuyên nghiệp

Ngành nghiên cứu phát triển ra làm gì
Chuyên viên phát triển sản phẩm là vị trí nhân sự gắn với vòng đời của sản phẩm

Mô tả công việc của chuyên viên phát triển sản phẩm

Thông thường, chuyên viên phát triển sản phẩm sẽ làm việc trực tiếp với các phòng ban như marketing, sales, thiết kế, tài chính, kế toán,… trong doanh nghiệp. Họ sẽ là những nhân sự thuộc ban quản lý của công ty, chịu trách nhiệm phân phối nhiệm vụ, công việc hoặc trực tiếp thực hiện các công việc đó với những phòng ban khác.

Cụ thể, công việc của chuyên viên phát triển sản phẩm là gì?

* Nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh

- Thực hiện nghiên cứu về sản phẩm, dịch vụ của đối thủ.

- Phân khúc khách hàng mục tiêu của đối thủ so với sản phẩm, dịch vụ của công ty.

- So sánh, đưa ra được những ưu điểm, nhược điểm của đối thủ để áp dụng vào sản xuất, cải tiến sản phẩm của công ty.

* Phân tích phân khúc thị trường

- Phân tích các sản phẩm đã có trên thị trường.

- Đưa ra các phương án, đề xuất để phân phối được sản phẩm đến thị trường.

* Khảo sát ý kiến của khách hàng

- Thực hiện các cuộc khảo sát, thu phản hồi từ khách hàng.

- Tổng hợp các ý kiến phản hồi, phân tích và đưa ra được những điểm yếu để khắc phục sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

* Xây dựng tài liệu phục vụ đào tạo liên quan đến sản phẩm

- Xây dựng các bộ tài liệu liên quan đến sản phẩm để đào tạo cho những bộ phận khác như marketing, sales, thiết kế,…

Ngành nghiên cứu phát triển ra làm gì
Chuyên viên phát triển sản phẩm cần làm việc với nhiều bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp

Những kỹ năng cần có ở một chuyên viên phát triển sản phẩm

Để trở thành một chuyên viên phát triển sản phẩm, bạn sẽ cần có khá nhiều kỹ năng mềm và kỹ năng chuyên môn. Tuy nhiên, thông thường vị trí này sẽ yêu cầu 3 kỹ năng chính như sau:

- Am hiểu về xu thế thị trường, từ đó có thể đưa ra được các ý tưởng để phát triển sản phẩm phù hợp với xu thế cũng như nhu cầu của khách hàng mục tiêu.

- Nhân viên phát triển thị trường cần có kỹ năng giao tiếp tốt. Bởi hầu hết công việc của họ sẽ là điều phối, phối hợp và làm việc với các bộ phận khác trong doanh nghiệp. Ngoài ra, có thể họ sẽ cần làm việc với khách hàng để lấy phản hồi ý kiến.

- Kỹ năng cuối cùng rất quan trọng đối với vị trí này chính là sự sáng tạo. Đây sẽ là một trong những yếu tố giúp nhân viên phát triển thị trường có thể thành công hơn trong ngành nghề này.

Thu nhập của nhân viên phát triển sản phẩm

Phát triển, cải tiến sản phẩm luôn là một trong những vấn đề cốt lõi dẫn đến sự thành công của doanh nghiệp. Do đó, vị trí chuyên viên phát triển sản phẩm trong doanh nghiệp rất quan trọng và mức lương của vị trí này cũng tương đối cao hơn so với những ngành nghề, lĩnh vực khác.

  • Hiện tại, mức lương phổ biến cho những nhân sự chưa có hoặc kinh nghiệm còn ít dao động từ 9.000.000đ – 20.000.000đ, mức trung bình vào khoảng 13.000.000đ.
  • Đối với những vị trí cao hơn hoặc nhân viên phát triển thị trường có kinh nghiệm lâu năm, mức lương có thể lên đến từ 40.000.000 – 45.000.000đ (thống kê từ Vietnam Salary).

Tìm việc làm chuyên viên phát triển sản phẩm tại TopCV:

Học ngành gì để làm nghề chuyên viên phát triển sản phẩm?

Hiện tại, chưa có trường đại học hoặc cơ sở nào đào tạo chuyên nghiệp cho vị trí chuyên viên phát triển sản phẩm. Tuy nhiên, nếu dựa vào bản mô tả công việc ở trên, nếu bạn muốn làm việc trong ngành nghề này, có thể tham khảo những ngành học sau:

- Các chuyên ngành liên quan đến marketing;

- Các chuyên ngành công nghệ thông tin, khoa học máy tính;

- Các chuyên ngành kinh tế như tài chính, quản trị kinh doanh;

- Nhóm ngành liên quan đến chuyên môn của từng lĩnh vực riêng biệt như công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học (ngành F&B – thực phẩm, đồ uống), thiết kế thời trang, may mặc (ngành thời trang),…

Ngoài những ngành chính, bạn cũng có thể học thêm các khóa đào tạo ngắn hạn để bổ sung thêm những kỹ năng cần thiết khi làm việc thực tế.

Ngành nghiên cứu phát triển ra làm gì
Có khá nhiều ngành học bạn có thể lựa chọn để trở thành nhân viên phát triển sản phẩm

Tạm kết

Trên đây là bài viết về vị trí nhân sự chuyên viên phát triển sản phẩm. Hy vọng sẽ cung cấp cho bạn được những thông tin hữu ích và cần thiết về vị trí này. Để tìm kiếm các công việc liên quan đến chuyên viên phát triển sản phẩm, bạn có thể tham khảo ngay tại Hệ sinh thái việc làm – TopCV.

>> Tạo CV chuẩn, độc, lạ để ứng tuyển vào những tin tuyển dụng việc làm hấp dẫn

Bản quyền nội dung thuộc về TopCV.vn, được bảo vệ bởi Luật bảo vệ bản quyền tác giả DMCA.
Vui lòng không trích dẫn nội dung trang web khi chưa được sự cho phép của TopCV.

R&D là viết tắt của cụm từ Research and Development có nghĩa là nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Trong đó, nghiên cứu và phát triển có 2 loại là: từ những thứ có sẵn và mới hoàn toàn. R&D là một trong những bộ phận sử dụng chất xám nhiều nhất trong hoạt động sản xuất.

Ngành nghiên cứu phát triển ra làm gì
Nhân viên R&D là gì?

Nhân viên R&D là gì?

R&D – Research and Development là hoạt động nghiên cứu và phát triển trong các doanh nghiệp sản xuất – dịch vụ, có nhiệm vụ nghiên cứu – phát triển sản phẩm mới, công nghệ mới… nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường và chiến lược phát triển của doanh nghiệp.

Nghiên cứu và phát triển bao gồm việc đầu tư, tiến hành và/hoặc mua bán các nghiên cứu, công nghệ mới phục vụ cho quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Công tác nghiên cứu và phát triển cũng nhằm khám phá những tri thức mới về các sản phẩm, quá trình, và dịch vụ, sau đó áp dụng những tri thức đó để tạo ra sản phẩm, quá trình và dịch vụ mới, có tính cải tiến để đáp ứng nhu cầu của khách hàng hoặc của thị trường tốt hơn. Bạn có thể tìm thấy việc làm R&D thực phẩm tại Career Science Vietnam.

Chức năng và nhiệm vụ của R&D

R&D và cải tiến công nghệ, quy trình công nghệ luôn là mục tiêu và chức năng quan trọng của các công ty tiên tiến, công ty đa quốc gia (TNTCs) tiên phong, lớn trên thế giới.

Nghiên cứu & phát triển có nhiệm vụ:

  • Nghiên cứu và phát triển sản phẩm
  • Cải tiến nội địa hóa công nghệ sản xuất
  • Nghiên cứu và thay thế dần các vật liệu và công nghệ phù hợp nhằm nâng cao hàm lượng công nghệ trên các sản phẩm
  • Nghiên cứu nội địa hóa một số vật tư nhằm tăng giá trị gia tăng và chủ động trong sản xuất với chi phí hợp lý để đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng

Phân loại – Mô tả công việc của R&D

Ngành nghiên cứu phát triển ra làm gì
Công việc của một nhân viên R&D

Hiện nay, hoạt động “nghiên cứu và phát triển” rất được các doanh nghiệp chú trọng. Do đó mà hầu hết các công ty, tập đoàn lớn đều có bộ phận hoặc phòng R&D. Nhiệm vụ của bộ phận R&D trong doanh nghiệp bao gồm những hoạt động sau:

Product R&D (Nghiên cứu – phát triển sản phẩm)

Mục đích của hoạt động nghiên cứu – phát triển sản phẩm trong doanh nghiệp là nhằm tạo ra những sản phẩm mới về: thiết kế, công dụng, chất liệu, tính năng… hay cải tiến, nâng cao chất lượng những sản phẩm hiện có.

Ví dụ như Mirinda ra mắt sản phẩm nước uống mirinda vị soda kem, coca-cola vị cà phê…

Nhiệm vụ của bộ phận R&D trong các công ty thực phẩm và đồ uống là nghiên cứu đưa ra các sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng…

Technology R&D (Nghiên cứu – phát triển công nghệ)

Việc nghiên cứu, phát triển công nghệ trong các doanh nghiệp nhằm mục đích tạo ra những công nghệ mới để cải tiến những sản phẩm cũ, ứng dụng vào những sản phẩm mới có chất lượng và giá thành tốt hơn. Chẳng hạn như công nghệ chiết xuất hương liệu trong ngành sản xuất thức uống…

Nhiệm vụ này còn bao gồm cả việc “tình báo công nghệ” – nghiên cứu bí quyết công nghệ của các đối thủ để học theo hoặc dựa vào đó phát triển công nghệ mới cho doanh nghiệp mình.

Packaging R&D (Nghiên cứu – phát triển bao bì)

Trong ngành công nghệ thực phẩm, với những doanh nghiệp chuyên sản xuất những sản phẩm tiêu dùng nhanh như: mỳ ăn liền, sữa, thức uống đóng chai… thì nhiệm vụ nghiên cứu – phát triển bao bì rất được chú trọng. Bộ phận R&D sẽ đảm nhiệm việc sáng tạo nên những chất liệu, kiểu dáng bao bì mới hay đưa ra phương thức đóng gói bao bì tối ưu nhất.

Ngành nghiên cứu phát triển ra làm gì
Bao bì đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm mới

Hoạt động Packaging R&D đóng góp rất lớn vào việc tăng lượng sản phẩm tiêu thụ. Nhiều khi chỉ cần thay đổi chất liệu, kiểu dáng bao bì trong khi vẫn giữ nguyên định lượng sản phẩm bên trong thì sản lượng tiêu thụ đã tăng gấp nhiều lần.

Process R&D (Nghiên cứu – phát triển quy trình)

Nhiệm vụ này được xem là hoạt động nghiên cứu – phát triển “phần mềm” với mục đích cải tiến, phát triển quy trình vận hành (cho máy móc), quy trình sản xuất (cho sản phẩm), quy trình phục vụ (cho ngành dịch vụ)… Việc cải tiến được một quy trình thành công sẽ góp phần đem lại năng suất – hiệu quả cao hơn cho doanh nghiệp. Với những đơn vị cung cấp dịch vụ thì hoạt động Process R&D càng có vai trò quan trọng hơn vì nó quyết định đến sự thành – bại của loại hình dịch vụ đó.

Trên đây là những giải đáp về câu hỏi: nhân viên R&D là gì – và bảng mô tả công việc của một nhân viên phát triển sản phẩm để bạn đọc có thể nắm rõ hơn về công việc này. Ngoài ra bạn đọc cũng có thể tham khảo thêm danh sách bài viết về các công việc của một nhân viên KCS tại đây!