Nhà nước là gì đặc điểm của nhà nước năm 2024

Nhà nước là một tổ chức đặc biệt có các dấu hiệu đặc trưng sau: phân bố dân cư theo đơn vị hành chính – lãnh thổ; các bộ máy quyền lực công; có chủ quyền tối cao trong phạm vi lãnh thổ của đất nước mình; có quyền quy định các loại thuế mang tính bắt buộc đối với cá nhân, tổ chức trong xã hội.Chính vì vậy, các bạn hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu về 05 đặc trưng cơ bản của nhà nước dưới bài viết sau đây.

I. Nhà nước là gì ?

Nhà nước là hiện tượng xã hội rất đa dạng và phức tạp, được nhiều ngành khoa học nghiên cứu ở nhiều góc độ, phạm vi khác nhau. Ngay từ thời cổ đại, các nhà tư tưởng đã quan tâm nghiên cứu và đã có những luận giải khác nhau về khái niệm nhà nước. Trải qua các thời đại khác nhau, nhận thức, quan điểm về vấn đề này ngày càng thêm phong phú.

Là một hình thức tổ chức của con người, nhà nước không đồng nhất với xã hội, nó chỉ là một bộ phận của xã hội. Nhà nước bao gồm những người không tham gia vào hoạt động sản xuất trực tiếp, nó được tổ chức ra để quản lí xã hội, điều hành mọi hoạt động của xã hội. Sự ra đời, tồn tại của nhà nước trong đời sống xã hội là tất yếu trước nhu cầu phối hợp hoạt động chung, duy trì trật tự chung, phòng chống ngoại xâm, thiên tai, bảo vệ lợi ích chung của cộng đồng. Nhà nước được xem như cơ quan quyền lực tối cao của xã hội nhưng lại bị chi phối bởi những kẻ mạnh, lực lượng này dùng nhà nước vừa thực hiện việc điều hành các hoạt động chung của xã hội, vừa làm lợi riêng cho giai cấp mình.

II. Các đặc trưng cơ bản của nhà nước

1. Nhà nước thiết lập quyền lực công cộng đặc biệt

Nhà nước thiết lập quyền lực công cộng đặc biệt quyền lực này không còn hoà nhập với dân cư như trong chế độ thị tộc nữa. Để thực hiện quyền lực này, nhà nước xây dựng một hệ thống cơ quan hành chính, thiết lập toà án, quân đội, cảnh sát, những phương tiện quản lý, những phương tiện cưỡng chế ... nhằm áp bức bằng bạo lực và buộc các giai cấp khác phải tuân thủ, phục tùng theo ý chí của giai cấp thống trị, đảm bảo phục vụ cho lợi ích giai cấp thống trị trong xã hội.

2. Nhà nước phân chia dân cư theo các đơn vị hành chính lãnh thổ

Nhà nước phân chia dân cư theo các đơn vị hành chính lãnh thổ không phụ thuộc vào huyết thống, nghề nghiệp hoặc giới tính. Việc phân chia này dẫn đến việc hình thành các cơ quan quản lý trong bộ máy nhà nước. Lãnh thổ là dấu hiệu đặc trưng của nhà nước, bởi lẽ không có một quốc gia nào mà không có lãnh thổ. Nhà nước thực thi quyền lực chính trị của mình trên toàn vẹn lãnh thổ. Một nhà nước có lãnh thổ riêng và trên lãnh thổ ấy phân chia thành các đơn vị hành chính như tỉnh, huyện, xã...và do có dấu hiệu lãnh thổ mà xuất hiện chế định quốc tịch– chế định quy định sự lệ thuộc của công dân vào 1 nhà nước và 1 lãnh thổ nhất định, thông quá đó nhà nước thiết lập quan hệ với công dân của mình.

3. Nhà nước có chủ quyền quốc gia

Nhà nước là một tổ chức quyền lực có chủ quyền, thể hiện trong đối nội và đối ngoại.

Trong đối nội, Nhà nước có quyền lực tối cao đối với mọi con người, mọi tổ chức trong lãnh thổ quốc gia, không chịu ảnh hưởng và không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ một quốc gia nào khác.

Trong đối ngoại, Nhà nước có sự độc lập hoàn toàn trong chính sách và các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hoá ....với nước ngoài. Nhà nước có quyền tự do và độc lập quyết định các công việc của mình, tôn trọng chủ quyền của các nhà nước khác, tôn trọng các quy phạm của luật quốc tế. . Chủ quyền là thuộc tính vốn có của nhà nước. Trong xã hội có giai cấp, không có một tổ chức hoặc cá nhân nào có chủ quyền như nhà nước.

4. Nhà nước ban hành pháp luật và thực hiện sự quản lý bắt buộc đối với mọi công dân

Để giữ gìn trật tự và đảm bảo lợi ích của giai cấp thống trị, nhà nước phải trực tiếp xây dựng các quy phạm để điều chỉnh các quan hệ xã hội quan trọng, buộc các chủ thể khi tham gia quan hệ đó phải xử sự đúng ý chí của nhà nước. Nhà nước đảm bảo thực hiện các quy phạm pháp luật đó bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước. Pháp luật trở thành một công cụ sắc bén không thể thiếu được trong tay nhà nước để quản lý xã hội..

Nhà nước và pháp luật có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau: không thể có nhà nước mà thiệu pháp luật và ngược lại. Chỉ có Nhà nước mới có quyền ban hành pháp luật và cũng chính nhà nước bảo đảm cho pháp luật được thực thi trong cuộc sống.

5. Nhà nước có quyền quy định và thực hiện việc thu các loại thuế

Để nuôi dưỡng bộ máy nhà nước, đảm bảo cho phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giải quyết công việc chung của xã hội, mọi nhà nước phải quy định và thực hiện việc thu các loại thuế dưới các hình thức bắt buộc, với số lượng và thời hạn ấn định trước. Thuế là khoản đóng góp bắt buộc của các công dân và các tổ chức kinh tế trên lãnh thổ quốc gia vào ngân sách nhà nước, đây là nguồn thu nhập chủ yếu của nhà nước.

III. Nguồn gốc của nhà nước

Nguồn gốc của nhà nước có thể được truy vết trở lại vào các giai đoạn lịch sử của xã hội và chính trị. Cụ thể:

1. Giai đoạn Thụy Sĩ:

Thụy Sĩ được coi là một trong những ví dụ đầu tiên về sự ra đời của các hình thức nhà nước. Năm 1291, ba bang Uri, Schwyz và Unterwalden tạo ra Hiệp ước Thụy Sĩ, bắt đầu quá trình hình thành nước Thụy Sĩ.

2. Giai đoạn Cổ đại:

Nhà nước cổ đại như Hy Lạp cổ đại, Cộng hòa La Mã, và Đế quốc Byzantine đều có nguồn gốc từ các hình thức cổ đại của chính trị và quản lý.

3. Giai đoạn Trung cổ và Phục hưng:

Sau thời kỳ tối tăm của Trung cổ, các quốc gia châu Âu bắt đầu hình thành các quốc gia trung tâm với các vua và quốc hội. Chẳng hạn, Magna Carta năm 1215 của Anh được coi là một bước tiến trong việc xác định quyền của nhà nước và công dân.

4. Giai đoạn Hiện đại:

Sự ra đời của các quốc gia hiện đại như Pháp và Mỹ liên quan đến cuộc Cách mạng Pháp và Cuộc cách mạng Mỹ.

Ngoài ra, nguồn gốc của nhà nước còn liên quan đến các yếu tố văn hóa, lịch sử, và chính trị đặc thù của mỗi quốc gia.

IV. Mọi người cũng hỏi

1. Đặc trưng nào định nghĩa một nhà nước là dân chủ?

- Một trong những đặc trưng quan trọng của một nhà nước dân chủ là việc tổ chức các cuộc bầu cử tự do và công bằng, cho phép công dân tham gia vào việc ra quyết định chính trị.

2. Nhà nước xã hội chủ nghĩa được đặc trưng bởi điều gì?

- Một trong những đặc điểm của một nhà nước xã hội chủ nghĩa là sự kiểm soát của nhà nước và quyền sở hữu tập trung trong tay nhà nước, thường bao gồm việc quản lý nguồn tài nguyên và phân phối tài sản cũng như dịch vụ công cơ bản.

3. Đặc trưng nào thể hiện sự phân quyền trong một nhà nước liên bang?

- Một đặc điểm quan trọng của một nhà nước liên bang là sự phân quyền giữa chính phủ trung ương và các bang hoặc tiểu bang, trong đó mỗi phần có quyền lập luật và tự quản lý trong phạm vi của mình.

Nhà nước là gì các đặc điểm của nhà nước?

Nhà nước là một tổ chức đặc biệt có các dấu hiệu đặc trưng sau: phân bố dân cư theo đơn vị hành chính - lãnh thổ; các bộ máy quyền lực công; có chủ quyền tối cao trong phạm vi lãnh thổ của đất nước mình; có quyền quy định các loại thuế mang tính bắt buộc đối với cá nhân, tổ chức trong xã hội.

Nhà nước có đặc điểm gì mà các tổ chức khác không có?

Nhà nước có quyền lực bao trùm phạm vi lãnh thổ quốc gia, đứng trên mọi cá nhân, tô chức trong xã hội, vì vậy nhà nước là tổ chức duy nhất có đủ tư cách và khả năng đại diện chính thức và hợp pháp của quốc gia, thay mặt quốc gia dân tộc thực hiện và bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Một trọng ba đặc trưng cơ bản của nhà nước là gì?

Đặc trưng cơ bản Nhà nước có quyền quản lý dân cư, phân chia lãnh thổ thành các đơn vị hành chính. Nhà nước có chủ quyền quốc gia. Nhà nước có quyền xây dựng, sáng tạo pháp luật và có quyền điều chỉnh các quan hệ xã hội bằng pháp luật. Nhà nước có quyền ban hành các sắc thuế và thu thuế.

Nhà nước Việt Nam là nhà nước như thế nào?

Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời. 1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.