Nhà phê bình văn học là gì năm 2024

Nhà phê bình nghệ thuật là một người chuyên phân tích, giải thích và đánh giá nghệ thuật. Các bài phê bình hoặc đánh giá bằng văn bản của họ góp phần phê bình nghệ thuật và chúng được xuất bản trên báo, tạp chí, sách, tài liệu triển lãm và danh mục và trên các trang web. Một số nhà phê bình nghệ thuật ngày nay sử dụng blog nghệ thuật và các nền tảng trực tuyến khác để kết nối với lượng khán giả rộng lớn hơn và mở rộng tranh luận về nghệ thuật.

Khác với lịch sử nghệ thuật, không có một khóa đào tạo thể chế nào cho các nhà phê bình nghệ thuật (chỉ có một vài ngoại lệ); các nhà phê bình nghệ thuật đến từ các nền tảng khác nhau và họ có thể hoặc không được đào tạo bậc đại học. Các nhà phê bình nghệ thuật chuyên nghiệp dự kiến sẽ có một con mắt sắc sảo cho nghệ thuật và kiến thức kỹ lưỡng về lịch sử nghệ thuật. Điển hình là nhà phê bình nghệ thuật xem nghệ thuật tại các triển lãm, phòng trưng bày, bảo tàng hoặc xưởng vẽ của các nghệ sĩ và họ có thể là thành viên của Hiệp hội phê bình nghệ thuật quốc tế có các bộ phận quốc gia. Rất hiếm khi các nhà phê bình nghệ thuật kiếm sống từ việc viết phê bình.

Ý kiến của các nhà phê bình nghệ thuật có khả năng khuấy động tranh luận về các chủ đề liên quan đến nghệ thuật. Do đó, quan điểm của các nhà phê bình nghệ thuật viết cho các ấn phẩm nghệ thuật và báo chí thêm vào diễn ngôn công khai liên quan đến nghệ thuật và văn hóa. Những nhà sưu tầm nghệ thuật và khách quen thường dựa vào lời khuyên của những nhà phê bình như vậy để tăng cường sự đánh giá của họ về nghệ thuật mà họ đang xem. Nhiều nghệ sĩ nổi tiếng và nổi tiếng hiện nay không được các nhà phê bình nghệ thuật thời đó công nhận, thường là vì nghệ thuật của họ theo phong cách chưa được hiểu hoặc ưa thích. Ngược lại, một số nhà phê bình, đã trở nên đặc biệt quan trọng giúp giải thích và thúc đẩy các phong trào nghệ thuật mới — ví dụ Roger Fry với phong trào hậu ấn tượng, Lawrence Alloway với Pop Art.

Đội ngũ lý luận, phê bình văn học hiện nay đồng hành nhiều thế hệ: Thế hệ xuất hiện và trưởng thành trong thập niên 60,70; thế hệ xuất hiện từ sau năm 1980 và thế hệ xuất hiện từ 2 thập niên gần đây. Nếu sắp xếp theo khu vực, có thể nhận thấy 3 khu vực chính: Các nhà phê bình ở các trường đại học, các viện nghiên cứu; các nhà báo, biên tập viên văn học của các cơ quan báo chí, xuất bản và các nhà văn, nhà thơ tham gia viết phê bình văn học.

Tuy nhiên, sau những hoạt động khá sôi nổi ở chặng đầu đổi mới, nhiều cây bút phê bình chuyển dần sự quan tâm sang các nghiên cứu lịch sử văn học, tổng thuật các lí thuyết văn chương hiện đại thế giới hơn là hứng thú bám sát diễn biến của đời sống văn học. Minh chứng rõ nhất, năm 2022, có 12 tác phẩm của 11 tác giả được gửi về Hội đồng Lý luận phê bình của Hội Nhà văn Việt Nam để tham gia xét giải thưởng thường niên, nhưng không có tác phẩm nào đoạt giải ở hạng mục Lý luận, phê bình. Hay việc một số tác phẩm văn học ra mắt bạn đọc “dăm bữa nửa tháng” thì bị Cục Xuất bản, In và Phát hành cấm lưu hành mà không có ý kiến của giới phê bình. Giới phê bình như người ngoài cuộc.

Theo nhà phê bình văn học Nguyễn Hoài Nam, cái gọi là các “nhà phê bình văn học trẻ” hiện nay - tạm quy ước họ ở độ tuổi từ 40 trở xuống - về số lượng, không đếm hết số ngón trên hai bàn tay. “Chuyện sẽ chẳng là gì cả nếu chúng ta coi phê bình văn học là thứ có cũng được mà không có cũng xong. Nếu hiểu khái niệm “chuyên nghiệp” theo nghĩa chật hẹp là “một nghề có thể giúp người ta sống được bằng việc thực hành chính cái nghề ấy”, thì tôi dám nói rằng ở Việt Nam chưa có nhà phê bình văn học chuyên nghiệp. Từ trước đến nay, chẳng nhà phê bình văn học nào có thể sống được chỉ bằng việc viết phê bình. Thế hệ trẻ hôm nay, gần như toàn bộ thời gian đã được huy động vào những công việc phục vụ trực tiếp cho các nhu cầu đời sống - vốn đã trở nên phong phú gấp bội so với trước. Vì thế, theo tôi, việc những người trẻ hôm nay viết phê bình văn học có thể phải được xem như một sự hy sinh thời gian. Đã là hy sinh thì chẳng mấy ai sẵn sàng, mà ngay cả những người có thể hy sinh thì không phải lúc nào cũng dám hy sinh” - ông Nam nói.

Đi tìm sự “dấn thân”

Một trong những bất cập và thiếu hụt có thể nhận ra đó là chưa có một cơ sở đào tạo chuyên về mảng phê bình. Đội ngũ phê bình văn học hiện nay chủ yếu do tự rèn luyện, tự trải nghiệm mà nên. Cả nước chỉ có một cơ sở đào tạo duy nhất, ít nhiều có gắn với việc hun đúc các cây bút phê bình văn học. Đó là Khoa Viết văn Báo chí thuộc Đại học Văn hóa, hậu thân của Trường Viết văn Nguyễn Du khi xưa. Đội ngũ các cây bút trẻ làm phê bình văn học hiện nay thưa thớt và mỏng, chưa có cây bút nào thuộc thế hệ 9x ra sách về lý luận, phê bình. Trong tương quan với các cây bút sáng tác thơ và văn xuôi, các cây bút phê bình cần một độ chín lâu hơn về thời gian. Vì thế, dường như ở bất cứ thời kỳ nào của một nền văn học, đội ngũ những người viết phê bình luôn ít hơn đội ngũ những người sáng tác.

Để lấp được những khoảng trống và đặc biệt là “ươm mầm” ra một thế hệ kế cận, TS ngôn ngữ Đỗ Anh Vũ cho rằng, để phát triển đội ngũ phê bình văn học của tương lai cần quan tâm đầu tư bồi dưỡng ngay từ khi mỗi học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông. Chính ở nơi ấy ta đã có thể bắt gặp những mầm mống đầu tiên, những cây bút có năng khiếu thẩm bình vượt trội so với mặt bằng. Sau cấp độ nhà trường phổ thông, lên đến bậc đại học, các thầy cô lại cần phải quan tâm bồi dưỡng và phát triển với đối tượng là sinh viên thuộc các ngành văn học/ngôn ngữ học trên cả nước ở tất cả các cơ sở đào tạo.

Vẫn theo ông Vũ, các cơ quan có thẩm quyền và có công tác chuyên môn gắn với phê bình văn học như các Khoa Ngữ văn thuộc các trường đại học, Hội Nhà văn Việt Nam, Hội đồng Lý luận, phê bình Văn học nghệ thuật trung ương cần có những chính sách đầu tư, tạo điều kiện để xuất bản các tác phẩm lý luận phê bình. Cần có chế độ nhuận bút hợp lý với các tác phẩm lý luận, phê bình đăng tải trên báo và tạp chí, nên tổ chức các cuộc thi, tăng giá trị giải thưởng cho hạng mục phê bình văn học…

“Việc phát triển văn hóa đọc (đặc biệt là với các tác phẩm văn học) ở mọi nơi, mọi lúc chắc chắn cũng sẽ là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của lý luận phê bình văn học ngày càng có những bước phát triển đi lên” - TS Đỗ Anh Vũ bày tỏ.

Theo PGS.TS Trần Khánh Thành - Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật trung ương, để phát huy đội ngũ phê bình cũng như sáng tác văn học, cần phải tôn trọng sự đa dạng trong phương pháp và phong cách sáng tạo nghệ thuật của nhà văn cũng như của các nhà phê bình. Phê bình văn học cũng là một dạng đọc hiểu văn học nhưng nhà phê bình cần dựa trên những chuẩn mực giá trị phổ quát như tính thẩm mĩ, tính nhân văn và tính hồn nhiên của văn nghệ để luận bàn. Nếu văn nghệ có chức năng phản biện xã hội thì phê bình có chức năng phản biện văn nghệ. Môi trường sống của phê bình văn nghệ là đối thoại, tranh luận để chân lý được sáng tỏ.