Ngữ văn lớp 9 lặng lẽ sa pa năm 2024

  • Ngữ văn lớp 9 lặng lẽ sa pa năm 2024
  • * Lớp 1
    • Lớp 2
    • Lớp 3
    • Lớp 4
    • Lớp 5
    • Lớp 6
    • Lớp 7
    • Lớp 8
    • Lớp 9
    • Lớp 10
    • Lớp 11
    • Lớp 12
    • Thi chuyển cấp
    • Ngữ văn lớp 9 lặng lẽ sa pa năm 2024
      • Mầm non

        • Tranh tô màu
        • Trường mầm non
        • Tiền tiểu học
      • Học tập

        • Luyện thi
        • Văn bản - Biểu mẫu
        • Bài dự thi
        • Dành cho Giáo Viên
        • Dành cho Phụ huynh
        • Hỏi đáp học tập
        • Cao học - Sau Cao học
        • Trung cấp - Học nghề
        • Cao đẳng - Đại học
      • Hỏi bài

        • Toán học
        • Văn học
        • Tiếng Anh
        • Vật Lý
        • Hóa học
        • Sinh học
        • Lịch Sử
        • Địa Lý
        • GDCD
        • Tin học
      • Trắc nghiệm

        • Trắc nghiệm IQ
        • Trắc nghiệm EQ
        • KPOP Quiz
        • Đố vui
        • Trạng Nguyên Toàn Tài
        • Trạng Nguyên Tiếng Việt
        • Thi Violympic
        • Thi IOE Tiếng Anh
        • Kiểm tra trình độ tiếng Anh
        • Kiểm tra Ngữ pháp tiếng Anh
      • Tiếng Anh

        • Luyện kỹ năng
        • Giáo án điện tử
        • Ngữ pháp tiếng Anh
        • Màu sắc trong tiếng Anh
        • Tiếng Anh khung châu Âu
        • Tiếng Anh phổ thông
        • Tiếng Anh thương mại
        • Luyện thi IELTS
        • Luyện thi TOEFL
        • Luyện thi TOEIC

- Nguyễn Thành Long (1925 - 1991), quê ở Quảng Nam, ông viết văn từ thời kì kháng chiến chống Pháp. Ông là cây bút chuyên viết về truyện ngắn và kí. Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa là kết quả chuyến đi Lào Cai trong mùa hè năm 1970 của tác giả. Truyện rút từ tập Giữa trong xanh in năm 1972.

Show

- Tên gọi Lặng lẽ Sa Pa được đặt theo cách đảo ngữ nên nhấn vào vẻ nhẹ nhàng, lặng lẽ thơ mộng của Sa Pa. Tên gọi lấy từ ý câu nêu chủ đề của tác phẩm “Sa Pa, nơi chỉ nghe tên đã nghĩ tới sự nghi ngơi lại có những con người làm việc và suy nghĩ cho đất nước…”.

- Tác phẩm đã khắc họa thành công hình ảnh những người lao động bình thường, mà tiêu biểu là nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng một mình trên núi cao. Qua đó, truyện khẳng định vẻ đẹp bình dị của con người lao động và ý nghĩa của những công việc lặng thầm.

- Truyện đã xây dựng được tình huống hợp lí, cách kể chuyện tự nhiên, có sự kết hợp giữa tự sự, trữ tình với bình luận.

II. Soạn bài

Bài 1.

Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa có cốt truyện và tình huống truyện rất đơn giản. Tác phẩm chỉ xoay quanh một cuộc gặp gỡ tình cờ của những người khách trên chuyến xe với anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m ở Sa Pa.

Tác phẩm theo lời của tác giả là “một bức chân dung”, đó là bức chân dung của nhân vật anh thanh niên - nhân vật chính của câu chuyện. Bức chân dung ấy được hiện lên qua điểm nhìn trần thuật và ý nghĩ của nhân vật ông họa sĩ già. Do vậy, nhân vật ông họa sĩ có vai trò quan trọng trong tác phẩm.

Bài 2. Phân tích nhân vật anh thanh niên.

  1. Ví trí của nhân vật và cách miêu tả của tác giả

Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa có 4 nhân vật xuất hiện trực tiếp đó là: bác lái xe, cô kĩ sư, ông họa sĩ và anh thanh niên. Nhân vật chính của truyện là anh thanh niên làm khí tượng. Nhưng, nhân vật chính không xuất hiện ngay từ đầu tác phẩm mà chỉ hiện ra trong cuộc gặp gỡ giữa các nhân vật kia với anh, khi chuyến xe dùng lại nghỉ ngơi. Anh thanh niên chỉ hiện ra chốc lát để các nhân vật khác vừa kịp ấn tượng về anh rồi dường như anh lại khuất lấp trong mây trời Sa Pa.

  1. Vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên

- Hoàn cảnh sống và làm việc đặc biệt: Anh thanh niên làm khí tượng, sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m. Công việc của anh đòi hỏi tính tỉ mỉ, chính xác và trách nhiệm cao.

- Là một người yêu công việc, say mê về công việc: Anh suy nghĩ đúng đắn và sâu sắc về công việc của mình: “Ta với công việc làm đôi, sao gọi là một mình được.”… “Cất nó đi, cháu buồn chết mất.” Anh luôn cảm thấy hạnh phúc vì được đóng góp cho những chiến thắng của đất nước.

- Anh có tinh thần trách nhiệm trong công việc: Anh vẫn luôn làm việc đều đặn, chính xác bất kể thời tiết nắng, mư, gió, bão.

- Là một người cởi mở, chân thành và khiêm tốn: Anh luôn quan tâm, quý trọng người khác; trò chuyện với mọi người cởi mở chân thành, hồn nhiên. Anh luôn nhận thấy đóng góp của mình là nhỏ bé hơn những con người đang nghiên cứu, cống hiến thầm lặng như ông kĩ sư vườn rau hay anh cán bộ nghiên cứu sét.

- Nề nếp sống khoa học, ngăn nắp, gọn gàng.

Bài 3. Phân tích nhân vật ông họa sĩ.

  1. Nhân vật ông họa sĩ

- Tuy không sử dụng ngôi thứ nhất, nhưng tác giả hầu như đã để người kể chuyện nhập vai vào điểm nhìn và suy nghĩ của ông họa sĩ để quan sát và mêu tả từ cảnh vật thiên nhiên đến con người, nhân vật chính của truyện - anh thanh niên.

- Ngay từ những phút đầu gặp anh thanh niên, với sự từng trải nghề nghiệp và niềm khao khát của người nghệ sĩ đi tìm đối tượng của nghệ thuật, ông đã vô cùng xúc động và bối rối: “Vì họa sĩ đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết, ôi, một nét thôi đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác…”

- Ông họa sĩ muốn ghi lại hình ảnh anh thanh niên bằng nét bút kí họa, và “Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá. Với những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh. Và những điều anh suy nghĩ…”.

- Những xúc cảm và suy tư của nhân vật ông họa sĩ về người thanh niên và những điều khác nữa được gợi lên từ câu chuyện của anh thanh niên đã làm cho chân dung nhân vật chính thêm đẹp và chứa đựng chiều sâu tư tưởng.

  1. Các nhân vật khác trong truyện: cô kĩ sư, bác lái xe, ông kĩ sư vườn rau, anh cán bộ nghiên cứu sét. Thông qua những cảm xúc và suy nghĩ cùng thái độ cảm mến của các nhân vật phụ, hình ảnh nhân vật anh thanh niên được hiện ra càng rõ nét và đẹp hơn, chủ đề của tác phẩm được mở rộng thêm, gợi ra nhiều ý nghĩa như là đã được lọc qua thứ ánh sáng tâm hồn trong trẻo và rực rỡ khiến hình ảnh ấy càng rực rỡ hơn, ánh lên nhiều sắc màu.

Bài 4.

- Chất trữ tình được toát lên từ phong cảnh thiên nhiên đẹp và đầy thơ mộng của Sa Pa được miêu tả qua cái nhìn của ông họa sĩ già, nó thấm đượm vẻ đẹp của cuộc sống một mình giữa thiên nhiên lặng lẽ của nhân vật anh thanh niên, trong cuộc gặp gỡ tình cờ của ba nhân vật để lại nhiều dư vị trong cuộc sống, suy nghĩ của mỗi người.

- Chất trữ tình của truyện chủ yếu được toát lên chủ yếu từ nội dung truyện: từ cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ nhưng để lại nhiều ấn tượng, dư vị trong mỗi người, từ những nét đẹp vô cùng giản dị của nhân vật anh thanh niên, từ những câu chuyện anh kể về cuộc sống lặng lẽ của mình, và từ tình cảm, cảm xúc nảy nở trong nhân vật ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ.

- Tác giả đã tạo ra được một không khí trữ tình cho tác phẩm, nâng cao ý nghĩ và vẻ đẹp của những sự việc, những con người rất bình dị được miêu tả trong truyện, nhờ vậy mà chủ đề của truyện được rõ nét và sâu sắc hơn.

Bài 5.

Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa ngợi ca những con người lao động như anh thanh niên làm công tác khí tượng và cái thế giới những con người như anh. Tác giả muốn nói với người đoc: “Trong cái lặng im của Sa Pa […], có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước”.

Đồng thời qua câu chuyện về nhân vật anh thanh niên, tác phẩm cũng gợi ra những vấn đề về ý nghĩa và niềm vui của lao động tự giác, vì những mục đích chân chính đối với con người.