Sách Chân trời sáng tạo của Nhà xuất bản nào

Hồi tháng 11/2020, đã rất nhiều tác giả bức xúc, phản ánh tới Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam về việc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tiến hành hợp nhất 4 bộ sách giáo khoa (Kết nối tri thức với cuộc sống, Cùng học để phát triển năng lực, Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục, Chân trời sáng tạo) thành 2 bộ mang tên Kết nối tri thức với cuộc sống và bộ Chân trời sáng tạo mà không tổ chức họp lấy ý kiến các nhóm tác giả về tên của 2 bộ sách này. Việc làm này theo các tác giả, vô hình trung đã xoá sổ tên 2 bộ sách giáo khoa với triết lý giáo dục riêng là bộ “Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục” và “Cùng học để phát triển năng lực”.

Ngày 9/8, thông tin với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Thạc sỹ Nguyễn Thị Nhung - Tổng chủ biên của sách Mỹ Thuật - Bộ sách giáo khoa "Chân trời sáng tạo" thay mặt những tác giả tham gia biên soạn bộ sách giáo khoa Mỹ thuật cho biết vừa có Thư kiến nghị tới Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cùng các cơ quan chức năng.

Trong Thư gửi đề nghị làm rõ vấn đề: Tại sao hồi tháng 11/2020 Nhà xuất bản gộp 4 bộ sách thành 2 bộ Kết nối tri thức và Chân trời sáng tạo nhưng đến tháng 7/2021 Nhà xuất bản lại trình Hội đồng thẩm định Quốc gia thêm một số đầu sách thứ 2 của bộ sách giáo khoa “Chân trời sáng tạo”.

Sách Chân trời sáng tạo của Nhà xuất bản nào

Tháng 7/2021 Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam trình Hội đồng thẩm định Quốc gia 2 đầu sách của môn Mĩ thuật lớp 3 trong bộ sách giáo khoa “Chân trời sáng tạo”.

Trong đó trình bày cụ thể: Ngày 11/7/2021, khi kiểm tra và kí bản mẫu sách giáo khoa Mĩ thuật lớp 3, lớp 7 để nộp Hội đồng thẩm định cấp Quốc gia, nhóm tác giả phát hiện Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam có 2 bản sách ở các môn Mĩ thuật 3, Mĩ thuật 7 đều thuộc bộ sách “Chân trời sáng tạo”. Ngoài môn Mĩ thuật thì còn có Hoạt động trải nghiệm, Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp, Tin học cũng bị trường hợp y hệt.

Nhóm tác giả rất hoang mang, bức xúc và đã gửi văn bản lên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam từ 11/7 đến nay nhưng chưa thấy Nhà xuất bản phản hồi.

Điều đáng nói, trước đó ngày 19/5/2021, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh có Công văn số 1472/SGDĐT-VP gửi Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đề nghị Nhà xuất bản làm thêm một số bản mẫu môn Mĩ thuật, Hoạt động trải nghiệm, Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp, Tin học do các tác giả Thành phố Hồ Chí Minh biên soạn.

Sách Chân trời sáng tạo của Nhà xuất bản nào
Sách Chân trời sáng tạo của Nhà xuất bản nào

Ngày 19/5/2021, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh có Công văn số 1472/SGDĐT-VP gửi Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (Ảnh tư liệu)

“Trong công văn này, chúng tôi thấy có 2 Phó Tổng biên tập của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tham gia làm cố vấn cho 2 bộ sách giáo khoa mới đề nghị là ông Đinh Gia Lê- Tổng chủ biên của bộ sách giáo khoa Mĩ thuật của bộ Kết nối tri thức với cuộc sống lớp 1, lớp 2, lớp 6 và ông Phan Vĩnh Thái cố vấn cho bộ sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm”, bà Nhung nhấn mạnh.

Nhóm tác giả đặt câu hỏi băn khoăn: Không hiểu quy trình làm sách giáo khoa của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam được thực hiện như thế nào với bộ sách mới xuất hiện này khi ngày 19/5/2021, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh mới có công văn đề xuất mà đầu tháng 7/2021 (trong vòng chưa tới 3 tháng) Nhà xuất bản đã xong cả bản mẫu sách giáo khoa, hồ sơ dạy thực nghiệm và các hồ sơ khác theo quy định tại Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT để mang đi thẩm định Quốc gia (trong khi tháng 5 hầu hết các tỉnh trên cả nước đã cho học sinh tạm dừng đến trường do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp thì không hiểu Nhà xuất bản tổ chức cho giáo viên dạy thực nghiệm sách thế nào để đảm bảo đầy đủ được các đối tượng học sinh và các vùng miền khác nhau trên khắp cả nước).

Nhóm tác giả cho rằng: “Rõ ràng, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã vi phạm cam kết với các tác giả (thể hiện ở Thông báo số 1290/TB-NXBGDVN ngày 29/6/2020 thông báo Kết luận cuộc họp của Chủ tịch Hội đồng thành viên với Tổng chủ biên, Chủ biên sách giáo khoa về công tác hợp nhất các bộ sách) khi nhập 4 bộ sách thành 2 bộ rồi lại làm thêm những đầu sách giáo khoa mới lại mang tên các đầu sách giáo khoa chính danh đã hợp nhất và có tính chất phân biệt vùng miền”.

“Việc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh làm những đầu sách giáo khoa riêng mang tính địa phương, vùng miền có phù hợp và được phép không? Nếu các Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh khác cũng đề nghị được làm một bộ sách giáo khoa riêng như vậy thì có được chấp nhận không?”, Thạc sĩ Nguyễn Thị Nhung mong Bộ Giáo dục và Đào tạo giải đáp vấn đề này.

Minh Ngọc

Sách Chân trời sáng tạo của Nhà xuất bản nào

Giáo viên khối lớp 1 cùng ban giám hiệu Trường tiểu học Kỳ Đồng, Q.3, TP.HCM thảo luận chọn sách giáo khoa mới - Ảnh: NHƯ HÙNG

Tại cuộc họp báo về chọn sách giáo khoa (SGK) diễn ra ở TP.HCM sáng 24-6, ông Nguyễn Thành Trung - chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM - cho biết cả 5 bộ SGK được Bộ GD-ĐT phê duyệt đều được các trường ở TP.HCM lựa chọn, trong đó bộ sách "Chân trời sáng tạo" được lựa chọn chiếm tỉ lệ khoảng 80%. 

Theo ông Trung, đa số các đơn vị chọn sách theo bộ để đảm bảo tính xuyên môn, liên môn khi triển khai chương trình. Tuy nhiên, vẫn có một số đơn vị chọn sách theo môn học, tức là mỗi môn thuộc một bộ SGK khác nhau.

Gần gũi với học sinh TP.HCM

Tại TP.HCM, Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (Q.1) là một trong những trường chọn cả bộ "Chân trời sáng tạo" với kết quả bỏ phiếu gần như tuyệt đối. 

"21/21 người chọn bộ "Chân trời sáng tạo" ở đa số môn học; chỉ riêng cuốn Tự nhiên - xã hội và cuốn Hoạt động trải nghiệm thì 19/21 người chọn sách của bộ "Chân trời sáng tạo"" - cô Đỗ Ngọc Chi, hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, cho hay.

Cô Chi chia sẻ: "Theo đánh giá của hội đồng chọn lựa SGK Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm, cả 5 bộ sách mà Bộ GD-ĐT đã thẩm định đều có kênh hình, kênh chữ rất đẹp; cách thiết kế từng trang sách rất bắt mắt, có những icon dễ thương, phù hợp với tâm lý lứa tuổi của học sinh tiểu học. 

Tuy nhiên, bộ "Chân trời sáng tạo" có những từ ngữ, hình ảnh gần gũi với học sinh TP.HCM - điều này khắc phục được khuyết điểm của bộ SGK hiện hành là có quá nhiều phương ngữ miền Bắc. 

Bộ "Chân trời sáng tạo" còn có sự tham gia viết sách của các giáo viên tiểu học đang trực tiếp đứng lớp nên tính thực tế khá tốt. Thứ ba là cấu trúc của sách đi từ dễ đến khó, tạo điều kiện cho giáo viên dạy học theo hướng cá thể hóa. Tóm lại, bộ sách có tính "mở" khá cao, tạo nhiều "đất" cho giáo viên thể hiện".

Cô Chi cũng cho rằng tính "mở" cao được xem là ưu điểm của bộ sách nếu giáo viên năng động, sáng tạo, vững tay nghề. Mặt khác, nó cũng được xem là nhược điểm nếu giáo viên yếu chuyên môn, ngại đổi mới.

Tương tự, cô Lê Minh Thông - khối trưởng khối 1 Trường tiểu học Kỳ Đồng (Q.3) - nhận xét: "Bộ "Chân trời sáng tạo" có nội dung, hình thức thân thuộc với học sinh TP.HCM nói riêng và học sinh các tỉnh, thành phía Nam nói chung. Với bộ sách này, học sinh trường chúng tôi sẽ thích thú hơn và tiếp thu dễ dàng hơn. Với tôi, như vậy đã là thuận lợi bước đầu rồi, phần còn lại là cách thức tổ chức dạy học của giáo viên nữa thôi. Vì vậy, tôi đã bỏ phiếu chọn bộ "Chân trời sáng tạo"".

Sách Chân trời sáng tạo của Nhà xuất bản nào

Giáo viên khối lớp 1 cùng ban giám hiệu Trường tiểu học Kỳ Đồng, Q.3, TP.HCM thảo luận chọn sách giáo khoa mới - Ảnh: NHƯ HÙNG

Đặc trưng vùng miền

Theo ông Nguyễn Thành Trung, bộ "Chân trời sáng tạo" có nhiều phương ngữ, dữ liệu mang tính đặc trưng của vùng miền, ví dụ sách Tiếng Việt lớp 1 dùng từ ba má thay cho bố mẹ. Bên cạnh đó, bộ sách được các thầy cô giáo trực tiếp biên soạn. 

Đây là những người đang trực tiếp đứng lớp, tham gia trong quá trình đổi mới phương pháp dạy - học, kiểm tra - đánh giá của thành phố, nên những chủ trương, biện pháp đổi mới cũng được thể hiện nhiều và sát hợp với giáo viên thành phố.

Ông Trung còn cho biết thêm: "Bộ "Chân trời sáng tạo" được các tỉnh, thành phía Nam lựa chọn nhiều. Hiện nay có 11 địa phương chọn các đầu sách của bộ "Chân trời sáng tạo" cao hơn so với các bộ khác; 24 địa phương chọn với tỉ lệ hơn 10% và 41 địa phương có chọn các đầu sách của bộ "Chân trời sáng tạo"".

Một số tỉnh, thành chọn các đầu sách của bộ "Chân trời sáng tạo" với tỉ lệ rất cao như: tỉnh Bến Tre chọn cả bộ sách tỉ lệ 90% (cao nhất), tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chọn các môn Tiếng Việt, Đạo đức, Mỹ thuật đạt 100%; tỉnh An Giang chọn các môn Tiếng Việt (91%), Toán (89%), Tự nhiên - xã hội (90%), Mỹ thuật (89%), Giáo dục thể chất (88%).

Sách Chân trời sáng tạo của Nhà xuất bản nào

Học sinh lớp 1 Trường tiểu học Kỳ Đồng, Q.3, TP.HCM đang học với sách hiện hành - Ảnh: NH.HÙNG

Các bộ SGK của NXB Giáo Dục VN chiếm gần 70%

NXB Giáo Dục cho biết tính chung cả 4 bộ SGK của đơn vị này, họ có gần 70% số trường lựa chọn. Phần còn lại thuộc về bộ "Cánh diều" của hai NXB khác.

Tuy nhiên đại diện NXB Giáo Dục VN cho biết trong 4 bộ SGK của mình, sự lựa chọn cũng khác nhau tùy theo vùng miền. Cụ thể bộ "Chân trời sáng tạo" được 80% trường ở TP.HCM lựa chọn nhưng có những tỉnh thành khác, sự lựa chọn các bộ còn lại cũng đạt tỉ lệ cao.

Liên quan tới bộ "Chân trời sáng tạo" có 80% số trường học tại TP.HCM lựa chọn, trong khi trước đó bộ sách này từng "gây bão" khi lộ thông tin lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM nhận thù lao của NXB Giáo Dục VN để biên soạn bộ sách này, PGS.TS Nguyễn Văn Tùng - phó tổng biên tập NXB Giáo Dục VN - trao đổi:

"Việc NXB Giáo Dục VN hợp tác với các chuyên gia và đội ngũ nhà giáo trong nước cũng như chuyên gia nước ngoài, trả thù lao cho những lao động, đóng góp công sức trí tuệ của các cộng tác viên nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong việc biên soạn SGK hoàn toàn tuân thủ các quy định của pháp luật. Còn các địa phương vẫn thực hiện việc lựa chọn SGK theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT, làm sao chọn được những bộ SGK phù hợp nhất với địa phương và có hiệu quả dạy học cao nhất".

VĨNH HÀ


Không có chuyện định hướng

Theo tổng hợp và thông tin của các phòngGD-ĐT ở Hà Nội thì không có một bộ SGK nào trong các bộ SGK đã phê duyệt được 80 - 100% các trường trong quận, huyện chọn. "Bộ SGK nào cũng có các ưu điểm và những điểm không phù hợp theo tiêu chí, cách đánh giá của giáo viên và cán bộ quản lý.

Nếu nhìn nhận kết quả lựa chọn theo bộ SGK thì thấy các trường trong quận lựa chọn rất đa dạng. Trong một bộ, có những môn được 14/15 trường chọn, nhưng có môn không trường nào chọn hoặc chỉ 1-2 trường chọn. Như vậy về tổng thể, bộ nào cũng có những môn có tỉ lệ chọn cao, thậm chí áp đảo nhưng có môn rất ít" - ông Lê Hồng Vũ, trưởng Phòng GD-ĐT quận Tây Hồ (Hà Nội), cho biết.

Theo ông Vũ, sự đa dạng này cũng phản ánh việc các trường được chủ động và toàn quyền trong việc lựa chọn SGK, không có chuyện định hướng, chỉ đạo từ trên xuống.

Ông Lê Đức Thuận - trưởng Phòng GD-ĐT quận Ba Đình (Hà Nội) - cũng khẳng định các trường đều được tiếp cận đầy đủ, công bằng, khách quan với tất cả các bộ SGK. Một điểm dễ nhận thấy là ở Hà Nội và nhiều tỉnh phía Bắc, rất hiếm trường chọn sách của bộ "Chân trời sáng tạo".

Trong khi bộ "Chân trời sáng tạo" có 80% số trường ở TP.HCM chọn thì bộ "Cánh diều" của NXB ĐH Sư Phạm và NXB ĐH Sư Phạm TP.HCM, ba bộ sách còn lại của NXB Giáo Dục VN có nhiều sự lựa chọn hơn ở thị trường miền Bắc, miền Trung, một số tỉnh miền Tây Nam Bộ.

VĨNH HÀ

HOÀNG HƯƠNG