Sheet nhạc từ biệt người em gái slavo

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Прощание славянки

Sheet nhạc từ biệt người em gái slavo

Trang bìa của bản nhạc, phiên bản ấn hành năm 1912.


Tỉnh ca của tỉnh Tambov
LờiVasiliy Ivanovich Agapkin
NhạcVasiliy Ivanovich Agapkin
Được chấp nhận1937

Proshchaniye slavyanki (tiếng Nga: Прощание славянки, tạm dịch là Tạm biệt em gái Xlavơ) - là một bài hát của Nga viết vào khoảng năm 1912-13 bởi thiếu úy quân nhạc của trung đoàn kỵ binh dự bị số 7 đóng tại Tambov, V. I. Agapkin. Bài hát được sáng tác với cảm hứng là cuộc đấu tranh của nhân dân các quốc gia Xlavơ chống lại đế quốc Ottoman trong cuộc chiến tranh Balkan lần thứ nhất (1912-13). Cho đến nay, Proshchaniye slavyanki vẫn chiếm một chỗ đứng quan trọng trong lòng công chúng và là một trong những nhạc phẩm nổi bật của nền âm nhạc Đế quốc Nga, Liên Xô trước đây cũng như Liên bang Nga hiện nay.[1].

Lời bài hát này đã thay đổi nhiều lần. Đến nay ngoài lời gốc năm 1914, lời bài hát có thêm các phiên bản do Dàn ca múa nhạc Hồng quân trình diễn sau năm 1945, phiên bản năm 1984 của V. Ya. Lazarev, phiên bản năm 1990 của A. Mingalyov, và các phiên bản ngoại ngữ của tiếng Ba Lan, tiếng Do Thái cùng một số phiên bản khác.

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Một trong những nguyên nhân làm nên danh tiếng to lớn của bản nhạc hành khúc này chính là giai điệu và sự đơn giản của nó. Bản nhạc kết hợp giai điệu truyền thống với những điều chỉnh có tính đột xuất, thông qua các chùm ba được xử lý hài hòa cùng với các âm bồi, chuyển thành giai điệu mượt mà với âm thành sắc nét và rõ ràng

Nhạc phẩm bảo tồn những yếu tố truyền thống trong dòng nhạc mà nó đại diện, ví dụ như âm sắc, tỷ lệ tương phản động trong đoạn kế tiếp so với các đoạn trước đó. Theo V. I. Tutunov, giai điệu chủ đề của bản nhạc có mối liên hệ tương đồng với khúc dạo đầu "Egmont" của Ludwig van Beethoven. Các giai điệu phát triển chủ đề của bản nhạc cũng có sự tương đồng với nhiều giai điệu phổ biến khác. Theo nhà soạn nhạc N. I. Gubin thì "Agapkin trong khoảng cuối năm 1912 đã viết bài nhạc với âm hưởng và giai điệu có chất liệu lấy từ các nhạc phẩm mang tinh thần yêu nước của Beethoven và Tchaikovsky".[2] Một số nhà nghiên cứu âm nhạc tin rằng Agapkin " Lấy cơ sở câu ca dao về những mùa được lưu giữ trong môi trường người lính trong Chiến tranh Nga-Nhật 1904-1905 và nhào nặn chúng trở thành một bài ca" [3]. Do bài hát có đặc điểm rất dễ nhớ, dễ thuộc, nó nhanh chóng được phổ biến ra mọi tầng lớp quần chúng nhân dân.

Nguồn gốc[sửa | sửa mã nguồn]

Sheet nhạc từ biệt người em gái slavo

Tương truyền, người đầu tiên nhận được bản thảo của V. I. Agapkin là Milov, người phụ trách việc soạn nhạc của đơn vị. Sau khi đọc bản thảo của Agapkin, Milov đề nghị ông gửi bài nhạc này tới Simferopol, nơi cư ngụ của Ya. I. Bogorad[4], nhà soạn nhạc của trung đoàn bộ binh Litva số 51[5][6] с весьма широкой нотно-издательской деятельностью. Ya. I. Bogorad đã giúp viết nên phần nhạc của dương cầm và hòa âm cho bản nhạc, ông cũng là người đặt ra cái tên "Tạm biệt em gái Xlavơ". Không lâu sau đó, những bản in đầu tiên của bài hát này được ra đời tại Simferopol. Trên trang bìa của ấn bản lần thứ nhất của bài nhạc có hình một cô gái trẻ gửi lời chào tạm biệt đến một người lính, hình ảnh vùng núi của khu vực Balkan và những đoàn quân đang khởi hành cùng với dòng chữ Tạm biệt em gái Xlavơ - cuộc hành quân cuối cùng đến vùng Balkan. Dành cho tất cả những người phụ nữ Xlavơ. Tác phẩm của Agapkin. Nhạc phẩm được biểu diễn trước công chúng lần đầu tiên vào mùa thu năm 1912 tại Tambov trong một buổi diễu duyệt mùa đông của trung đoàn kỵ binh dự bị số 7.

Tuy nhiên, theo M. D. Chertok, căn cứ trên các kết quả khảo cứu những tài liệu, nhạc phẩm về Ya. I. Bogorad trong Thư viện Quốc gia Nga tại Moskva, không có tài liệu nào của Bogorad có đề cập đến V. I. Agapkin, điều mà chủ nhiệm Cục phối nhạc "Bogorad và K" đã phát biểu. Chiếm phần đáng kể nhất là khách hàng của ông V. V. Leysek (khoảng 60 tác phẩm), ngoài ra cũng có Tchaikovsky, Rimsky-Korsakov, Glinka, Balakirev, Kalman, Dargomyzhsky, Schubert, J. Susa.[7] Ngoài ra, trên trang bìa của ấn bản (được cho là đầu tiên) của nhạc phẩm, người xuất bản được ghi là J. Zimmermann chứ không phải là Ya. I. Bogorad. Ở đầy cần phải chú ý là hình ảnh về trang bìa này trên Internet có thể được nhìn thấy với độ phân giải cao, что она обрезана.[6] Ở phần dưới cùng của trang bìa có thể thấy rõ tên của J. Zimmermann viết bằng tiếng Nga (Юлiй Генрихъ Циммерман). Trang bìa này được minh họa trong quyển sách Proshchaniye slavyanki của V. V. Sokolov, ấn hành tại Moskva năm 1987. Tuy nhiên theo M. D. Chertok, trong bảng danh mục các nhạc phẩm do J. Zimmermann ấn hành năm 1910-1914, không có tác phẩm nào mang tên "Proshchaniye slavyanki"[7]. Ngay cả V. V. Sokolov cũng sử dụng hình minh họa cho bài hát này là một tấm ảnh minh họa cho bản in của V. Grosse tại đường Bolshaya Spasskaya ở Moskva, mã số 1468. Mã số của trang bìa này biểu thị cho означает номер печатной доски. Tuy nhiên việc tra cứu danh mục nhạc phẩm do V. Grosse ấn hành trong thư viện quốc gia Nga cũng không đưa ra kết quả gì cả. M. D Chertok kể lại: "Khi xem qua các tài liệu tra cứu trong phần được ghi chú tại thư viện quốc gia Nga, в доме Пашкова, tôi bắt gặp một nhạc phẩm của I. Shatrova tên là "Mùa thu đã đến" (Осень настала). Nó cũng được ấn hành bởi V. Grosse và có mã số 1483. Các con số này [1468 và 1483] đủ gần nhau."[8] Tra cứu danh mục điện tử của thư viện có thể tìm thấy bài hát của I. A. Shatrova "Mùa thu đã đến"."[9][10]

Một số ý kiến khác cho rằng tác giả chính của bài lại là Ya. I. Bogorad.[11] Theo một số nguồn tin, vào năm 1912 V. U. Agapkin đến gặp Bogorad và đưa cho ông bản thảo của bài "Proshchaniye slavyanki" viết dựa theo những bài hát thời đó nói về cuộc chiến Nga-Nhật 1904-05, và sau đó Bogorad ký tên xác nhận[5][6][12][13] và xuất bản tại Simferopol.[14]

Bài nhạc này được sáng tác như là một bản quân hành và không có lời, nhưng về sau người ta đã đặt lời cho nó. Giai điệu nhạc phẩm là sự kết hợp giữa niềm tin chiến thắng với sự đau khổ trước viễn cảnh mất mát đau thương trong chiến tranh. Nhạc phẩm cũng phản ánh sự thử thách lớn nhất của người phụ nữ trong chiến tranh khi tiễn người thương yêu của mình ra mặt trận và tin tưởng ngóng chờ sự trở về của họ.

Lịch sử qua các giai đoạn[sửa | sửa mã nguồn]

Nhạc phẩm được công ty Ekstrafon thu âm và phát hành dưới dạng đĩa hát vào năm 1915[15], và từ đó danh tiếng của nó lan khắp nước Nga rồi sau đó là khắp thế giới: nhạc phẩm đã được biểu diễn trong quân đội nhiều nước khác như Bulgarya, Đức, Áo, Na Uy, România, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Nam Tư,... Trong thế chiến thứ nhất, đây là bài hát mà mỗi người lính Nga đều mang theo bên mình khi ra mặt trận.

Bài hát "Proshchaniye slavyanki" vẫn tiếp tục thịnh hành sau cách mạng tháng Mười, đặc biệt là trong nhóm quân Bạch vệ. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, bài hát được dành cho những người lính tình nguyện (những người lính được hưởng phụ cấp, không phải là lính nghĩa vụ). Nó trở thành phiên bản đầu tiên của nhạc phẩm. Trong cuộc nội chiến Nga (1918-1920), có thêm 3 phiên bản xuất hiện trong dàn nhạc của quân đội Bạch vệ: "Bài ca của trung đoàn sinh viên" xuất hiện trong Tập đoàn quân Tình nguyện, "Hành khúc Sibir" thuộc quân đội Kolchak, và một phiên bản khác xuất hiện trong Sư đoàn tình nguyện. Trong quyển sách "Quân đội Nga của tướng Vrangel. Cuộc chiến tại Kuban và Bắc Tavria" đã đề cập đến một đoạn bài hát như sau:

… „Пели и новую, уже сложенную в Крыму полковую песню:
Через вал Перекопский шагая,
Позабывши былые беды,
В дни веселого, светлого мая

Потянулись на север Дрозды."


Tạm dịch:

..."Sang trọng và tân tiến, ta khép lại bài ca về trung đoàn Krym:
Tiến bước xuyên qua hành lang Perekov.
Hãy quên đi những tai ương trong quá khứ.
Cho niềm vui tươi sáng Tháng Năm.

Ta vươn ra tiến lên phía Bắc."


Đã có một thời gian ngắn bài hát bị cấm phát hành và biểu diễn trên toàn Liên Xô vì nói ca ngợi đạo quân nổi loạn của tướng Vrangel, một trong các kẻ thù của chính quyền Xô Viết. Nhưng rồi sau đó lệnh cấm được dỡ bỏ và đến năm 1929 bài hát được tái ấn hành[16] và nó là một bài hát nằm trong các "Tiết mục nghi lễ chính thức dành cho các dàn hợp xướng của Hồng quân" (Служебно-строевой репертуар для оркестров РККА) của thiếu tướng S. A. Chernetskiy (Moskva, Voenizdat, 1945). Thật ra, trong tác phẩm này Chernetskiy đã chỉ trích bài hát này là thiên về chủ nghĩa chất phác скупую гармонию как "một bản hành khúc trước cách mạng." Phiên bản sơ khai của nhạc phẩm có thể được tìm thấy trong tác phẩm "Tuyển tập những hành khúc phổ biến cho các dàn hợp xướng nghiệp dư" (Сборник популярных маршей для самодеятельного оркестра) (Moskva, Muzgiz, 1953) cũng như phiên bản biên soạn lại dành cho đàn áccoócđiông trong "Tuyển tập các hành khúc cổ phổ biến" (сборниках старинных популярных маршей) (Moskva, Muzgiz, 1955 và 1959). Các tài liệu này có thể được tìm thấy trong danh mục điện tử của Thư viện Quốc gia Nga [2].

Trong buổi duyệt binh kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười tại quảng trường Đỏ ở Moskva ngày 7 tháng 11 năm 1941, bài hát "Proshchaniye slavyanki" đã được trình diễn, mặc dù đôi khi điều này bị nghi ngờ. Hồi ký của Nguyên soái S. M. Budyonny xác nhận là bài hát này đã được trình diễn ở Moskva trong buổi diễu duyệt. Còn theo chính hồi ức của V. I. Agapkin thì chủ nhiệm của đội quân nhạc của Hồng quân, nghệ sĩ nhân dân Liên Xô Nikolay Nazarov là người đã chỉ huy trình diễn bài hát này trong buổi duyệt binh. Trong quyển sách Proshchaniye slavyanki, tác giả V. V. Sokolov đã trích dẫn hồi ký của con gái của V. I. Agapkin như sau:

Ý nghĩ đó chiếm trọn tất cả. Âm hưởng của nhạc phẩm cần phải được mang vào trong sâu thẳm tâm hồn người lính để giữ vững sức mạnh chiến đấu, kéo lại gần hơn thời điểm báo thù. Một dàn hợp xướng đã trình diễn bài "Proshchaniye slavyanki". Giai điệu yêu nước của hành khúc đã hòa hợp với suy nghĩ và cảm xúc của người lính, каждый уносил с Красной площади в памяти её высокий душевный строй, вдохновляющий порыв... Ровными рядами шли солдаты.
— [17]

Bản thu âm sớm nhất của bài hát được thực hiện bởi dàn hợp xướng do I. V. Petrov chỉ huy vào năm 1944. Nó được phát hành trong một đĩa hát Nhà máy Aprelevka (AP12334/12335, năm 1944) (hoặc [3]) và trong một đĩa hát Mỹ tên là "Hành khúc của kỵ binh và nhạc phẩm thể hiện bởi dành hợp xướng Moskva" («Colosseum», New York, USA, 1954). Ngoài ra, còn có một bản thu âm được cho là của V. I. Agapkin, thời gian thực hiện chưa được rõ.

Bài hát cũng xuất hiện trong bộ phim nổi tiếng Khi đàn sếu bay qua sản xuất năm 1957. Có những thông tin cho rằng bài hát không hề xuất hiện trong cuộc duyệt binh tháng 11 năm 1941 và trên thực tế nó bị cấm cho đến khi nó được phát lần đầu tiên trong bộ phim này[18][19][20].

Trong giai đoạn sau đó, nhạc phẩm đã được biểu diễn và thu âm bởi nhiều dàn hợp xướng khác nhau của Liên Xô. Những phiên bản "chính thống" có thể kể đến như các bản thu âm trong thập niên 1960-70 của dàn hợp xướng thuộc Bộ Quốc phòng Liên Xô dưới sự chỉ huy của N. Nazarov, A. Maltsev, N. Sergeyev hoặc bản thu âm của dàn hợp xướng thuộc Quân khu Leningrad thực hiện năm 1995 do Kh. F. Uschapov chỉ huy. Ngoài ra còn có các phiên bản của Đội Cận vệ danh dự, của Dàn nhạc Hải quân ЛВМБ, của dàn hợp xướng thuộc quân khu Zakavkaz và các phiên bản khác. Các dàn hợp xướng của những quốc gia khác cũng từng biểu diễn bài nhạc này, tỉ như phiên bản của dàn hợp xướng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa, của Dàn nhạc Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ, của lực lượng biên phòng Cộng hòa Dân chủ Đức, của quân đội Cộng hòa Liên bang Đức của đội quân nhạc tại Kärnten (Áo) và nhiều phiên bản khác.[21]

Các phiên bản lời bài hát[sửa | sửa mã nguồn]

Trong suốt lịch sử tồn tại, ngoài lời gốc năm 1914[22][23] bài hát "Proshchaniye slavyanki" đã có rất nhiều phiên bản lời khác nhau, từ tiếng Nga cho đến các ngôn ngữ khác. Nhiều nhà thơ Liên Xô/Nga đã đặt lời cho bài hát này, tỉ như A. Fedotov[24], V. Maksimov, A. Galich[25], V. Shilenskiy, V. Lazarev[26], M. Shcherbakov[27][28], A. Mingalyov[13]. Bài này cũng được nhạc sĩ Ba Lan Romana Ślęzaka phổ lời và đặt tên lại cho bài hát là Rozszumiały się wierzby płaczące[29]; bài này về sau trở thành bài hát biểu tượng của quân đội kháng chiến Ba Lan Armia Krajowa trong Chiến tranh thế giới thứ hai[30]. Bài hát này cũng có phiên bản lời tiếng Phần Lan và trong tiếng Phần Lan (Suomi) nó được đặt tên là "nước Nga tự do" (Vapaa Venäjä). Hiện nay chưa rõ ai là tác giả của phiên bản tiếng Phần[31]. Phiên bản của bài hát trong tiếng Hebrew mang tên là "Giữa những người anh em" («בין גבולות») do Haim Hefer sáng tác dành cho lực lượng Palmach[32].[33]

Các phiên bản lời bài hát[sửa | sửa mã nguồn]

Lời của A. Fedotov (1967)[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Nga

Этот марш не смолкал на перронах,
Когда враг заслонял горизонт.
С ним отцов наших в дымных вагонах
Поезда увозили на фронт.
Он Москву отстоял в сорок первом,
В сорок пятом — шагал на Берлин,
Он с солдатом прошёл до Победы
По дорогам нелёгких годин.

Điệp khúc:
И если в поход
Страна позовёт
За край наш родной
Мы все пойдём в священный бой!

(Điệp khúc)

В священный бой!!!

Шумят в полях хлеба.
Шагает Отчизна моя
К высотам счастья,
Сквозь все ненастья —
Дорогой мира и труда.

К высотам счастья,
Сквозь все ненастья —
Дорогой мира и труда.

(Điệp khúc)

В священный бой!!!

Chuyển tự La Tinh

Etot marsh ne smolkal na perronakh,
Kogda vrag zaslonyal gorizont.
S nim ottsov nashikh v dymnykh vagonakh
Poyezda uvozili na front.
On Moskvu otstoyal v sorok pervom,
V sorok pyatom — shagal na Berlin,
On s soldatom proshël do Pobedy
Po dorogam nelëgkikh godin.

Điệp khúc:
I yesli v pokhod
Strana pozovyot
Za kray nash rodnoy
My vse poydëm v svyashchennyy boy!

(Điệp khúc)

V svyashchennyy boy!!!

Shumyat v polyakh khleba.
Shagayet Otchizna moya
K vysotam schastʹya,
Skvozʹ vse nenastʹya —
Dorogoy mira i truda.

K vysotam schastʹya,
Skvozʹ vse nenastʹya —
Dorogoy mira i truda.

(Điệp khúc)

V svyashchennyy boy!!!

Lời tiếng Việt (không dịch sát nghĩa)

Đây khúc hát không ngớt vang dọc theo những ga tàu
Trong tháng năm lửa rực sáng khắp chân mây
Theo bài hát những con tàu ra chiến trận
Cha chúng ta đầy trên những toa khói tàu
Năm 41 khúc ca này cùng Moscow kiên cường
Năm 45 lại vang khắp phố Berlin
Đây bài hát theo quân lập bao thắng lợi
Qua biết bao chặng đường khó khăn, không ngừng

(Điệp khúc)

Và nếu như ngày mai
Tổ quốc vẫy gọi ta
Vì Quê hương yêu dấu
Nào ta bước theo cuộc chiến thánh thần

Đồng lúa xanh vẫn rì rào
Tổ quốc ta trải ra tới chân mây
Vươn tới cao hạnh phúc
Qua khó khăn thử thách
Là biết lao động, quý yêu hoà bình

(Điệp khúc)
Và nếu như ngày mai
Tổ quốc vẫy gọi ta
Vì Quê hương yêu dấu
Nào ta bước theo cuộc chiến thánh thần

Lời của A. Galich (1974)[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Nga

Снова даль предо мной неоглядная,
Ширь степная и неба лазурь.
Не грусти ж ты, моя ненаглядная,
И бровей своих темных не хмурь!

Điệp khúc:
Вперед, за взводом взвод,
Труба боевая зовет!
Пришёл из Ставки
Приказ к отправке —
И, значит, нам пора в поход!

В утро дымное, в сумерки ранние,
Под смешки и под пушечный бах
Уходили мы в бой и в изгнание
С этим маршем на пыльных губах.

(Điệp khúc)

Не грустите ж о нас, наши милые,
Там, далеко, в родимом краю!
Мы все те же — домашние, мирные,
Хоть шагаем в солдатском строю.

(Điệp khúc)

Будут зори сменяться закатами,
Будет солнце катиться в зенит.
Умирать нам, солдатам — солдатами,
Воскресать нам — одетым в гранит.

(Điệp khúc)

Chuyển tự La Tinh

Snova dalʹ predo mnoy neoglyadnaya,
Shirʹ stepnaya i neba lazurʹ.
Ne grusti zh ty, moya nenaglyadnaya,
I brovey svoikh temnykh ne khmurʹ!

Điệp khúc:
Vpered, za vzvodom vzvod,
Truba boyevaya zovet!
Prishël iz Stavki
Prikaz k otpravke —
I, znachit, nam pora v pokhod!

V utro dymnoye, v sumerki ranniye,
Pod smeshki i pod pushechnyy bakh
Ukhodili my v boy i v izgnaniye
S etim marshem na pylʹnykh gubakh.

(Điệp khúc)

Ne grustite zh o nas, nashi milyye,
Tam, daleko, v rodimom krayu!
My vse te zhe — domashniye, mirnyye,
Khotʹ shagayem v soldatskom stroyu.

(Điệp khúc)

Budut zori smenyatʹsya zakatami,
Budet solntse katitʹsya v zenit.
Umiratʹ nam, soldatam — soldatami,
Voskresatʹ nam — odetym v granit.

(Điệp khúc)

Dịch sang tiếng Việt

Lời của V. Lazarev (1984)[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Nga

Наступает минута прощания
Ты глядишь мне тревожно в глаза
И ловлю я родное дыхание
А вдали уже дышит гроза.

Дрогнул воздух туманный и синий
И тревога коснулась висков
И зовёт нас на подвиг Россия
Веет ветром от шага полков.

Прощай, отчий край
Ты нас вспоминай
Прощай, милый взгляд
Не все из нас придут назад
Прости-прощай, прости-прощай…

Летят-летят года
Уходят во мглу поезда
А в них — солдаты
И в небе тёмном
Горит солдатская звезда.

Летят-летят годав
А песня — ты с нами всегда:
Тебя мы помним
И в небе тёмномv
Горит солдатская звезда.

Лес да степь, да в степи полустанки
Свет вечерней и новой зари
Не забудь же прощанье Славянки
Сокровенно в душе повтори!

Нет, не будет душа безучастна
Справедливости светят огни
За любовь, за великое братство
Отдавали мы жизни свои.

Прощай, отчий край
Ты нас вспоминай
Прощай, милый взгляд
Прости-прощай, прости-прощай.

Chuyển tự La Tinh

Nastupayet minuta proshchaniya
Ty glyadishʹ mne trevozhno v glaza
I lovlyu ya rodnoye dykhaniye
A vdaly uzhe dyshyt hroza.

Drognul vozdukh tumannyy i siniy
I trevoga kosnulasʹ viskov
I zovyot nas na podvig Rossiya
Veyet vetrom ot shaga polkov.

Proshchay, otchiy kray
Ty nas vspominay
Proshchay, milyy vzglyad
Ne vse iz nas pridut nazad
Prosti-proshchay, prosti-proshchay…

Letyat-letyat goda
Ukhodyat vo mglu poyezda
A v nikh — soldaty
I v nebe tëmnom
Gorit soldatskaya zvezda.

Letyat-letyat godav
A pesnya — ty s nami vsegda:
Tebya my pomnim
I v nebe tëmnomv
Gorit soldatskaya zvezda.

Les da stepʹ, da v stepi polustanki
Svet vecherney i novoy zari
Ne zabudʹ zhe proshchanʹye Slavyanki
Sokrovenno v dushe povtori!

Net, ne budet dusha bezuchastna
Spravedlivosti svetyat ogni
Za lyubovʹ, za velikoye bratstvo
Otdavali my zhizni svoi.

Proshchay, otchiy kray
Ty nas vspominay
Proshchay, milyy vzglyad
Prosti-proshchay, prosti-proshchay.

Dịch sang tiếng Việt

Đã đến lúc chia tay nhau rồi em hỡi
Em nhìn với ánh mắt đầy lo lắng tiễn đưa tôi
Tôi cảm thấy hơi em thở bao thân thuộc
Tôi cũng thấy miền xa ấy giông tố đầy

Không khí rét buốt đang xanh màu u ám
Gió gào mỗi bước đi và lo lắng buốt thái dương
Khi Tổ quốc đang kêu gọi ta thắng trận
Gió rét cũng cản sao bước chân Trung đoàn.

Chào nhé, Đất Mẹ ơi
Đừng quên chúng con đây!
Chào em, ôi ánh mắt
Hãy tha thứ nghe; Chào nhé-Vĩnh biệt.

Ngày tháng trôi đi, trôi hoài
Và bao con tàu đi hút nơi xa
Bao lính trên tàu đó
Và trong bầu trời đêm

Là những ngôi sao lính sáng ngời ngời.
Bao lính trên tàu đó
Và trong bầu trời đêm
Là những ngôi sao lính sáng ngời ngời.

Qua biết bao thảo nguyên cùng rừng núi biếc chập trùng
Bao bến ga, hoàng hôn tới sáng ban mai
Xin hãy nhớ phút ly biệt em gái Sla-vơ
Trong trái tim thầm luôn nhắc giây phút này.

Không có đâu trái tim khô và hờ hững
Ánh lửa công lý soi còn rực sáng khắp nơi nơi
Cho tình nghĩa với bạn bè bao vĩ đại
Ta hiến dâng cả cuộc sống yêu dấu này.

Ngày tháng trôi đi, trôi hoài
Và bao con tàu đi hút nơi xa
Bao lính trên tàu đó
Và trong bầu trời đêm
Là những ngôi sao lính sáng ngời ngời.

Lời của A. Mingalyov (1990)[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Nga (ВСТАНЬ ЗА ВЕРУ РУССКАЯ ЗЕМЛЯ)

Много песен мы в сердце сложили,
Воспевая родные края,
Беззаветно тебя мы любили,
Святорусская наша земля.
Высоко ты главу поднимала,
Словно солнце, твой лик воссиял,
Но ты жертвою подлости стала
Тех, кто предал тебя и продал.

Điệp khúc:
И снова в поход труба нас зовёт.
Мы вновь встанем в строй
И все пойдем в священный бой.
Встань за Веру, Русская земля!

Ждёт победы России святыня,
Отзовись, православная рать!
Где Илья твой и где твой Добрыня?
Сыновей кличет Родина-мать.
Под хоругви мы встанем все смело
Крестным ходом с молитвой пойдём,
За Российское правое дело
Кровь мы русскую честно прольём.

(Điệp khúc)

Все мы — дети Великой Державы,
Все мы помним заветы отцов,
Ради Родины, чести и славы
Не жалей ни себя, ни врагов.
Встань, Россия, из рабского плена.
Дух победы зовёт, в бой пора!
Подними боевые знамена
Ради Веры, Любви и Добра.

(Điệp khúc)

Chuyển tự La Tinh

Mnogo pesen my v serdtse slozhili,
Vospevaya rodnyye kraya,
Bezzavetno tebya my lyubili,
Svyatorusskaya nasha zemlya.
Vysoko ty glavu podnimala,
Slovno solntse, tvoy lik vossiyal,
No ty zhertvoyu podlosti stala
Tekh, kto predal tebya i prodal.

Điệp khúc:
I snova v pokhod truba nas zovët.
My vnovʹ vstanem v stroy
I vse poydem v svyashchennyy boy.
Vstanʹ za Veru, Russkaya zemlya!

Zhdyot pobedy Rossii svyatynya,
Otzovisʹ, pravoslavnaya ratʹ!
Gde Ilʹya tvoy i gde tvoy Dobrynya?
Synovey klichet Rodina-matʹ.
Pod khorugvi my vstanem vse smelo
Krestnym khodom s molitvoy poydyom,
Za Rossiyskoye pravoye delo
Krovʹ my russkuyu chestno prolʹyyom.

(Điệp khúc)

Vse my — deti Velikoy Derzhavy,
Vse my pomnim zavety ottsov,
Radi Rodiny, chesti i slavy
Ne zhaley ni sebya, ni vragov.
Vstanʹ, Rossiya, iz rabskogo plena.
Dukh pobedy zovët, v boy pora!
Podnimi boyevyye znamena
Radi Very, Lyubvi i Dobra.

(Điệp khúc)

Dịch sang tiếng Việt (ĐẤT NGA, HÃY ĐỨNG LÊN VÌ NIỀM TIN)

Bao bài ca ta đã viết trong trái tim mình
Cùng hát vang vì tổ quốc thân yêu.
Chúng con yêu Người với tình yêu bao la
Hỡi nước Nga thiêng liêng Tổ quốc ta.

Kìa Người hỡi ngẩng cao mái đầu-
Ánh hào quang của Người tỏa sáng tựa mặt trời.
Người là nạn nhân sự đểu giả, đê hèn
Của những kẻ bán rẻ và phản bội Tổ quốc!

Và giờ đây ta lại lên đường!
Kìa tiếng kèn trận đang thúc gọi!
Chúng ta lại xung vào đội ngũ
Tất cả tiến lên vì cuộc chiến thánh thần.

Hãy đứng lên vì Niềm tin, Đất nước Nga!
Nơi đất thánh Nga đang chờ chiến thắng.
Hãy hiệu triệu quân đội chính thống!
Ilya và Dobrưnia của Người đang ở chốn nào?
Mẹ Tổ quốc đang kêu gọi những người con.

Chúng ta là những người con của Cường quốc
Hãy cùng nhau nhớ lời dạy của cha ông
Vì Màu cờ, Danh dự và Vinh quang
Không tiếc thương cả bản thân và kẻ thù.

Nước Nga, hãy đứng lên từ thân nô lệ,
Tinh thần chiến thắng đang vẫy gọi: đã đến giờ xung trận!
Hãy giương cao lá cờ chiến đấu
Vì Chân lý, Vinh quang và Nhân hậu!

Hãy đứng lên vì Niềm tin, Đất nước Nga!

Lời tiếng Ba Lan của Romana Ślęzaka (1943)[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Ba Lan (Rozszumiały Sie brzozy placzące)

Rozszumiały się wierzby płaczące,
Rozpłakała się dziewczyna w głos,
Od łez oczy podniosła błyszczące
Na żołnierski, na twardy życia los.

Điệp khúc:
Nie szumcie, wierzby, nam,
Z żalu, co serce rwie,
Nie płacz, dziewczyno ma,
Bo w partyzantce nie jest źle.
Do tańca grają nam
Granaty, wisów szczęk,
Śmierć kosi niby łan,
Lecz my nie wiemy, co to lęk.

Błoto, deszcz czy słoneczna spiekota,
Wszędzie słychać miarowy, równy krok,
To maszeruje leśna piechota,
Śmech na ustach, swobody twardy wzrok.

(Điệp khúc)

I choć droga się nasza nie kończy,
Choć nie wiemy, gdzie wędrówki kres,
Ale pewni jesteśmy zwycięstwa,
Bo przelano już tyle krwi i łez.

(Điệp khúc)

Dịch sang tiếng Việt ("Những cây dương liễu khóc thét gào")

Cây Dương Liễu cũng ủ rũ khóc than
Cô gái nói nghẹn ngào trong tiếng nấc
Nước mắt cô ngập trào nơi khóe mắt
Thương cuộc đời người lính sẽ khó khăn

Đừng làm ồn để Dương Liễu được yên
Như giằng xé trái tim ta tan nát
Cô gái ơi đứng lên lau nước mắt
Ta chiến tranh du kích đâu có hèn
Nào chúng ta cùng nhảy một điệu van
Hàm răng ta là nơi treo lựu đạn
Nếu hi sinh quấn chăn vùi ruộng cạn
Nhưng chúng ta đâu có sợ điều gì

Mưa, lầy bùn,mặt trời đốt, sá chi
Khắp mọi nơi, nơi chúng ta dấn bước
Rừng đại ngàn, bộ binh lên phía trước
Tiếng hát trên môi, bình tĩnh đối đầu

Dù con đường ta đi chưa kết thúc
Đâu là nơi kết thúc cuộc hành trình?
Chúng ta tin: ta là người chiến thắng!
Dù hi sinh xương máu vẫn đổ nhiều

Lời tiếng Việt của Nguyễn Hoàng Thanh (để hát)[sửa | sửa mã nguồn]

Đây khúc ca em ngân nga dọc bên những ga tàu

Trong những năm mờ giông tố khắp chân mây

Theo bài hát những con tàu thơm khói bay đầy

Đưa chúng ta cùng nhau tiến ra chiến trận

Năm bốn mốt khúc ca này kề vai sát Moskva

Năm bốn lăm lại vang khắp phố Berlin

Ôi bài hát theo anh lập nên chiến công huy hoàng

Qua biết bao chặng đường khó không biết ngừng

Và nếu như ngày mai

Tổ quốc xướng tên mình

Vì quê hương hằng mến

Nào ta bước vào cuộc chiến thánh thần.

Và nếu như ngày mai

Tổ quốc xướng tên mình

Vì quê hương hằng mến

Nào ta bước vào cuộc chiến thánh thần

Cùng nhau ta đi lên!

Đồng lúa xanh tươi bạt ngàn

Tổ quốc ta trải bao la tới chân mây

Vươn tới bao hạnh phúc

Qua khó khăn thử thách

Ra sức lao động, quý yêu hòa bình

Vươn tới bao hạnh phúc

Qua khó khăn thử thách

Ra sức lao động, quý yêu hòa bình

Và nếu như ngày mai

Tổ quốc xướng tên mình

Vì quê hương hằng mến

Nào ta bước vào cuộc chiến thánh thần

Cùng nhau ta đi lên![34]

Lời Việt của Nguyễn Tuấn Khoa (để hát)[sửa | sửa mã nguồn]

Đã đến lúc chia tay rồi gạt nước mắt âm thầm.Em tiễn anh đầy lo lắng, nhớ thương.Xa cặp mắt bao mong chờ, xa dáng em thân thuộc.Mai sẽ xa, về nơi bão lửa chiến trường.Trong khói sương, xám chân trời một chiều xám quê nhà.Ai biết đâu ngày mai ấy sẽ ra sao.Nhưng tổ quốc đang kêu gọi bao chiến binh lên đường.Giông bão đâu cản nhịp bước chân anh hùng.Điệp khúc:Chào nhé ! Quê nhà ơi.Chào mẹ nhé, chúng con đi.Từ biệt em ! Ơi người yêu.Xin tha thứ cho anh nói vĩnh biệt.Chào nhé ! Quê nhà ơi.Chào mẹ nhé, chúng con đi.Từ biệt em ! Ơi người yêu.Vì không chắc ai còn sẽ trở về.Đoạn đệmNgày tháng bay đi xa rồiTừng chuyến tàu mờ khuất lẫn trong sương.Trên mũ những người lính.Trong bóng đêm mờ tối.Vẫn cháy lên rực sáng muôn vì sao.(hát lần nữa)Lời câu thứ 3Đã đến lúc chia tay rồi gạt nước mắt âm thầm.Em tiễn anh đầy lo lắng nhớ thương.Xa cặp mắt bao mong chờ, xa dáng em thân thuộc.Mai sẽ xa về bão lửa chiến trường.Điệp khúc:Chào nhé ! Quê nhà ơi.Chào mẹ nhé, Chúng con đi.Từ biệt em ! Ơi người ơi.Vì không chắc ai còn sẽ chở về.Tổ quốc đang gọi con.Lửa cháy trên đườngChào mẹ nhé, chúng con đi.Vào trong khói bom cuộc chiến thánh thần.

[35]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Российская газета, 31 мая 2012 — Четверг — № 123 (5796); www.rg.ru; Игорь Елков Мир отмечает вековой юбилей «Прощания славянки» Труба зовет
  2. ^ **Л. ван Бетховен-«Музыка к трагедии Гете „Эгмонт". П. И. Чайковский „Русско-сербский марш"
  3. ^ Как „Прощание славянки" соединило две юбилейные даты
  4. ^ Ya. I. Bogorad tốt nghiệp Nhạc viện Warswaza và có hơn 40 năm công tác trong các trường âm nhạc ở Simferopol. Ông là cha đẻ của hàng trăm bản hòa tấu, chủ yếu cho các dàn nhạc quân đội. Bị phát xít Đức hành quyết trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại.
  5. ^ a b “Легендарное „Прощание славянки"”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2013.
  6. ^ a b c “Песня „Прощание славянки". Глава 1. История песни. Авторы”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2013.
  7. ^ a b ВАСИЛИЙ АГАПКИН И ЕГО МАРШ "ПРОЩАНИЕ СЛАВЯНКИ”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2013.
  8. ^ ВАСИЛИЙ АГАПКИН И ЕГО МАРШ «ПРОЩАНИЕ СЛАВЯНКИ”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2013.
  9. ^ Шатров, И. А. Осень настала: Дуэт для двух голосов с фп.
  10. ^ Дуэт для двух голосов с фп. / Перелож. Я. Ф. Пригожаго. — М.: Изд. авт.: Печ. В. Гроссе, [1913]
  11. ^ Богорад, Яков Иосифович
  12. ^ “Крымское Республиканское Высшее учебное заведение „Симферопольское музыкальное училище им. П. И. Чайковского"”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2013.
  13. ^ a b ПРОЩАНИЕ СЛАВЯНКИ
  14. ^ “СИЯНИЕ СЛАВЯНКИ”. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2012.
  15. ^ № 21245, Дух. орк. Киевск. оперного театра
  16. ^ Разделитель Агапкин Василий Иванович 1884—1964 Композитор, дирижёр, карточка 7 из 12
  17. ^ Владимир Соколов. "Прощание славянки", Москва, изд. "Советский композитор", 1987
  18. ^ Марш «Прощание славянки»
  19. ^ “Долгое прощание славянки”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2013.
  20. ^ НОТА ЩЕМЯЩЕЙ ПЕЧАЛИ
  21. ^ Марш "Прощание Славянки" - 9 стран
  22. ^ “«Встань за веру, Русская земля!»”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2013.
  23. ^ Прощание Славянки ? песня войны 1914 года
  24. ^ Марш «Прощание славянки» (tiếng Nga)
  25. ^ “Прощание славянки HQ Поёт Александр Галич - Audio and Text” (bằng tiếng Nga). Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2009.
  26. ^ “ПРОЩАНИЕ СЛАВЯНКИ” (bằng tiếng Nga). Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2009.
  27. ^ Книги М.Щербакова
  28. ^ М.Щербаков - Прощание славянки
  29. ^ Finezje literackie | Polskie pieśni biesiadne | 3/5[liên kết hỏng]
  30. ^ PAWEL PROKOPIENI Bas-Baryton z Orkiestra Rozszumialy sie wierzby placzace Piesn powstania
  31. ^ Vapaa Wenäjä (Free Russia) With Orchestra OTTO PYYKKONEN, Tenor
  32. ^ [1] (tiếng Hebrew)
  33. ^ Марш Прощание Славянки звучит в США,Германии,Австрии,Швеции,Норвегии,Китае,Северной Корее
  34. ^ LỜI TẠM BIỆT CỦA CÔ GÁI SLAVƠ
  35. ^ Khúc ca xưa - Từ biệt em gái Slavơ (Прощание Славянки), Lời Việt: Nguyễn Tuấn Khoa

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Соколов В. В. Прощание славянки. М.: Советский композитор, 1987.
  • Советская военная музыка / коллектив авторов. 1977.
  • Тутунов В. И. История военной музыки России. М.: Музыка», 2005.
  • Черток М. Русский военный марш: К 100-летию марша «прощание славянки». М.: «Канон+» РООИ «Реабилитация», 2012. — 280 с., ил. — 800 экз., ISBN 978-5-88373-315-3

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

  • Ноты марша «Прощание славянки» для духового оркестра
  • «Расшумелись плакучие ивы» — гимн партизан Армии крайовой
  • Песня добровольцев студенческого батальона
  • скачать Прощание Славянки (с сайта SovMusic)
  • в исполнении Центрального военного оркестра Министерства обороны Российской Федерации, дирижёр В. Халилов 2010 год
  • в исполнении Центрального военного оркестра Министерства обороны Российской Федерации, дирижёр В. Халилов. 2009 год
  • Москва, 2009 год
  • на параде Победы 9 мая 2010 года, марш звучит с 3:30
  • в исполнении хора Армии Обороны Израиля
  • Легенда о создании марша «Прощание славянки» Lưu trữ 2012-01-18 tại Wayback Machine
  • ПРОЩАНИЕ СЛАВЯНКИ
  • Столетие отмечает знаменитый на весь мир марш «Прощание славянки» на Первом канале
  • Русские и сербы отметили 100-летний юбилей марша "Прощание славянки"