Sự khác nhau giữa âm tiết tiếng Việt và âm tiết tiếng Anh

Cách đọc

1Âm tiết

Tiếng Việt:

Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn âm.

Ngôn ngữ đơn âm có nghĩa là mỗi một từ tiếng Việt là một âm tiết, một tiếng, một khối hoàn chỉnh trong phát âm.

Ví dụ:

Tôi là một giáo viên.

Sẽ được đọc rõ ràng từng từ là “Tôi” “là” “một” “giáo” “viên“

Tiếng Anh:

Trong khi đó, tiếng Anh là ngôn ngữ đa âm. Điều này có nghĩa, nhiều từ trong tiếng Anh không được cấu tạo từ 1 âm tiết, mà từ nhiều âm tiết.

Ví dụ:

I am a teacher.

/aɪ æm əˈtiːʧə /

Hai câu ví dụ trên đều có cùng ý nghĩa nhưng ở câu tiếng Việt mỗi từ là một âm tiết tách rời, cả danh từ “giáo viên” cũng được đọc tách ra thành 2 từ hoàn toàn riêng biệt là “giáo” và “viên”. Ở ví dụ tiếng Anh, “teacher” là một từ duy nhất và được đọc thành 2 âm tiết ˈtiːʧəkhông tách rời mà nối với nhau.

Nhiều người có thói quen đọc tiếng Anh như đọc tiếng Việt, tức là đối với các từ tiếng Anh có nhiều âm tiết cũng bị chia nhỏ thành từng tiếng tách rời, đều bắt nguồn từ sự khác biệt này.

2 Trọng âm

Tiếng Việt:

Do tính chất đơn âm của tiếng Việt nên khi đọc các từ sẽ được đọc rõ và đồng đều, thường không nhấn trọng âm.

Như trong câu ví dụ “Tôi là một giáo viên” mỗi từ được đọc rõ ràng như nhau: Tôi = là = một = giáo = viên.

Sự khác nhau giữa âm tiết tiếng Việt và âm tiết tiếng Anh
Hãy tra từ để biết trọng âm của từ.

Tiếng Anh

Ngược lại, trong tiếng Anh, những từ đa âm tiết thường có một hoặc vài trọng âm. Việc đọc đúng trọng âm sẽ quyết định khả năng người khác có nghe hiểu đúng hay không.

Ví dụ từ “teacher” sẽ được đọc nhấn mạnh vào âm tiết đầu như sau ˈtiːʧ ə

Cả câu “I am a teacher” sẽ được đọc nhấn mạnh vào danh từ “I” và “teacher” và động từ “am”, từ “a” sẽ gần như bị lướt qua.

I am ateacher

/aɪ æm əˈtiːʧə/

Có rất nhiều từ trong tiếng Anh chỉ cần đọc sai trọng âm thì người nghe sẽ hiểu ra một nghĩa khác.

Ví dụ với từ “present” gồm 2 âm tiết

Nếu nhấn mạnh vào âm tiết đầu sẽ được đọc là /ˈprez.ənt/ là danh từ mang nghĩa là món quà, hiện tại

Nếu nhấn mạnh vào âm tiết sau sẽ được đọc là /prɪˈzent/ là động từ mang nghĩa là giới thiệu, thuyết trình…

Việc nắm được trọng âm của từ là vô cùng quan trọng. Vì thói quen nói tiếng Việt mà chúng ta nhiều khi bỏ qua việc nhấn trọng âm này.

3 Dấu và ngữ điệu

Tiếng Việt:

Tiếng Việt có dấu (tonal language). Cụ thể trong tiếng Việt có 6 dấu hay 6 thanh khác nhau. Cũng giống như trong tiếng Trung, việc thay đổi dấu hay thanh sẽ làm thay đổi nghĩa của từ.

Ví dụ:

La – Là – Lá – Lạ – Lả – Lã có nghĩa hoàn toàn khác nhau

Việc có dấu hay có thanh cũng khiến cho tiếng Việt được cho là có giai điệu “như hát” theo lời nhận xét của rất nhiều người nước ngoài.

Tiếng Anh:

Tiếng Anh không có dấu nhưng có trọng âm và ngữ điệu (intonation). Có một số quy tắc về ngữ điệu trong tiếng Anh (Luyện nói tiếng Anh tự nhiên với ngữ điệu) nhưng nhìn chung, việc thay đổi ngữ điệu và thay đổi trọng tâm của câu giúp thể hiện thái độ và ý định của người nói.

Ví dụ:

You don’t like her!

=> Việc lên giọng cuối câu thể hiện sự ngạc nhiên, sửng sốt.

Khi nhấn mạnh vào “don’t” thể hiện sự ngạc nhiên “tại sao lại có thể KHÔNG thích cô ấy được cơ chứ”

Khi nhấn mạnh vào “her” thể hiện sự ngạc nhiên “tại sao lại không thích CÔ ẤY được cơ chứ”

4 Mối liên hệ giữa chữ viết và cách đọc

Tiếng Việt:

Trong tiếng Việt, mỗi chữ cái chỉ có một cách phát âm. Do vậy, khi viết được từ thì chúng ta có thể biết được cách đọc của từ đó.

Tiếng Anh:

Ngược lại, trong tiếng Anh các chữ cái trong các từ khác nhau có thể được đọc rất khác nhau và các chữ cái hoàn toàn khác nhau trong các từ khác nhau lại được đọc giống nhau.

Ví dụ:

Ape – App

/eɪp/ – /æp/

(Con khỉ đột – Ứng dụng di động)

Cùng là chữ “a” nhưng trong hai từ trên được đọc hoàn toàn khác nhau.

Garage – Vision

/ɡə’rɑʒ/ – /’vɪʒən/

(Ga-ra để xe – Tầm nhìn)

Chữ “g” và “s” lại được đọc giống nhau là “ʒ”

Thật thú vị phải không nào! Đây là lí do mà chúng ta thường hay lúng túng khi gặp một từ mới tiếng Anh vì không biết phải đọc như thế nào. Giải pháp cho bạn chính là hãy nhớ tra từ điển để xem phiên âm của từ. Hoặc bạn cũng có thể chọn một cách đơn giản hơn là cài đặt eJOY eXtension vào trình duyệt Chrome để tra được từ vựng mới mọi lúc mọi nơi, tra được cách đọc và NGHE được cả cách đọc từ vựng đó.

Tải eJOY eXtension miễn phí!

Trong video dưới đây bạn có thể thấy sự khác biệt giữa cách đọc chữ “a” trong hai từ “ape” và “app” và lý do vì sao không nên nhầm lẫn giữa hai cách đọc này:

5 Nguyên âm

Tiếng Việt có không phân biệt rõ ràng cách đọc cho các nguyên âm đơn ngắn trong khi tiếng Anh có cách đọc nguyên âm đơn ngắn và dài. Việc đọc sai các nguyên âm đơn ngắn – dài có thể khiến người nghe hiểu sai nghĩa dẫn tới hiểu sai ý muốn truyền đạt.

Ví dụ:

Sheep – Ship

p/ – /ʃɪp/

(Con cừu – Tàu biển)

Heat – Hit

/ht/ – /hɪt/

(Sức nóng – Cú đánh, cú va chạm)

Hãy xem đoạn video sau để thấy được mức độ “nghiêm trọng” nếu đọc không đúng nguyên âm ngắn và dài nhé:

Hãy nhớ tra từ để xác định nguyên âm đó là ngắn hay dài để tránh những hiểu lầm tai hại như trong video trên nhé.

6 Phụ âm

Tiếng Việt:

Các phụ âm chỉ đứng ở đầu hoặc cuối từ. Chúng ta thường chỉ đọc phụ âm khi chúng đứng ở đầu từ. Khi đứng cuối từ, các phụ âm thường kết hợp với nguyên âm ở trước nó để tạo ra một âm mới như “o+n=on” trong “con” và khi đọc chúng ta không đọc phụ âm cuối.

Tiếng Việt có 11 trường hợp các phụ âm đứng cạnh nhau để tạo thành một phụ âm ghép mới và có cách đọc được quy định như sau (theo wikipedia)

c+h=ch đọc là c khi đứng ở đầu từ, đọc giống k khi đứng cuối từ

n+h=nh đọc là ɲ

p+h=ph đọc là f

g+h=gh đọc là ɣ (giống như “g”) như trong từ

k+h=kh đọc là x

t+h=th đọc là

t+r=tr đọc là ʈ

n+g=ng đọc là ŋ hoặc ŋm khi đứng ở cuối câu

n+g+h=ngh cũng đọc là ŋ

g+i=gi đọc là j

q+u=qu đọc là k

Tiếng Anh:

Các phụ âm có thể đứng ở đầu, cuối và giữa của từ. Và chúng ta cần phát âm rõ tất cả các phụ âm đó.

Ví dụ:

English (tiếng Anh) sẽ cần đọc rõ là eNGLiSH /ˈɪŋglɪʃ/

Necklace (vòng cổ) sẽ cần đọc rõ Necklace /nɛklɪs/

Đặc biệt, việc phát âm rõ các phụ âm cuối rất quan trọng để nhận biết và phân biệt các từ.

Ví dụ:

Why /waɪ/ – tại sao

Wife /waɪf/ – người vợ

Wine /waɪn/ – rượu vang

White /waɪt/ – màu trắng

Nếu bạn bỏ qua các phụ âm cuối thì tất cả các từ trên đều nghe như là /waɪ/ và nghĩa của các từ sẽ bị lẫn lộn với nhau.

Chính bởi thói quen nói tiếng Việt nên khi nói tiếng Anh chúng ta cũng thường không chú ý tới các phụ âm cuối dẫn đến người nghe không hiểu được chúng ta nói gì, bản thân chúng ta cũng bị bối rối giữa các từ nghe giống nhau như ví dụ trên. Thêm vào đó, việc bỏ qua phụ âm cuối còn làm ảnh hưởng tới ngữ điệu tiếng Anh bởi bạn đã bỏ qua một yếu tố để nối âm luyến láy rồi.

Tiếp theo, hãy xem sự khác biệt về ngữ pháp giữa hai ngôn ngữ Anh và Việt nào:

Đối chiếu cấu trúc âm tiết và âm đầu tiếng Anh với tiếng Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.41 KB, 4 trang )

Thông báo Khoa học và Công nghệ
Số 1/2016

Information of Science and Technology
No. 1/2016

ĐỐI CHIẾU CẤU TRÚC ÂM TIẾT VÀ ÂM ĐẦU
TIẾNG ANH VỚI TIẾNG VIỆT
ThS. Hồ Thị Mỹ Linh
Trung tâm Ngoại ngữ & Tin học, Trường Đại học Xây dựng Miền Trung

Tóm tắt
Mối quan hệ tác động qua lại giữa
nghiên cứu đối chiếu với việc dạy và học ngoại
ngữ rất khắn khít với nhau. Đặc biệt là trong
phạm vi nghiên cứu đối chiều với việc phân
tích lỗi trong khi học và sử dụng ngoại ngữ.
Chúng ta thấy rằng việc thu thập và phân tích
lỗi học ngoại ngữ, dùng ngoại ngữ là rất có ích.
Ý nghĩa của nó càng lớn hơn khi việc dạy học
và sử dụng ngoại ngữ trở thành một nhu cầu
quần chúng rộng rãi và đặc biệt khi tiếng Anh
ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới.

Từ khóa
Đối chiếu cấu trúc âm tiết, âm đầu của tiếng
Việt và tiếng Anh

1. Mở đầu
“Đầu thế kỷ XVIII, những nghiên
cứu đối chiếu trong ngôn ngữ học xuất


hiện khá phổ biến do có sự phát hiện
nhiều vùng đất mới với nhiều cộng đồng
dân tộc - ngôn ngữ mới. Nhu cầu học
tiếng để giao tiếp cũng như nhu cầu của
sự phát triển của khoa học ngôn ngữ theo
xu hướng nghiên cứu lý giải đa ngữ luận
(multilingualism) làm cho ngôn ngữ học
đối chiếu (contrastive linguistics) ngày
càng có vị trí quan trọng, đặc biệt là từ
thập niên 70 của thế kỷ XX trở lại đây.
Ở Việt Nam, hướng nghiên cứu đối
chiếu cũng được chú trọng. Hai mảng lớn
của ngôn ngữ học đối chiếu ở nước ta suốt
hàng chục năm qua là:
(1) Đối chiếu tiếng Việt với những
ngôn ngữ khác ngữ hệ và loại hình, có
phạm vi sử dụng rộng rãi trên thế giới
như Nga, Anh, Pháp,... nhằm soi sáng
nhiều vấn đề lý thuyết của ngôn ngữ học
đại cương và giúp cho việc học dạy tiếng,
dịch thuật,...;
(2) Đối chiếu tiếng Việt với các ngôn
ngữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam và một
số nước trong khu vực”.
Khi nghiên cứu đối chiếu, lỗi là sản
phẩm của một mối quan hệ tương phản
trong việc chuyển đạt thông tin và cũng
cho thấy nguyên nhân của sự biến dạng
đó. Với đặc điểm như vậy lỗi học và dùng
ngoại ngữ là tài liệu thô rất quí về nhiều

mặt mà ta cần thu thập, hệ thống hoá và
phân tích nghiên cứu. Thiếu nó chúng ta
không thể có được một cách hiểu đầy đủ
về những tiến bộ xảy ra trong cảm thức
ngôn ngữ của người học tiếng. Và như vậy
khối tài liệu về lỗi khi học và sử dụng
ngoại ngữ do ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ

79


Thông báo Khoa học và Công nghệ
Số 1/2016

sẽ phục vụ một cách đắc lực cho việc
nghiên cứu đối chiếu từ nhiều góc độ khác
nhau của nó. Và ngược lại nghiên cứu đối
chiếu, xét về nhiều mặt, là thực sự có ích
cho việc học, dạy, cho việc sử dụng ngoại
ngữ nói chung.
Là một giáo viên tiếng Anh tôi thấy
rằng việc nghiên cứu đối chiều giữa tiếng
Việt và tiếng Anh có mối quan hệ tác động
qua lại rất lớn đối với việc thu thập và
phân tích lỗi. Đặc biệt trong lĩnh vực ngữ
âm, cụ thể là cấu trúc âm tiết và âm đầu
là một trong những lĩnh vực sinh viên
thường xuyên mắc lỗi khi phát âm làm
cho các em thiếu tự tin khi giao tiếp bằng
tiếng Anh, mặc dù thời gian các em học

tiếng Anh rất dài (hơn 7 năm).
2. Đối chiếu cấu trúc âm tiết
2.1. Khác biệt trong cấu trúc âm tiết
Khác biệt lớn nhất trong cấu trúc âm
tiết ngôn ngữ tiếng Anh - ngôn ngữ hỗn
nhập, phi âm tiết tính - với tiếng Việt - một
ngôn ngữ đơn lập - âm tiết tính triệt để.
Trong tiếng Việt ranh giới âm tiết
trùng với ranh giới hình vị.
Ví dụ: Phân tích phát ngôn sau đây
trong bài thơ của Hồ Chủ Tịch:
Tiến / lên / toàn / thắng / sẽ / về / ta /
Ta thấy rằng nếu rút ra những đơn
vị có ý nghĩa nhỏ nhất, tức hình vị, ta sẽ
có bảy hình vị khác nhau. Phát ngôn trên
cũng có thể phân tích trên bình diện căn
cứ vào trọng âm, vào luồn hơi thể khi
phát âm và đi tới đơn vị phát âm nhỏ
nhất, tức âm tiết, thì ta có được bảy âm
tiết. Vì vậy ta thấy rằng số lượng âm tiết
và số lượng hình vị trùng nhau. Mỗi âm
tiết là hình thức biểu đạt của hình vị. Mối
tương hợp khá sít sao giữa hai mặt âm và
nghĩa trong quá trình chia tách ngữ lưu
đã dẫn đến kết quả là gần như một âm
tiết mang thanh điệu ở đây đều có khả
năng mang nghĩa hoặc ngữ nghĩa hoá,
đều có thể được sử dụng và nhận diện
như những hình vị và những từ độc lập.
Cái chỉnh thể đó chính là “ chữ”, là

“tiếng” theo cách gọi của người Việt và
cũng chính là âm tiết.

Information of Science and Technology
No. 1/2016

“Theo cách miêu tả âm tiết tiếng
Việt, tạm gọi là “truyền thống”, ngôn ngữ
đơn lập như sau: C1VC2. C1 và C2 có thể
thiếu và âm tiết lúc này chỉ còn là một V
kết hợp với một thanh điệu…, V là đơn vị
không thể thiếu được. Đó là yếu tố chính
âm hay âm tiết âm. Tác giả có nói đến
thanh điệu, nhưng trong công thức cấu
tạo âm tiết thì không có mặt, vì thanh
điệu không được kể là một âm vị”.
Trong tiếng Anh thì khác hoàn toàn
số lượng hình vị và âm tiết không trùng
nhau. Hay ngay khi số lượng hình vị bằng
với số lượng âm tiết thì ranh giới của
chúng cũng không trùng nhau.
Ví dụ:
+ Boys [boi-z] (những người con
trai) có hai hình vị như chỉ có một âm tiết
+ Meeting (cuộc họp mặt) 2 hình vị
[mi: t-i], 2 âm tiết [mi:- ti]
Mặt khác, mối liên hệ so le giữa ranh
giới âm tiết và ranh giới hình vị trong
tiếng Anh xảy ra một cách thường xuyên
và không cố định trong dòng ngữ lưu cũng

khiến cho hình vị trong tiếng Anh ít khi
hiện hữu được một “bộ mặt” ổn định, một
âm hưởng cố định, mà hầu như phải luôn
luôn phiên chuyển theo sự xê dịch của
ranh giới các âm tiết.
Ví dụ: put in /put in/ --> [pu tin]
Dạng thức ngữ âm tiếng Anh, ngôn
ngữ biến hình: CCCVCCCC. Trước nguyên
âm có thể có ba phụ âm, sau nguyên âm
có thể có 4 phụ âm. Cấu trúc sau hạt
nhân có thể bị tách đôi ở trong tiếng Anh
do số lượng phụ âm quá nhiều. Một số
phụ âm kết hợp với nguyên âm tạo thành
vần, số khác tạo thành phụ âm cuối.
Ví dụ: Spray (tia nước), Thought
(nghĩ).
2.2. Lỗi phát âm
Người Việt khi học tiếng Anh họ gặp
phải khó khăn đáng kể trong việc xác định
các đơn vị từ trong các phát ngôn cụ thể
bởi vì sự đa dạng về độ dài của từ và cấu
trúc của từ tiếng Anh cũng như sự thiếu rõ
ràng về đường ranh giới của từ, và bởi
những thay đổi họ gặp phải với các cách

80


Thông báo Khoa học và Công nghệ
Số 1/2016


Information of Science and Technology
No. 1/2016

phát âm khác nhau. Mặt khác, trong khi
đọc khó khăn bị loại bỏ bởi thói quen
chuẩn mực của việc bỏ trống giữa các từ.
Ví dụ: live in [li- vin]
3. Đối chiếu âm đầu
3.1. Hệ thống âm đầu tiếng Việt và
phụ âm tiếng Anh
Cách mở đầu của âm tiết trong
tiếng Anh và tiếng Việt nhìn chung khá
giống nhau: bộ máy phát âm khép lại

dẫn đến việc cản trở không khí một cách
hoàn toàn hoặc bộ phận, sau đó mở ra,
tạo nên một hiệu quả âm học, một tiếng
động đặc thù. Nói cách khác, âm tiết
trong tiếng Anh đều bắt đầu bằng một
phụ âm.Có thể hình dung hệ thống phụ
âm của tiếng Anh như sau:
Trong tiếng Anh có 24 phụ âm, bao
gồm /b, p , m, f, v, w, , , t, d, n, s, z , l
,  , , r , t , d , k, g , ŋ, j, h/.

Bảng 1: Hệ thống phụ âm đầu tiếng Anh

Vị trí
Môi

Phương thức
Ồn

Tắc

Vô thanh
Hữu thanh

p
b
m

Vang
Vô thanh
Hữu thanh

Tắc xát
Ồn
Xát

Đầu lưỡi
Răng
Lợi
trên
răng
t
d
n

Mặt

lưỡi

Gốc
lưỡi

Thanh
hầu

k
g

t
d

Vô thanh
Hữu thanh

f
v

Vang
Bán nguyên âm




s
z





l

r
j

w

h

Trong đó có hai bán nguyên âm: /w, j/
Trong tiếng Việt có 22 phụ âm đầu, bao gồm: /b, m, f, v, t, t’, d, n, z,
, l, k, χ, ŋ, , h, /

, s, ş, c,

,

Bảng 2: Hệ thống âm đầu tiếng Việt

Vị trí
Môi

Phương thức

Tắc

Ồn


Bật hơi
Không Vô
bật
thanh
hơi
Hữu
thanh

Vang
Xát

Ồn

Đầu lưỡi

Vô thanh
Hữu thanh

Bẹt

Quặt

Mặt
lưỡi

Gốc
lưỡi

Than
h

hầu

c

k



ŋ
Χ

h

th
t
b
m
f
w

Vang

d
n
s
z

ş
,


l

Như vậy, về số lượng, âm đầu trong
tiếng Anh nhiều hơn so với tiếng Việt từ 2

t/d; k/g; f/v; / ; s/z; /; t/d do đó

âm vị. Trong các âm tắc, xát và âm tắc
xát trong tiếng Anh có sự đối lập đều đặn

phụ âm đầu trong tiếng Việt và tiếng Anh

giữa các cặp vô thanh/hữu thanh: p/b;

cân đối hơn tiếng Việt. Về chất lượng, các
có một số khác biệt có thể gây khó khăn
trong quá trình học tiếng.

81


Thông báo Khoa học và Công nghệ
Số 1/2016

Một sự khác biệt nữa là trong tiếng
Anh, âm đầu có thể do một tổ hợp từ 2
đến 3 phụ âm đảm nhận; chẳng hạn:
spring (mùa xuân), split (sự chia sẻ),
strike (cuộc đình công), screw (đinh
ốc),... Âm đầu tiếng Việt hiện đại không

còn các tổ hợp phụ âm.
3.2. Một số lỗi phát âm
* /p/: do trong tiếng Việt không có
phụ âm này, nên đa số học sinh phát âm
/p/ - vô thanh với luồn hơi mạnh, khi phát
âm phải bậc hơi thành [b] hữu thanh như
trong tiếng Việt.
* //: do trong tiếng Việt không có
âm xát đầu lưỡi và răng nên khi phát âm
phụ âm này của tiếng Anh, học sinh thể
hiện âm này như một âm tắc đầu lưỡi bẹt
bật hơi [] trong tiếng Việt.
* //: cũng như trường hợp trên,
học sinh thể hiện âm này như một âm tắc
đầu lưỡi bẹt hữu thanh không bật hơi [d].
* //: do không có âm xát mặt lưỡi
này trong ngôn ngữ mẹ nên học sinh thể
hiện phụ âm này như một âm xát đầu lưỡi
quặt [].

Information of Science and Technology
No. 1/2016

* //: cũng như trường hợp trên,
học sinh thể hiện âm này như một âm xát
đầu lưỡi bẹt [z] trong tiếng Việt.
* /t/: do trong ngôn ngữ mẹ không
có âm tắc xát nên học sinh thể hiện phụ
âm này như là một âm tắc mặt lưỡi [c]
trong tiếng Việt.

*/d/: cũng như trường hợp trên,
học sinh thể hiện âm này như một âm xát
đầu lưỡi bẹt [z]
4. Kết luận
Trên đây chỉ mới là một vài suy nghĩ
về những lỗi phát âm trong quá trình dạy
học cho sinh viên Trường Đại học Xây dựng
Miền Trung. Bài viết này chỉ làm công việc
đối chiếu tiếng Anh với tiếng Việt trên bình
diện ngữ âm - âm vị với mục đích chỉ ra
những lỗi phát âm chính trong quá trình học
tiếng Anh, giúp cho những sinh viên đang
theo học chương trình tiếng Anh ở trường có
thể hạn chế những điểm thiếu chính xác khi
nói tiếng Anh, giúp cho những giáo viên,
sinh viên và những ai quan tâm đến việc
giảng dạy tiếng Anh có biện pháp học và
dạy đạt hiệu quả hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Xuân Bá, Quang Minh, 2006. Luyện phát âm và đánh dấu trọng âm tiếng Anh. NXB Hà Nội.
2. Phạm Đăng Bình, 2002. Thử đề xuất một cách phân loại lỗi của người học ngoại ngữ nhìn từ góc độ dụng
học giao thoa ngôn ngữ - văn hóa, Ngôn ngữ, 58-72.
3. Hà Văn Bửu, 1990. Common mistakes in English made by Vietnamese. NXB Thành phố Hồ Chí Minh.
4. A.S. Hornby and E.C. Parnwell, 1992. An English Reader’s dictionary, Oxford University Press.
5. David Brazil, 1994. Pronunciation for Advanced learners of English, Teacher’s Book, Cambridge University
Press.
6. Flege, J.E, 1987. A critical period for learning to pronounce foreign languages, Applied Linguistics.

82