Những bài văn hay lớp 9 học kì 2 năm 2024

Mùa xuân – mùa của trăm hoa đua nở, mùa của vạn vật sinh sôi. Sức sống ấy từ lâu vốn đã làm nao lòng biết bao tâm hồn người nghệ sĩ. Có thể kể đến như cái “non xanh tận chân trời” mà Nguyễn Du đã tốn bao bút lục, hay là cái “xuân hồng” mà Xuân Diệu từng muốn say, muốn thâu, muốn cắn. Cũng viết về mùa xuân, Thanh Hải không chỉ mang đến sức sống của thiên nhiên, trời đất xứ Huế mà còn gửi gắm vào những vần thơ của mình triết lí sống đáng quý, đáng trân trọng. [Dẫn dắt vấn đề nghị luận + vị trí đoạn thơ nếu có]

2. Viếng lăng Bác – Viễn Phương

Có một vầng dương thao thức cả cuộc đời vẫn canh cánh, trăn trở bên mình hai chữ “đất nước”, có cái chết đã hóa thành bất tử trong sâu thẳm mỗi con tim. Bác Hồ đã ra đi vào cõi vĩnh hằng trong nỗi niềm tiếc thương da diết của dân tộc, trong cơn mưa sụt sùi dầm dề chảy, trong dòng nước mắt nối nhau lăn tròn của cuộc đời. Để rồi, với tất cả lòng thành kính vô bờ, niềm thương nhớ lai láng khôn nguôi, Viễn Phương đã cho ra đời bài thơ “Viếng lăng Bác” như kính cẩn dâng lên Bác cả một trái tim miền Nam đong đầy nỗi thổn thức, nhớ mong dạt dào. [Dẫn dắt vấn đề nghị luận + vị trí đoạn thơ nếu có]

Mở bài của Lâm Nữ Liên Minh (Cựu HS THCS Quang Trung)

3. Sang Thu – Hữu Thỉnh

“Thơ là viên kim cương lấp lánh dưới ánh mặt trời’” (Sóng Hồng). Viên kim cương ấy sẽ lấp lánh một màu sắc riêng biệt của cuộc đời, như cách mà Hữu Thỉnh đã chạm khắc tiếng thơ của mình vào thế giới thi ca bốn mùa nhiều dư vị. Năm 1997, người thi sĩ ấy khi đứng trước điểm cuối cùng của tuổi trẻ đã không ngần ngại thổ lộ hết những tâm tư của lòng mình bằng những tiếng thơ khắc khoải. Và “Sang thu” chính là như thế, với giọng thơ sâu lắng và đầy chất trữ tình, thi phẩm dường như đã vỗ vào xúc cảm của xúc cảm của độc giả thật nhẹ nhàng. Có chăng, đó chính là những tâm sự, hoài niệm của Hữu Thỉnh khi đứng giữa khúc ca giao mùa đầy rung động của đất trời…[Dẫn dắt vấn đề nghị luận + vị trí đoạn thơ nếu có]

4. Nói với con – Y Phương

“Bình an, hạnh phúc có nào xa

Cũng bởi tình thương tỏa khắp nhà”

(Gia đình – Nguyễn Xuân Viện)

Có lẽ từ lâu hai tiếng “ gia đình” đã đi sâu vào trong tiềm thức của mỗi con người. Gia đình là nơi chứa đầy tình yêu thương và sự ngọt ngào của mẹ, là những lời tâm tình trầm ấm của cha, là bến đỗ bình yên nhất mà ta luôn muốn chạy đến, là nơi trái tim con người ta phải rung lên một khoảnh khắc khi chạm nhắc … Không chỉ hiện mình trong đời sống thường nhật mà hình ảnh gia đình, tình yêu thương của cha mẹ cũng xếp danh trong nền văn học Việt Nam. Và trong số đó ta không thể không nhắc đến gia vị ngọt ngào của gia đình , của tình yêu thương vô vàn của người cha trong bài thơ “Nói với con” – Y Phương, là lời nhắn nhủ, dặn dò của người cha dân tộc miền núi gửi gắm cho đứa con của mình, đồng thời gợi nhắc cho chúng ta về tình yêu quê hương, đất nước, ý chí vươn lên của dân tộc. [Dẫn dắt vấn đề nghị luận + vị trí đoạn thơ nếu có]

5. Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê

Có một thời để nhớ, có một thời đẹp hơn mọi lời ca, một thời mà cả nước lên đường phơi phới bước chân trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước vĩ đại. Trường Sơn ơi, rầm rập bước quân hành. Hình ảnh các cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đầu lửa đạn đã trở thành đề tài văn học. “Mảnh trăng cuối rừng” – Nguyễn Minh Châu, “Lá đỏ” – Nguyễn Đình Thi, “Khoảng trời hố bom” – Lâm Thị Mỹ Dạ… đã khắc họa vẻ đẹp kiêu hùng của thời đại. Lê Minh Khuê, một nhà văn nữ trưởng thành trong chiến tranh đã đóng góp cho nền văn học Việt Nam truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi đã tạo nét duyên dáng của cây bút trẻ. Truyện đã phản ánh thành công khốc liệt của chiến tranh đồng thời ánh lên vẻ đẹp tâm hồn như những vì sao lung linh ngời sáng của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến lửa Trường Sơn. [Dẫn dắt vấn đề nghị luận + vị trí đoạn trích nếu có]

Nhằm giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu tham khảo ôn tập cuối học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Dưới đây là Mẫu đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 9 Kết nối tri thức kèm đáp án chi tiết sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các bạn học sinh tham khảo.

Có thể tham khảo Bộ đề thi và đáp án cuối kì 2 Ngữ văn 9 Kết nối tri thức 2024 dưới đây:

Những bài văn hay lớp 9 học kì 2 năm 2024

Tải Bộ đề thi và đáp án cuối kì 2 Ngữ văn 9 Kết nối tri thức 2024 kèm file tải về

Tại đây

Lưu ý: Bộ đề thi kèm đáp án cuối kì 2 Ngữ văn 9 Kết nối tri thức 2024 chỉ mang tính chất tham khảo. Tương ứng với mỗi trường tại từng địa phương sẽ có đề thi cuối kì 2 môn Ngữ Văn lớp 9 khác nhau. Do đó, học sinh cần tham khảo đề thi của trường mình để ôn tập hiệu quả nhất.

Những bài văn hay lớp 9 học kì 2 năm 2024

Bộ đề thi và đáp án cuối kì 2 Ngữ văn 9 Kết nối tri thức 2024 kèm file tải về? (Hình từ Internet)

Năm 2024, học sinh trường trung học có nhiệm vụ và quyền hạn gì?

Căn cứ Điều 34 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định nhiệm vụ của học sinh:

Điều 34. Nhiệm vụ của học sinh
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường.
2. Kính trọng cha mẹ, cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường và những người lớn tuổi; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện điều lệ, nội quy nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước.
3. Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.
...

Căn cứ Điều 35 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định quyền của học sinh:

Điều 35. Quyền của học sinh
1. Được bình đẳng trong việc hưởng thụ giáo dục toàn diện, được bảo đảm những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập ở lớp và tự học ở nhà, được cung cấp thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình, được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể thao của nhà trường theo quy định.
2. Được tôn trọng và bảo vệ, được đối xử bình đẳng, dân chủ, được quyền khiếu nại với nhà trường và các cấp quản lý giáo dục về những quyết định đối với bản thân mình; được quyền chuyển trường khi có lý do chính đáng theo quy định hiện hành; được học trước tuổi, học vượt lóp, học ở tuổi cao hơn tuổi quy định theo Điều 33 của Điều lệ này.
...

Như vậy, học sinh trường trung học có nhiệm vụ và quyền hạn sau:

[1] Nhiệm vụ của học sinh

- Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường.

- Kính trọng cha mẹ, cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường và những người lớn tuổi;

- Đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện;

- Thực hiện điều lệ, nội quy nhà trường;

- Chấp hành pháp luật của Nhà nước.

- Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.

- Tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp học, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

- Giúp đỡ gia đình, tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện trật tự an toàn giao thông.

- Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, nơi công cộng; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường.

[2] Quyền của học sinh

- Được bình đẳng trong việc hưởng thụ giáo dục toàn diện, được bảo đảm những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập ở lớp và tự học ở nhà, được cung cấp thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình, được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể thao của nhà trường theo quy định.

- Được tôn trọng và bảo vệ, được đối xử bình đẳng, dân chủ, được quyền khiếu nại với nhà trường và các cấp quản lý giáo dục về những quyết định đối với bản thân mình;

- Được quyền chuyển trường khi có lý do chính đáng theo quy định hiện hành;

- Được học trước tuổi, học vượt lóp, học ở tuổi cao hơn tuổi quy định.

- Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu về các môn học, thể thao, nghệ thuật do nhà trường tổ chức nếu có đủ điều kiện.

- Được nhận học bổng hoặc trợ cấp khác theo quy định đối với những học sinh được hưởng chính sách xã hội, những học sinh có khó khăn về đời sống và những học sinh có năng lực đặc biệt.

- Được chuyển trường nếu đủ điều kiện theo quy định; thủ tục chuyển trường thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Cơ cấu tổ chức của trường trung học cơ sở được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 9 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định cơ cấu tổ chức của trường trung học như sau:

Điều 9. Cơ cấu tổ chức của trường trung học
Cơ cấu tổ chức trường trung học gồm: hội đồng trường; hiệu trưởng và phó hiệu trưởng; hội đồng thi đua khen thưởng; hội đồng kỷ luật; hội đồng tư vấn; tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam; tổ chức Công đoàn; tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; các tổ chuyên môn; tổ văn phòng; lớp học; tổ phục vụ các hoạt động giáo dục đặc thù của trường chuyên biệt.

Như vậy, cơ cấu tổ chức trường trung học cơ sở gồm: hội đồng trường; hiệu trưởng và phó hiệu trưởng; hội đồng thi đua khen thưởng; hội đồng kỷ luật; hội đồng tư vấn; tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam; tổ chức Công đoàn; tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; các tổ chuyên môn; tổ văn phòng; lớp học; tổ phục vụ các hoạt động giáo dục đặc thù của trường chuyên biệt.