Thực trạng kiểm tra đánh giá môn toán năm 2024

Phân tích thực trạng từ đó xây dựng các giải pháp giúp đổi mới KT, ĐG HS theo hướng phát triển năng lực trong dạy học môn Toán 11.

2.2. Ý nghĩaĐề tài đã nghiên cứu, đề xuất các giải pháp đổi mới hoạt động KT ĐG HS theo hướng phát triển năng lực trong dạy học môn Toán lớp 11. Từ đó tiến hành thực nghiệm sư phạm để khẳng định tính khả thi của đề tài. 3. Tính mới

Đây là đề tài tương đối mới, đảm bảo tính khoa học và ứng dụng cao.

Đề tài giúp bồi dưỡng năng lực KT, ĐG kết quả học tập của HS cho GV; thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, giúp HS phát triển các năng lực trong yêu cầu cần đạt của môn học. 4. Phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp tổng hợp lý luận

Phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài.

4.2. Phương pháp so sánh và phân tích thống kê

Các dữ liệu thu thập được từ khảo sát và hồi cứu tư liệu sẽ được phân loại, sắp xếp, xử lý phục vụ cho phân tích, ĐG.

4.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Để chứng minh tính cần thiết, khả thi của các giải pháp đề xuất, đề tài tiến hành thử nghiệm kế hoạch dạy học trong điều kiện thực tiễn.

5. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu một số biện pháp đổi mới hoạt động KT ĐG theo hướng phát triển năng lực cho HS trong dạy học môn Toán lớp 11.

Đề tài được triển khai thực hiện tại trường trung học phổ thông Nghi Lộc 5.

PHẦN II: NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận 1.1. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực Các nguyên tắc dạy học phát triển phẩm chất, năng lực – Nội dung dạy học, giáo dục phải đảm bảo tính cơ bản, thiết thực, hiện đại Năng lực được coi là sự huy động kiến thức, kĩ năng, niềm tin … để HS thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể. Theo đó, dạy học phát triển phẩm chất, năng lực đặt ra yêu cầu cốt lõi là tập trung vào những gì HS cần có (kiến thức, kĩ năng, niềm tin …) để từ đó họ có thể “làm” được những việc cụ thể, hữu ích hơn là tập trung vào những gì mà HS biết hoặc không biết. – Đảm bảo tính tích cực của người học khi tham gia vào hoạt động học tập – Tăng cường những hoạt động thực hành, trải nghiệm cho HS – Tăng cường dạy học, giáo dục tích hợp – Tăng cường dạy học, giáo dục phân hóa – KT, ĐG theo năng lực là điều kiện tiên quyết trong dạy học phát triển phẩm chất, năng lực 1.2. Đổi mới KT ĐG kết quả học tập của HS theo hướng phát triển năng lực 1.2.1. Các xu hướng hiện đại về KT, ĐG kết quả học tập, giáo dục nhằm phát triển phẩm chất, năng lực HS. 1.2.1.1. Quan điểm hiện đại về KT ĐG kết quả học tập, giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS

  1. ĐG phẩm chất, năng lực: ĐG kết quả học tập theo hướng tiếp cận năng lực cần chú trọng vào khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau.
  2. Định hướng KT, ĐG theo hướng tiếp cận năng lực HS KT ĐG kết quả học tập của HS theo hướng tiếp cận năng lực tập trung vào các định hướng sau: – Chú trọng ĐG quá trình nhằm mục đích phản hồi điều chỉnh quá trình dạy

học. học.

– Chuyển từ chủ yếu ĐG kiến thức, kĩ năng sang ĐG năng lực của người

– Chuyển ĐG từ một hoạt động gần như độc lập với quá trình dạy học

sang việc tích hợp ĐG vào quá trình dạy học.

– Tăng cường sử dụng công nghệ thông tin trong KT, ĐG.

  1. Nội dung ĐG – Phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. – Năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo; – Năng lực đặc thù: ngôn ngữ, tính toán, khoa học, công nghệ, tin học, thẩm mĩ, thể chất.
  2. Một số nguyên tắc của KT ĐG theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS: Đảm bảo tính toàn diện và linh hoạt, tính phát triển HS; ĐG trong bối cảnh thực tiễn; phù hợp với đặc thù môn học. 1.2.1.2. Quy trình KT, ĐG theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS Tuỳ thuộc vào đối tượng ĐG, cấp độ và phạm vi ĐG mà mỗi loại hình ĐG sẽ được tiến hành theo những bước khác nhau. Có 9 bước trong Quy trình KT, ĐG theo định hướng phát triển năng lực HS. 1.2.1.3. Định hướng ĐG kết quả giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS Vận dụng kết hợp nhiều hình thức đánh giá (ĐG quá trình, ĐG định kỳ), nhiều phương pháp đánh giá (quan sát, ghi lại quá trình thực hiện, vấn đáp, trắc nghiệm khách quan, tự luận, KT viết, bài tập thực hành, các dự án/sản phẩm học tập, thực hiện nhiệm vụ thực tiễn,…) và vào những thời điểm thích hợp. 1.2.2. Sử dụng hình thức, phương pháp KT ĐG kết quả học tập trong dạy học, giáo dục HS THPT 1.2.2.1 ĐG thường xuyên (ĐGTX)
  3. Nội dung ĐGTX: ĐGTX tập trung vào các nội dung sau – Sự tích cực, chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập, rèn luyện được giao. – Sự hứng thú, tự tin, cam kết, trách nhiệm của HS khi thực hiện các hoạt động học tập cá nhân. – Thực hiện các nhiệm vụ hợp tác nhóm.
  4. Thời điểm ĐGTX: Thực hiện linh hoạt trong quá trình dạy học và giáo dục, không bị giới hạn bởi số lần ĐG.
  5. Người thực hiện ĐGTX: Đối tượng tham gia ĐGTX rất đa dạng, bao gồm: GV ĐG, HS tự ĐG, HS ĐG chéo, phụ huynh ĐG và đoàn thể, cộng đồng ĐG.
  6. Phương pháp, công cụ ĐGTX

– Phương pháp KT, ĐGTX có thể là KT viết, quan sát, thực hành, ĐG qua hồ sơ và sản phẩm học tập… – Công cụ có thể dùng là phiếu quan sát, các thang đo, bảng kiểm, thẻ KT/phiếu KT, các phiếu ĐG tiêu chí, phiếu hỏi, hồ sơ học tập, các loại câu hỏi vấn đáp… được GV tự biên soạn hoặc tham khảo từ các tài liệu hướng dẫn. 1.2.2.2. ĐG định kỳ (ĐGĐK)

  1. Nội dung ĐGĐK : ĐG mức độ thành thạo của HS ở các yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực sau một giai đoạn học tập giữa/cuối .
  2. Thời điểm ĐGĐK: ĐGĐK thường được tiến hành sau khi kết thúc một giai đoạn học tập (giữa kì, cuối kì).
  3. Phương pháp, công cụ ĐGĐK Phương pháp ĐGĐK có thể là KT viết trên giấy hoặc trên máy tính; thực hành; vấn đáp, ĐG thông qua sản phẩm học tập… Công cụ ĐGĐK có thể là các câu hỏi, bài KT, dự án học tập, sản phẩm nghiên cứu,…
  4. Vận dụng hình thức ĐGĐK trong dạy học môn Toán Ma trận phân bổ câu hỏi và mức độ. So với bảng mô tả tiêu chí của đề KT

được giới thiệu trong công văn Số: 8773/BGDĐT-GDTrH, ma trận phân bổ câu hỏi và mức độ ở đây có thêm ô thành tố năng lực. Sử dụng thang ĐG bốn mức độ theo công văn 5512/BGDĐT-GDTrH GV ra đề KT cần xác định được từng câu hỏi, bài tập trong đề KT góp phần ĐG thành tố năng lực nào. GV lập riêng một bảng xác định yêu cầu cần đạt về liên quan đến chủ đề/bài dạy, yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực GV xây dựng ma trận, đặc tả đề KT, ĐG định kì của các môn học trong từng khối lớp với ngân hàng câu hỏi tự luận và câu hỏi trắc nghiệm khách quan theo 4 mức độ yêu cầu: Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao. GV căn cứ vào ma trận, từ “nguồn” câu hỏi, bài tập Toán đã xây dựng trong quá trình dạy học để hàng ngày, xây dựng đề KT phù hợp. 1.2.3. Xây dựng công cụ KT ĐG kết quả học tập và sự tiến bộ của HS THPT về phẩm chất và năng lực trong dạy học môn Toán. Thứ nhất, xây dựng công cụ KT ĐG kết quả học tập. Có 8 công cụ ĐG: Câu hỏi, bài tập, đề KT, bảng kiểm, sản phẩm học tập, hồ sơ học tập, thang ĐG, rubric. Thứ hai, xây dựng kế hoạch KT, ĐG trong dạy học chủ đề/ bài dạy. 1.2.4. Phân tích và sử dụng kết quả KT ĐG theo đường phát triển năng lực để ghi nhận sự tiến bộ của HS và đổi mới phương pháp dạy học môn Toán

ở THPT: Sử dụng thang ĐG 4 cấp độ (Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao).

2. Thực trạng Để khảo sát thực trạng hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS, chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra qua phiếu điều tra bằng google form. Bảng hỏi được thiết kế gồm 4 nội dung chính: ĐG về mục đích, nội dung, hình thức và các khâu tiến hành hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS. Mỗi nội dung bao gồm nhiều tiêu chí ĐG, mỗi tiêu chí có 4 phương án để lựa chọn và được tính điểm theo quy ước 4 mức 1 – 2 – 3 – 4 tương ứng với các mức độ “Hoàn toàn không đồng ý”; “Không đồng ý”, “Phân vân”, và “Hoàn toàn đồng ý”. Khách thể khảo sát gồm 65 cán bộ GV và 205 HS ở trường THPT Nghi Lộc 5 trong học kì 1 năm học 2021-2022. 2.1. Thực trạng nhận thức về mục đích thực hiện hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS Bảng 1. Nhận thức của GV và HS về mục đích thực hiện hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS TT Mục đích KT, ĐG kết quả học tập của HS GV HS ĐTB ĐTB 1 Là cơ sở để ĐG, xếp loại học lực của HS 3,5 3,52 2 Là cơ sở xét lên lớp, xét tốt nghiệp 3,04 3,06 3 Cung cấp thông tin phản hồi cho HS 2,89 2,96 4 Cung cấp thông tin phản hồi cho phụ huynh 3,13 3,06 5 Cung cấp thông tin phản hồi cho GV 3,34 3,37 6 Cung cấp thông tin phản hồi cho CBQL 3,01 2,60 7 Góp phần động viên, khen thưởng hay nhắc nhở HS học tập 3,05 2,98 8 Là yếu tố ĐG chất lượng giảng dạy của nhà trường 3,20 3,30 9 Giúp HS phát triển khả năng tự ĐG 2,78 2,99 Chú thích: ĐTB: Điểm trung bình, 1≤ ĐTB ≤ 4

Kết quả khảo sát ở bảng 1 cho thấy, mục đích của việc KT, ĐG kết quả học tập của HS được hai khách thể ĐG cao nhất “Là cơ sở để ĐG, xếp loại học lực của HS” (ĐTB lần lượt là 3,50 và 3,52). Mục đích thứ hai của việc KT, ĐG kết quả học tập của HS được các khách thể ĐG cao là “Cung cấp thông tin phản hồi cho GV” (ĐTB lần lượt 3,34 và 3,37). Đây cũng chính là cơ sở thực tiễn quan trọng để GV tiếp tục điều chỉnh, hoàn thiện phương pháp dạy học, nội dung bài dạy đáp ứng yêu cầu về mục tiêu của dạy học và phù hợp với nhận thức của HS.