Trước khi chích vaccine covid cần chuẩn bị gì

Ngày 18/3, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 1624/QĐ-BYT về việc ban hành hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19  của AstraZeneca. Theo đó, hướng dẫn này quy định các đối tượng đủ điều kiện tiêm và không nên tiêm.

Quyết định này theo đề nghị của Hội đồng chuyên môn xây dựng hướng dẫn tạm thời quy trình khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca tại cuộc họp nghiệm thu hướng dẫn ngày 17/3.

Trước khi chích vaccine covid cần chuẩn bị gì

Tiêm vaccine COVID-19 cho cán bộ y tế.

Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca để nhằm phát hiện và phân loại các đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng vaccine phòng COVID-19. Theo đó, các đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng là người từ 18 tuổi trở lên, không quá mẫn với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào liệt kê trong thành phần của vaccine.

Ngoài ra, có 9 đối tượng trì hoãn tiêm chủng, gồm: Người đang mắc bệnh cấp tính; phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ; những người bị suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch, ung thư giai đoạn cuối, xơ gan mất bù; người trong vòng 14 ngày trước có điều trị corticoid liều cao hoặc điều trị hóa trị, xạ trị; người trong vòng 90 ngày trước có điều trị immunoglobulin hoặc điều trị huyết tương của người bệnh COVID-19; tiêm vaccine khác trong vòng 14 ngày trước; người đã mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng; người trên 65 tuổi; người bị giảm tiểu cầu hoặc rối loạn đông máu.

Tại hướng dẫn này cũng quy định 4 đối tượng cần thận trọng tiêm chủng. Cụ thể các đối tượng (như: Người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác; người có bệnh nền nặng, bệnh mạn tính chưa được điều trị ổn định; người mất tri giác, mất năng lực hành vi; người có bệnh mạn tính có phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống (Mạch dưới 60 lần/phút hoặc trên 100 lần/phút; huyết áp tăng hoặt giảm, nhịp thở trên 25 lần/phút …) phải được khám sàng lọc kỹ và tiêm chủng trong bệnh. Đặc biệt, chống chỉ định với người có tiền sử phản vệ từ độ 2 trở lên tại lần tiêm trước hoặc với bất cứ thành phần nào của vaccine.

Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca có hiệu lực từ ngày 18/3 và được áp dụng cho tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh, cơ sở tiêm chủng nhà nước và tư nhân trên cả nước.

Trước khi tiêm, cán bộ tiêm chủng phải hỏi kỹ tiền sử bệnh. Cụ thể là tình trạng sức khỏe hiện tại để phát hiện các bệnh cấp tính mà người tiêm đang mắc, trong đó đặc biệt lưu ý với người đang sử dụng kháng sinh, thuốc kháng nấm, thuốc điều trị HIV (bằng thuốc ARV).

Cùng với đó, trong quá trình khám sàng lọc, nhân viên y tế cần hỏi về tiền sử tiêm vaccine phòng COVID-19; tiền sử tiêm vaccine khác trong 14 ngày qua; tiền sử điều trị khỏi vaccine COVID-19  tiền sử suy giảm miễn dịch, ung thư, đang dùng thuốc corticoid, ức chế, miễn dịch; tiền sử bệnh nền; tiền sử rối loạn đông máu, cầm máu hoặc đang dùng thuốc chống đông hoặc người đang mang thai, phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ.

Cũng theo hướng dẫn này, các vaccine phòng COVID-19 không thay thế được cho nhau nên cán bộ tiêm chủng cần khai thác chính xác loại vaccine và thời gian đã tiêm vaccine của người chuẩn bị tiêm phòng. 

Ngoài ra, nhân viên y tế cần phải hỏi về tiền sử dị ứng của người chuẩn bị tiêm phòng, đó là tiền sử bệnh dị ứng của cá nhân (như: Viêm mũi dị ứng, hen phế quản...); tiền sử bệnh dị ứng của gia đình (như: Bố, mẹ, con, anh chị em ruột...); các loại dị nguyên đã gây dị ứng (như: Côn trùng, thực phẩm, phấn hoa, bụi nhà, hóa chất, mỹ phẩm, dược phẩm...); tiền sử dị ứng nặng, bao gồm phản vệ và tiền sử dị ứng với vaccine và bất kỳ thành phần nào của vaccine…

Hướng dẫn này cũng yêu cầu nhân viên y tế khám sàng lọc phải được tập huấn chuyên môn về khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19. Sau khi khám sàng lọc, đối tượng nào nếu đủ điều kiện tiêm chủng sẽ được tư vấn và ký giấy cam kết đồng ý tiêm chủng.

Thông tin từ Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia sáng 18/3 cho hay, đã có thêm 3.359 người được tiêm vaccine AstraZeneca phòng COVID-19 trong ngày 17/3.

Như vậy, tổng cộng đã thực hiện tiêm vaccine phòng COVID-19 cho 24.054 người từ ngày 8-17/3. Họ là cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ COVID-19 cộng đồng và Ban Chỉ đạo phòng chống dịch.

Theo ncov.moh.gov.vn

Các kháng thể có thể đánh dấu những kẻ xâm nhập đáng ngờ để tiêu diệt và một số có thể liên kết với một phần của mầm bệnh để ngăn chặn nó lây nhiễm hoàn toàn vào các tế bào. Đây là kháng thể "trung hòa". ngăn chặn trực tiếp virus xâm nhập. Kháng thể trung hòa nhập tế bào và gây bệnh. Nhưng, các kháng thể sẽ suy yếu sau khi nhiễm bệnh, do lympho B tồn tại trong thời gian ngắn tạo ra kháng thể và sẽ chết đi nhanh chóng.

Theo dữ liệu từ Israel, quốc gia đã triển khai một chiến dịch tiêm chủng tích cực bằng cách sử dụng vaccine mRNA Pfizer & BioNTech, cho thấy khả năng bảo vệ chống lại nhiễm trùng của vaccine này giảm từ 95% xuống chỉ còn 39% trong suốt 5 tháng.

Từ những con số này, các nhà nghiên cứu thấy rằng: Theo thời gian, dù mất dần khả năng ngăn chặn sự lây nhiễm, nhưng vaccine vẫn giữ được khả năng ngăn ngừa bệnh tật nghiêm trọng. Khả năng bảo vệ khỏi nhiễm trùng có thể đang suy yếu, nhưng khả năng bảo vệ khỏi nhập viện dường như đang được duy trì.

Và bất kể loại vaccine nào, liều thứ 4 có thể làm tăng cao mức độ kháng thể "trung hòa", điều này có thể ngăn chặn sự xâm nhiễm virus vào tế bào.

Trước khi chích vaccine covid cần chuẩn bị gì

Trước khi tiêm vaccine COVID-19 mũi 4 cần chuẩn bị những gì?

Khi tiêm chủng, bạn nên tuân theo quy định tại cơ sở y tế đồng thời có những sự chuẩn bị sẵn sàng, nhằm tiết kiệm thời gian cho bản thân cũng như thuận lợi trong quá trình tiêm. Trước khi tiêm phòng COVID-19 mũi 4, bạn cần chuẩn bị những vấn đề sau:

  • Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ chứng minh độ tuổi, nghề nghiệp, khai báo y tế

  • Chuẩn bị hồ sơ về sức khỏe của bạn. Đặc biệt là khi bạn đang mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường, bệnh thân, bị dị ứng thuốc. Hãy xuất trình hồ sơ này và nhờ sự tư vấn của bác sĩ trước khi tiêm

  • Không nên dùng steroid trước khi tiêm: Đây là thành phần có trong thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp hay bệnh lý tự miễn. Trước khi tiêm chủng một tuần bạn không nên dùng loại thuốc này để không làm suy giảm miễn dịch

  • Đi tiêm đúng lịch của Bộ Y tế khuyến cáo

  • Trước khi tiêm không dùng thuốc giảm đau, nhất là thuốc giảm đau không kê đơn. Chúng có thể ngăn cách việc huấn luyện hệ thống miễn dịch đối phó với virus. Vì vậy, sau khi tiêm nếu bạn cảm thấy đau cánh tay hay sốt thì không nên quá lo lắng. Đó là phản ứng bình thường khi hệ thống miễn dịch đang tạo kháng thể

  • Uống đủ nước nhằm hạn chế sự khó chịu do vaccine gây ra

  • Tuyệt đối không uống rượu bia trước, trong và sau ngày tiêm để hệ miễn dịch ở trạng thái tốt nhất

  • Mặc trang phục thuận lợi cho việc tiêm như áo phông cộc tay

  • Chủ động tìm hiểu trước về các phản ứng phụ của vaccine và giữ giấy xác nhận tiêm phòng. Bạn cũng có thể hỏi bác sĩ về những phản ứng sẽ xảy ra sau khi tiêm và cách xử lý.

Sau tiêm, cơ thể mệt mỏi do tác dụng phụ, nên nghỉ ngơi, có thể tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ chậm... Không uống rượu bia vì có thể gây khó khăn khi phân biệt phản ứng của rượu, bia và phản ứng của vaccine. Không ăn thức ăn nhanh, đồ chiên, nướng, chứa nhiều chất béo bão hoà làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể, gây hại sức khỏe.

Trường hợp sau tiêm chủng bị mất ngủ kéo dài hoặc bồn chồn kèm theo một trong các dấu hiệu như hoa mắt, chóng mặt, tức ngực, khó thở, mạch nhanh, tăng hoặc tụt huyết áp, co quắp chân tay... cần được đưa ngay đến cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.

Viện Y học ứng dụng Việt Nam (tổng hợp) -

Hãy cẩn thận làm theo hướng dẫn khi sử dụng bộ dụng cụ tự xét nghiệm COVID-19. Liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe khi có câu hỏi, kể cả khi các triệu chứng của quý vị trở nên tệ hơn. Quý vị có thể tùy chỉnh thay đổi tên nhà cung cấp và số điện thoại trong tài liệu bản in này.

Sử dụng bộ dụng cụ tự xét nghiệm [1 Page, 322 KB]

Đừng trì hoãn: Xét nghiệm ngay và điều trị sớm

Nếu quý vị đang có các triệu chứng của COVID-19 và có nguy cơ cao mắc bệnh nặng, xin đừng trì hoãn. Xét nghiệm càng sớm càng tốt và nếu kết quả dương tính, hãy liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Điều trị phải bắt đầu sớm để có hiệu quả.

Đừng trì hoãn: Xét nghiệm ngay và điều trị sớm [1 Page, 279 KB]

Các triệu chứng của vi-rút Corona (COVID-19)

Bệnh nhân mắc COVID-19 sẽ bị bệnh đường hô hấp từ mức nhẹ đến nghiêm trọng. Các triệu chứng có thể bao gồm sốt, ho và hụt hơi. Các triệu chứng có thể xuất hiện trong vòng 2-14 ngày sau khi phơi nhiễm.

Các triệu chứng của vi-rút Corona (COVID-19) [1 Page, 844 KB]

Cách thức hoạt động của vắc-xin véc-tơ vi-rút

Đồ họa thông tin này giải thích cách thức hoạt động của vắc-xin véc-tơ vi-rút.

Cách thức hoạt động của vắc-xin véc-tơ vi-rút [1 Page, 94 KB]

Cách thức hoạt động của vắc-xin mRNA ngừa COVID-19

Đồ họa thông tin này giải thích cách thức hoạt động của vắc-xin mRNA ngừa COVID-19.

Cách thức hoạt động của vắc-xin mRNA ngừa COVID-19 [1 Page, 103 KB]

Tờ thông tin v-safe

Sử dụng tờ thông tin này để tìm hiểu thêm về v-safe, bao gồm hướng dẫn về cách đăng ký và hoàn thành việc kiểm tra sức khỏe.

Tờ thông tin v-safe [1 Page, 249 KB]

10 điều quý vị có thể làm để kiểm soát các triệu chứng COVID-19 tại nhà

Tờ thông tin về những việc quý vị có thể làm tại nhà để kiểm soát các triệu chứng COVID-19.

10 điều quý vị có thể làm để kiểm soát các triệu chứng COVID-19 tại nhà [1 Page, 499 KB]

Giữ an toàn cho bệnh nhân lọc thận

Tài liệu dành cho bệnh nhân đang lọc thận để tìm hiểu thêm về cách tự bảo vệ bản thân khỏi COVID-19 và tầm quan trọng của việc không trì hoãn những lần đi điều trị.

Giữ an toàn cho bệnh nhân lọc thận [1 Page, 390 KB]