Xây dựng quy trình quản lý an toàn hóa chất năm 2024

Hiểu được tất cả các vấn đề đó, các chuyên gia của Crs Vina đã xây dựng khóa học “Quản lý hóa chất tại doanh nghiệp” nằm giúp đỡ tháo gỡ phần nào những khó khăn đó của doanh nghiệp

Vậy “Quản lý hóa chất tại doanhnghiệp” là gì?

Là một hệ thống quản lý nhằm kiểm soát các hóa chất được sử dụng tại doanh nghiệp đó nhằm đảm bảo sự an toàn trong quá trình bảo quản, sử dụng dựa trên các quy định của pháp luật. Giảm thiểu tối đa các sự cố do hóa chất gây ra tại doanh nghiệp

Tầm quan trọng của việc “Quản lý hóa chất tại doanh nghiệp”?

🔰 Tuân thủ các quy định văn bản nhà nước về Quản lý trong sử dụng, bảo quản, buôn bán, sản xuất hoá chất.

🔰 Nâng cao năng lực cạnh tranh về An toàn, sức khoẻ và môi trường của cơ sở;

🔰 Xây dựng được Hệ thống quản lý hóa chất tại doanh nghiệp giúp lãnh đạo tối ưu việc sắp xếp nhân sự và quy trình kiểm soát hóa chất tại đơn vị mình.

🔰 Giúp cho các bộ phận phía dưới có được phương thức hoạt động và giải quyết các tình huống phát sinh với mục tiêu cuối cùng là sử dụng và bảo quản hóa chất một cách an toàn nhất.

🔰 Giúp cho công nhân viên của công ty nắm được các yêu cầu cơ bản trong việc sử dụng hóa chất an toàn.

Xây dựng quy trình quản lý an toàn hóa chất năm 2024

Nội dung khóa học “Quản lý hóa chất tại doanh nghiệp”

🔰 Ở khóa học này, Đơn vị sẽ được chuyên gia của Crs Vina:

🔰 Hệ thống hóa lại toàn bộ của văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực hóa chất.

🔰 Trình bày Cấu trúc cho một hệ thống Quản lý hóa chất, các vấn đề chính trong việc Quản lý hóa chất tại doanh nghiệp

🔰 Trình bày các nguyên tắc và hướng dẫn chi tiết các yêu cầu về kho lưu trữ hóa chất; kiểm kê hóa chất; thải bỏ hóa chất; vận chuyển hóa chất; sử dụng hóa chất an toàn

như:.

🔢 Kiểm kê hóa chất

🔢 MSDS

🔢 Đào tạo và ứng phó khẩn cấp hóa chất

🔢 Bảo hộ lao động (PPE) và dụng cụ an toàn hóa chất

🔢 Tem nhãn và cảnh báo hóa chất

🔢 Lưu trữ hóa chất

🔢 Mua hóa chất

🔢 Quản lý chất hạn chế

🔢 Truy xuất nguồn gốc hóa chất

🔢 Thay thế hóa chất & vấn đề phát triển bền vững

Đặc biệt, Chuyên gia sẽ đi thực tế tại doanh nghiệp trao đổi và giải đáp các thắc mắc của đơn vị xung quanh vấn đề quản lý hóa chất

Với sự hướng dẫn của các chuyên gia có kinh nghiệm thực tế từ 10-15 năm trong lĩnh vực hóa chất.Crs Vina Tự tin sẽ cung cấp một khóa học đảm bảo chất lượng và giải quyết các vướng mắc của doanh nghiệp trong khâu quản lý hóa chất.

Chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, cất giữ và sử dụng hóa chất có ít nhất 01 hóa chất thuộc Phụ lục IV của Nghị định 113/2017/NĐ-CP với khối lượng tồn trữ lớn nhất tại một thời điểm lớn hơn hoặc bằng ngưỡng khối lượng quy định tại Phụ lục này phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đối với tất cả các hóa chất nguy hiểm mà dự án có hoạt động và trình bộ quản lý ngành, lĩnh vực thẩm định, phê duyệt trước khi chính thức đưa dự án vào hoạt động.

3. Nội dung cơ bản của Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất (theo quy định tại Điều 39 của Luật hóa chất)

  • Thông tin về đặc tính, khối lượng, công nghệ sản xuất, sử dụng hóa chất, đặc điểm điều kiện địa lý, dân cư, môi trường nơi có hoạt động hóa chất.
  • Dự báo các nguy cơ gây ra sự cố và kế hoạch kiểm tra, giám sát các nguồn nguy cơ sự cố hóa chất.
  • Dự báo tình huống xảy ra sự cố hóa chất và các giải pháp phòng ngừa.
  • Năng lực ứng phó sự cố hóa chất bao gồm trang thiết bị, nhân lực, kế hoạch phối hợp với các lực lượng tại địa phương, kế hoạch sơ tán người, tài sản.
  • Phương án khắc phục hậu quả sự cố hóa chất theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

4. Hồ sơ đề nghị thẩm định Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất

  • Văn bản đề nghị thẩm định Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất theo mẫu;
  • Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất gồm 09 bản.
  • Thời hạn thẩm định, phê duyệt Kế hoạch là 22 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ nhận đủ hồ sơ hợp lệ, không bao gồm thời gian tổ chức, cá nhân phải hoàn chỉnh hồ sơ.

5. Thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất:

Bộ quản lý ngành, lĩnh vực chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy, Bộ Công thương và cơ quan quản lý nhà nước có liên quan tổ chức thẩm định, phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất.

Mẫu Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất:

Theo hướng dẫn của Thông tư 32/2017/TT-BCT của Bộ Trưởng Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện xây dựng Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hoá chất cho nhà xưởng, kho hoá chất có bố cục như sau (tại Phụ lục 6 Thông tư 32/2017/TT-BCT):

  1. MẪU BÌA KẾ HOẠCH PHÒNG NGỪA ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT

Xây dựng quy trình quản lý an toàn hóa chất năm 2024

Xây dựng quy trình quản lý an toàn hóa chất năm 2024

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT

MỞ ĐẦU

  1. Giới thiệu về dự án hoặc cơ sở hóa chất.
  2. Tính cần thiết phải lập Kế hoạch.
  3. Các căn cứ pháp lý lập Kế hoạch.

Chương 1

THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN/CƠ SỞ HÓA CHẤT

  1. Thông tin về quy mô đầu tư, sản xuất kinh doanh: Công suất, diện tích xây dựng, địa điểm xây dựng công trình.
  2. Các hạng mục công trình bao gồm công trình chính, công trình phụ trợ và các công trình khác, danh mục thiết bị sản xuất chính.
  3. Công nghệ sản xuất, thuyết minh chi tiết các công đoạn sản xuất, sử dụng, vận chuyển, lưu trữ hóa chất.
  4. Bản kê khai tên hóa chất, khối lượng, phân loại, đặc tính lý hóa học, độc tính của mỗi loại hóa chất nguy hiểm là nguyên liệu, hóa chất trung gian và hóa chất thành phẩm.
  5. Bản mô tả các yêu cầu kỹ thuật về bao gói, bảo quản và vận chuyển của mỗi loại hóa chất nguy hiểm, bao gồm:

– Các loại bao bì, bồn, thùng chứa hóa chất nguy hiểm dự kiến sử dụng trong sản xuất, bảo quản, vận chuyển, vật liệu chế tạo và lượng chứa lớn nhất của từng loại;

– Tiêu chuẩn thiết kế, chế tạo (trường hợp áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài phải ghi rõ tên tiêu chuẩn và tên tổ chức ban hành);

– Các điều kiện bảo quản về nhiệt độ, áp suất; yêu cầu phòng chống va đập, chống sét, chống tĩnh điện;

– Các phương tiện, hệ thống vận chuyển nội bộ dự kiến sử dụng trong dự án, cơ sở hóa chất.

  1. Mô tả điều kiện địa hình, khí hậu, hệ thống giao thông, hệ thống thoát nước khu vực xung quanh vị trí thực hiện dự án, cơ sở hóa chất.
  2. Bản danh sách các công trình công nghiệp, quân sự, khu dân cư, hành chính, thương mại, các công trình tôn giáo, các khu vực nhạy cảm về môi trường trong phạm vi 1000 m bao quanh vị trí dự án, cơ sở hóa chất.

Chương 2

DỰ BÁO NGUY CƠ, TÌNH HUỐNG XẢY RA SỰ CỐ HÓA CHẤT

  1. Dự báo điểm nguy cơ

Lập danh sách các điểm nguy cơ bao gồm các vị trí đặt các thiết bị sản xuất hóa chất nguy hiểm chủ yếu, các thiết bị hoặc khu vực tập trung lưu trữ hóa chất nguy hiểm kèm theo điều kiện công nghệ sản xuất, bảo quản; số người lao động dự kiến có mặt trong khu vực.

  1. Dự báo các tình huống

Dự báo tình huống sự cố điển hình có thể xảy ra tại các điểm nguy cơ đã nêu, ước lượng về hậu quả tiếp theo, phạm vi tác động, mức độ tác động đến người và môi trường xung quanh khi sự cố không được kiểm soát, ngăn chặn (việc xác định hậu quả phải dựa trên mức độ hoạt động lớn nhất của thiết bị sản xuất hoặc lưu trữ hóa chất nguy hiểm trong điều kiện khắc nghiệt nhất).

Chương 3

GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA

  1. Các biện pháp về quản lý

– Nội quy, quy trình, cảnh báo, giám sát.

– Huấn luyện an toàn hóa chất.

– Kế hoạch kiểm định, bảo trì, bảo dưỡng thiết bị công nghệ.

  1. Giải pháp về kỹ thuật

Các giải pháp phòng ngừa, liên quan đến công nghệ, thiết kế, trang thiết bị phục vụ sản xuất.

  1. Kế hoạch kiểm tra, giám sát các nguồn nguy cơ xảy ra sự cố; Kế hoạch kiểm tra thường xuyên, đột xuất; trách nhiệm của người kiểm tra, nội dung kiểm tra, giám sát.

Chương 4

KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT

  1. Kế hoạch ứng phó đối với các tình huống đã dự báo.
  2. Kế hoạch phối hợp các lực lượng bên trong và bên ngoài tham gia ứng phó sự cố hóa chất.
  3. Kế hoạch sơ tán người và tài sản.

Chương 5

NĂNG LỰC ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT

  1. Năng lực quản lý

Hệ thống tổ chức, điều hành ứng phó sự cố.

  1. Nhân lực của cơ sở hóa chất

– Yêu cầu tối thiểu đối với các vị trí làm việc liên quan đến hóa chất và lực lượng ứng phó.

– Kế hoạch huấn luyện, diễn tập ứng phó sự cố hóa chất đối với các kịch bản đã nêu trên.

  1. Năng lực về cơ sở vật chất, trang thiết bị

– Danh sách hiện có về trang thiết bị, phương tiện sử dụng ứng phó sự cố hóa chất: tên thiết bị, số lượng, tình trạng thiết bị; hệ thống bảo vệ, hệ thống dự phòng nhằm cứu hộ, ngăn chặn sự cố, trang bị bảo hộ cho người lao động và lực lượng tham gia ứng cứu cơ sở phù hợp với các hóa chất nguy hiểm trong cơ sở, dự án.

– Hệ thống báo nguy, hệ thống thông tin nội bộ và thông báo ra bên ngoài trong trường hợp sự cố khẩn cấp.

– Kế hoạch thay thế, sửa chữa, bổ sung các thiết bị nêu trên.

Chương 6

PHƯƠNG ÁN KHẮC PHỤC HẬU QUẢ SỰ CỐ HÓA CHẤT

Nội dung của phương án khắc phục hậu quả sự cố hóa chất bao gồm:
  1. Giải pháp kỹ thuật khắc phục hậu quả sự cố hóa chất.
  2. Phương án bồi thường thiệt hại do sự cố hóa chất gây ra.

KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT CỦA CHỦ ĐẦU TƯ

  1. Những kiến nghị của chủ đầu tư dự án, cơ sở hóa chất.
  2. Cam kết của chủ đầu tư dự án, cơ sở hóa chất.

PHỤ LỤC CÁC TÀI LIỆU KÈM THEO

  1. Giấy chứng nhận đầu tư của dự án hoặc Giấy chứng nhận đăng ký của cơ sở hóa chất.
  2. Sơ đồ vị trí khu đất đặt dự án, cơ sở hóa chất (khổ giấy A3 trở lên).
  3. Sơ đồ tổng mặt bằng của dự án, cơ sở hóa chất (khổ giấy A3 trở lên).
  4. Sơ đồ mô tả các vị trí lưu trữ, bảo quản hóa chất dự kiến trong mặt bằng dự án, cơ sở và trạng thái bảo quản (ngầm, nửa ngầm, trên mặt đất) (khổ giấy A3 trở lên).
  5. Sơ đồ thoát hiểm khi xảy ra sự cố hóa chất.
  6. Các giấy tờ, tài liệu khác liên quan đến nội dung của kế hoạch.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tham khảo (nếu có): Bao gồm tên tài liệu tham khảo, tên tác giả, năm xuất bản, nhà xuất bản./.

Antoanhoachat.vn chuyên tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất

Chúng tôi vừa chia sẽ một số nội dung liên quan đến việc thực hiện xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất cho doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định 113/2017/NĐ-CP & Nghị định 82/2022/NĐ-CP của Chính phủ, Thông tư 32/2017/TT-BCT và Thông tư 17/2022/TT-BCT của Bộ Công Thương.

Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm các nội dung khác liên quan đến các thủ tục xin cấp giấy phép của hoạt động hoá chất khác tại trang