Ý kiến chấp nhận toàn phần của kiểm toán viên năm 2024

Kiểm toán báo cáo tài chính, là một loại hình dịch vụ có đảm bảo, sản phẩm cuối cùng là “Ý kiến của kiểm toán viên” cho báo cáo tài chính đã được kiểm toán của doanh nghiệp. Dựa vào “ý kiến kiểm toán”, người sử dụng báo cáo tài chính sẽ có quyết định phù hợp hơn với các thông tin tài chính kế toán doanh nghiệp cung cấp.

Vậy, khi đọc báo cáo tài chính đã được kiểm toán, thì không thể bỏ qua “ý kiến của kiểm toán”. Cơ sở pháp luật của các loại ý kiến kiểm toán là các Chuẩn mực kiểm toán số 700, 705, 706, 710, 720, 800, 805, 810, 1000, 930, 920

Có thể bạn quan tâm: Hệ thống tài khoản kế toán theo Thông tư 200 ( Song ngữ Việt - Anh)
  • Ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần.
  • Ý kiến kiểm toán chấp nhận từng phần.
  • Ý kiến kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến.
  • Ý kiến kiểm toán trái ngược.
    Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ Kiểm toán AS

Thứ nhất, ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần:

Ý kiến chấp nhận toàn phần được đưa ra, khi kiểm toán viên đã thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp làm cơ sở để kết luận rằng, báo cáo tài chính phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu.

Ví dụ: Theo ý kiến của chúng tôi, báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của Công ty ABC tại ngày 31/12/20x1, cũng như kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ cho năm tài chính kết thúc cùng ngày, phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán (doanh nghiệp) Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính.

Thứ hai, ý kiến kiểm toán chấp nhận từng phần, hay còn gọi là ý kiến kiểm toán ngoại trừ:

Ý kiến chấp nhận từng phần được đưa ra khi kiểm toán viên kết luận rằng, báo cáo tài chính chỉ phản ánh trung thực, và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu về tình hình tài chính của đơn vị, nếu không bị ảnh hưởng bởi yếu tố tuỳ thuộc (hoặc ngoại trừ), mà kiểm toán viên đã nêu ra ý kiến, trong báo cáo kiểm toán.

Có hai trường hợp ý kiến ngoại trừ:

  • Trường hợp 1: Kiểm toán viên dựa trên bằng chứng kiểm toán đầy đủ, thích hợp đã thu thập được, kiểm toán viên kết luận là các sai sót khi xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, có ảnh hưởng trọng yếu nhưng không lan tỏa đối với báo cáo tài chính.
  • Trường hợp 2: Kiểm toán viên không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán, nhưng Kiểm toán viên kết luận rằng những ảnh hưởng có thể có, của các sai sót chưa được phát hiện (nếu có) có thể là trọng yếu, nhưng không lan tỏa đối với báo cáo tài chính.

Ví dụ: Theo ý kiến của chúng tôi, ngoại trừ ảnh hưởng của vấn đề nêu tại đoạn “Cơ sở của ý kiến kiểm toán ngoại trừ”, báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của Công ty ABC tại ngày 31/12/20x1, cũng như kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ cho năm tài chính kết thúc cùng ngày, phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán (doanh nghiệp) Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính.

Thứ ba, ý kiến “Từ chối, đưa ra ý kiến kiểm toán”

Ý kiến “Từ chối, đưa ra ý kiển kiểm toán” được đưa ra, khi Kiểm toán viên không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán, và, kiểm toán viên kết luận rằng những ảnh hưởng có thể có của các sai sót chưa được phát hiện (nếu có), có thể là trọng yếu và lan tỏa đối đối với báo cáo tài chính.

Ví dụ: Do tầm quan trọng của vấn đề nêu tại đoạn “Cơ sở của việc từ chối đưa ra ý kiến”, chúng tôi không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán. Do đó, chúng tôi không thể đưa ra ý kiến kiểm toán về báo cáo tài chính đính kèm.

Thứ tư, “Ý kiến kiểm toán trái ngược”:

Ý kiến kiểm toán trái ngược được đưa ra, khi Kiểm toán viên dựa trên các bằng chứng kiểm toán đầy đủ, thích hợp đã thu thập được, kết luận các sai sót, xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, có ảnh hưởng trọng yếu, và lan tỏa đối với báo cáo tài chính.

Ví dụ: Theo ý kiến của chúng tôi, do tầm quan trọng của vấn đề nêu tại “Cơ sở của ý kiến kiểm toán trái ngược”, báo cáo tài chính hợp nhất đã không phản ánh trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của Tập đoàn (Tổng Công ty) ABC tại ngày 31/12/20x1, cũng như kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ cho năm tài chính kết thúc cùng ngày, không phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán (doanh nghiệp) Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất.

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ Ý KIẾN KIỂM TOÁN KHI ĐỌC BCTC

Một câu hỏi thường gặp đối với người đọc báo cáo tài chính đã được kiểm toán là:

“Liệu, ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần, có đảm bảo chắc chắn rằng báo cáo tài chính sẽ không có sai sót hay không ? ”.

Một cuộc kiểm toán được lập kế hoạch, và thực hiện đúng theo quy định của chuẩn mực kiểm toán, thì Kiểm toán viên vẫn có thể, không phát hiện được hết sai sót hay gian lận. Do đó, ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần, không có nghĩa là báo cáo tài chính đã được kiểm toán, không còn tồn tại các sai sót, “mà có thể có sai sót”, nhưng sai sót đó là không trọng yếu.

Để biết thông tin chi tiết, các bạn có thể tham khảo một số chuẩn mực kiểm toán như: chuẩn mực số 700, 705, 706, 710, 720, 800, 805, 810, 1000, 930, 920.

Một số quan điểm cho rằng khi báo cáo tài chính đã được kiểm toán phát hành thì trách nhiệm của Ban Giám Đốc đã hoàn thành đối với sổ sách kế toán, các diễn giải hay trách nhiệm số liệu còn lại thuộc về kiểm toán viên và công ty kiểm toán. Đây là một quan điểm không đúng hay còn gọi là hiểu lầm và sai lầm.

Pháp luật kiểm toán yêu cầu bắt buộc một số doanh nghiệp hay một số trường hợp sử dụng báo cáo kế toán như vay, hợp nhất, đấu thầu . . . phải kiểm toán và khuyến khích các doanh nghiệp khác phải kiểm toán. Mục đích việc kiểm toán báo cáo tài chính là làm gia tăng độ tin cậy thông tin tài chính doanh nghiệp khi công bố ra bên ngoài. Mặc khác doanh nghiệp tự thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính nhằm nhận diện chính mình trong việc chấp hành các Chuẩn mực kế toán và quản lý được các rủi ro báo cáo tài chính trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Trong chuẩn mực kiểm toán có nêu rõ về tránh nhiệm kiểm toán viên và trách nhiệm ban giám đốc như sau:

Trách nhiệm kiểm toán viên

Trách nhiệm của kiểm toán viên là đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính dựa trên kết quả của cuộc kiểm toán. Pháp luật yêu cầu kiểm toán viên tiến hành kiểm toán theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Các chuẩn mực này yêu cầu kiểm toán viên tuân thủ chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp, lập kế hoạch và thực hiện cuộc kiểm toán để đạt được sự đảm bảo hợp lý về việc liệu báo cáo tài chính của Công ty có còn sai sót trọng yếu hay không.

Công việc kiểm toán bao gồm thực hiện các thủ tục nhằm thu thập các bằng chứng kiểm toán về các số liệu và thuyết minh trên báo cáo tài chính. Các thủ tục kiểm toán được lựa chọn dựa trên xét đoán của kiểm toán viên, bao gồm đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính do gian lận hoặc nhầm lẫn. Khi thực hiện đánh giá các rủi ro này, kiểm toán viên đã xem xét kiểm soát nội bộ của Công ty liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính trung thực, hợp lý nhằm thiết kế các thủ tục kiểm toán phù hợp với tình hình thực tế, tuy nhiên không nhằm mục đích đưa ra ý kiến về hiệu quả của kiểm soát nội bộ của Công ty. Công việc kiểm toán cũng bao gồm đánh giá tính thích hợp của các chính sách kế toán được áp dụng và tính hợp lý của các ước tính kế toán của Ban Giám đốc cũng như đánh giá việc trình bày tổng thể báo cáo tài chính.

Trách nhiệm của ban giám đốc

Ban Giám đốc của Công ty chịu trách nhiệm lập Báo cáo tài chính và đảm bảo Báo cáo tài chính đã phản ánh một cách trung thực và hợp lý tình hình tài chính trước khi cung cấp cho kiểm toán viên thực hiện kiểm toán. Ban Giám đốc được yêu cầu phải:

  • Lựa chọn các chính sách kế toán thích hợp và áp dụng các chính sách này một cách nhất quán;

Ban Giám đốc của Công ty chịu trách nhiệm lập Báo cáo tài chính và đảm bảo Báo cáo tài chính đã phản ánh một cách trung thực và hợp lý tình hình tài chính trước khi cung cấp cho kiểm toán viên thực hiện kiểm toán. Ban Giám đốc được yêu cầu phải:

  • Thực hiện các đánh giá và ước tính một cách hợp lý và thận trọng;

- Trình bày các nguyên tắc kế toán đang được áp dụng, tùy thuộc vào sự khác biệt trọng yếu công bố và giải trình trong Báo cáo tài chính;

- Lập các Báo cáo tài chính trên cơ sở nguyên tắc hoạt động liên tục trừ trường hợp không thể cho rằng Công ty sẽ tiếp tục hoạt động;

- Thiết lập, thực hiện và duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm ngăn chặn và phát hiện gian lận và sai sót;

Ban Giám đốc chịu trách nhiệm đảm bảo việc các sổ sách kế toán thích hợp được lưu giữ để phản ánh tình hình tài chính của Công ty, với mức độ chính xác hợp lý tại bất kỳ thời điểm nào và cũng chịu trách nhiệm về việc quản lý các tài sản của Công ty và do đó phải thực hiện các biện pháp thích hợp để ngăn chặn và phát hiện các hành vi gian lận và các vi phạm khác.