Bài tập kế toán chi phí theo phương pháp ABC

Activity Based Costing [ABC] là một mô hình kế toán chi phí, giúp các doanh nghiệp quản lý chi phí dựa trên hoạt động sản phẩm và dịch vụ. Vậy bản chất ABC là gì? ABC hoạt động thế nào để giúp các doanh nghiệp quản lý chi phí? Trong bài hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu.

I. ABC là gì?

Như chúng ta đã biết, Absorption Costing là phương pháp tính chi phí bằng cách phân bổ chi phí sản xuất chung theo cùng một tiêu chí phân bổ duy nhất. Activity based costing [ABC] là phương pháp quản lý chi phí thay thế cho phương pháp truyền thống Absorption Costing.

ABC là phương pháp tính chi phí bằng cách phân bổ chi phí sản xuất chung dựa vào mức độ tiêu thụ hoặc sử dụng các yếu tố làm phát sinh chi phí [cost drivers].

Một “cost driver” là một yếu tố có ảnh hưởng đáng kể đến chi phí của hoạt động. Ví dụ:

II. Các bước của phương pháp ABC

ABC được thực hiện qua 5 bước:

III. So sánh ABC với phương pháp truyền thống Absorption Costing

Trước khi so sánh ta xét một ví dụ sau: 

Công ty Cooplan sản xuất 4 sản phẩm W, X, Y và Z. Thông tin chi phí sử dụng cho kỳ sản xuất vừa kết thúc như sau:

Biết chi phí nhân công trực tiếp/ giờ là $5. Chi phí sản xuất chung như sau:

Tính chi phí cho mỗi sản phẩm theo 2 phương pháp ABC và Absorption Costing biết theo phương pháp Absorption Costing, chi phí SXC được phân bổ theo số giờ nhân công trực tiếp.

Lời giải:

1. Theo phương pháp Absorption Costing

Do chi phí SXC được phân bổ theo số giờ nhân công trực tiếp nên trước hết cần tính tổng số giờ nhân công trực tiếp cho toàn bộ các sản phẩm:

10*1 + 10*3 + 100*1 + 100*3 = 440 [giờ]

Chi phí SXC phân bổ cho một giờ là: 30,800/440 = 70 [$/giờ].

Từ đó, ta tính được chi phí cho mỗi sản phẩm như sau:

2. Theo phương pháp ABC

  • Bước 1: Xác định các hoạt động hỗ trợ chủ yếu

Có 4 hoạt động hỗ trợ chủ yếu cho hoạt động sản xuất sản phẩm bao gồm: set-up, biến đổi ngắn hạn, xúc tiến và bán hàng, xử lý NVL.

  • Bước 2: Phân bổ chi phí SXC cho các hoạt động hỗ trợ:
    • Set-up: $10,920
    • Biến đổi ngắn hạn: $3,080
    • Xúc tiến và bán hàng: $9,100
    • Xử lý NVL: $7,700
  • Bước 3: Chọn cost driver cho mỗi hoạt động
    • Cost driver của hoạt động set-up, xúc tiến và bán hàng, xử lý NVL là số lần sản xuất trong kỳ.
    • Cost driver của hoạt động biến đổi ngắn hạn là số giờ nhân công trực tiếp.
  • Bước 4: Tính tỷ lệ phân bổ cho từng cost driver
    • Set-up: $10,920/14 = $780/lần sản xuất
    • Biến đổi ngắn hạn: $3,080/440 = $7/ giờ
    • Xúc tiến và bán hàng: $9,100/14 = $650/ lần sản xuất
    • Xử lý NVL: $7,700/14 = $550/ lần sản xuất
  • Bước 5: Tính chi phí SXC cho mỗi hoạt động từng SP = Tỷ lệ phân bổ*số cost driver
Từ đó, ta tính được chi phí cho mỗi sản phẩm như sau:

Ta thấy kết quả tính theo 2 phương pháp là hoàn toàn khác nhau.

Cụ thể, chính là chi phí SXC/ sản phẩm:

Nguyên nhân chính là do việc phân bổ chi phí sản xuất chung cho các sản phẩm. Theo phương pháp Absorption Costing, mặc dù cấu thành tạo nên chi phí sản xuất chung bao gồm 4 loại chi phí [set-up, biến đổi ngắn hạn, xúc tiến bán hàng và xử lý NVL] nhưng chúng đều được phân bổ theo một tiêu chí duy nhất là số giờ nhân công, dẫn đến các sản phẩm có số lượng thấp [W và X] bị phân bổ quá ít chi phí SXC, sản phẩm có số lượng cao [Z] bị phân bổ quá nhiều chi phí SXC.

Kết quả là làm cho chi phí/ sản phẩm thiếu chính xác. Khi định giá bán, công ty chắc chắn sẽ bị lỗ ở sản phẩm W, X và Y mà không biết vì xác định chi phí/ sản phẩm quá thấp.

ABC đã giải quyết được điều này, ABC xem xét phân bổ 4 loại chi phí cấu thành chi phí SXC trên theo tiêu chí khác nhau, dựa trên yếu tố gì ảnh hưởng chủ yếu đến loại chi phí này, cụ thể đã nêu tại 3 ở trên.

Như vậy, ta có bảng so sánh về hai phương pháp này như sau:

IV. Bài tập áp dụng

Which of the following statements about activity based costing are true?

A. The cost driver for quality inspection is likely to be batch size

B. The cost driver for materials handling and despatch costs is likely to be the number of orders handled

C. In the short run, all the overhead costs for an activity vary with the amount of cost driver for the activity

D. A cost driver is an activity based cost

Phân tích đề

Nội dung nào nói về cost driver trong mô hình ABC là đúng?

A. Cost driver của hoạt động kiểm tra chất lượng có thể là quy mô lô

B. Cost driver của hoạt động xử lý và vận chuyển NVL có thể là số lượng đơn hàng được xử lý

C. Trong ngắn hạn, tất cả chi phí SXC cho một hoạt động thay đổi theo số lượng cost driver của hoạt động

D. Một cost driver là một chi phí dựa trên hoạt động

Lời giải B

A sai vì cost driver của hoạt động kiểm tra chất lượng có thể là số lượng của sản phẩm được sản xuất hoặc số lượng lô được sản xuất. Việc lựa chọn quy mô lô là cost driver cho hoạt động kiểm tra chất lượng là không hợp lý vì sẽ dẫn đến khả năng quy mô lô to thì chi phí phân bổ nhiều, bé thì phân bổ ít chi phí nhưng thực tế hoạt động kiểm tra chất lượng thường được thực hiện theo một quy trình nhất định, quy mô lô to hay bé đều phải thực hiện đầy đủ các bước kiểm tra.

B đúng vì số lượng đơn đặt hàng được xử lý có thể là yếu tố ảnh hưởng chính đến hoạt động xử lý và vân chuyển NVL. Càng nhiều đơn hàng thì càng yêu cầu nhiều chi phí xử lý và vậ chuyển NVL

C sai vì không phải tất cả chi phí SXC đều thay đổi theo số lượng cost driver , một số loại chi phí là cố định.

D sai vì Activity based cost là phương pháp có sử dụng đến cost driver

Author: Hadtt

Bài tập tính giá thành sản phẩm có lời giải:

I. Bài tập 1: Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp trực tiếp [giản đơn]
Tại một doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn có một phân xưởng sản xuất chính sản xuất 2 loại sản phẩm A và B và một phân xưởng SX phụ [ sản xuất lao vụ phục vụ cho SXC].
Trong tháng 10/X có tài liệu sau [ Doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai TX].
+Số dư đầu tháng của tài khoản 154 [Chi tiết sán xuất sản phẩm A] là 6.785.000đ
+Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 10/X như sau:
1. Xuất kho vật liệu chính theo giá thực tế :
Dùng để sản xuất sản phẩm A: 36.575.000đ
Dùng để sản xuất sản phẩm B: 31.350.000đ
2. Xuất kho vật liệu phụ theo giá thực tế:
Dùng để sản xuất sản phẩm A: 13.600.000đ
Dùng để sản xuất sản phẩm B: 12.400.000đ
Dùng cho sản xuất SP ở PX sản xuất phụ: 6.000.000đ
Dùng cho quản lý ở PX sản xuất chính: 7.150.000đ
Dùng cho quản lý Doanh nghiệp:1.200.000đ
Dùng cho hoạt động bán hàng: 2.400.000đ
3. Xuất kho công cụ - dụng cụ [Loại phân bổ một lần] theo giá thực tế
Dùng cho quản lý ở phân xưởng SX chính: 5.000.000đ
Dùng cho quản lý Doanh nghiệp: 2.000.000đ
4. Tính tiền lương phải trả cho CBCNV trong tháng [Theo bảng thanh toán lương]
Tiền lương công nhân SX sản phẩm A: 20.000.000đ
Tiền lương công nhân SX sản phẩm B: 17.000.000đ
Tiền lương nhân viên PX SX chính: 4.000.000đ
Tiền lương công nhân sản xuất phụ: 5.200.000đ
Tiền lương nhân viên quản lý DN: 6.000.000đ
Tiền lương nhân viên bán hàng: 2.500.000đ
5. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định 21,5% tính vào đối tượng sử dụng lao động
6. Tiền điện phải trả cho công ty điện lực là: 5.400.000đ. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ là 10%.
Trong đó: Dùng cho phân xưởng sản xuất chính: 3.800.000đ
Dùng cho phân xưởng sản xuất phụ: 600.000đ
Dùng cho quản lý Doanh nghiệp: 600.000đ
Dùng cho bán hàng: 400.000đ
7-Trich khấu hao TSCĐ [Theo bảng tính và phân bổ khấu hao] là : 6.100.000đ
Trong đó: Khấu hao TSCĐ dùng ở phân xưởng SXC: 3.500.000đ
Khấu hao TSCĐ dùng ở phân xưởng SXP: 800.000đ
Khấu hao TSCĐ cho quản lý Doanh nghiệp: 1.200.000đ
Khấu hao TSCĐ cho hoạt động bán hàng: 600.000đ
8. Các chi phí khác đã chi bằng tiền mặt là: 13.893.000đ
Tính cho bộ phân sản xuất chính: 1.993.000đ
Tính cho bộ phận quản lý Doanh nghiệp: 11.900.000đ
9. Cuối tháng tổng hợp chi phí tính giá thành lao vụ SX phụ và phân bổ như sau:
-Phân bổ chính SX chính 25% giá trị lao vụ.
-Phân bổ cho quản lý Doanh nghiệp 75% giá trị lao vụ.
10. Cuối tháng kết chuyển chi phí NVLTT, chi phi NCTT và chi phí sản xuất chung để xác định giá thành 2 loại sản phẩm. Biết rằng chi phí sản xuất chung được phân bổ cho 2 loại sản phẩm theo tỷ lệ với tiền lương công nhân sản xuất 2 loại sản phẩm đó.
11. Giá trị phế liệu thu hồi từ vật liệu chính của quá trình sản xuất sản phẩm A nhập kho trị giá là: 600.000đ.
12.Cuối tháng sản xuất được 300 thành phẩm A và 200 thành phẩm B nhập kho. Còn lại 50 sản phẩm A và 20 sản phẩm B đang chế biến dở dang [Được đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu chính].
Yêu cầu:Căn cứ tài liệu trên :
A. Lập định khoản kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tính giá thành hai loại sản phẩm A và B nhập kho, phản ảnh vào tài khoản liên quan .Khoá sổ tài khoản 154
B. Lập định khoản kế toán, tính giá thành [ĐVT: đồng]

BÀI GIẢI [ĐÁP ÁN]

A. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:


1. Nợ TK 621 [SXC] 67.925.000
SP A 36.575.000
SP B 31.350.000
Có TK 152 [1521] 67.925.000

2. Nợ TK 621 [SXC] 26.000.000
SP A 13.600.000
SP B 12.400.000
Nợ TK 627 [SXC] 7.150.000
Nợ TK 621 [SXP] 6.000.000
Nợ TK 642 1.200.000
Nợ TK 641 2.400.000
Có TK 152 [1522] 42.750.000
3. Nợ TK 627 [SXC] 5.000.000
Nợ TK 642 2.000.000
Có TK 153 7.000.000
4. Nợ TK 622 [SXC] 37.000.000
SP A 20.000.000
SP B 17.000.000
Nợ TK 627 [SXC] 4.000.000
Nợ TK 622 [SXP] 5.200.000
Nợ TK 642 6.000.000
Nợ TK 641 2.500.000
Có TK 334 54.700.000
5. Nợ TK 622 [SXC] 7.030.000
SP A 3.800.000
SP B 3.230.000
Nợ TK 627 [SXC] 760.000
Nợ TK 622 [SXP] 988.000
Nợ TK 642 1.140.000
Nợ TK 641 475.000

Có TK 338 10.393.000

6.

Nợ TK 133 540.000
Nợ TK 627 [SXC] 3.800.000
Nợ TK 627 [SXP] 600.000
Nợ TK 642 600.000
Nợ TK 641 400.000

Có TK 331 5.940.000
7.

Nợ TK 627 [SXC] 3.500.000
Nợ TK 627 [SXP] 800.000
Nợ TK 642 1.200.000
Nợ TK 641 400.000

Có TK 214 6.100.000

8.

Nợ TK 627 [SXC] 1.993.000
Nợ TK 642 11.900.000

Có TK 111 13.893.000
9.Tính giá thành sản xuất phụ
a.Kết chuyển chi phí sản xuất phụ

Nợ TK 154 [SXC] 13.588.000

Có TK 621 [SXP] 6.000.000
Có TK 622 [SXP] 6.188.000
Có TK 627 [SXP] 1.400.000

b. Phân bổ lao vụ sản xuất phụ cho các đối tượng

Nợ TK 627 [SXC] 3.397.000
Nợ TK 642 10.191.000

Có TK 154 [SXP] 13.588.000

10.Kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh chính
a.Kết chuyển chi phí NVLTT

Nợ TK 154 [SXC] 93.925.000
SP A 50.175.000
SP B 43.750.000

Có TK 621 [SXC] 93.925.000
SP A 50.175.000
SP B 43.750.000

b.Kết chuyển chi phí NCTT

Nợ TK 154 [SXC] 44.030.000
SP A 23.800.000
SP B 20.230.000

Có TK 622 [SXC] 44.030.000
SP A 23.800.000
SP B 20.230.000

c.Kết chuyển chi phí SX chung
Chi phí SXC = 7.150.000 + 5.000.000 + 4.000.000 + 760.000 + 3.800.000 + 3.500.000 + 1.993.000 + 3.397.000 = 29.600.000đ
29.600.000
Phân bổ cho SPA = ------------ x 20.000.000 = 16.000.000
37.000.000
Phân bổ cho SPB = = 13.600.000
Nợ TK 154 [SXC] 29.600.000
SP A 16.000.000
SP B 13.600.000
Có TK 627 [SXC] 29.600.000
11. Nợ TK 152 [1528] 660.000
Có TK 154 [SPA] zs660.000
12. Xác định giá thành+Giá trị sản phẩm làm dở cuối tháng
6.785.000 + 36.575.000 - 660.000
SPA = ------------------------------------------------ x 50 = 6.100.00

300 + 50
31.350.000
SPB = ----------------- x 20 = 2.850.000

200 - 20
+Tính giá thành
SPA=6.785.000+[50.175.000-660.000+23.800.000+16.000.000]-6.100.000= 90.000.000đ
=> Giá thành đơn vị 1 SPA = 90.000.000/300 = 300.000đ/SP
SPB = [43.750.000 + 20.230.000 + 13.600.000] - 2.850.000 = 74.730.000đ
=> Giá thành đơn vị 1 SPB = 74.730.000/200 = 373.650đ/SP

Nợ TK 155 164.730.000
SPA 90.000.000
SPB 74.730.000

Có TK 154 [SXC] 164.730.000

SPA 90.000.000
SPB 74.730.000
Kế toán lập sổ chi tiết chi phí sản xuất và bảng tính giá thành sản phẩm như sau [Giả sử đã mở sổ chi tiết chi phí NVLTT “TK 621”, chi phí NCTT “TK 622”, chi phí SX chung “TK 627”]. Trên cơ sở các sổ chi tiết đó ta lập sổ chi tiết cho tài khoản 154.

SỔ CHI TIẾT CHO TÀI KHOẢN KINH DOANH
TÀI KHOẢN 154

TÊN SẢN PHẨM A [ĐVT: 1000đ]
Chứng từ
DIỄN GIẢI
TK đ. ứng GhiNợ tài khoản 154
S N T.số tiền Chia ra
VLC VLP TL BH CPC
Sốdư đầu tháng 6.785 6.785
Chi phí NVLTT 621 50.175 36.575 13.600
Chi phí NCTT 622 23.800 20.000 3.800
Chi phí SXC 627 16.000 16.000
Cộng phát sinh 89.975 36.575 13.600 20.000 3.800 16.000
Ghi có TK 154 1528 660
155 90.000
Số dư cuối tháng 6.100 6.100

BẢNG [ PHIẾU] TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
Tháng ... năm ...
Tên sản phẩm: SPA

Số lượng: 300 ĐVT:1000đ
Khoản mục Dd Csx Dc PLTHồi TổngZ Z đơn vị
1-Chi phí NVLTT 50.175 6.100 660 50.200 167,34
2-Chi phí NCTt 23.800 23.800 78,33
3-Chi phí SXC 16.000 16.000 53,33
Tổng cộng 6.785 89.975 6.100 660 90.000 300,00

Video liên quan

Chủ Đề