Bài tập nguữ âm tiếng anh trung học cơ sở năm 2024

Phần thi Ngữ âm luôn là một thử thách đối với các học sinh, là phần học sinh hay bị mất điểm nhất trong các bài thi theo chuẩn khảo thí quốc tế. Làm thế nào để làm tốt bài tập ngữ âm luôn là câu hỏi mà nhiều học sinh đi tìm câu trả lời. Bí quyết để giúp các bạn học sinh hoàn thành tốt phần thi ngữ âm và lấy điểm tuyệt đối là các bạn phải nắm vững một số quy tắc phát âm và luyện tập thật nhiều những dạng bài phát âm cơ bản hay xuất hiện trong các đề thi.

Có ba dạng bài phát âm cơ bản hay xuất hiện trong các đề thi tiếng Anh nói chung và đi thi chuyên ngữ nói riêng.

Cách phát âm của một số nguyên âm và phụ âm

  • Hầu hết các chữ được viết dưới dạng ee (meet), ea (meat), e-e (scene) đều được phát âm thành /i:/. Trường hợp e (me), ie (piece) cũng được phát âm như trên nhưng không nhiều.
  • Chữ e (men) hay ea (death), ie (friend), a (many), ai (said) được phát âm là /e/.
  • Hầu hết các chữ được viết là ar, al thì được phát âm là /a:/. Chữ a trong ask, path, aunt cũng được phát âm là /a:/. Các chữ viết là ear, ere, are, air, thì được phát âm là /e∂/ (ngoài heart được phát âm là /ha: t/).
  • Các chữ được viết là a-e (mate), ay (say), ey (grey), ei (eight), ai (wait), ea (great) thì khi phát âm sẽ là /ei/.
  • Các chữ được viết là a thì phát âm sẽ là /æ/ (Trừ trường hợp sau a có r – sau r không phải là một nguyên âm). Tuy nhiên chữ “a” trong ask, path, aunt lại được phát âm là /a:/.
  • Hầu hết các chữ được viết là er hoặc nguyên âm trong các âm tiết không có trọng âm thì được phát âm thành /∂/: teacher, owner…
  • Chữ u trong tiếng Anh có 3 cách phát âm: Phát âm là /u:/ (u dài) khi đứng sau /j/ (June); phát âm là /ʊ/ hoặc /ʌ/ trong các cách viết khác như full, sun. Khi từ có 2 chữ oo viết cạnh nhau thì hầu hết sẽ được phát âm thành /u:/ trừ các trường hợp âm cuối là k: book, look, cook…

Cách phát âm của "ed"

  • Phát âm là /t/ nếu động từ kết thúc bằng: /p, k, f, s, sh, ch, gh/ Ví dụ: jump, cook, cough, kiss, wash, watch…
  • Phát âm là /id/ nếu động từ kết thúc bằng /d/ hoặc /t/ Ví dụ: wait, add…
  • Phát âm là /d/ khi động từ kết thúc bằng: /b, g, v, đ/th/, z, j/, m, n, ng, l, r/ và tất cả các âm hữu thanh. Ví dụ: rub, drag, love, bathe, use, massage, charge, name, learn…
  • Ngoại lệ: 1 số từ kết thúc bằng -ed được dùng làm tính từ phát âm là /Id/:
  • Ví dụ: aged, blessed, crooked, dogged, learned, naked, ragged, wicked, wretched

Cách phát âm của “ s” và “ es”

  • Nếu từ kết thúc bằng -s, -ss, -ch, -sh, – x, -z (hoặc -ze), -o, -ge, -ce thì phát âm là /iz/.

Hi vọng với một số quy tắc cơ bản trên sẽ giúp ích cho các bạn học sinh có thể tiết kiệm thời gian tổng hợp các quy tắc cơ, đây cũng là các dạng bài phát âm phổ biến hay xuất hiện trong các đề thi chuyên Anh vào cấp 3. Từ đó có thể giúp các bạn ôn luyện một cách hiệu quả hơn để bước chân vào cánh cổng của trường chuyên- lớp chọn. Chúc tất cả các bạn thành công!

Câu hỏi: CƠ SỞ NGÔN NGỮ VÀ NGỮ ÂM TIẾNG VIỆT

CÂU 6 ĐIỂM

Câu 1: Bản chất xã hội của ngôn ngữ (ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội và là

một hiện tượng xã hội đặc biệt); Bản chất tín hiệu của ngôn ngữ (ngôn ngữ là

một loại tín hiệu và là một hệ thống tín hiệu đặc biệt).

Khái niệm: Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu gồm các đơn vị (âm vị, hình

vị, từ, câu) và những quy tắc kết hợp các đơn vị đó nhằm mục đích giao tiếp.

Bản chất xã hội của ngôn ngữ

Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội:

- Ngôn ngữ không phải là một hiện tượng tự nhiên:

+ Các hiện tượng như sao băng, thủy triều, mây, mưa, núi lửa,... là những hiện

tượng tồn tại một cách khách quan trong thế giới tự nhiên, không lệ thuộc vào ý

muốn chủ quan của con người.

+ Ngôn ngữ chỉ sinh và tồn tại trong xã hội loài người do ý muốn và nhu cầu

của con người: người ta phải giao tiếp với nhau trong quá trình sống và tồn tại,

phát triển. Bên ngoài xã hội loài người, ngôn ngữ không thể phát sinh. VD:

Năm 1920, ở Ấn Độ, người ta phát hiện ra hai em bé được nuôi sống bởi chó soi

trong một cái hang. Sau khi được cứu trở về, em nhỏ đã không thể sống tiếp, em

lớn sống được nhưng chỉ có những tập tính của chó sói: không có ngôn ngữ, chỉ

biết gầm gừ, thỉnh thoảng cất lên tiếng sủa như sói vào ban đêm.

- Ngôn ngữ không phải là một hiện tượng sinh vật, không phải là một hiện

tượng di truyền bẩm sinh:

+ Các tiếng kêu của các loài động vật có thể dùng để “trao đổi thông tin” như:

gọi bạn tình, báo có thức ăn, báo sự nguy hiểm,... đó là những tiếng kêu bẩm

sinh, sự trao đổi thông tin đó là vô ý thức. Đó là kết quả của quá trình di truyền

chứ không phải như trẻ em học nói, tích lũy và sử dụng ngôn ngữ. Còn một số

hiện tượng con vật phát ra được chuỗi âm thanh giống tiếng người (vẹt, sáo,

yểng) thì đó là kết quả của quá trình rèn luyện phản xạ có điều kiện trong những

hoàn cảnh cố định. Nếu ra khỏi những hoàn cảnh đó, chúng sẽ không lĩnh hội

hoặc phát âm những âm thanh để biểu thị khái niệm phù hợp với hoàn cảnh thực

tế khác.

+ Ngôn ngữ không có tính di truyền. Mỗi người có được ngôn ngữ là nhờ quá

trình học tập, tiếp thu từ những người cùng sống xung quanh. VD: Một đứa bé

Việt Nam sinh ra và lớn lên ở Mỹ sẽ học và dùng tiếng Anh để giao tiếp được

với cộng đồng người nói tiếng Anh ở đó.