Bài tập tìm góc giữa hai mặt phẳng năm 2024

TH1: Hai mặt phẳng \(\left( P \right),\left( Q \right)\) song song hoặc trùng nhau thì góc giữa chúng bằng \({0^0}\).

TH2: Hai mặt phẳng \(\left( P \right),\left( Q \right)\) không song song hoặc trùng nhau.

Cách 1:

+) Dựng hai đường thẳng \(n,p\) lần lượt vuông góc với hai mặt phẳng \(\left( P \right)\) và \(\left( Q \right)\).

+) Khi đó, góc giữa hai mặt phẳng \(\left( P \right)\) và \(\left( Q \right)\) là góc giữa hai đường thẳng \(n,p\).

Bài tập tìm góc giữa hai mặt phẳng năm 2024

Cách 2:

+) Xác định giao tuyến \(\Delta \) của hai mặt phẳng \(\left( P \right),\left( Q \right)\).

+) Tìm một mặt phẳng \(\left( R \right)\) vuông góc \(\Delta \) và cắt và hai mặt phẳng theo các giao tuyến \(a,b\).

+) Góc giữa hai mặt phẳng \(\left( P \right),\left( Q \right)\) là góc giữa \(a\) và \(b\).

Bài tập tìm góc giữa hai mặt phẳng năm 2024

  1. Diện tích hình chiếu của đa giác

Gọi \(S\) là diện tích của đa giác \(\left( H \right)\) trong \(\left( P \right),S'\) là diện tích hình chiếu \(\left( {H'} \right)\) của \(\left( H \right)\) trên mặt phẳng \(\left( Q \right)\) và \(\alpha = \left( {\left( P \right),\left( Q \right)} \right)\). Khi đó:

Ví dụ: Cho tứ diện \(ABCD\) có \(\Delta BCD\) vuông cân tại \(B\), \(AB \bot \left( {BCD} \right),BC = BD = a\), góc giữa \(\left( {ACD} \right)\) và \(\left( {BCD} \right)\) là \({30^0}\). Tính diện tích toàn phần của tứ diện \(ABCD\).

Giải:

Bài tập tìm góc giữa hai mặt phẳng năm 2024

- Xác định góc giữa hai mặt phẳng \(\left( {ACD} \right)\) và \(\left( {BCD} \right)\):

Ta có: \(\Delta ABC = \Delta ABC\left( {c.g.c} \right) \Rightarrow AC = AD\) (cạnh tương ứng)

Gọi \(E\) là trung điểm của \(CD \Rightarrow AE \bot CD,BE \bot CD\).

Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}\left( {ACD} \right) \cap \left( {BCD} \right) = CD\\AE \bot CD\\BE \bot CD\end{array} \right.\) nên góc giữa hai mặt phẳng \(\left( {ACD} \right)\) và \(\left( {BCD} \right)\) là góc giữa hai đường thẳng \(AE,BE\).

Do đó \(\widehat {AEB} = {30^0}\).

- Tính diện tích toàn phần của tứ diện:

Tam giác vuông cân \(BCE\) có:

\(CD = \sqrt {B{C^2} + B{D^2}} = a\sqrt 2 \Rightarrow BE = \dfrac{1}{2}CD = \dfrac{1}{2}.a\sqrt 2 = \dfrac{{a\sqrt 2 }}{2}\)

Tam giác vuông \(ABE\) có \(AB = BE.\tan {30^0} = \dfrac{{a\sqrt 2 }}{2}.\dfrac{{\sqrt 3 }}{3} = \dfrac{{a\sqrt 6 }}{6}\)

Do đó:

\({S_{ABC}} = \dfrac{1}{2}BA.BC = \dfrac{1}{2}.\dfrac{{a\sqrt 6 }}{6}.a = \dfrac{{{a^2}\sqrt 6 }}{{12}}\)

\({S_{ABD}} = \dfrac{1}{2}BA.BD = \dfrac{1}{2}.\dfrac{{a\sqrt 6 }}{6}.a = \dfrac{{{a^2}\sqrt 6 }}{{12}}\)

\({S_{BCD}} = \dfrac{1}{2}BC.BD = \dfrac{{{a^2}}}{2}\)

\({S_{ACD}} = \dfrac{{{S_{BCD}}}}{{\cos {{30}^0}}} = \dfrac{1}{2}{a^2}:\dfrac{{\sqrt 3 }}{2} = \dfrac{{{a^2}}}{{\sqrt 3 }} = \dfrac{{{a^2}\sqrt 3 }}{3}\)

Vậy diện tích toàn phần của tứ diện là:

\(S = {S_{ABC}} + {S_{ABD}} + {S_{BCD}} + {S_{ACD}} = \dfrac{{{a^2}\sqrt 6 }}{{12}} + \dfrac{{{a^2}\sqrt 6 }}{{12}} + \dfrac{{{a^2}\sqrt 3 }}{3} + \dfrac{{{a^2}}}{2} = \dfrac{{{a^2}\left( {\sqrt 6 + 2\sqrt 3 + 3} \right)}}{6}\) .

  • Bài 11 trang 114 SGK Hình học 11 Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là một hình thoi tâm I cạnh a...
  • Bài 10 trang 114 SGK Hình học 11 Cho hình chóp tứ giác đều S.ABCD có các cạnh bên và cạnh đáy đều bằng a...
  • Bài 9 trang 114 SGK Hình học 11 Cho hình chóp tam giác đều S.ABC...
  • Bài 8 trang 114 SGK Hình học 11 Giải bài 8 trang 114 SGK Hình học 11. Tính độ dài đường chéo của một hình lập phương cạnh a. Bài 7 trang 114 SGK Hình học 11

Giải bài 7 trang 114 SGK Hình học 11. Cho hình hộp chữ nhật ABCD.A'B'C'D' có AB = a, BC = b, CC' = c...