Bắn lỗ tai bị sưng mủ phải làm sao

Bấm lỗ tai cho bé bị mưng mủ là tình trạng phổ biến vì hệ miễn dịch của trẻ còn non nớt, dễ bị nhiễm trùng khi có lỗ nhỏ trên da. Những thông tin trong bài viết này sẽ giúp ba mẹ biết cách xử lý khi bé gặp tình huống trên.

Các bác sĩ khoa nhi luôn cảnh báo rằng ba mẹ không nên bấm lỗ tai cho bé quá sớm vì điều này tồn tại nhiều nguy cơ tiềm ẩn. Tuy nhiên, ba mẹ có thể quyết định bấm lỗ tai khi bé còn nhỏ để vết thương nhanh lành. Nếu chẳng may bấm lỗ tai cho bé bị mưng mủ thì làm mẹ, cha nên xử lý như thế nào?

1. Nguyên nhân tình trạng bấm lỗ tai cho bé bị mưng mủ

Tai bé có khả năng bị mưng mủ do bấm lỗ tai

Sau khi bấm lỗ tai cho bé mà phát hiện vết thương bị mưng mủ, sưng tấy khiến bé bị khó chịu, đau nhức thì có thể là do nhiễm khuẩn. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng bấm lỗ tai cho bé bị mưng mủ có thể kể đến là:

  • Thực hiện bấm tai tại cơ sở không đảm bảo an toàn và vệ sinh y tế.
  • Mẹ tự dùng kim không được tiệt trùng kỹ để xỏ lỗ tai cho bé tại nhà.
  • Chỉ xỏ lỗ tai không được tiệt trùng kỹ hoặc chỉ làm từ thành phần dị ứng với da của bé.
  • Không vệ sinh kỹ vết thương sau khi bấm hoặc xỏ lỗ tai.
  • Nếu việc xỏ lỗ tai khi bé đã bước vào giai đoạn cầm nắm đồ vật thì chắc chắn trẻ sẽ hay sờ lên dái tai, đặc biệt là lúc vết thương đang lành, ăn da non bị ngứa.
  • Phụ huynh cho bé đeo bông tai sớm và chất liệu bông tai gây dị ứng.
  • Sau khi bấm lỗ tai, mẹ cho bé ăn đồ nếp như bánh chưng, xôi, hoặc mẹ ăn đồ nếp và cho em bé bú.

2. Cần làm gì khi xỏ lỗ tai cho trẻ sơ sinh bị mưng mủ?

Mẹ cần đưa bé đến bác sĩ nếu lỗ tai bị mưng mủ sau khi bấm

Khi bấm lỗ tai bị nhiễm trùng, bé sẽ xuất hiện những dấu hiệu bao gồm nổi đỏ, sưng tấy, xung quanh vết thương có mủ. Nếu cơ thể bị phản ứng với bông tai kim loại, ba mẹ sẽ nhận thấy bé có các dấu hiệu như nứt nẻ, khô da, sưng tấy và bị ngứa.

Khi xỏ lỗ tai cho bé bị mưng mủ, bạn nên dùng nước và xà phòng vệ sinh vị trí nhiễm trùng mỗi ngày 2 lần trong từ 7 đến 10 ngày. Nếu như tình trạng này trở nên nặng hơn trong 2 ngày thì bạn cần đưa bé đi gặp bác sĩ. Với những trường hợp bị nhiễm trùng nặng, bác sĩ sẽ chỉ định cho bé dùng thuốc kháng sinh trong vòng 4, 5 ngày. Nếu bé bị dị ứng kim loại thì cách điều trị duy nhất là tháo bỏ khuyên tai. Trong trường hợp lỗ tai của bé có mủ, ba mẹ cần phải chờ cho lỗ xỏ lành lại và đợi thêm 6 tháng nữa thì mới được đeo bông tai làm từ chất liệu an toàn cho bé.

Đối với bé sơ sinh thì bấm lỗ tai cho bé bị mưng mủ phải làm sao? Khi thấy vết thương rỉ mủ, sưng tấy thì ba mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ xử lý. Phụ huynh không nên tự ý dùng thuốc điều trị hoặc ứng dụng các mẹo vặt dân gian tại nhà cho bé. Thể trạng của bé còn nhỏ khá yếu nên nếu không được chữa đúng phương pháp, tình trạng này có thể bị nhiễm trùng nặng dẫn đến áp xe, nhiễm trùng máu và nhiều biến chứng nguy hiểm khác ảnh hưởng đến sức khỏe mà ba mẹ không thể lường trước được.

3. Phòng ngừa vết bấm lỗ tai bị nhiễm trùng như thế nào?

Mẹ không nên xỏ lỗ tai cho bé tại nhà

Để phòng ngừa chứng nhiễm trùng khi bấm lỗ tai cho bé, ba mẹ hãy ghi nhớ những điều sau:

  • Đưa bé đi bấm lỗ tai ở các cơ sở y tế uy tín, không nên bấm lỗ tai cho bé ở các xe bán hàng rong có dịch vụ bấm lỗ tai hay ở những nơi không đảm bảo an toàn y tế.
  • Không tự thực hiện xỏ lỗ tai cho bé tại nhà vì việc này không đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện.
  • Nên bấm lỗ tai cho bé khi nào? Mẹ nên bấm lỗ tai cho bé ngay từ khi bé chào đời hoặc bấm khi bé đang trong giai đoạn sơ sinh. Nguyên nhân là do càng lớn, bé sẽ càng hay sờ vào tai nên vết thương dễ bị nhiễm trùng.
  • Sau khi thực hiện bấm lỗ tai, mẹ nên vệ sinh cho vết thương của bé bằng nước muối sinh lý mỗi ngày. Mẹ không nên lau rửa mạnh ở chỗ vết thương nhằm tránh gây kích ứng. Trong quá trình tắm gội cho trẻ, mẹ cần tránh để xà bông dính vào vết thương. Sau khi thực hiện tắm gội xong, mẹ hãy thấm khô vết thương ở tai cho bé bằng tăm bông.
  • Đối với bé sơ sinh, mẹ nên đợi đến khi bé được 6 tháng tuổi thì mới thực hiện bấm lỗ tai chứ đừng nên xỏ cho bé trước 6 tháng tuổi dù cơ thể bé có khỏe mạnh đi chăng nữa, nguyên nhân vì đây là thời điểm bé dễ bị nhiễm trùng.

Mẹ cần cho bé kiêng ăn đồ nếp sau khi bấm lỗ tai

  • Sau khi bấm lỗ tai cho bé, mẹ nên kiêng cho bé ăn đồ nếp. Nếu đang cho con bú, mẹ cũng cần tránh ăn đồ nếp để vết thương không bị mưng mủ.
  • Sau từ 7 đến 10 ngày, mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế để thực hiện tháo chỉ xỏ lỗ tai.
  • Trước khi bấm lỗ tai từ 15 đến 30 phút, ba mẹ có thể áp dụng phương pháp chườm lạnh để giúp làm tê liệt các thụ thể ở tai để giảm đau cho bé . Bạn nên dùng một chiếc khăn mỏng bọc đá để bé không bị khó chịu thay vì chườm đá trực tiếp lên da.

Bấm lỗ tai cho bé sơ sinh và bé nhỏ là một thói quen phổ biến từ xưa đến nay. Tuy nhiên, nếu không áp dụng đúng cách thì sẽ khiến vết thương bị sưng tấy, thậm chí là nhiễm trùng. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp ba mẹ biết cách xử lý khi gặp tình huống bấm lỗ tai cho bé bị mưng mủ. Hy vọng ba mẹ luôn chú ý để đảm bảo an toàn cho con khi bấm lỗ tai.


Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng bấm lỗ tai cho bé bị mưng mủ có thể kể đến là: Thực hiện bấm tai tại cơ sở không đảm bảo an toàn và vệ sinh y tế; Mẹ tự dùng kim không được tiệt trùng kỹ để xỏ lỗ tai cho bé tại nhà; Chỉ xỏ lỗ tai không được tiệt trùng kỹ hoặc chỉ làm từ thành phần dị ứng với da của bé; Không vệ sinh kỹ vết thương sau khi bấm hoặc xỏ lỗ tai; Nếu việc xỏ lỗ tai khi bé đã bước vào giai đoạn cầm nắm đồ vật thì chắc chắn trẻ sẽ hay sờ lên dái tai, đặc biệt là lúc vết thương đang lành, ăn da non bị ngứa; Phụ huynh cho bé đeo bông tai sớm và chất liệu bông tai gây dị ứng; Sau khi bấm lỗ tai, mẹ cho bé ăn đồ nếp như bánh chưng, xôi, hoặc mẹ ăn đồ nếp và cho em bé bú.

Khi xỏ lỗ tai cho bé bị mưng mủ, bạn nên dùng nước và xà phòng vệ sinh vị trí nhiễm trùng mỗi ngày 2 lần trong từ 7 đến 10 ngày. Nếu như tình trạng này trở nên nặng hơn trong 2 ngày thì bạn cần đưa bé đi gặp bác sĩ. Với những trường hợp bị nhiễm trùng nặng, bác sĩ sẽ chỉ định cho bé dùng thuốc kháng sinh trong vòng 4, 5 ngày. Nếu bé bị dị ứng kim loại thì cách điều trị duy nhất là tháo bỏ khuyên tai.

Trong trường hợp lỗ tai của bé có mủ, ba mẹ cần phải chờ cho lỗ xỏ lành lại và đợi thêm 6 tháng nữa thì mới được đeo bông tai làm từ chất liệu an toàn cho bé.

Khi thấy vết thương rỉ mủ, sưng tấy thì ba mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ xử lý. Phụ huynh không nên tự ý dùng thuốc điều trị hoặc ứng dụng các mẹo vặt dân gian tại nhà cho bé. Thể trạng của bé còn nhỏ khá yếu nên nếu không được chữa đúng phương pháp, tình trạng này có thể bị nhiễm trùng nặng dẫn đến áp xe, nhiễm trùng máu và nhiều biến chứng nguy hiểm khác ảnh hưởng đến sức khỏe mà ba mẹ không thể lường trước được.

Để phòng ngừa chứng nhiễm trùng khi bấm lỗ tai cho bé, ba mẹ hãy ghi nhớ: Đưa bé đi bấm lỗ tai ở các cơ sở y tế uy tín; Không tự thực hiện xỏ lỗ tai cho bé tại nhà; Mẹ nên bấm lỗ tai cho bé ngay từ khi bé chào đời hoặc bấm khi bé đang trong giai đoạn sơ sinh; Sau khi thực hiện bấm lỗ tai, mẹ nên vệ sinh cho vết thương của bé bằng nước muối sinh lý mỗi ngày; Kiêng cho bé ăn đồ nếp.Sau từ 7 đến 10 ngày, mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế để thực hiện tháo chỉ xỏ lỗ tai.

Nhiều người bị nhiễm trùng mưng mủ khi xỏ lỗ tai

Bác sỹ Eve Glazier và bác sỹ Elizabeth Ko - Bác sỹ nội khoa tại Trung tâm y tế UCLA Health, trực thuộc Đại học California, Los Angeles [Mỹ], trả lời:

Chào bạn!

Khi xỏ lỗ tai, cho dù đó là mô mềm ở dái tai hay ở sụn tai [nằm ở vành tai] thì bạn cũng đang tạo ra một vết thương hở trên tai. Và vết thương này có thể bị nhiễm trùng nếu bạn chăm sóc sai cách. Bạn có thể phải mất thời gian từ sáu tuần đến 2 tháng để vết thương do xỏ lỗ tai lành hoàn toàn. Nếu xỏ lỗ tai ở sụn tai thì cần phải mất nhiều thời gian hơn để vết thương lành lại.

Có nhiều nguyên nhân khiến bạn bị nhiễm trùng ở vị trí xỏ lỗ tai. Các nguyên nhân thường gặp là:

- Nhiễm trùng do không khử trùng vị trí xỏ lỗ bằng các chất khử trùng. Khi không khử trùng, vi khuẩn trên bề mặt da có thể xâm nhập vào vết thương và gây nhiễm trùng. Nhiễm trùng có thể khiến dái tai, sụn tai của bạn sưng lên và mưng mủ.

- Xỏ lỗ tai bằng kim chưa được khử trùng: Cây kim chưa được khử trùng có thể đưa vi khuẩn từ bên ngoài vào lỗ tai của bạn và khiến bạn bị nhiễm trùng

- Chạm tay bẩn vào vị trí xỏ lỗ tai, đeo khuyên tai quá chật... cũng có thể gây nhiễm trùng

Các triệu chứng cảnh báo bạn bị nhiễm trùng sau xỏ lỗ tai là: Vùng da tại khu vực đó sưng đỏ, nóng rát và có dịch tiết màu vàng trông giống như mủ. Trong trường hợp bị nhiễm trùng nghiêm trọng thì những phần còn lại của tai cũng có thể bị sưng lên. Nhiễm trùng ở sụn tai thường khó điều trị hơn so với nhiễm trùng ở dái tai. 

Nếu bạn trai của bạn chỉ bị nhiễm trùng nhẹ [vị trí xỏ lỗ tai chỉ bị đỏ hoặc sưng nhẹ] thì anh ấy có thể chăm sóc vết nhiễm trùng tại nhà. Bạn trai bạn nên vệ sinh vùng da xỏ lỗ tai bằng nước muối vô trùng. Khi vệ sinh tai, nên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn. 

Nếu các triệu chứng nhiễm trùng không cải thiện sau vài ngày hoặc nhiễm trùng lan rộng ra toàn bộ tai, bị sốt cao... thì bạn nên đến gặp bác sỹ ngay để được thăm khám và điều trị. 

Gia Hân H+ [Theo Dailyjournalonline]

Video liên quan

Chủ Đề