Bảng dự toán linh hoạt là gì

Dự toán linh hoạt

Khái niệm

Dự toán linh hoạt tạm dịch sang tiếng Anh là Flexible Estimation.

Dự toán linh hoạt là dự toán được xây dựng dựa trên một phạm vi hoạt động thay vì một mức hoạt động.

Ý nghĩa

Khi doanh nghiệp lập dự toán dựa trên một mức hoạt động cụ thể thì dự toán này được gọi là dự toán tĩnh. Dự toán tĩnh không phù hợp với việc phân tích và kiểm soát chi phí, nhất là chi phí sản xuất chung, bởi vì mức hoạt động thực tế thường có sự khác biệt so với mức hoạt động dự toán.

Chính vì vậy, cần xây dựng một loại dự toán có thể đáp ứng được yêu cầu phân tích trong trường hợp mức hoạt động thực tế khác với mức hoạt động mà dự toán tĩnh đã lập, đó chính là dự toán linh hoạt.

Khác biệt với dự toán tĩnh

Dự toán linh hoạt khác với dự toán tĩnh ở hai điểm cơ bản.

- Thứ nhất, dự toán linh hoạt không dựa trên một mức hoạt động mà dựa trên một phạm vi hoạt động.

- Thứ hai là kết quả thực hiện không phải so sánh với sô liệu dự toán ở mức hoạt động dự toán. Nếu mức hoạt động thực tế khác với mức hoạt động dự toán, một dự toán mới sẽ được lập ở mức hoạt động thực tế để so sánh với kết quả thực hiện.

Trình tự lập dự toán linh hoạt

Dự toán linh hoạt được xây dựng dựa trên mô hình ứng xử của chi phí. Trình tự lập dự toán linh hoạt có thể khái quát qua các bước như sau:

-Bước 1: Xác định phạm vi phù hợp cho đối tượng được lập dự toán

- Bước 2: Xác định cách ứng xử của chi phí, tức phân loại chi phí thành biến phí, định phí. Đối với chi phí hỗn hợp, cần phân chia thành biến phí và định phí dựa trên các phương pháp ước lượng chi phí

- Bước 3: Xác định biến phí đơn vị dự toán

- Bước 4: Xây dựng dự toán linh hoạt

Thuật ngữ liên quan

Cách ứng xử của chi phílà thuật ngữ để biểu thị sự thay đổi của chi phí tương ứng với các mức độ hoạt động đạt được.

Các chỉ tiêu thể hiện mức độ hoạt động cũng rất đa dạng. Trong doanh nghiệp sản xuất ta thường gặp các chỉ tiêu thể hiện mức độ hoạt động như: khối lượng công việc đã thực hiện, khối lượng sản phẩm sản xuất, số giờ máy hoạt động,v.v..

[Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kế toán Quản trị, Trung tâm Đào tạo trực tuyến, Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội]


» Xem thêm

» Thu gọn

Chủ đề:

  • Kế toán quản trị
  • Bài giảng Kế toán quản trị
  • Dự toán linh hoạt
  • Dự toán tĩnh
  • Báo cáo hoạt động
  • Biến động biến phí

Download

Xem online

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. Chương6 Dựtoánlinhhoạt 1
  2. Đánh giá kết quả hoạt động Dự Kếtquảhoạt ự c to Th án độngđượcđánh tế giáthôngquaso sánhkếtquả thựctếvớidự toán[ngânsách] 2
  3. Dự toán tĩnh và báo cáo hoạt động Hmm! Comparing static budgets with Dự toán tĩnh lập cho actual costs is like comparing apples một mức độ hoạt động and oranges. dự kiến. Việc đánh giá hoạt động sẽ khó khăn khi mức độ hoạt động thực tế khác với mức độ hoạt động dự kiến. Let’s look at CheeseCo. 3
  4. Dự toán tĩnh và báo cáo hoạt động Kết quả Dự toán Thực tế Tổng thể Biến động SL tiêu thụ 8,000 10,000 2,000 X Doanh thu $ 80,000 $ 100,000 $ 20,000 X Trừ đi chi phí biến đổi Sản xuất 25,500 30,000 4,500 T BH & QLDN 17,100 20,000 2,900 T Lợi nhuận góp 37,400 50,000 12,600 X Trừ chi phí cố định : Sản xuất 12,000 12,000 0 BH & QLDN 13,000 13,000 0 Lợi nhuận thuần $ 12,400 $ 25,000 $ 12,600 X 4
  5. Sự hiệu quả và hiệu năng Một Một quá trình hoạt quá trình hoạt động là hiệu quả động là hiệu năng [efficiency] [effectiveness] nếu nó đạt được nếu nó không hoặc vượt lãng phí nguồn mục tiêu lực Một Một hoạt hoạt động động có có thể thể là là hiệu hiệu năng năng nhưng nhưng không không hiệu hiệu quả quả và và có có thể thể hiệu hiệu quả quả nhưng nhưng không không hiệu hiệu năng. năng. 5
  6. Dự toán tĩnh và báo cáo hoạt động Câu Câu hỏi hỏi thích thích hợp hợp là là .. .. .. “Có “Có bao bao nhiêu nhiêu biến biến động động phí phí giảm giảm là là do do mức mức độ độ hoạt hoạt động động giảm, giảm, vàvà bao bao nhiêu nhiêu là là do do kiểm kiểm soát soát tốt tốt chi chi phí?” phí?” Để Để trả trả lời lời câu câu hỏi hỏi này này chúng chúng ta ta phải phải lập lập dự dự toán toán cho cho mức mức độ độ hoạt hoạt động động thực thực tế. tế. 6
  7. Dự toán linh hoạt Thể hiện doanh thu và chi phí dự kiến xảy ra tại mức độ hoạt động thực tế. Có thể lập cho bất kỳ mức độ hoạt động nào trong phạm vi phù hợp. Chỉ ra những biến động nào là do kiểm soát tốt chi phí, biến động nào là do thiếu kiểm soát chi phí. Hoàn thiện việc đánh giá hoạt động. 7
  8. Dự toán linh hoạt Tổng Theo CPhí Kết quả Dự toán Đvị cố định thực tế linhhoạt Biến động SL tiêu thụ 8,000 8,000 0 Doanh thu $ 10.00 $ 80,000 $ 80,000 0 Trừ đi chi phí biến đổi Sản xuất 3.00 25,500 24,000 1,500 X BH & QLDN 2.00 17,100 16,000 1,100 X Lợi nhuận góp 5.00 37,400 40,000 2,600 X Trừ chi phí cố định : Sản xuất $12,000 12,000 12,000 0 BH & QLDN 13,000 13,000 13,000 0 Lợi nhuận thuần $ 12,400 $ 15,000 $ 2,600 X 8
  9. Đánh giá hiệu quả Kết quả dự toán Dự toán khốilượng Dự toán thực tế linh hoạt linh hoạt bán tổng quát SL tiêu thụ 8,000 - 8,000 2,000 X 10,000 Doanh thu $ 80,000 $ - $ 80,000 20,000 X $ 100,000 Trừ đi chi phí biến đổi Sản xuất 25,500 1,500 X 24,000 6,000 T 30,000 BH & QLDN 17,100 1,100 X 16,000 4,000 T 20,000 Lợi nhuận góp 37,400 2,600 X 40,000 10,000 X 50,000 Trừ chi phí cố định : Sản xuất 12,000 - 12,000 - 12,000 BH & QLDN 13,000 - 13,000 - 13,000 Lợi nhuận thuần $ 12,400 $ 2,600 X $ 15,000 10,000 X $ 25,000 9
  10. Phân tích biến động CP NVL trực tiếp • Biến động mức tiêu hao NVL Biếnđộng Mức Mứctiêu Đơngiá mứctiêu = tiêuhao hao x ­ địnhmức haoNVL thựctế định mức • Biến động giá NVL Biếnđộng Đơngiá Đơngiá Mứctiêuhao giáNVL = thựctế ­ địnhmức x thựctế 10
  11. Ví dụ về biến động NVL Jerf Hanson Inc. có định mức NVL trực tiếp để sản xuất một sản phẩm Jerf: 1.5 kg một Jerf với giá $4.00/kg Tháng trước 1700 kg NVL đã được mua và sử dụng để tạo ra 1000 sản phẩm. Chi phí NVL cho tổng đó là $6630. 11
  12. Biến động NVL - câu hỏi 1 Jerf Giá Giá thực thực một một kg kg của của NVL NVL là là bao bao nhiêu? nhiêu? a. a. $4.00 $4.00 /kg. /kg. b. b. $4.10 $4.10 /kg. /kg. c. c. $3.90 $3.90 /kg. /kg. d. d. $6.63 $6.63 /kg. /kg. 12
  13. Biến động NVL - câu hỏi 2 Jerf Biến Biến động động [chênh [chênh lệch] lệch] giá giá NVL NVL [MPV] [MPV] của của Hanson Hanson trong trong tháng tháng là là :: a. a. $170 $170 không không tốt. tốt. b. b. $170 $170 tốt. tốt. c. c. $800 $800 không không tốt. tốt. d. d. $800 $800 tốt. tốt. 13
  14. Biến động NVL - câu hỏi 3 Jerf Mức Mức tiêu tiêu hao hao theo theo dự dự toán toán của của NVL NVL nên nên được được sử sử dụng dụng để để tạo tạo 1000 1000 sản sản phẩm phẩm Jerfs Jerfs là: là: a. a. 1,700 1,700 kg. kg. b. b. 1,500 1,500 kg. kg. c. c. 2,550 2,550 kg. kg. d. d. 2,000 2,000 kg. kg. 14
  15. Biến động NVL - câu hỏi 4 Jerf Chênh Chênh lệch lệch [biến [biến động] động] mức mức tiêu tiêu hao hao NVL NVL của của công công tyty Hanson Hanson [MUV] [MUV] trong trong tháng tháng là: là: a. a. $170 $170 không không tốt. tốt. b. b. $170 $170 tốt. tốt. c. c. $800 $800 không không tốt. tốt. d. d. $800 $800 tốt. tốt. 15
  16. Tổng kết về biến động NVL Jerf Số lượng thực tế Số lượng thực tế Số lượng dự toán × × × ĐGiá thực tế ĐGiá dự toán ĐGiá dự toán 1,700 kg. 1,700 kg. 1,500 kg. × × × $3.90 / kg. $4.00 / kg. $4.00 / kg. $6,630 $ 6,800 $6,000 Biến động giá Biến động mức tiêu hao $170 tốt $800 không tốt 16
  17. Phân tích biến động CP nhân công trực tiếp • Biến động năng suất lao động Biếnđộng Thờigian Thời Đơngiá năngsuất = laođộng ­ gianlao x nhâncông laođộng thựctế động địnhmức định mức • Biến động giá nhân công Biếnđộng Đơngiá Đơngiá Thờigian giánhân = thựctế ­ địnhmức x laođộng công thựctế 17
  18. Ví dụ về biến động chi phí nhân công Jerf trực tiếp Công ty Hanson Inc. có dự toán CPNC trực tiếp để sản xuất một cái áo Jerf: 1.5 giờ lđtt/ áo Jerf @ $12.00 /giờ lđtt Tháng trước, Công ty đã sử dụng 1550 giờ lao động trực tiếp với tổng chi phí NCTT $18910 để SX 1000 Jerf. 18
  19. Biến động CPNCTT Jerf Câu hỏi 1 Đơn Đơn giá giá thực thực tế tế công công ty ty Hanson Hanson trả trả cho cho nhân nhân công công trực trực tiếp tiếp trong trong tháng? tháng? a. a. $12.20 $12.20 /giờ. /giờ. b. b. $12.00 $12.00 /giờ. /giờ. c. c. $11.80 $11.80 /giờ. /giờ. d. d. $11.60 $11.60 /giờ. /giờ. 19
  20. Biến động CPNCTT Jerf Câu hỏi 2 Biến Biến động động do do giá giá nhân nhân công công [LRV] [LRV] của của công công ty ty trong trong tháng tháng là là :: a. a. $310 $310 không không tốt. tốt. b. b. $310 $310 tốt. tốt. c. c. $300 $300 không không tốt. tốt. d. d. $300 $300 tốt. tốt. 20

Bài giảng kế toán quản trị bài 6 kiểm soát chi phí bằng hệ thống chi phí tiêu chuẩn

  • doc
  • 20 trang

BÀI 6
KIỂM SOÁT CHI PHÍ
BẰNG HỆ THỐNG CHI PHÍ TIÊU CHUẨN
Giảng viên: Th.S. Hồ Phan Minh Đức

Mục tiêu
♦ Phân biệt hê thống chi phí tiêu chuẩn với hệ thống chi phí thực tế.
♦ Giải thích được bằng cách nào hệ thống chi phí tiêu chuẩn giúp kiểm soát chi phí. Lợi ích
của hệ thống chi phí tiêu chuẩn.
♦ Phân biệt được định mức lý tưởng và định mức thực tế.
♦ Mô tả 2 phương pháp xây dựng định mức.
♦ Xác định định mức NVL trực tiếp, lao động trực tiếp và phân tích sự biến động chi phí
NVL trực tiếp, chi phí lao động trực tiếp.
♦ Phân biệt được dự toán tĩnh và dự toán linh hoạt. Các lợi ích của dự toán linh hoạt.
♦ Soạn thảo dự linh hoạt.
♦ Giải thích tầm quan trọng của việc lựa chọn đại lượng đo mức hoạt động [căn cứ hoạt
động] để soạn thảo dự toán linh hoạt và phân bổ chi phí SXC.
♦ Xác định định mức SXC khả biến, SXC bất biến và phân tích biến động chi phí SXC khả
biến, bất biến.
♦ Xác định mức ý nghĩa của các biến động chi phí.
♦ Thảo luận về việc kiểm soát các biến động chi phí trong tổ chức

Trong bài này chúng ta sẽ nghiên cứu các công cụ được sử dụng bởi các nhân viên kế toán quản
trị để trợ giúp các nhà quản lý trong việc kiểm soát chi phí và các hoạt động của tổ chức.

1. Hệ thống chi phí tiêu chuẩn
Hệ thống chi phí tiêu chuẩn [standard cost systems] được các nhân viên kế toán quản trị sử
dụng để trợ giúp cho các nhà quản lý trong việc kiểm soát chi phí của tổ chức. Hệ thống này có ba
thành phần: chi phí tiêu chuẩn, chi phí thực tế, và biến động giữa chi phí thực tế và chi phí tiêu chuẩn.
- Chi phí tiêu chuẩn hay còn gọi là định mức chi phí [standard cost] là sự ước lượng chi phí để
sản xuất một đơn vị sản phẩm. Chi phí tiêu chuẩn được thiết lập cho từng khoản mục chi phí sản xuất
[nguyên liệu trực tiếp, lao động trực tiếp, và sản xuất chung] dựa trên lượng tiêu chuẩn [ví dụ như số
giờ lao động, số lượng nguyên liệu,…cần để sản xuất một đơn vị sản phẩm] và giá tiêu chuẩn của
mỗi nhân tố đầu vào [ví dụ: giá ước tính cho1kg nguyên liệu, mức lương ước tính cho 1 giờ lao động,
v.v…]. Thí dụ: một sản phẩm A cần 0.5 kg nguyên liệu trực tiếp để sản xuất và giá mua 1 kg nguyên
liệu là $4. Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là $2/sản phẩm [0.5 x 4]. Dựa vào chi phí tiêu
chuẩn, nhân viên kế toán quản trị sẽ xác định dự toán chi phí sản xuất [dựa trên mức hoạt động dự
kiến] và sử dụng nó làm “chuẩn mực” để đối chiếu với chi phí thực tế.
- Chi phí thực tế [actual cost] là chi phí phát sinh thực tế trong quá trình sản xuất, được nhân
viên kế toán quản trị thu thập từ hệ thống kế toán của tổ chức.
- Biến động chi phí [cost variance] là chênh lệch giữa chi phí thực tế và chi phí tiêu chuẩn [dự
toán chi phí]. Biến động chi phí được sử dụng để kiểm soát chi phí.

2. Các loại định mức chi phí
Định mức chi phí được chia làm hai loại là định mức lý tưởng [perfection standards] và định

mức thực tế [practical standards].
- Định mức lý tưởng: Định mức lý tưởng hay còn gọi là định mức hoàn hảo là định mức chỉ
có thể đạt được trong những điều kiện sản xuất lý tưởng: người lao động làm việc với năng suất cao
nhất, nguyên liệu không bị hỏng, không có sự hư hỏng của máy móc, hoặc sự gián đoạn sản xuất,…
Trong thực tế, định mức lý tưởng ít khi được áp dụng vì nó không có tính thực tiễn.
- Định mức thực tế: Định mức thực tế có thể được định nghĩa là định mức “chặt nhưng có thể
thực hiện được”, là loại định mức được xây dựng một cách chặt chẽ, có cơ sở khoa học, dựa trên điều
kiện sản xuất thực tế: cho phép có thời gian hợp lý máy chết và thời gian nghỉ ngơi của người lao
động và do đó định mức sẽ đạt được thông qua sự nhận thức và sự cố gắng cao của người lao động
trong công việc. Do vậy, định mức thực tế nếu xây dựng đúng đắn và hợp lý sẽ có tác dụng động
viên, khuyến khích người lao động làm việc có năng suất.
Biến động giữa số liệu thực tế với với định mức [thực tế] sẽ có nhiều ý nghĩa đối với nhà quản
lý trong việc kiểm soát.

3. Phương pháp xây dựng định mức
Thiết lập định mức có lẻ là công việc khó khăn nhất trong quá trình xây dựng một hệ thống chi
phí tiêu chuẩn [Edmonds et al., 2003]. Các nhà quản lý thường sử dụng hai phương pháp chủ yếu sau
đây để xây dựng định mức chi phí: Phương pháp thống kê kinh nghiệm và phương pháp phân tích
công việc.
- Phương pháp thống kê kinh nghiệm [Historical Data Analysis]: phương pháp này thường được
áp dụng ở các doanh nghiệp có qui trình sản xuất ổn định. Để xây dựng các định mức chi phí, người
ta dựa vào số liệu trong quá khứ, tiến hành phân tích và từ đó xây dựng định mức về lượng [lượng
nguyên liệu tiêu hao, thời gian làm việc, v.v…]. Đồng thời, căn cứ vào tình hình thị trường, các quyết
định tồn kho để xây dựng định mức về giá.
- Phương pháp phân tích kinh tế kỹ thuật: để thực hiện phương pháp này, các kế toán viên phải
phối hợp với các nhân viên kỹ thuật để phân tích công suất thiết kế của máy móc thiết bị, phân tích
qui trình công nghệ, phân tích hành vi sản xuất, v.v…để xây dựng các định mức chi phí.
Trong thực tiễn, các nhà quản lý thường sử dụng phối hợp hai phương pháp này để xây dựng
các định mức chi phí. Phương pháp thống kê kinh nghiệm được sử dụng ở những phần/giai đoạn của
qui trình sản xuất ổn định [không có sự thay đổi], và phương pháp phân tích công việc được sử dụng
trong những phần/giai đoạn cỷa qui trình sản xuất có sự thay đổi về công nghệ hoặc phương pháp sản
xuất.

4. Xây dựng định mức các chi phí sản xuất
4.1. Định mức chi phí nguyên liệu trực tiếp
Định mức chi phí nguyên liệu trực tiếp được xây dựng dựa vào định mức lượng nguyên vật liệu
tiêu hao và định mức giá của nguyên vật liệu.
- Định mức lượng nguyên liệu trực tiếp: phản ánh lượng nguyên liệu tiêu hao ước tính để sản
xuất một sản phẩm, bao gồm luôn lượng hao hụt cho phép trong quá trình sản xuất.
- Định mức về giá nguyên liệu trực tiếp: phản ánh giá phí cuối cùng của một đơn vị nguyên liệu
trực tiếp, bao gồm giá mua cộng với chi phí thu mua trừ đi chiết khấu mua hàng được hưởng.
Ví dụ: Định mức lượng và giá nguyên liệu trực tiếp để sản xuất một sản phẩm tại công ty ABC
như sau:
Định mức lượng:
Lượng nguyên liệu cần để sản xuất 1 sản phẩm : 9.5 kg
Lượng nguyên liệu hao hụt cho phép : 0.5 kg
Định mức nguyên liệu cho 1 sản phẩm : 10.0 kg
Định mức giá:

Giá mua 1 kg nguyên liệu $6.50
Cộng: Chi phí vận chuyển 0.50
Định mức giá 1 kg nguyên liệu $ 7.00
Định mức chi phí nguyên vật liệu = Định mức lượng x Định mức giá
= 10.0 x 7.0 = $70.0/sản phẩm
4.2. Định mức lao động trực tiếp
Định mức chi phí lao động trực tiếp được biểu thị thông qua định mức giá của một giờ lao động
trực tiếp và định mức lượng thời gian lao động trực tiếp để sản xuất một đơn vị sản phẩm.
- Định mức về thời gian lao động: lượng thời gian tiêu chuẩn cần thiết để sản xuất một đơn vị
sản phẩm. Một điều cần lưu ý là định mức thời gian lao động phải bao gồm cả thời gian để nghỉ ngơi,
giải quyết các nhu cầu cá nhân, lau chùi máy và thời gian chết máy.

- Định mức giá lao động trực tiếp: chi phí tiền lương ước tính cho một giờ lao động trực tiếp,
bao gồm tiền lương, tiền công của người lao động và các khoản phụ cấp và những chi phí khác liên
quan đến lao động.
Ví dụ: Định mức lượng thời gian và giá lao động trực tiếp để sản xuất một sản phẩm tại công ty ABC
như sau:
Định mức lượng thời gian lao động trực tiếp:
Thời gian căn bản cần để sản xuất 1 sản phẩm 4.8 giờ
Thời gian giải lao và giải quyết nhu cầu cá nhân 0.1 giờ
Thời gian lau chùi máy và chết máy 0.1 giờ
Định mức thời gian cho 1 đơn vị sản phẩm 5.0 giờ
Định mức đơn giá lao động trực tiếp:
Mức lương căn bản 1 giờ $16.0
Phụ cấp lương [25% mức lương căn bản] 4.0
Định mức giá 1 giờ lao động trực tiếp $20.0
Định mức chi phí lao động trực tiếp = Định mức lượng x Định mức giá
= 5.0 x 20.0 = $100.0/sản phẩm
4.3. Định mức chi phí sản xuất chung
Định mức chi phí sản xuất chung được xây dựng theo chi phí sản xuất chung biến đổi và cố
định, nhằm phục vụ cho việc phân tích biến động chi phí sản xuất chung. Định mức chi phí sản xuất
chung được xây dựng dựa trên đơn giá phân bổ sản xuất chung và tiêu thức được chọn để phân bổ chi
phí sản xuất [ví dụ như số giờ lao động hoặc số giờ máy]. Để thuận lợi cho việc thảo luận trong bài
này, chúng ta giả sử rằng công ty ABC chọn căn cứ để phân bổ chi phí sản xuất chung là số giờ máy.
+ Định mức chi phí sản xuất chung biến đổi:
Định mức lượng: Số giờ máy cho cần thiết để sản xuất một đơn vị sản phẩm.

Định mức giá: Đơn giá phân bổ chi phí sản xuất chung biến đổi [phản ánh đơn giá sản
xuất chung biến đổi tính cho một giờ máy]
Thí dụ: Định mức sản xuất chung biến đổi để sản xuất một sản phẩm tại công ty ABC như
sau:
Định mức lượng [Số giờ máy cho phép để sản xuất 1 sản phẩm ] : 3 giờ
Định mức giá [Đơn giá SXC biến đối ước tính/1 giờ máy] : $5.0/giờ
Định mức SXC biến đổi [3 giờ x $5.0/giờ] : $15.0

+ Định mức chi phí sản xuất chung cố định:
Định mức chi phí sản xuất chung cố định được xây dựng tương tự như định mức chi phí sản xuất
chung biến đổi. Thí dụ: Định mức sản xuất chung cố định để sản xuất một sản phẩm tại công ty ABC
như sau:
Định mức lượng [Số giờ máy cho phép để sản xuất 1 sản phẩm ] : 3 giờ
Định mức giá [Đơn giá SXC cố định ước tính/1 giờ máy] : $2.0/giờ
Định mức SXC cố định [3 giờ x $2.0/giờ] : $6.0
4.4. Tổng hợp các định mức chi phí sản xuất
Sau khi xây dựng định mức cho từng yếu tố chi phí sản xuất, ta lập bảng tổng hợp các định mức
chi phí, gọi là thẻ tính giá thành định mức.
Công ty ABC
Thẻ tính giá thành định mức
Sản phẩm:….

5. Phân tích biến động
5.1. Mô hình tổng quát để phân tích các biến động
Biến động chi phí là chênh lệch giữa chi phí thực tế và chi tiêu chuẩn [định mức chi phí]. Biến
động chi phí được tách thành hai thành phần là biến động về giá và biến động về lượng nhằm phục vụ
cho việc kiểm soát chi phí.

[Nguồn: Phạm Văn Dược, 1993]

Kết quả có được về sự biến động được đánh giá như sau:
- Nếu biến động dương, nghĩa là chi phí thực tế > chi phí định mức: biến động thuận lợi.
- Nếu biến động âm hoặc bằng 0, nghĩa là thực tế < chi phí định mức: biến động không
thuận lợi [nếu như chất lượng sản phẩm, dịch vụ vẫn được đảm bảo].
Biến động xảy ra do nhiều nguyên nhân, vừa chủ quan vừa khách quan. Các nhà quản lý xác
định đúng các nguyên nhân gây ra biến động thì mới đưa ra được các biện pháp đúng đắn và kịp thời
để chấn chỉnh hoặc phát huy các biến động đó theo hướng có lợi cho doanh nghiệp. Chúng ta sẽ thảo
luận việc kiểm soát biến động ở những phần sau trong bài này.
5.2. Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Biến động chi phí nguyên liệu trực tiếp được xác định bằng các công thức sau:
Biến động về giá = AQ[AP-SP]
Biến động về lượng = SP[AQ-SQ]
Trong đó:
AQ [actual quantity] là lượng nguyên liệu thực tế sử dụng
SQ [standard quantity] là lượng nguyên liệu tiêu chuẩn [định mức lượng NVL]
AP [actual price] là giá thực tế
SP [standard price] là giá tiêu chuẩn
Để minh họa cho việc tính toán biến động chi phí nguyên liệu trực tiếp, chúng ta sử dụng số
liệu chi phí nguyên liệu trực tiếp của công ty ABC. Giả sử rằng, trong một tháng, công ty đã mua
20.500 kg nguyên liệu với giá $7.1/kg [bao gồm cả chi phí vận chuyển, bốc vác và đã trừ chiết khấu].

Tất cả nguyên liệu trên đã được sử dụng để sản xuất 2.000 sản phẩm.
Biến động chi phí nguyên liệu trực tiếp trong tháng của công ty ABC được nhân viên kế toán
quản trị tính toán như sau:
Biến động về giá = AQ[AP-SP]
= 20.500[7.1-7.0] = $2.050 [không thuận lợi]
Biến động về lượng = SP[AQ – SQ]
= 7.0[20.500-20.000] = $3.500 [không thuận lợi
Biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp = $2.050 + $3.500] = $5.550
Lưu ý: Lượng nguyên vật liệu tiêu chuẩn để sản xuất 2.000 là 20.000 kg [SQ = 10 kg x 2.000
= 20.000 kg]
Nhận xét:
Biến động về giá nguyên liệu trực tiếp là không thuận lợi, nguyên nhân dẫn đến biến động về
giá này là do công ty mua nguyên liệu với giá thực tế cap hơn mức giá tiêu chuẩn. [$7.1 so với $7.0].
Biến động về lượng nguyên liệu trực tiếp cũng là một biến động không thuận lợi vì lượng nguyên liệu
thực tế sử dụng cao hơn lượng nguyên liệu định mức cho phép. Biến động này có thể do các nguyên
nhân như: máy móc hoat động không tốt, chất lượng của nguyên liệu, công nhân không lành nghề,
v.v…
5.3. Biến động chi phí lao động trực tiếp.
Biến động chi phí lao động trực tiếp được xác định bằng các công thức sau:
Biến động về giá lao động = AH[AR – SR]
Biến động hiệu suất lao động = SR[AH – SH]
Trong đó:
AH [actual hours] là lượng thời gian thực tế sử dụng
AR [actual rate] đơn giá thực tế của một giờ lao động
SH [standard hours] là lượng thời gian định mức
SR [standard rate] là đơn giá tiêu chuẩn của một giờ lao động
Để minh họa cho việc phân tích biến động của chi phí lao động trực tiếp, chúng ta sử dụng số
liệu về chi phí lao động trực tiếp của công ty ABC. Trong tháng công ty ABC sản xuất 2.000 sản
phẩm với lượng thời gian lao động trực tiếp sử dụng là 9.800 giờ, và tổng chi phí lao động trực tiếp
phát sinh là $205.800 [tương ứng với đơn giá lao động thực tế là $21/giờ lao động trực tiếp].
Nhân viên kế toán quản trị phân tích biến động chi phí lao động trực tiếp bằng cách tính toán
các biến động sau đây:
Biến động giá lao động = AH[AR – SR]
= 9.800[21 – 20] = $9800 [không tốt]
Biến động hiệu suất lao động = SR[AH – SH]
= 20[9.800 – 10.000] = $[4.000] [tốt]
Biến động chi phí lao động trực tiếp = $9.800 + [$4.000] = $5.800
Nhận xét: Biến động giá lao động $9800 là biến động không thuận lợi, nguyên nhân là do đơn
giá tiền lương lao động thực tế [$21/1 giờ lao động] cao hơn đơn giá lao động tiêu chuẩn [$20/giờ lao
động]. Biến động hiệu suất lao động [-$4.000] là biến động thuận lợi, bởi vì số giờ lao động thực tế

để sản xuất 2000 đơn vị sản phẩm [9.800 giờ], thấp hơn số giờ lao động định mức cho phép để sản
xuất khối lượng sản phẩm này [10.000 giờ].
5.4 . Biến động chi phí sản xuất chung
5.4.1. Dự toán linh hoạt
Để trợ giúp cho việc hoạch định, kiểm soát, và đánh giá hiệu quả công việc các nhân viên kế
toán quản trị thường thiết lập các dự toán theo các mức hoạt động khác nhau. Những dự toán như vậy
gọi là dự toán linh hoạt. Sở dĩ dự toán như vậy có tên là dự toán linh hoạt bởi vì dự toán thay đổi theo
sự thay đổi của mức hoạt động [Edmonds et al., 2003]
Một dự toán linh hoạt [a flexible budget] là dự toán được thiết lập cho nhiều mức hoạt động
khác nhau trong phạm vi hoạt động phù hợp của tổ chức. Ngược lại, dự toán tĩnh [các dự toán chúng
ta tìm hiểu ở chương 5] chỉ được thiết lập cho một mức hoạt động kế hoạch.
Các nhân viên kế toán quản trị dựa vào dự toán chi phí sản xuất chung linh hoạt để kiểm soát
chi phí sản xuất chung của tổ chức.
Giả sử rằng, chi phí điện phục vụ sản xuất là một chi phí biến đổi, phát sinh với mức $0.5 tính
cho một giờ máy hoạt động. Chúng ta xem xét hai dự toán khác nhau về chi phí điện sử dụng trong
một tháng tại một phân xưởng sản xuất trong hình 6.1 như sau:
Hình 6.1 So sánh dự toán tĩnh và dự toán linh hoạt
Dự toán tĩnh
Số giờ máy 7.500
Dự toán chi phí điện $3.750
Dự toán linh hoạt
Số giờ máy 6.000 7.500
Dự toán chi phí điện $3.000

9.000
$3.750 $4.500

Dự toán linh hoạt được lập cho 3 mức hoạt động 6.000, 7.500, và 9.000 giờ máy

Giả sử rằng, công ty ABC sản xuất 2.000 sản phẩm trong một tháng và đã sử dụng 6.000 giờ
máy và chi phí điện phát sinh là $3.200. Vậy, công ty đã kiểm soát chi phí điện tốt hay không tốt? Dự
toán nào hữu ích để trả lời câu hỏi này?
Một nhà quản lý sử dụng dự toán tĩnh sẽ phân tích biến động chi phí điện sử dụng trong tháng
như sau:

Từ so sánh trên, nhà quản lý có thể cho rằng chi phí điện đã được kiểm soáy tốt vì chi phí điện
thực tế thấp hơn chi phí dự toán. Tuy nhiên, đây là một kết luận sai vì chi phí điện thực tế phát sinh
tại mức hoạt động 6.000 giờ máy, lại được so sánh với chi phí dự toán ở mức hoạt động 7.500 giờ
máy.
Một cách đúng đắn hơn, nhà quản lý phải so sánh chi phí điện thực tế phát sinh ở mức hoạt
động 6.000 giờ máy với chi phí điện dự toán ở mức 6.000 giờ máy. Dựa vào dự toán linh hoạt, nhà
quản lý có thể thực hiện được việc này.

Giờ đây, kết luận của nhà quản lý sẽ khác với kết luận ở trên. Số liệu biến động chỉ ra chi phí
điện đã không được kiểm soát tốt: chi phí điện thực tế cao hơn chi phí điện dự toán. Như vậy, chúng
ta thấy rằng dự toán linh hoạt cho phép nhà quản lý phân tích biến động chi phí chính xác hơn dự
toán tĩnh.
5.4.2. Dự toán chi phí sản xuất chung linh hoạt
Dự toán sản xuất chung linh hoạt là một công cụ được nhân viên kế toán quản trị sử dụng để
tính toán đơn giá phân bổ chi phí sản xuất chung và kiểm soát biến động chi phí sản xuất chung.
Bảng 6.2. dưới đây minh hoạ một dự toán linh hoạt chi phí sản xuất chung trong một tháng của công
ty ABC.
Dự toán chi phí sản xuất chung trong dự toán linh hoạt được chia thành dự toán chi phí sản xuất
chung biến đổi và dự toán chi phí sản xuất chung cố định. Dự toán chi phí sản xuất chung biến đổi
thay đổi tỷ lệ thuận với mức hoạt động. Khi số giờ máy dao động từ 6.000 đến 9.000 giờ thì dự toán
chi phí sản xuất chung tăng từ $30.000 đến $45.000. Ngược lại, dự toán chi phí sản xuất chung cố
định không thay đổi theo mức hoạt động. Khi số giờ máy dao động, chi phí sản xuất chung cố định
giữ nguyên ở mức $15.000 một tháng.

Bảng 6.2 Dự toán chi phí sản xuất chung linh hoạt

[Nguồn: Hiệu chỉnh từ Hilton, 1991]

Ngoài trình bày dự toán sản xuất chung linh hoạt theo dạng bảng như trên, các nhân viên kế
toán quản trị có thể sử dụng công thức để biểu diễn dự toán sản xuất chung linh hoạt. Công thức này
như sau:

Ví dụ, với trường hợp của công ty ABC, đơn giá sản xuất chung biến đổi tính chi một giờ máy
hoạt động là $5/giờ [30.000/6.000 hoặc 37.500/7.500, hoặc 45.000/9.000].

Công thức biểu diễn dự toán sản xuất chung linh hoạt của công ty sẽ là:
Dự toán sản xuất chung/tháng = [$5 x tổng số giờ máy/tháng] + $15.000
Dựa vào công thức trên, công ty có thể xác định dự toán chi phí sản xuất chung hàng tháng cho
bất kỳ mức hoạt động nào trong phạm vi hoạt động phù hợp của công ty.
5.4.3. Phân bổ chi phí sản xuất chung trong hệ thống chi phí tiêu chuẩn
Trong hệ thống chi phí tiêu chuẩn, chi phí sản xuất chung được phân bổ dựa trên đơn giá sản
xuất chung ước tính [tiêu chuẩn về giá] và lượng tiêu thức phân bổ ước tính [tiêu chuẩn về lượng].
Hình 6.3 trình bày tóm tắt phương pháp phân bổ chi phí sản xuất chung trong hệ thống chi phí tiêu
chuẩn.
Hình 6.3. Phân bổ chi phí sản xuất chung trong hệ thống chi phí tiêu chuẩn

Đơn giá sản xuất chung ước tính được tính toán kỳ, căn cứ vào tổng dự toán chi phí sản xuất
chung và mức hoạt động ước tính trong kỳ. Các số liệu này được lấy từ dự toán linh hoạt sản xuất

chung. Ví dụ, công ty ABC tính toán đơn giá sản xuất chung ước tính căn cứ vào mức hoạt động ước
tính 7.500 giờ máy trong một tháng như sau:
Hình 6.4. Đơn giá sản xuất chung ước tính: Công ty ABC
Dự toán
chi phí

Mức hoạt động hàng
tháng

Đơn giá
chu

Sản xuất chung biến đổi

$37.500

7.500 giờ máy

$5

Sản xuất chung cố định

$15.000

7.500 giờ máy

$2

Tổng cộng

$52.500

7.500 giờ máy

$7

5.4.4. Lựa chọn đại lượng đo lường mức hoạt động
Nhân viên kế toán quản trị chọn tiêu chí đo lường mức hoạt động như thế nào? Đại lượng đo
lường mức hoạt động phải có quan hệ chặt chẽ với chi phí sản xuất chung biến đổi. Nghĩa là khi hoạt
động sản xuất tăng hoặc giảm thì cả chi phí sản xuất chung biến đổi và đại lượng đo lường mức hoạt
động cùng biến động tăng hoặc giảm theo cùng một tỷ lệ. Các nhân viên kế toán quản trị nên lưu ý
những điều sau khi chọn tiêu chí đo lường mức hoạt động của tổ chức:
- Đại lượng đo lường mức hoạt động phải có quan hệ chặt chẽ với chi phí sản xuất chung
biến đổi.
- Nên sử dụng căn cứ đo lường mức độ hoạt động là yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất
[ví dụ: số giờ lao động, số giờ máy]
- Sự thay đổi công nghệ sản xuất
- Không nên chọn đại lượng đo lường mức hoạt động được thể hiện bằng tiền [vì mức giá
dễ thay đổi theo thời gian]

5.4.5. Phân tích biến động chi phí sản xuất chung
Dự toán linh hoạt là công cụ chủ yếu của nhân viên kế toán quản trị để kiểm soát chi phí sản
xuất chung. Vào cuối kỳ, nhân viên kế toán quản trị so sánh chi phí sản xuất chung thực tế với chi phí
sản xuất chung dự toán tại mức hoạt động thực tế tương ứng để phân tích biến động. Biến động chi
phí sản xuất chung được phân tích theo hai thành phần: biến động chi phí sản xuất chung biến đổi và
chi phí sản xuất chung cố định.
Để minh hoạ cho việc phân tích, chúng ta sử dụng số liệu chi phí sản xuất chung của công ty
ABC. Giả sử rằng, trong một tháng công ty ABC sản xuất 2.000 đơn vị sản phẩm. Số giờ máy tiêu
chuẩn để sản xuất một đơn vị sản phẩm là 3 giờ. Như vậy, tổng số giờ máy tiêu chuẩn cho phép để
sản xuất 2.000 sản phẩm là 6.000 giờ [2.000 x 3].
Từ dự toán linh hoạt [trình bày ở Bảng 6.2], nhân viên kế toán quản trị xác định được dự toán
chi phí sản xuất chung trong tháng như sau:

- Dự toán chi phí sản xuất chung biến đổi $30.000
- Dự toán chi phí sản xuất chung cố định $15.000
Dự toán chi phí sản xuất chung $45.000
Từ các ghi chép của hệ thống kế toán chi phí, nhân viên kế toán xác định được chi phí sản xuất
chung thực tế phát sinh như sau:
- Chi phí sản xuất chung biến đổi thực tế $34.650
- Chi phí sản xuất chung cố định thực tế $16.100
Tổng chi phí sản xuất chung thực tế $50.750
Các ghi chép của nhà quản lý sản xuất cho thấy rằng số giờ máy thực tế sử dụng để sản xuất
2.000 sản phẩm trong tháng là 6.300 giờ.
Với nhữn thông tin trên, chúng ta tiến hành phân tích biến động chi phí sản xuất chung trong
tháng của công ty ABC.
a. Biến động chi phí sản xuất chung biến đổi
Việc tính toán biến động chi phí sản xuất chung biến đổi, về cơ bản, giống với việc tính toán
biến động chi phí nguyên vật liệu và lao động trực tiếp.
Biến động về giá sản xuất chung biến đổi = AH[AVR – SVR]
Biến động hiệu suất sản xuất chung = SVR[AH – SH]
Trong đó:
AH [actual hours] là số giờ thực tế sử dụng
AVR [actual variable-overhead rate] là đơn giá sản xuất chung thực tế
SVR [standard variable-overhead rate] là đơn giá sản xuất chung định mức
SH [standard hours] là số giờ tiêu chuẩn
Với số liệu ở trên, các biến động chi phí sản xuất chung của công ty ABC được tính toán như
sau:
Biến động về giá sản xuất chung biến đổi = AH[AVR – SVR]
= 6.300[5.5 – 5]
= $3.150 [không thuận lợi]
Biến động hiệu suất sản xuất chung = SVR[AH – SH]
= 5[6.300 – 6.000]
= $1.500 [không thuận lợi]
Nhận xét:
So sánh chi phí sản xuất chung thực tế với chi phí sản xuất chung dự toán [trong dự toán linh
hoạt ở mức hoạt động 6.000 giờ máy] chúng ta nhận thấy chi phí sản xuất chung thực tế của công ty
ABC cao hơn chi phí sản xuất chung dự toán $4.650 [34.650 – 30.000]. Biến động này được tổng hợp
từ biến động giá sản xuất chung $3.150 và biến động hiệu suất $1.500. Cả hai biến động này đều

không thuận lợi. Nguyên nhân của sự biến động này là do chi phí sản xuất chung biến đổi thực tế
vượt mức chi phí sản xuất chung biến đổi cho phép [tạo ra biến động giá], đồng thời số giờ máy thực
tế cũng cao hơn số giờ tiêu chuẩn cho phép [tạo ra biến động hiệu suất].
b. Biến động chi phí sản xuất chung cố định
Phân tích biến động chi phí sản xuất chung cố định hoàn toán khác với phân tích các chi phí
biến đổi. Biến động chi phí sản xuất chung cố định được phân tích thành hai thành phần là biến động
dự toán sản xuất chung cố định [fixed-overhead budget variance] và biến động hiệu suất sản xuất
chung cố định[fixed-overhead volume variance].

Với số liệu của công ty ABC, biến động chi phí sản xuất chung cố định của công ty được tính
toán như sau:

Nhận xét:
Cả biến động dự toán chi phí sản xuất chung cố định và biến động hiệu suất chi phí sản xuất
chung cố định đều không thuận lợi. Biến động dự toán sản xuất chung không thuận lợi bởi vì chi phí
cố định sản xuất chung thực tế lớn hơn dự toán chi phí sản xuất chung cố định. Biến động này có ý
nghĩa thực sự trong kiểm soát chi phí sản xuất chung cố định vì nó so sánh các chi phí thực tế phát
sinh so với số liệu dự toán.

Biến động hiệu suất sản xuất chung cố định không có ý nghĩa nhiều trong việc kiểm soát chi phí
sản xuất chung cố định. Nguyên nhân xảy ra biến động hiệu suất sản xuất chung cố định là do mức
hoạt động kế hoạch [số giờ theo kế hoạch] và số giờ tiêu chuẩn cho phép khác nhau. Chúng ta nhớ
rằng, công ty ABC tính toán đơn giá sản xuất chung cố định ở mức hoạt động kế hoạch là 7.500 giờ
máy mỗi tháng. Theo dự toán linh hoạt [bảng 6.2], dự toán chi phí sản xuất chung cố định là
$15.000/tháng. Từ đó, chúng ta tính toán được đơn giá sản xuất chung cố định ước tính là $2/giờ
máy. Sau đó, dựa vào số giờ tiêu chuẩn cho phép để sản xuất 2.000 sản phẩm là 6.000 giờ máy [3
giờ/sản phẩm x 2.000 sản phẩm], chúng ta tính toán được mức phân bổ chi phí sản xuất chung là
$12.000 [$2/giờ máy x 6.000 giờ máy]. Nếu trong tháng, công ty hoạt động sản xuất 2.500 sản phẩm,
số giờ tiêu chuẩn cho phép sẽ là 7.500 giờ máy [3 giờ/sản phẩm x 2.500 sản phẩm]. Mức sản xuất
chung phân bổ vào sản phẩm sẽ là $15.000 [[$2/giờ máy x 7.500 giờ máy]. Lúc này sẽ không có biến
động hiệu suất chi phí sản xuất chung cố định.

6. Kiểm soát biến động chi phí
6.1. Mức ý nghĩa của các biến động
Các nhà quản lý không có nhiều thời gian để kiểm tra và xác định nguyên nhân của tất cả các
biến động. Phương pháp quản lý theo ngoại lệ [management by exception] sẽ giúp nhà quản lý tập
trung thời gian và nổ lực vào việc kiểm soát các biến động có ý nghĩa. Khi nào một biến động cần
được kiểm soát, khi nào thì bỏ qua?
- Độ lớn của biến động: Nhà quản lý thường quan tâm đến những biến động có giá trị lớn về
cả số tuyệt đối lẫn số tương đối. Số tương đối của biến động cung cấp thông tin tốt hơn cho
nhà quản lý trong việc kiểm soát.
- Tần suất xuất hiện biến động: Những biến động lặp đi lặp lại liên tục cần được kiểm soát
chặt chẽ hơn những biến động thỉnh thoảng mới phát sinh.
- Xu hướng của biến động: Những biến động có xu hướng tăng dần theo thời gian là những

biến động cần xác định nguyên nhân và kiểm soát.
- Khả năng kiểm soát được biến động: Những biến động mà những người bên trong tổ chức
có khả năng kiểm soát được thì cần tiến hành kiểm soát hơn những biến động mà tổ chức
không có khả năng kiểm soát. Ví dụ, khi mức giá nguyên liệu tăng do sự biến động giá của thị
trường thì nằm ngoài khả năng kiểm soát của nhà quản lý.
- Các biến động thuận lợi: Những biến động thuận lợi cũng cần được xem xét để phát huy
và cải tiến.
- Lợi ích và chi phí của việc kiểm soát: Quyết định nên kiểm soát một biến động hay không
cần phải xem xét sự đánh đổi giữa lợi ích và chi phí để thực hiện việc kiểm soát.

6.2. Nguyên nhân của biến động
Biến động chi phí sản xuất được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Ví dụ, biến động hiệu
suất lao động trực tiếp có thể do công nhân thiếu kinh nghiệm, công nhân làm việc kém hiệu quả,
chất lượng nguyên liệu không tốt, máy móc hiết bị bảo trì kém, công nhân lơ đểnh trong qua trình sản
xuất, hoặc nhiều nguyên nhân khác. Ngoài những nguyên nhân chủ quan kể trên, biến động chi phí có
thể do những nguyên nhân ngẫu nhiên. Ví dụ biến động hiệu suất lao động có thể do tinh thần của
công nhân không được tốt, công nhân bị mệt mỏi, hoặc bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi thời tiết,…
Biểu đồ kiểm tra thống kê [statistical chart] có thể giúp nhà quản lý xác định biến động nào
được gây ra bởi những nguyên nhân ngẫu nhiên, biến động nào được gây ra bởi nguyên nhân chủ
quan cần được kiểm soát.
Một biểu đồ kiểm tra thống kê biểu diễn biến động chi phí theo thời gian và so sánh những biến
động này với một giá trị tới hạn [critical value]. Nhà quản lý giả thiết rằng biến động chi phí tuân
theo một phân phối xác suất chuẩn, với số trung bình là μ = 0 và độ lệch chuẩn là σ. Giá trị tới hạn
được chọn có thể là “μ ±σ” hoặc “μ ±2σ”hoặc “μ ±3σ”. Khi một biến động vượt qua giá trị này, biến
động đó cần được kiểm soát. Sơ đồ 6.5 là một dạng biểu đồ kiểm tra, với giá trị tới hạn được xác định
là “μ ±σ”. Biểu đồ này cho thấy, biến động trong tháng 4 là một biến động cần kiểm soát vì giá trị
biến động này vượt quá giá trị tới hạn.

[Nguồn: Hiệu chỉnh từ Hilton, 1991]

6.3. Ai có trách nhiệm kiểm soát biến động
Việc kiểm soát biến động có thể thực hiện được bằng nổ lực của các nhà quản lý trong tổ chức.
Việc xác định nhà quản lý nào ở vào vị trí tốt nhất để kiểm soát một loại biến động chi phí đóng vai
trò quan trọng trong việc kiểm soát biến động chi phí.
Biến động giá nguyên vật liệu. Thông thường nhà quản lý bộ phận cung ứng sẽ chịu trách
nhiệm chính trong việc kiểm soát biến động giá. Tuy nhiên, nhiều trường hợp, nhà quản lý này không
hoàn toàn kiểm soát được biến động này. Chẳng hạn mức giá cao có thể do sự biến động giá của thị
trường hoặc nguyên liệu mua vào đòi hỏi có chất lượng tốt thì mức giá sẽ cao hơn bình thường.

Biến động lượng nguyên liệu. Nhà quản lý sản xuất thường chịu trách nhiệm chính trong kiểm
soát biến động này. Tuy nhiên, nếu lượng nguyên liệu sử dụng thực tế cao hơn lượng tiêu chuẩn cho
phép có thể so nguyên liệu mua vào có chất lượng kém, dẫn đến sự lãng phí nguyên liệu. Trong
trường hợp này, người quan lý sản xuất không có khả năng kiểm soát được.
Biến động giá lao động. Biến động này thường phát sinh do việc bố trí lao động không hợp lý.
Chẳng hạn như việc phân công một công nhân có tay nghề cao và nhiều kinh nghiệm làm một công
việc đòi hỏi ít kỹ năng. Thông thường, người quản lý sản xuất đóng vai trò chính trong việc kiểm soát
biến động này.
Biến động hiệu suất lao động. Việc sử dụng thời gian lao động không hiệu quả sẽ tạo ra biến
động về hiệu suất lao động. Một lần nữa, người quản lý sản xuất sẽ chịu trách nhiệm kiểm soát biến
động hiệu suất lao động.
Một điều cần lưu ý là việc phân tích biến động phải được sử dụng như một phương tiện để hổ
trợ và giúp đỡ những người quản lý trực tiếp để đạt được các mục tiêu mà họ đã góp phần đề ra trong
doanh nghiệp. Việc tìm ra nguyên nhân dẫn đến các biến động không có lợi cho doanh nghiệp là để
tìm các biện pháp để khắc phục và cải thiện chúng chứ không phải là qui trách nhiệm cho một người
nào đó, vì việc làm này thường chỉ phá hoại các mục tiêu mà doanh nghiệp đã đặt ra mà thôi.

Tóm tắt bài giảng
Hệ thống chi phí tiêu chuẩn có hai mục đích: kiểm soát chi phí và tính giá thành sản phẩm.
Nhân viên kế toán quản trị phối hợp với các nhà quản lý trong tổ chức để thiết lập các định mức chi
phí sản xuất, bao gồm định mức nguyên vật liệu trực tiếp, lao động trực tiếp, và sản xuất chung bằng
cách sử dụng phương pháp thống kê kinh nghiệm hoặc phân tích công việc. Định mức chi phí được
nhân viên kế toán sử dụng làm “chuẩn mực” để so sánh với các chi phí thực tế phát sinh. Để phục vụ
cho việc phân tích và kiểm soát biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí lao động trực
tiếp, nhân viên kế toán quản trị sẽ tính toán các biến động giá và biến động lượng nguyên vật liệu,
biến động giá và biến động hiệu suất lao động.
Trong việc kiểm soát chi phí sản xuất chung, nhân viên kế toán quản trị dựa vào dự toán linh
hoạt, là dự toán sản xuất chung được lập theo nhiều mức hoạt động khác nhau trong phạm vi hoạt
động của tổ chức. Chi phí sản xuất chung thực tế sẽ được so sánh với chi phí sản xuất chung dự toán
tại mức hoạt động thực tế. Các biến động sau đây sẽ được tính toán và phân tích: biến động giá và
biến động hiệu suất chi phí sản xuất chung biến đổi, biến động dự toán và biến động hiệu suất chi phí
sản xuất chung cố định.

Các biến động chi phí sẽ được xác định và phân tích nguyên nhân biến động bằng phương pháp
quản lý theo ngoại lệ, tức là chỉ tập trung xác định nguyên nhân của các biến động có ý nghĩa. Các
nhà quản lý xác định mức ý nghĩa của các biến động dựa vào kinh nghiệm và sự phán đoán chủ quan.
Biến động có giá trị lớn [về cả số tương đối và tuyệt đối], biến động lặp lại thường xuyên, biến động
có xu hướng tăng dần, và biến động mà tổ chức có khả năng kiểm soát là những biến động cần phân
tích xác định nguyên nhân để kiểm soát.
Các biến động chi phí khác nhau trong một tổ chức do nhiều người quản lý khác nhau chịu trách
nhiệm xác định nguyên nhân biến động và kiểm soát. Việc kiểm soát biến động có thể thực hiện được
bằng nổ lực và sự phối hợp của các nhà quản lý trong tổ chức. Việc xác định nhà quản lý nào ở vào vị
trí tốt nhất để kiểm soát một loại biến động chi phí đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát biến
động chi phí.

Câu hỏi ôn tập và bài tập
Câu hỏi ôn tập
1. Hãy liệt kê ba thành phần của một hệ thống kiểm soát chi phí. Giải thích cơ chế hoạt động của
hệ thống này.
2. Trình bày hai phương pháp xây dựng chi phí tiêu chuẩn [định mức chi phí].
3. Phân biệt định mức lý tưởng và định mức thực tế. Theo bạn, loại định mức nào có tác dụng tốt
trong việc thúc đẩy người lao động là việc tốt?
4. Định mức giá và định mức lượng nguyên vật liệu trực tiếp được xây dựng như thế nào?
5. Biến động giá nguyên vật liệu được diễn giải như thế nào? Nhà quản lý nào đóng vai trò chính
trong việc kiểm soát biến động này?
6. Nguyên nhân biến động lượng nguyên vật liệu trực tiếp là gì? Nhà quản lý nào đóng vai trò
chính trong việc kiểm soát biến động này?
7. Định mức giá và định mức lượng thời gian lao động trực tiếp được xác định như thế nào?
8. Biến động giá lao động trực tiếp là gì? Liệt kê một số nguyên nhân gây ra biến động giá lao
động trực tiếp? Nhà quản lý nào đóng vai trò chính trong việc phân tích nguyên nhân và kiểm soát
biến động này?
9. Biến động hiệu suất lao động trực tiếp là gì? Các nguyên nhân gây ra biến động này là gì? Nhà
quản lý nào đóng vai trò chính trong việc phân tích nguyên nhân và kiểm soát biến động này?
10. Hãy phân biệt dự toán tĩnh và dự toán linh hoạt. Lợi ích của dự toán linh hoạt là gì?
11. Sử dụng biểu đồ tài khoản chữ T để trình bày phương pháp phân bổ chi phí sản xuất chung
vào giá thành sản phẩm trong một hệ thống chi phí tiêu chuẩn.
12. Sự thay đổi công nghệ ảnh hưởng như thế nào đến việc phân bổ chi phí sản xuất chung?
13. Khi soạn thảo chi phí sản xuất chung linh hoạt, nhân viên kế toán quản trị phải lựa chọn một
đại lượng đo lường mức hoạt động phù hợp? Hãy cho biết, những nhân tố nào ảnh hưởng đến việc
lựa chọn đại lượng đo lường mức hoạt động này?
14. Giải thích biến động giá chi phí sản xuất chung biến đổi.
15. Giải thích biến động hiệu suất chi phí sản xuất chung biến đổi. Biến động này khác với biến
động hiệu suất lao động trực tiếp ở chổ nào?
16. Biến động dự toán sản xuất chung cố định là gì? Nguyên nhân của biến động này là gì?
17. Biến động hiệu suất [khối lượng] chi phí sản xuất chung cố định được diễn giải như thế nào?
18. Giữa biến động dự toán và biến động hiệu suất sản xuất chung cố định, biến động nào có ý
nghĩa trong việc kiểm soát chi phí sản xuất chung cố định?
19. Liệt kê năm nhân tố mà nhà quản lý thường xem xét khi xác định các biến động cần được xác
định nguyên nhân và kiểm soát.

20. Biểu đồ kiểm soát [control chart] được sử dụng trong việc kiểm soát biến động chi phí như
thế nào?
[Nguồn: Dich thuật và hiệu chỉnh từ Hilton, 1991]
Bài tập
Bài tập 1 Công ty TNHH C chuyên sản xuất pho mát. Trong tháng 1 năm 2002, công ty lập dự toán
sẽ sản xuất 60.000 bánh pho mát, với lượng nguyên liệu dự toán tiêu hao là 15.000 kg. Giá mua ước
tính mỗi kg nguyên liệu là 50.000 đồng. Số liệu chi phí thực tế được ghi nhận trong tháng 1 năm
2002 như sau:
Số lượng bánh phó mát sản xuất: 60.800 bánh pho mát
Lượng nguyên liệu sử dụng: 16.000 kg
Giá mua nguyên liệu: 48.000 đồng/kg
Yêu cầu: Tính biến động giá và biến động lượng nguyên vât liệu trực tiếp trong tháng 1 năm
2002.
[Nguồn: Hiệu chỉnh từ Horgren et al., 1999]
Bài tập 2 Công ty H thiết lập định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và lao động trực tiếp cho một
đơn vị sản phẩm của công ty như sau:
Nguyên vật liệu trực tiếp Lao động trực tiếp
Lượng: 2kg/sản phẩm Lượng: 3 giờ/sản phẩm
Giá: 7.000 đồng/kg Đơn giá: 18.000 đồng/giờ
Lượng nguyên vật liệu mua vào trong tháng là 5.000 kg, với giá mua 7.300 đồng/kg. Chi phí thực tế
phát sinh trong tháng để sản xuất 2.000 đơn vị sản phẩm được ghi nhận như sau:
Nguyên liệu trực tiếp: 4.200kg
Lao động trực tiếp: 6.450 giờ và chi phí lao động trực tiếp là 30.660.000 đồng
Yêu cầu:
1. Tính biến động giá và biến động lượng nguyên vật liệu trực tiếp. Những biến động này là
thuận lợi hay không thuận lợi.
2. Tính biến động giá và biến động hiệu suất lao động trực tiếp. Những biến động này là
thuận lợi hay không thuận lợi.
3. Dựa vào các số liệu trên, hãy vẽ đồ thị biểu diễn biến động chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp và biến động chi phí lao động trực tiếp.
[Nguồn: Hiệu chỉnh từ Hilton, 1991]
Bài tập 3 Công ty ABC sản xuất lon đựng nước giải khát. Chi phí tiêu chuẩn để sản xuất một thùng
lon [gồm 144 lon] được nhân viên kế toán quản trị, nhà quản lý sản xuất, và các kỹ sư phụ trách công
nghệ thiết lập như sau:
Nguyên vật liệu trực tiếp Lao động trực tiếp
Lượng: 4kg

Lượng: 0.25 giờ

Giá: 800 đồng/kg Đơn giá: 16.000 đồng/giờ
Lượng nguyên vật liệu trực tiếp mua vào là 240.000kg, với giá mua 810 đồng/kg. Chi phí thực tế phát
sinh để sản xuất 50.000 thùng lon được ghi nhận như sau:

Nguyên liệu trực tiếp: Lượng sử dụng là 210.000kg
Lao động trực tiếp: 13.000 giờ và chi phí lao động trực tiếp là 210.600.000 đồng
Yêu cầu:
1. Sử dụng công thức tính toán biến động để xác định biến động giá và biến động lượng
nguyên vật liệu. Những biến động này là thuận lợi hay không thuận lợi.
2. Tính biến động giá và biến động hiệu suất lao động trực tiếp. Những biến động này là
thuận lợi hay không thuận lợi.

Bài tập 4 Số liệu về chi phí dự toán và chi phí thực tế được thu thập từ Công ty điện tử ABC trong
tháng 5 năm 2005 như sau:
Số liệu dự toán:
Đơn giá sản xuất chung biến đổi ước tính 7.000 đồng/giờ lao động
Số giờ lao động tiêu chuẩn 2 giờ/1 sản phẩm
Chi phí sản xuất chung cố định dự toán 100.000.000 đồng
Sản lượng dự toán 25.000 sản phẩm
Số liệu thực tế
Chi phí sản xuất chung biến đổi thực tế 320.000.000 đồng
Số giờ lao động thực tế 50.000 giờ
Chi phí sản xuất chung cố định thực tế 98.000.000 đồng
Sản lượng thực tế 20.000 sản phẩm
Yêu cầu: Sử dụng công thức để tính toán các biến động sau đây và cho biết mỗi biến động tính
toán được là thuận lợi hay không thuận lợi? Nguyên nhân có thể của từng biến động là gì?
1. Biến động giá sản xuất chung biến đổi.
2. Biến động hiệu suất sản xuất chung biến đổi.
3. Biến động dự toán sản xuất chung cố định.
4. Biến động hiệu suất [Biến động khối lượng] sản xuất chung cố định.

Bài tập 5 Công ty L, một nhà sản xuất quần áo mặc để câu cá. Chi phí để sản xuất mỗi bộ quần áo
được xác định bằng tổng của 3 khoản mục chi phí biến đổi [nguyên vât liệu trực tiếp, lao động trực
tiếp, và sản xuất chung biến đổi] và khoản mục chi phí sản xuất chung cố định. Chi phí sản xuất
chung biến đổi được phân bổ vào giá thành sản phẩm dựa trên số giờ lao động trực tiếp ước tính.
Trong tháng 6 năm 2002, công ty ước tính rằng mỗi bộ quần áo cần 4 giờ lao động để sản xuất và
hoàn thành và đơn giá sản xuất chung biến đổi ước tính là $12/giờ lao động. Số lượng bộ quần áo dự
toán sản xuất trong tháng là 1.040 bộ.
Chi phí sản xuất chung biến đổi thực tế phát sinh trong tháng 6 năm 2002 là $52.164 với số
lượng sản phẩm sản xuất thực tế là 1.080 bộ. Số giờ lao động trực tiếp thực tế sử dụng là 4.536 giờ.

Yêu cầu: Tính biến động giá và biến động hiệu suất chi phí sản xuất chung biến đổi. Những
nguyên nhân có thể của từng biến động này là gì?
Bài tập 6 [tiếp theo bài 5] Công ty L phân bổ chi phí sản xuất chung cố định vào giá thành sản phẩm
căn cứ trên số giờ lao động trực tiếp ước tính. Số liệu về chi phí sản xuất chung trong tháng 6 năm
2002 của công ty như sau:
Chi phí sản xuất chung cố định dự toán $62.400
Chi phí sản xuất chung cố định thực tế phát sinh $63.916
Yêu cầu: Tính biến động dự toán và biến động hiệu suất [biến động khối lượng] của chi phí sản
xuất chung cố định. Những nguyên nhân có thể của từng biến động này là gì?
[Nguồn: Horgren et al., 1999]
Bài tập 7 Nhân viên kế toán quản trị của công ty XYZ sử dụng biểu đồ kiểm tra để giúp ban giám
đốc công ty xác định khi nào/biến động nào cần kiểm soát. Giá trị tới hạn [critical value] được chọn
là ±σ [σ là độ lệch chuẩn của biến động]. Biến động hiệu suất lao động được ghi nhận trong 6 tháng
trong năm 200x như sau:
Tháng 1 2.500.000 [thuận lợi]
Tháng 2 8.000.000 [không thuận lợi]
Tháng 3 7.000.000 [không thuận lợi]
Tháng 4 9.000.000 [không thuận lợi]
Tháng 5 10.500.000 [không thuận lợi]
Tháng 6 12.000.000 [không thuận lợi]
Chi phí lao động tiêu chuẩn mỗi tháng được thiết lập là 200.000.000 đồng. Nhân viên kế toán
quản trị ước tính rằng biến động hiệu suất lao động trực tiếp hàng tháng của công ty có độ lệch chuẩn
σ = 9.500.000 đồng.
Yêu cầu:
1. Hãy vẽ một biểu đồ kiểm soát thống kê và biểu diễn các biến động trên lên biểu đồ này.
Chỉ ra biến động nào cần được kiểm soát.
2. Giả sử rằng, nhà quản lý sử dụng một nguyên tắc để kiểm soát biến động như sau: tất cả
biến động nào bằng hoặc vượt quá 6% chi phí tiêu chuẩn sẽ được phân tích và kiểm soát.
Bạn hãy cho biết, biến động trong những tháng nào sẽ được điều tra và kiểm soát?
3. Ngoài những biến động được xác định bằng các phương pháp/nguyên tắc sử dụng ở mục
[1] và [2] cần được điều tra, theo bạn có biến động nào khác cần được điều tra và kiểm soát
không? Vì sao?

Tải về bản full

Video liên quan

Chủ Đề