Bằng trung bình khá dịch sang tiếng anh

Chương trình ngoài đại học đầu tiên mà chúng tôi muốn chia sẻ đến với các du học sinh Anh chính là chứng chỉ HND (Higher National Diploma) – đây là một chứng chỉ chính quy học trong thời hạn 2 năm. Và chứng chỉ HNC (Higher National Certificate) – cũng là một chứng chỉ tương tự HND nhưng thời gian học thường là ngoài giờ. Cả HNC và HND đều được coi là hai chứng chỉ nghề với mục đích là tích lũy kinh nghiệm thực hành thay vì việc học lý thuyết suông.

Cả hai chứng chỉ HNC và HND đều giúp ích cho các du học sinh sau này trong năm thứ 2 hoặc năm thứ 3 của một số chương trình đại học. Sau khi kết thúc khóa học, du học sinh có thể lấy bằng và các chứng chỉ tại một trường cao đẳng có đào tạo hệ đại học tại Anh.

Chương trình học dự bị đại học

Có lẽ chúng ta đã quá quen thuộc với thuật ngữ dự bị đại học rồi đúng không? Đây là một chương trình đào tạo dự bị tại các trường đại học mà có liên quan trực tiếp đến công việc để giúp cho các sinh viên có thể phát triển được nghề nghiệp trong mọi lĩnh vực liên quan. Sau khi kết thúc chương trình dự bị đại học thì các du học sinh Anh sẽ đươc cấp bằng. Nhưng nếu có nguyện vọng thì bạn sẽ được chuyển lên học chương trình học trực tiếp vào năm thứ 2 hoặc năm thứ 3 theo đúng chương trình học của hệ cử nhân với chuyên ngành liên quan.

Chương trình cao đẳng

Bằng trung bình khá dịch sang tiếng anh

Bằng cao đẳng khi du học Anh

Hệ đào tạo cao đẳng tại Anh được kết thúc sau 2 năm học tập tại các cơ sở đào tạo. Với bằng tốt nghiệp cao đẳng thì du học sinh Anh có thể tiếp tục vào chương trình cử nhân tại năm thứ 2 hoặc năm thứ 3 với các chuyên ngành liên quan tại một số trường đại học tại Anh. Với lựa chọn chương trình học này thì tất cả sinh viên đều có thể hoàn thành chương trình học của mình và sau đó thì tiếp tục học chuyển tiếp lên cấp bậc cao hơn trong năm học đầu tiên của chương trình danh dự. Và sau đó thì chuyển đổi chứng chỉ cao thành thành cử nhân đại học.

Bằng cử nhân

Chương trình cử nhân khi du học Anh thường mất khoảng thời gian hoàn thành từ 3 đến 4 năm. Tên còn tùy vào lĩnh vực mà bạn theo học. Ví dụ: Cử nhân Nghệ thuật (BA), Cử nhân Khoa học (BSc), Cử nhân Giáo dục (BEd) và Cử nhân Kỹ thuật (BEng).

Các xếp hạng lần lượt:

  • First class honours (a first – chỉ khoảng 10% sinh viên toàn quốc được xếp hạng này)
  • Upper second class honours (a 2:1)
  • Lower second class honours (a 2:2)
  • Third class honours (a third – tại một số trường Đại học thì đây là thứ hạng thấp nhất)
  • Pass (Ordinary degree – dưới mức này không được nhận bằng tốt nghiệp)

Còn một dạng bằng nữa là “Aegrotat degree”. Bằng này đặc cách dành riêng cho những sinh viên không thể làm kiểm tra vì lí do sức khỏe. Tuy nhiên đây là bằng danh dự, không có xếp hạng.

Tại Scotland (một phần của Anh Quốc), thì “ordinary” nhằm để chỉ các khóa cử nhân toàn thời gian kéo dài 3 năm. Và “honours” là khóa cử nhân toàn thời gian 4 năm.

Xếp hạng ảnh hưởng như thế nào tới các khóa sau đại học?

Bằng trung bình khá dịch sang tiếng anh

Tầm quan trọng của bằng cấp khi du học Anh

Xếp hạng ảnh hưởng rất lớn đến việc học cao hơn của sinh viên, đặc biệt sinh viên du học Anh.

Sinh viên du học Anh lưu ý cần đạt ít nhất hạng 2:2 trở lên để theo học khóa Thạc sĩ. Tuy nhiên có một số trường đại học yêu cầu khắt khe hơn. Họ cho rằng với hạng 2:1 sinh viên mới đủ trình độ vào học Thạc sĩ. Nếu sinh viên đảm bảo được kinh nghiệm làm việc tương ứng vẫn được nhận học khi đạt bằng ordinary.

Sinh viên dự tuyển chương trình tiến sĩ, không có bằng thạc sĩ phải sở hữu bằng cử nhân hạng First hay 2:1. Vì thế nếu đã có cơ hội du học Anh, bạn hãy cố gắng học tập tốt ngay từ đầu để không ảnh hưởng về sau.

Sửa đổi điểm (17), (19), (20) Phụ lục cách ghi nội dung trên bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp kèm theo Thông tư số 20/2009/TT-BGDĐT

ngày 12/8/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

mẫu bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp; sửa đổi điểm (17), (19), (20) Phụ lục cách ghi nội dung trên bằng tốt nghiệp cao đẳng kèm theo

Thông tư số 21/2009/TT-BGDĐT ngày 12/8/2009

của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

mẫu bằng tốt nghiệp cao đẳng

Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

Căn cứ Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20 tháng 6 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân; Thông tư số 22/2012/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân ban hành kèm theo Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế;

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định.

Điều 1. Sửa đổi điểm (17), (19), (20) Phụ lục cách ghi nội dung trên bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp kèm theo Thông tư số 20/2009/TT-BGDĐT ngày 12/8/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành mẫu bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp.

1. Điểm (17) được sửa đổi như sau:

“(17) Ghi ngày và năm bằng số, ghi tháng bằng chữ tiếng Anh. (Ví dụ: ngày tháng năm sinh Tiếng Việt ghi “07/10/2005” thì tiếng Anh ghi “07 October 2005”).”

2. Điểm (19) được sửa đổi như sau:

“(19) Ghi xếp loại tốt nghiệp, bằng tiếng Anh: loại Xuất sắc ghi “Excellent”, loại Giỏi ghi “Very good”, loại Khá ghi “Good”, loại Trung bình khá ghi “Average good”, loại Trung bình ghi “Ordinary”.”

3. Điểm (20) được sửa đổi như sau:

“(20) Ghi hình thức đào tạo, bằng tiếng Anh: “Chính quy” ghi “Full-time”, “Vừa làm vừa học” ghi “Part-time”, “Học từ xa” ghi “Distance learning”, “Tự học có hướng dẫn” ghi “Guided Self – learning”.”

Điều 2. Sửa đổi điểm (17), (19), (20) Phụ lục cách ghi nội dung trên bằng tốt nghiệp cao đẳng kèm theo Thông tư số 21/2009/TT-BGDĐT ngày 12/8/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành mẫu bằng tốt nghiệp cao đẳng.

1. Điểm (17) được sửa đổi như sau:

“(17) Ghi ngày và năm bằng số, ghi tháng bằng chữ tiếng Anh. (Ví dụ: ngày tháng năm sinh Tiếng Việt ghi “07/10/2005” thì tiếng Anh ghi “07 October 2005”).”

2. Điểm (19) được sửa đổi như sau:

“(19) Ghi xếp loại tốt nghiệp, bằng tiếng Anh: loại Xuất sắc ghi “Excellent”, loại Giỏi ghi “Very good”, loại Khá ghi “Good”, loại Trung bình khá ghi “Average good”, loại Trung bình ghi “Ordinary”.”

3. Điểm (20) được sửa đổi như sau:

“(20) Ghi hình thức đào tạo, bằng tiếng Anh: “Chính quy” ghi “Full-time”, “Vừa làm vừa học” ghi “Part-time”, “Học từ xa” ghi “Distance learning”, “Tự học có hướng dẫn” ghi “Guided Self – learning”.”

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chuyên nghiệp, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng cơ sở giáo dục được giao nhiệm vụ đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp, Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Điều 4. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày tháng năm 2012. Các quy định trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ./.