Bé bị rối loạn giấc ngủ khám ở đâu thuận nghĩa

Theo Bệnh viện Nhi Trung ương, biến chứng hậu COVID-19 không chỉ diễn ra ở người lớn, mà trẻ em cũng bị mắc hậu COVID-19.

Về tình trạng trẻ em Việt Nam bị mắc COVID-19, tính từ khi dịch COVID-19 bùng phát đến nay, tỷ lệ mắc COVID-19 của trẻ dưới 18 tuổi ở nước ta là 19,2%, tương đương khoảng hơn 490.000 trẻ.

Đáng chú ý, trong gần nửa triệu trẻ mắc COVID-19 này có 4,8% trẻ từ 13-17 tuổi; 8% trẻ 6-12 tuổi; 2,8% trẻ từ 3-5 tuổi và 3,6% trẻ từ 0-2 tuổi.

Hầu hết các trẻ bị nhiễm COVID-19 đều nhẹ và phục hồi nhanh hơn người lớn. 

Tuy nhiên, những quan sát gần đây cho thấy, một số ít trẻ vẫn bị tình trạng hậu COVID-19 từ nhẹ đến nặng, nhất là Hội chứng viêm đa hệ thống [MIS-C].

PGS.TS Trần Minh Điển: Khi các cháu xuất hiện những tình trạng như đỏ da, khó thở, mệt mỏi thì phải đưa con đi khám xem có mắc hội chứng hậu COVID-19 hay không. Ảnh Bệnh viện Nhi Trung ương

Hậu COVID-19 là gì?

PGS.TS Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, theo định nghĩa của WHO: Hậu COVID-19 là những dấu hiệu như triệu chứng của người nhiễm COVID-19 có thể kéo dài hoặc xuất hiện những triệu chứng mới.

Căn nguyên của vấn đề này có thể liên quan đến virus, độc tố của virus cũng như tình trạng virus còn tồn tại ở trong cơ thể. Ngoài ra còn do chu trình hóa học bị ảnh hưởng, do biểu hiện của vấn đề đáp ứng miễn dịch…

Biểu hiện của hậu COVID-19 với những trẻ có tiền sử đã mắc COVID-19 hoặc tiếp xúc với người mắc COVID-19, sống trong vùng dịch thường xảy ra như sau: Sốt nhẹ, khó thở, ho kéo dài;

Trẻ bị mệt mỏi, đau cơ, tim đập nhanh, nổi ban đỏ hoặc xung huyết giác mạc. Trẻ bị ảnh hưởng đến trí nhớ, khả năng tập trung tư tưởng và rối loại giấc ngủ.

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa: nôn, đau bụng, tiêu chảy; có thể gặp dấu hiệu sốc, rối loạn đông máu, tổn thương thận cấp…

Nếu trẻ được chẩn đoán sớm, phát hiện sớm và điều trị đúng, kịp thời thì diễn tiến thường thuận lợi, trẻ phục hồi tốt.

Trẻ bị hậu COVID-19, nếu không được điều trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, vừa qua đã ghi nhận những trẻ đến khám hậu COVID-19. Dễ gặp là những em bé đã khỏi bệnh nhưng tình trạng ho vẫn dai dẳng.

Từ đầu tháng 2 đến nay, Khoa Điều trị tích cực Nội khoa của Bệnh viện Nhi Trung ương, liên tục tiếp nhận một số trẻ mắc di chứng hậu COVID -19 từ nhẹ đến nặng. Đặc biệt là trẻ bị mắc Hội chứng viêm đa hệ thống [MIS-C] hậu COVID-19. Đây là 1 hội chứng mắc phải sau nhiễm COVID-19.

Đa số trẻ bị nhập viện điều chưa được tiêm phòng COVID-19, đáng chú ý đã có những bệnh nhi diễn biến rất nặng phải thở máy, lọc máu.

Bệnh viện Nhi Trung ương hướng dẫn theo dõi và phát hiện biến chứng hậu COVID-19 ở trẻ

Khi nào cha mẹ cần đưa trẻ đi khám hậu COVID-19?

Chính vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo, với trẻ đã từng mắc COVID-19 hoặc nghi ngờ [có nhiều trẻ mắc COVID-19 nhưng không được phát hiện], các gia đình không được chủ quan, sau khi trẻ âm tính 2- 6 tuần nếu có biểu hiện như trên cần cho trẻ đi khám điều trị sớm.

"Hiện nay chúng ta đã có những đơn vị thăm khám hậu COVID-19. Người bệnh sau nhiễm COVID-19 vài tuần, vài tháng khi xuất hiện những triệu chứng bất thường thì cần đi khám để chuẩn đoán điều trị.

Riêng với trẻ em, hậu COVID-19 có thể xuất hiện hội chứng viêm đa hệ thống, tổn thương đến tim, phổi, thận, mạch máu,…

Vì vậy khi các cháu xuất hiện những tình trạng như đỏ da, khó thở, mệt mỏi thì phải đưa con đi khám xem có mắc hội chứng viêm đa hệ thống hay không", PGS.TS Bác sĩ Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi trung ương nhấn mạnh.

Theo PGS.TS Trần Minh Điển, hiện tại, hậu COVID-19 vẫn là vấn đề còn mới và cần nghiên cứu thêm. Do đó, có thể còn nhiều thay đổi về các triệu chứng, cách theo dõi, phác đồ điều trị bệnh trong thời gian tới.

Trẻ nổi ban đỏ là một trong những dấu hiệu cha mẹ cần đặc biệt chú ý. Ảnh Bệnh viện Nhi Trung ương

Những triệu chứng trẻ bị MIS-C hậu COVID-19

Theo TS.BS Tạ Anh Tuấn, Trưởng khoa Điều trị tích cực Nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương, Viêm đa hệ thống [MIS-C] hậu COVID-19 thường xảy ra sau khi em bé bị mắc COVID-19 từ 2-6 tuần lễ.

Biểu hiện lâm sàng của trẻ bị mắc hội chứng MIS-C hậu COVID-19 là sốt cao liên tục, phát ban, rối loạn tiêu hóa, nếu nặng hơn có thể gặp các biến chứng tim mạch, sốc… nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể gây tử vong.

TS.BS Tạ Anh Tuấn, thăm khám cho một trường hợp bệnh nhi mắc hội chứng MIS-C hậu COVID-19. Ảnh Bệnh viện Nhi Trung ương

Với những trẻ có tiền sử đã mắc COVID-19 hoặc tiếp xúc với người mắc COVID-19, sống trong vùng dịch, khi có các triệu chứng dưới đây là có biểu hiện mắc hậu COVID-19:

– Trẻ bị sốt cao liên tục trên 24h.

– Trẻ bị nổi ban đỏ hoặc xung huyết giác mạc.

– Trẻ bị phù nề niêm mạc miệng, bàn tay, chân

– Trẻ bị rối loạn tiêu hóa: nôn, đau bụng, tiêu chảy.

– Trẻ có thể gặp dấu hiệu sốc, rối loạn đông máu, tổn thương thận cấp…

Các xét nghiệm cận lâm sàng có thể gặp khi trẻ bị viêm đa hệ thống hậu COVID-19:

+ Tăng hoặc giảm bạch cầu.

+ Tăng các chỉ số viêm: máu lắng, CRP, procalcitonin, ferritin…

+ Sinh hóa: Tăng men tim, tổn thương gan thận..

+ X quang có thể thấy tổn thương phổi

+ Siêu âm có tổn thương tim.

Chuyên gia cảnh báo, nếu trẻ mắc hậu COVID-19 được chẩn đoán sớm, phát hiện sớm và điều trị đúng, kịp thời thì diễn tiến thường thuận lợi, trẻ phục hồi tốt. Tuy nhiên, trẻ cũng có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Cha mẹ cần làm gì để phòng tránh hậu COVID-19 cho con trẻ?

Theo khuyến cáo từ Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, hiện nay dịch COVID-19 vẫn hết sức phức tạp, tỷ lệ mắc COVID-19 ở trẻ em đang có xu hướng gia tăng, do đó cách tốt nhất để ngăn ngừa hội chứng hậu COVID-19 là tiêm vaccine phòng bệnh, ngăn ngừa nhiễm bệnh. 

"Trong thời gian tới đây tiêm vaccine vẫn là khuyến cáo hàng đầu. Chúng ta tập trung cho nhóm nguy cơ và nhóm yếu thế đặc biệt là trẻ em trong độ tuổi được tiêm chủng. Nếu trẻ được tiêm chủng đầy đủ thì các biến chứng của bệnh sẽ giảm đi.

Đồng thời, cha mẹ phải hướng dẫn trẻ tuân thủ 5K; khuyến khích trẻ hoạt động thể chất hợp lý và bổ sung dinh dưỡng đầy đủ", PGS. TS Trần Minh Điển cho biết.

Hiện nay, việc lây nhiễm biến chủng Omicron nhiều hơn ở trẻ em đặc biệt chưa tiêm chủng. Vì vậy, việc tiêm chủng cho trẻ có ý nghĩa rất lớn, hạn chế lây nhiễm và giảm đi được lây nhiễm cho những người trong gia đình, nhất là những người già, có bệnh nền.

Bộ Y tế đã lựa chọn vaccine phòng COVID-19 Comirnaty do Pfizer-BioNTech sản xuất để tiêm cho nhóm trẻ từ 12-17 tuổi tại nước ta.

Đây là vaccine đã được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo tiêm chủng cho trẻ em và đã được nhiều nước sử dụng. Sắp tới Bộ Y tế cũng đang làm các thủ tục để sẵn sàng tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5-dưới 12 tuổi.

Việc hoàn thành tiêm chủng giúp trẻ tự tin hơn khi tham gia học tập tại trường và các hoạt động xã hội khác.

Cha mẹ cần cho trẻ tiêm phòng ngay khi được phép của Chính phủ, Bộ Y tế; thực hiện 5K đầy đủ; tăng cường sức đề kháng cho trẻ như bổ sung dinh dưỡng, tập luyện thể chất, tránh thừa cân béo phì; kiểm soát tốt các bệnh mãn tính; tránh để trẻ bị nhiễm lạnh; đảm bảo thông khí tốt trong môi trường sống, học tập cho trẻ./.


Hội chứng rối loạn giấc ngủ không chỉ xảy ra ở người cao tuổi, phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh hoặc mãn kinh, mà những người trẻ tuổi, kể cả trẻ em, nam giới cũng có thể mắc chứng rối loạn giấc ngủ. Cùng tìm hiểu chi tiết về hội chứng rối loạn giấc ngủ và cách điều trị hiệu quả ngay trong bài viết sau đây.

1. Rối loạn giấc ngủ không đơn thuần chỉ có mất ngủ

Nhiều người vẫn tưởng rằng rối loạn giấc ngủ chỉ có mất ngủ. Tuy nhiên, mất ngủ chỉ là một dạng điển hình của hội chứng rối loạn giấc ngủ. Ngoài mất ngủ, hội chứng rối loạn giấc ngủ về cơ bản còn gồm 2 dạng nữa là: rối loạn nhịp sinh học thức – ngủ [hay còn gọi là rối loạn giấc ngủ nhịp sinih học CRSD] và chứng ngủ rũ [hay ngủ nhiều].

1.1 Mất ngủ

Giấc ngủ của một người trưởng thành bình thường tầm khoảng 7-8 tiếng/mỗi đêm. Mất ngủ là tình trạng người bệnh ngủ ít hơn bình thường [có người chỉ ngủ được 3-4 tiếng mỗi đêm] thậm chí không thể ngủ được. Trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ [thời gian đi vào giấc ngủ lâu], khó ngủ sâu giấc, dễ bị tỉnh.

1.2 Rối loạn nhịp sinh học thức – ngủ

Mọi sự gián đoạn trong nhịp sinh học giấc ngủ của một người đều khiến họ gặp cản trở trong quá trình ngủ. Điền hình như: ngủ hay nằm mơ thấy ác mộng, giật mình khó ngủ tiếp, ngủ hay mê sảng dẫn tới nói mơ, mộng du [ngủ đi rong hoặc chứng miên hành], ngưng thở khi ngủ,…

1.3 Ngủ rũ [ngủ nhiều]

Người bệnh luôn trong tình trạng thèm ngủ, có thể ngủ đến 12 tiếng mỗi ngày và thường ngủ nhiều vào thời gian ban ngày. Người bệnh có thể đang làm việc, nói chuyện nhưng một lúc đã ngủ gà ngủ gật, khi tỉnh dậy cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, buồn ngủ.

Nếu như mất ngủ hay gặp ở những người cao tuổi, phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh hoặc mãn kinh, những người mắc bệnh nền đang trong quá trình điều trị hoặc do tác dụng phụ khi sử dụng một số loại thuốc. Rối loạn nhịp sinh học giấc ngủ thường gặp nhiều hơn ở người trẻ tuổi, trẻ em [rối loạn nhịp sinh học thức – ngủ].

Ngủ nhiều thường gặp ở lứa tuổi trung niên, người phải làm công việc áp lực về thời gian trong thời gian dài, người nghiện rượu hoặc hệ thần kinh kém.

Rối loạn giấc ngủ về cơ bản còn gồm 3 dạng: mất ngủ, rối loạn nhịp sinh học thức – ngủ [hay còn gọi là rối loạn giấc ngủ nhịp sinih học CRSD] và chứng ngủ rũ [hay ngủ nhiều].

Rối loạn giấc ngủ có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Ngày nay càng có nhiều người trẻ tuổi rơi vào tình trạng mất ngủ, rối loạn giấc ngủ. Ngoài nguyên nhân do bệnh lý gây ra, người trẻ tuổi có thể mất ngủ do: sử dụng điện thoại [xem tivi, chơi game, lướt web…] quá lâu, lạm dụng chất kích thích [rượu, bia, thuốc lá, café,…], stress [tâm lý lo lắng, căng thẳng,…], môi trường ô nhiễm [tiếng ồn, ánh sáng, không khí…].

2. Rối loạn giấc ngủ và cách điều trị hiệu quả

Như vậy, mọi lứa tuổi đều có thể mắc chứng rối loạn giấc ngủ. Nếu bạn có kiến thức về hội chứng này, sẽ giúp bạn đưa ra hướng xử trí tốt, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm, đồng thời tránh được hậu quả do những sai lầm khi xử trí không đúng cách.

Rối loạn giấc ngủ tuy không phải “hung thủ” trực tiếp dẫn đến tử vong nhưng đây là nguyên nhân gây ra hàng loạt bệnh lý nguy hiểm như bệnh tim mạch, suy nhược thần kinh, rối loạn tâm thần, trầm cảm, đột quỵ… về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

2.1 Rối loạn giấc ngủ và cách điều trị hiệu quả bằng thuốc

Bạn nên đến thăm khám với bác sĩ, qua khám lâm sàng bác sĩ sẽ xác định được tình trạng, có thể chỉ định thăm khám cận lâm sàng [chụp chiếu, xét nghiệm] cần thiết để chẩn đoán đúng nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả.

Hiện nay, để cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ, bác sĩ có thể kê cho bạn một số loại thuốc được phép sử dụng trong điều trị và cải thiện chứng rối loạn giấc ngủ cho người bệnh.

Một số loại thuốc hỗ trợ điều trị chứng rối loạn giấc ngủ: Benzodiazepin, Estazolam,Temazepam, Flurazepam, Triazolam, Clorazepat,.. có thể được bác sĩ cân nhắc sử dụng, tùy thuộc vào từng tình trạng rối loạn giấc ngủ từ nhẹ đến nặng.

Ngoài ra, nhóm thuốc chống trầm cảm 3 vòng và đa vòng cũng được cân nhắc sử dụng trong quá trình điều trị bệnh nhân rối loạn giấc ngủ. Bên cạnh đó, bác sĩ chuyên môn có thể cân nhắc việc sử dụng thuốc an thần, hoặc một số loại thuốc khác có tác dụng cắt cơn hoặc điều trị nguyên nhân tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý và sức khỏe của người bệnh.

Bạn tuyệt đối không tự ý mua thuốc về điều trị. Nên tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ về loại thuốc, liều lượng và thời gian sử dụng thuốc. Việc làm dụng thuốc an thần chỉ làm tăng khả năng ức chế hoạt động của não và có nguy cơ lệ thuộc vào thuốc, tăng các tác dụng phụ không mong muốn.

Một số loại thuốc có thể làm giảm triệu chứng rối loạn giấc ngủ, giúp bạn dễ ngủ và ngủ sâu giấc hơn.

2.2 Rối loạn giấc ngủ và cách điều trị bằng liệu pháp tâm lý

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, liệu pháp tâm lý cũng có thể giúp bạn cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ tốt hơn. Đặc biệt, đối với các trường hợp rối loạn giấc ngủ do stress, căng thẳng, do yếu tố môi trường tác động, do bệnh trầm cảm,…

Tập yoga, tập dưỡng sinh, thiền, gặp gỡ và trò chuyện cùng với bác sĩ tâm lý, chủ động thay đổi suy nghĩ theo hướng tích cực, tham gia các hoạt động với bạn bè để giải tỏa các bực bội, khó chịu, luôn giữ tâm trạng thoải mái, lạc quan, có thể xoa bóp, bấm huyệt để giúp cơ thể thư giãn cũng là một giải pháp giúp cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ.

Liệu pháp tâm lý có thể giúp làm giảm triệu chứng mất ngủ, đặc biệt có hiệu quả trong trường hợp người bệnh bị rối loạn giấc ngủ do stress, căng thẳng.

Lời khuyên cho bạn là ngay khi có biểu hiện rối loạn giấc ngủ, không nên chủ quan mà hãy đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám với bác sĩ chuyên môn để hiểu hơn về rối loạn giấc ngủ và điều trị hiệu quả, tránh nguy cơ mất ngủ mạn tính.

Video liên quan

Chủ Đề