Bị ong vàng đốt có sao không

Bị ong vàng (một số nơi gọi là ong vang) đốt khi làm vườn, nam bệnh nhân 40 tuổi sốc phản vệ nặng với tình trạng hôn mê, khó thở, tức ngực…

Chiều tối 14/6, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) tiếp nhận cấp cứu nam bệnh nhân 40 tuổi (ở Đoan Hùng, Phú Thọ) bị phản vệ nặng do ong vàng đốt.

Theo đó, vào chiều cùng ngày, trong khi dọn vườn nhà, anh N.X.T (40 tuổi) không may bị đàn ong vàng đốt. Chỉ sau đó ít phút, bệnh nhân cảm thấy triệu chứng hồi hộp, tức ngực khó thở tăng nhiều. Anh được người nhà đưa tới bệnh viện cấp cứu khẩn cấp.  Diễn biến sau đó rất nhanh, quãng đường từ nhà tới bệnh viện chỉ hơn 1 km nhưng khi tới trung tâm cấp cứu 115 Hùng Vương, nạn nhân đã rơi vào trạng thái tiền hôn mê, thở rít, SpO2 dưới 80%, mạch nhanh, nhỏ, huyết áp tụt, da, niêm mạc toàn thân tím tái... 

Các bác sĩ đã sử dụng thuốc vận mạch, chống sốc, trong đó chủ lực vẫn là Adrenalin. Chỉ sau ít phút bệnh nhân đã thoát cơn nguy kịch, các chỉ số sinh tồn dần ổn định. Hiện tại, bệnh nhân đã hoàn toàn ổn định và có thể ra viện. Trước đó, đầu tháng 6 vừa qua, Trung tâm y tế Tân Kỳ, Nghệ An cũng tiếp nhận cháu bé  N.K.A (2 tuổi) trong tình trạng có nhiều vết sưng nề, đau, ngứa nhiều, quấy khóc liên tục, xuất hiện sốt cao. 

Bị ong vàng đốt có sao không

Theo người nhà kể lại, bệnh nhi theo người thân ra chơi ngoài vườn không may bị ong mật nuôi trong nhà đốt gần 50 nốt. Các y bác sĩ xác định bệnh nhi bị sốc phản vệ độ II và cấp cứu cho cháu bé. Sau 5 ngày điều trị, hiện tại cháu đã ổn định và được cho ra viện.

Sốc phản vệ có thể xảy ra bất cứ lúc nào và hậu quả vô cùng nguy hiểm nếu không được cấp cứu kịp thời. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo khi cơ thể có dấu hiệu bất thường sau khi tiếp xúc với các dị nguyên như: ong đốt, kiến đốt, tiêm, uống thuốc, ăn các loại thực phẩm... người dân cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Bác sĩ CKI Vi Văn Hiền, Phó Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu nhi, Trung tâm y tế Tân Kỳ cho biết, mùa hè khoa ghi nhận nhiều trường hợp bị ong đốt phải nhập viện điều trị, do đây là mùa có nhiều loại hoa quả như dứa, nhãn, vải... thu hút ong về làm tổ, kiếm ăn.

Ngay sau khi bị ong đốt, nạn nhân cần lưu ý một vài đặc điểm sau:

- Ra khỏi khu vực có nhiều ong ngay lập tức.

- Nếu vòi chích có phần nổi lên bề mặt da, có thể thử lấy nhíp gắp ra. Tuyệt đối lưu ý không cố gắng lấy vòi chích bằng cách nặn vết thương vì có thể làm lan tràn độc tố.

- Chườm đá hoặc đắp một miếng gạc lạnh sạch để giảm sưng và đau vết thương.

- Rửa vết đốt bằng nước sạch hoặc xà phòng.

- Dùng dung dịch sát khuẩn vết thương hằng ngày.

- Cần đưa người bị ong đốt đến các cơ sở y tế gần nhất nếu có các biểu hiện sau:

Bị ong đốt ở nhiều vị trí trên cơ thể, nhất là ở vùng đầu, mặt, cổ.

Xác định được loài ong đốt là ong rừng, ong bắp cày hay ong vò vẽ... Đây là những loài ong có nọc độc mạnh, có khả năng cao gây ra nhiều biến chứng toàn thân.

Người bị đốt có các triệu chứng khó thở, đau nhiều, chóng mặt, mệt mỏi, phù mặt, tiểu máu, đại tiện phân lỏng...

Ngọc Trang

Bị ong vàng đốt có sao không

Đột quỵ, liệt nửa người do bị ong đốtHái rau trong vườn người phụ nữ 58 tuổi bị ong đốt. Sau đó, bệnh nhân bị liệt và co giật nửa người trái.

Ong vàng đốt có nguy hiểm khôngbị ong đốt nên làm gì cho nhanh lành thương? Bị ong vàng đốt luôn là nỗi lo thường trực của các bậc phụ huynh có con nhỏ, đặc biệt là ở các vùng nông thôn. Do bản tính ham chơi, nghịch ngợm của trẻ nhỏ mà có thể dẫn đến những hành động như nghịch, chọc, phá tổ ong. Đây là những hành động hết sức nguy hiểm, có thể gây hại đến tính mạng trẻ nhỏ nếu chúng ta không biết cách sơ cứu kịp thời.

Nội dung chính

  • 1 Ong vàng đốt có nguy hiểm không?
  • 2 Làm gì khi bị ong đốt ?
    • 2.1 Bị ong đốt phải làm sao? Vệ Sinh GreenHouse chia sẻ cách xử lý hiệu quả:
  • 3 Phòng tránh bị ong đốt bằng cách nào?
  • 4 Tổng Kết

Bị ong vàng đốt có sao không

Những chú ong vàng bé nhỏ nhưng lại được đánh giá là một trong những loài ong hung hãn và có độc tố mạnh nhất trong các loài ong. Không giống như những loài ong khác, ong vàng có những vệt dọc màu vàng, đen quanh cơ thể. Rất dễ gây hiểu lầm với loài ong mật.

Bị ong vàng đốt có sao không? Đối với những người lớn hay trẻ em, khi bị ong vàng đốt luôn được xem là một tai nạn nguy cấp, cần phải được cấp cứu một cách nhanh chóng. Theo thống kê, đã có rất nhiều trường hợp xảy ra khi bị ong vàng đốt mà không được cứu chữa kịp thời. Dẫn tới tình trạng nạn nhân bị nhiễm độc nặng và tốn rất nhiều thời gian để điều trị mới qua khỏi. 

Trong trường hợp sơ cứu, nếu để nọc độc của ong vàng còn quá nhiều bên trong cơ thể con người, sẽ có nguy cơ dẫn tới bị suy đa tạng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến mạng sống của nạn nhân.

Theo các chuyên gia y tế cho biết, trong trường hợp không may bị ong vàng đốt, người bệnh sẽ có khả năng cao bị nhiễm độc, dẫn đến sốt cao. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố như số lượng ong đốt, vị trí bị đốt.  

Sẽ rất nguy hiểm nếu bị một số lượng lớn ong vàng đốt vào những bộ phận nhạy cảm trên cơ thể như đầu, cổ, gáy, mắt,…..thì mức độ nghiêm trọng càng tăng cao.

Đã có những người bị ong vàng đốt rất nhiều, khoảng 4-10 nốt trên cơ thể. Làm cho bệnh nhân cảm thấy vô cùng mệt mỏi, khó chịu trong người và đau đớn bởi những vết sưng do ong đốt gây ra. 

Nếu không may bị ong vàng đốt ở những vị trí như đầu, cổ, vai, mặt thì các bạn nên đến trung tâm, bệnh viện gần nhất để thăm khám sớm nhất có thể.

Mặt khác, đối với những trường hợp nhẹ hơn cũng không nên chủ quan. Vì nọc độc của ong vàng rất cao và sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Nếu để lâu trong cơ thể mà không lấy ra sớm, sẽ có nguy cơ gây ra một số tình trạng như tan máu, vỡ hồng cầu, tổn thương cơ, rối loạn đông máu…. Nặng hơn có thể bị suy tim hoặc suy thân.

Để giảm thiểu tối đa nguy hại đến từ việc bị ong vàng đốt, chúng ta nên thật cẩn trọng trong việc tiếp xúc gần với các tổ ong. Nhất là đối với trẻ con, tuyệt đối không cho lại gần những tổ ong vàng tránh việc “vô tình” bị ong vàng tấn công gây nguy hiểm.

Làm gì khi bị ong đốt ?

Bị ong chích thì phải làm sao hay bị ong đốt thì làm gì luôn là những câu hỏi mà trong mỗi chúng ta ít nhiều đều chưa có được một câu trả lời chính xác nhất. 

Để giảm thiểu các tai nạn do ong vàng đốt gây ra, cá nhân mỗi chúng ta phải có một cái nhìn nhận chính xác, cũng như trang bị cho bản thân những kiến thức sơ cứu cơ bản đề phòng những lúc nguy cấp.

Bị ong đốt thì làm thế nào ngay bước đầu tiên? Với trường hợp bị ong vàng đốt, điều đầu tiên là cần hết sức bình tĩnh, kiểm tra tìm vết đốt để có phương án xử lý kịp thời.

Bị ong vàng đốt có sao không

Tham khảo: Cách đuổi ong ra khỏi nhà hiệu quả

Bị ong đốt phải làm sao? Vệ Sinh GreenHouse chia sẻ cách xử lý hiệu quả:

  • Cách chữa ong đốt đầu tiên đó là phải ngay lập tức đưa nạn nhân ra khỏi khu vực có ong một cách nhanh nhất có thể.
  • Tiếp đó, xác định vị trí bị ong đốt trên cơ thể và nhanh chóng rút vòi chích của ong ra khỏi vị trí bị ong đốt. Để làm việc này, các bạn có thể dùng một vật gì đó để khều nhẹ vòi ong hoặc đơn giản hơn là dùng nhíp kẹp. 
  • Tuyệt đối không nên sử dụng tay để lấy ngòi ong ra khỏi cơ thể. Hành động này có thể khiến mọc bên trong chiếc vòi có thể lan rộng trong cơ thể nạn nhân.
  • Sau khi đã lấy được vòi ra khỏi người nạn nhân, rửa sạch vùng da bị ong đốt bằng xà phòng hoặc dùng nước ấm. Sau khi đã rửa sạch sẽ, bôi dung dịch sát trùng lên vết đốt tránh gây hậu quả nhiễm trùng da sau này.
  • Ngoài ra, để làm giảm đau cho nạn nhân, các bạn có thể sử dụng đá lạnh để chườm lên vết đốt. Đây là một cách giảm đau rất hiệu quả.
  • Để đảm bảo an toàn, sau khi lấy vòi và vệ sinh sạch sẽ. Nạn nhân cũng nên uống thật nhiều nước. Việc uống nhiều nước sẽ giúp cơ thể đào thải nọc độc của ong thông qua việc bài tiết nước tiểu. Từ đó giúp giảm thiểu nguy cơ dẫn đến bị suy đa tạng.

Lưu ý: Nếu các bạn có những biểu hiện dưới đây thì Vệ Sinh Green House khuyên các bạn nên đến các cơ sở y tế gần nhất càng sớm các tốt:

Số lượng ong đốt nhiều và ở nhiều vị trí khác nhau. Đặc biệt là những vùng dễ bị kích ứng da như mặt, đầu, cổ…..

Nhận biết chính xác loài ong để tính toán khả năng gây độc. Đặc biệt là ong vàng có số lượng độc rất cao.

Nếu xuất hiện các triệu chứng như phù nề, khó thở thì nên đi khám ngay lập tức tránh để lâu gây nguy hại cho cơ thể.

Phòng tránh bị ong đốt bằng cách nào?

Nếu đã nắm rõ cách xử lý khi bị ong đốt các bạn cũng nên biết một số biện pháp phòng tránh bị ong vàng đốt như:

  • Hạn chế tiếp xúc với những khu vực có nhiều ong. Đối với phụ huynh có con em nhỏ nên căn dặn thật kỹ, không để con em mình chọc phá tổ ong.
  • Nếu ong bay đến gần thì tốt nhất là đứng im, không cử động. Không nên hoảng sợ mà chạy. Như vậy sẽ kích thích đàn ong tấn công các bạn hơn.
  • Không nên dùng que gậy để chọc vào tổ ong
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, phát quang cây cỏ bụi rậm, tránh tạo điều kiện cho ong đến làm tổ
  • Cần phải trang bị quần áo bảo hộ đối với những gia đình nuôi ong lấy mật hay thường xuyên tiếp xúc với ong.
  • Nếu tham gia vào các chuyến dã ngoại trong rừng. Các bạn không nên sử dụng những bộ quần áo có màu sắc lòe loẹt, nổi trội. 

Điều này sẽ kích thích loài ong, khiến chúng trở nên hung hãn hơn và sẽ tấn công các bạn. Đặc biệt, không nên đi dép lê, hay guốc vào bên trong rừng. Mà thay vào đó là nên đi ủng, giày kín để tránh tối đa những nguy hiểm có thể xảy ra.

Bị ong vàng đốt có sao không

Tổng Kết

Trên đây là những kiến thức về việc ong vàng đốt có nguy hiểm không và phòng tránh khi bị ong đốt. Giúp các bạn trang bị thêm cho bản thân những kỹ năng mềm để có thể tự mình phòng tránh hoặc giúp đỡ mọi người vào những lúc cần thiết.

Vệ Sinh GreenHouse là đơn vị hàng đầu cung cấp dịch vụ vệ sinh công nghiệp Sài Gòn, cung cấp vệ sinh công nghiệp quận 7 trọn gói tại nhà xưởng, văn phòng, công ty, cho khách hàng có nhu cầu. Liên hệ Vệ Sinh GreenHouse theo thông tin sau:

Công ty TNHH Nguyên Trung Green House

Địa chỉ: Số 409/88/107 Huỳnh Thị Hai, Khu Phố 2, Phường Tân Chánh Hiệp,

Quận 12, TP.HCM

Email:

Website: https://vesinhgreenhouse.com/

Hotline & Zalo: 0962.004.246 – 0965.911.039