Biển nhật lệ ở đâu

CỬA BIỂN NHẬT LỆ


Cửa biển Nhật Lệ

Cửa Nhật Lệ cách trung tâm thành phố Đồng Hới khoảng 3 km về phía Đông Bắc. Đây là nơi tận cùng của con sông cùng tên bắt nguồn từ đỉnh Trường Sơn phía Tây Quảng Bình đỗ ra biển.

Theo sử cũ chép thì tên cửa Nhật Lệ có từ thời Lý. Cửa Nhật Lệ còn có các tên gọi khác như "Trú Nhạ", "Hà Cừ", "Cửa Sài"...Cửa Nhật Lệ là một loại cửa lệch không rộng, không sâu, nước chảy đều thuận lợi cho các thuyền vừa và nhỏ vào, ra neo đậu. Cửa biển Nhật Lệ vừa là di tích lịch sử vừa là một danh thắng nổi tiếng của Quảng Bình. Ngược dòng thời gian, vào những năm đầu của thế kỷ XI, cửa Nhật Lệ là nơi diễn ra những trận giao chiến quyết liệt giữa hai quốc gia Đại Việt và Chiêm Thành. Đây là địa đầu biên cương, là cửa ngõ mà hai quốc gia Cổ đại ra sức giành giật nhau để nắm thế chủ động cho mỗi bên.

Năm 1044, Chiêm Thành quấy nhiễu biên cương phía Nam, vua Lý Thái Tông phải thân chinh đi đánh dẹp, thủy quân Nhà Lý tập kết ở cửa Nhật Lệ.

Năm 1069, niên hiệu Thiên huống báo trượng thứ 2, Kỷ Dậu, trước tình hình nhà Tống [Trung Quốc] phối hợp với Chiêm Thành âm mưu xâm lược Đại Việt ở cả hai phía Bắc và Nam, vua Lý Thánh Tông quyết định đánh dẹp Chiêm Thành trước, sau cự Tống. Vua sai Lý Thường Kiệt làm tiên phong và tự mình thân chinh chỉ huy thủy quân tiến vào cửa Nhật Lệ và đánh thẳng vào kinh đô Chiêm Thành bắt được vua Chiêm là Chế Củ.

Thời kỳ này, cửa Nhật Lệ thành phố Đồng Hới thuộc châu Địa Lý. Sách Đại Nam nhất thống chí chép: "...vua đi đánh chiêm Thành đến mũi Ma Cô, vụng Hà Não đóng quân ở cửa Trú Nhạ.

Năm 1375, Trần Duệ Tông sai Lê Quý Ly điều động quân dân Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa vận tải lương thực chuẩn bị đánh Chiêm Thành. Thủy quân của Trần Duệ Tông vào cửa Nhật Lệ, dừng lại một tháng để luyện tập thủy trận.

Năm 1407, đời Trần Giản Định, tháng 6 Đặng Tất từ Nghệ An tiến vào Tân Bình, Thanh Hóa đánh tan quân Phạm Thế Căng ở cửa Nhật Lệ, đuổi theo đến núi An Đại thì bắt sống được.

Năm 1470, Lê Thánh Tông đi đánh Chiêm Thành, thủ quân tập kết ở cửa Nhật Lệ, đề thơ tức cảnh: "Nhật Lệ hải tấn"

Liễu khóa lên thuyền độ vĩ lư Phiêu phiêu chính phái trú Hà Cừ Sa hàn địa lão tà dương ngạn Sương lẫm phong phi túc thảo khư Long ngự cửa truyền tiên lý tích Kính phong do ký hậu Trần Thự Chỉ kim thiệu bá tuần Nam Quốc

Nhật tích phong cương vạn lý dư.

Dịch nghĩa:

Trời sáng thuyền vua tới cửa sông Hà Cừ phất phới đóng quân hồng Đất cằn cát lạnh tà soi bến Sương gió gò hoang ngọn cỏ hồng Vua ngự còn thuyền tích sự ký Quân hùng mãi chép chuyện thơi Trần Tuần nam nay chỉ theo người trước

Mở rộng biên cương vạn dặm hồng

Trong suốt 50 năm dưới thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, cửa Nhật Lệ có một vị trí quan trọng mà bên nào cũng quyết giữ lấy. Vì vậy, nơi đây đã trở thành chiến trường ác liệt giữa hai thế lực phong kiến.

Năm 1631, Đào Duy Từ vạch kế hoạch cho chúa Nguyễn và tự đôn đốc xây lũy Trấn Ninh từ cửa Nhật Lệ đến chân núi Đầu Mâu, lấy sông hói, khe suối mé ngoài làm hào rảnh,... lại lấy xích sắt chắn ngang cửa Nhật Lệ và Minh Linh.

Năm 1633, Nguyễn Hữu Dật đắp lũy Trường Sa thuộc xã Cừ Hà để chống quân Trịnh tấn công bằng đường biển. Lũy bắt đầu từ cửa Nhật Lệ chạy theo ven biển đến xã Gia Ninh [huyện Quảng Ninh]. Cũng năm này, chúa Trịnh là Trịnh Tráng cất quân đánh chúa Nguyễn, rước vua Lê đi cùng để khuếch trương thân thế. Chúa Nguyễn là Nguyễn Phúc Nguyên đem quân chống giữ đóng quân tại cửa Nhật Lệ. Quân Trịnh đánh lâu không được phải rút lui.

Năm 1672, Trịnh Tạc ủy đại quân và vua Lê cùng đi, tiến đánh quân Nguyễn. Đây là trận đánh lớn nhất ở cửa Nhật Lệ trong 50 năm chiến tranh giữa hai họ Trịnh - Nguyễn. Trong trận này, chúa Nguyễn Phúc Tần huy động 20 vạn quân, cử hoàng tử Tâm Phúc là Nguyễn Phúc Hiệp làm Nguyên soái. Sai tướng Nguyễn Hữu Dật đóng giữ lũy Trường Sa, Tài Lễ đem chiếc thuyền và đóng cọc giữ ở cửa Nhật Lệ.

Trong lịch sử chống thực dân Pháp xâm lược, Đồng Hới cũng là nơi giữ vị trí quan trọng, cửa Nhật Lệ là yết hầu của mọi phương sách để vạch kế hoạch chiến lược lâu dài. Vì đây là cửa ngõ phía Bắc của kinh thành Huế. Cửa Nhật Lệ là nơi thực dân Pháp hai lần tấn công và đỗ quân lên Đồng Hới [19/7/1885; 27/3/1947] nhưng đều gặp phải tinh thần chiến đấu ngoan cường dũng cảm của quân và dân ta.Ngày 18/8/1954, thi hành hiệp định Giơnevơ quân viễn chinh Pháp buộc phải lên tàu há mồm rút ra cửa biển Nhật Lệ. Đặc biệt, cửa Nhật Lệ vinh dự được Bác Hồ nghĩ lại và tắm biển trong dịp Bác Hồ vào thăm quân dân Quảng Bình và Vĩnh Linh ngày 16/6/1957.

Ngày 30/4/1964, đế quốc Mỹ và nguỵ quân Sài Gòn đỗ bộ lên cửa biển Nhật Lệ. Trong suốt cuộc chiến tranh chống Mỹ, Quảng Bình là tỉnh tiếp giáp tuyến đầu, cửa Nhật Lệ - thị xã Đồng Hới là nơi có cảng vào ra của tàu thuyền vận chuyển lương thực, vũ khí từ Bắc vào chi viện cho miền Nam.

Nơi đây đế quốc Mỹ đã tập trung đánh phá ác liệt. Các trận thủy lôi, bom từ trường đã ném xuống nơi đây nhưng vẫn không ngăn được mạch máu giao thông trên sông, trên biển với những tấm gương anh hùng liệt sĩ Trương Pháp, mẹ Nguyễn Thị Suốt...

Cửa Nhật Lệ hôm nay là một thắng cảnh tuyệt vời của tỉnh Quảng Bình. Bãi tắm Nhật Lệ kéo dài một màu cát trắng, những lúc trời thanh, gió lặng, tiếng sóng vỗ rì rào, từ ngoài xa từng lớp sóng như những chùm hoa sóng tung bọt như muôn ngàn viên ngọc đang lăn vào bờ, ngân lên một thứ âm thanh dào dạt, đều đều không dứt. Năm 1809 - 1813, Nguyễn Du làm cai bạ ở Quảng Bình và thi hào phải thốt lên trước cảnh đẹp của cửa Nhật Lệ:

"Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa’’.

Cảnh đẹp cửa Nhật Lệ đi vào thơ ca, vùng sông nước trên bến dưới thuyền tấp nập, khi đêm về một vùng cửa biển đèn dăng chấp chới đủ các loại tàu thuyền, các loại đèn bắt cá, tôm.v.v cửa biển sáng rực như một thành phố lung linh, đứng xa xa nhìn về cửa biển ta thấy như hàng ngàn ánh sao.

Vào những ngày hè khi mặt trời vừa khuất sau dãy Trường Sơn, du khách sẽ thấy được cảnh Đồng Hới hiện ra trước mắt thật là hùng vĩ với núi Đầu Mâu, núi Ba Rền dường như áp gần Đồng Hới với thành cổ soi bóng dưới dòng sông Nhật Lệ thơ mộng. Có lẽ vì vậy mà người Quảng Bình đã lấy ngọn Đầu Mâu và dòng Nhật Lệ làm biểu tượng văn hóa cho cảnh quan sông núi quê mình:

"Sông Nhật Lệ dòng sâu biết mấy
Núi Đầu Mâu cao bấy nhiêu tầm"

Bãi tắm Nhật Lệ trong xanh, nơi tắm biển tuyệt vời, nơi an dưỡng nghỉ mát lý tưởng; cá, mực, tôm, cua đủ các loại hải sản đáp ứng và phục vụ các nhà hàng du lịch, vẫy gọi khách thập phương về với Đồng Hới với cửa Nhật Lệ của Quảng Bình.

Page 2

Di tích lịch sử cách mạng ga Kẻ Rấy thuộc tiểu khu 7 thịtrấn. Hoàn Lão, huyện Bố Trạch, cách trung tâm thị trấn Hoàn Lão khoảng 3 km vềphía Tây. 

Di tích nằm ở kinh độ 106031'30'', vĩ độ17025'. Nơi đây, diễn ra sự kiện thành lập Chi bộ Đảng cộng sản đầutiên trên đất Quảng Bình giữa đêm trường nô lệ. Đây chính là tiền đề cơ bảnquyết định cho những thắng lợi oanh liệt và những bước nhảy vọt lớn trong diễntrình cách mạng ở Quảng Bình. 

Năm 1928, thông qua hoạt động của Đảng viên Tân Việtcách mạng Đảng trên tuyến đường sắt Vinh - TuRan, một nhóm Tân Việt gồm cácđồng chí: Ga [tức là đồng chí Nguyễn Trọng Di làm xếp ga tại ga Kẻ Rấy] và đồngchí Duyệt [tức là Dương Đình Dư, thầy giáo dạy học] được gây dựng cơ sở tại gaKẻ Rấy [Hoàn Lão]. 

Giữa năm 1929, các anh Quách Tuân, Quách Vịnh học ởHà Nội và Huế về quê Hoàn Lão tìm gặp các anh trong nhóm Tân Việt và thành lập''Nhóm đọc sách báo'' ở Hoàn Lão. Nhóm này quyết định lấy các bài báo mang nộidung tiến bộ trong các báo ''Việt Nam hồn", ''Phong hóa'', ''Hà thành thờibáo''... làm tài liệu học tập và tuyên truyền trong quần chúng, nhất là thanhniên, học sinh, dân nghèo, vận động đấu tranh chống các hủ tục phong kiến lạchậu ở địa phương. 

Sau khi thành lập ''Nhóm đọc sách báo" đồng chí Quách Tuân đãtừng bắt liên lạc với các đồng chí Nguyễn Hữu Chuyên, Trịnh Quang Xuân, DươngVăn Lan, đồng chí Quốc Hoa [Tân] những Đảng viên của Đông Dương cộng sản. Quađường dây liên lạc đó ''Nhóm đọc sách báo'' cũng đã bắt được liên lạc với mộtsố cơ sở cách mạng ở thị xã Đồng Hới như: Tôn Thất Đãi [nghè Đãi], Nguyễn KinhChi. 

Tháng 7-1929, đồng chí Lê Viết Lượng đặc phái viên của Đảng TânViệt đã từ Nghệ An đến Quảng Bình bắt liên lạc với Nguyễn Trọng Di và DươngĐình Dư là hội viên Tân Việt ở Bố Trạch. Lúc này Đông Dương cộng sản Đảng [BắcKỳ] và An Nam cộng sản Đảng [Nam Kỳ] thành lập. Những Đảng viên của Đảng TânViệt có xu hướng tiến bộ, đấu tranh chuyển hóa Đảng Tân Việt thành Đông Dươngcộng sản Liên đoàn. Cuối tháng 12-l929, đồng chí Lê Viết Lượng đến Bố Trạch gặpnhóm Tân Việt bàn việc chuyển nhóm thành Đông Dương cộng sản Liên đoàn. Tháng1-1930, Ban vận động Đông Dương cộng sản Liên đoàn được thành lập gồm 3 đồngchí: Ga, Duyệt, Điện và do đồng chí Điện làm Bí thư. 

Ngày 3-2-1930, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đánh dấu một bước ngoặtvô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng nước ta. Sau khi Đảng cộng sản rađời, Xứ ủy Trung kỳ cũng được thành lập, trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng hệthống tổ chức cơ sở Đảng ở các tỉnh miền Trung. Tại 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị,Thừa Thiên, đồng chí Lê Viết Lượng xứ ủy viên được Xứ ủy Trung kỳ giao tráchnhiệm xây dựng hệ thống tổ chức cơ sở Đảng. Ở Quảng Bình, ngày 22-4-1930, đồngchí đến ga Kẻ Rấy [Hoàn Lão] một nơi hẻo lánh, xa dân cư, gần trường cấp I làngHòa Duyệt, đây là một vị trí rất thuận tiện cho việc liên lạc, hội họp bí mật.Tại. đây, Chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên được thành lập trên cơ sở Ban vận độngĐông Dương cộng sản Liên đoàn. Chi bộ gồm 3 đồng chí: Điện, Ga và Duyệt. Đồngchí Điện làm Bí thư phụ trách chung và trọng tâm là phong trào công nhân xe lửađoạn Phúc Tự đến ga Thọ Lộc. Đồng chí Dương Đình Dư [bí danh là Duyệt] phụtrách vận động nông dân và thanh niên ở vùng tổng Hoàn Lão. Chi bộ Đảng cộngsản thành lập có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với phong trào cách mạng ở BốTrạch nói riêng, Quảng Bình nói chung. Sau khi thành lập Chi bộ kết nạp thêmmột số đồng chí như: đồng chí Quách Tuân làm nhiệm vụ liên lạc với các tổ chứcĐảng ở Huế, Đông Hà và nhận tài liệu, cờ Đảng phục vụ việc tuyên truyền tổ chứcnhân dân đấu tranh. Đồng chí Quách Vịnh phụ trách thanh niên. Bên cạnh các hoạtđộng rải truyền đơn, treo cờ Đảng trong các ngày lễ 1-5, 14-7-1930 [ngày kỷniệm quốc khánh nước cộng hòa Pháp] và phong trào đấu tranh của công nhân vànông dân ở Hòa Duyệt, đường tỉnh lộ 2 và làng Hoàn Phúc, Chi bộ còn vận độngnông dân trong nhiều làng đấu tranh đòi giảm sưu, thuế, chia lại công điền,công thổ. Tiêu biểu có các cuộc đấu tranh ngày 1-6-1930 tại xóm Nậy thôn VõThuận. Tháng 7-1930, Chi bộ vận động hơn 500 dân phu của các làng Hoàn Lão,Hoàn Phúc, Vạn Lộc đang làm đường tỉnh lộ 2 bãi công. 

Tháng 8-1930, gần 1.000 người dân làng Hoàn Phúc kéo đến đình làngđấu tranh không cho bọn Bùi Huy Tín mưu toan chiếm đoạt 500 ha ruộng đất công.Cuối tháng 8-1930, Chi bộ đã xây dựng được tổ chức Nông hội đỏ ở làng Lý Hòa.Phát triển Đảng trong công nhân đường sắt ở ga Ngân Sơn và ga Sa Lung. 

Phong trào cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Chi bộngày càng phát triển làm cho bộ máy chính quyền bảo hộ và bọn tay sai ở QuảngBình vô cùng hoang mang lo sợ. Bằng các thủ đoạn khủng bố, mua chuộc hết sứcthâm độc bọn chúng tìm mọi cách đập tắt phong trào cách mạng, đến tháng 5-1931các Đảng viên ở Chi bộ ga Kẻ Rấy lần lượt sa vào tay giặc. Đây là một tổn thấtlớn đối với phong trào cách mạng ở Quảng Bình nói chung và ở Bố Trạch nóiriêng. Di tích lịch sử cách mạng ga Kẻ Rấy hiện nay được Đảng bộ và chính quyềnhuyện Bố Trạch cho xây dựng bia di tích để ghi đấu sự kiện lịch sử vẽ vang, vềsự ra đời của một Chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên trên đất Quảng Bình. Đánh dấumột bước ngoặt lịch sử quan trọng của phong trào cách mạng, để từ đó làm tiềnđề cho những thắng lợi trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở Quảng Bình,cùng với cả nước làm tròn sứ mệnh lịch sử của mình, hoàn thành cách mạng dântộc dân chủ nhân dân và tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Page 3

LUỸ THẦY

Người Quảng Bình, từ người dân quê đến nhà nho học thuở Xưa, không mấy ai không biết đến câu ca dao:  

’’Luỹ Thầy ai đắp mà cao
Sông Gianh ai bới ai đào mà sâu’’  

Luỹ Thầy [còn gọi là luỹ Đào Duy Từ] gắn liền với nhà quân sự tài ba Đào Duy Từ. Ông là người xã Hoa Trai, huyện Tỉnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. Luỹ Thầy được ông hiến kế xây dựng bằng tất cả tài năng và tâm huyết của mình, nó là một hệ thống thành luỹ mang tính chất phòng ngự được hình thành trong cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn [thế kỷ XVII- XVIII] gồm các luỹ: Trường Dục, Nhật Lệ, Trường Sa thuộc Thị xã Đồng Hới và huyện Quảng Ninh.  

1. Phòng tuyến Trường Dục  

Được xây dựng vào năm 1630, bắt đầu từ núi Thần Đinh men theo bờ sông Long Đại, qua các làng Xuân Dục, Trường Dục, Cổ Hiền vòng xuống đến làng Bình Thôn, Quảng Xá băng ra đến đầu phá Hạc Hải. Luỹ được đắp bằng đất sét dài 10km, cao 3m, chân luỹ rộng 6m.  

Luỹ được xây dựng theo kiến trúc chữ Hồi, có tác dụng ngăn chặn quân Trịnh đánh phá phía Đàng Trong.  

2. Phòng tuyến Nhật Lệ  

Sau khi đắp xong luỹ Trường Dục, đến năm 1631 chúa Nguyễn lại tiếp tục cho xây luỹ Nhật Lệ. Luỹ cao 1 trượng 5 thước [6m], dài hơn 3000 trượng [12km], ngoài được đóng cọc bằng gỗ lim. Luỹ Nhật Lệ được chia làm hai đoạn: Đoạn thứ nhất chạy từ núi Đầu Mâu về Cầu Dài, thiết lập ở bờ nam sông Long Đại. Đoạn thứ hai từ Cầu Dài chạy về đến cửa Nhật Lệ. Luỹ nay thuộc địa phận huyện Quảng Ninh, các xã Phú Hải, Đồng Phú, Hải Thành [thị xã Đồng Hới].  

3. Lũy Trường Sa  

Được xây dựng vào năm 1633, sử cũ không nói rõ luỹ này dài bao nhiêu trượng, cao rộng bao nhiêu thước mà chỉ nói là luỹ chạy dọc theo ven biển xã Bảo Ninh [thị xã Đồng Hới], từ cửa biển Nhật Lệ cho đến xã Hải Ninh [huyện Quảng Ninh].  

Trên chiều dài 3000 trượng [12km] của luỹ từ Đầu Hâu đến cửa Nhật Lệ hiện nay chỉ còn lại 3 cửa:  

    - Cửa Tấn Nhật Lệ  

    - Cửa Lý chính Đại quan môn, sau đổi là Võ Thắng Quan, còn gọi là cổng Thượng.  

    - Cửa vào Dinh Quảng Bình còn gọi là Quảng Bình Quan.  

Cùng kết hợp với ba phòng tuyến trên, Quảng Bình Quan được xây dựng nhằm tăng cường thêm sức mạnh cho phòng tuyến, giao thông đi lại cho nhân dân trong thành. Quảng Bình Quan được vua Minh Mạng cho xây dựng lại bằng gạch đá vào năm 1825. Cổng có kích thước dài 2 trượng 1 thước [8,4m], rộng 2 trượng 5 thước [10m], cao 5 thước [2m], thành ngoài hộ vệ cửa quan dài 14 trượng 6 thước [58,4m], cao 3 thước [1,2m]. Ngày nay Quảng Bình Quan đã được trùng tu tôn tạo lại đẹp đẽ, uy nghi ngay cạnh quốc lộ 1A cách Cầu Dài chừng vài trăm mét về phía Bắc. 

Trong suốt cuộc nội chiến Trịnh - Nguyễn, luỹ Đào Duy Từ phải chống đỡ với rất nhiều cuộc tấn công của quân Trịnh, nhưng chưa bao giờ bị thất thủ mà ngược lại đã giáng cho quân Trịnh nhiều đòn đau. Năm 1633 Trịnh Tráng kéo quân đến cửa biển Nhật Lệ dàn trận đánh quân Nguyễn, bị quân Nguyễn đánh cho tơi bời, quân Trịnh vứt bỏ xe pháo mà chạy không dám ngoái đầu lại. Năm 1648 quân Trịnh tấn công quân Nguyễn tại luỹ Trường Dục nhưng chẳng những không đạt được mục đích của mình mà còn thiệt hại nghiêm trọng: 3000 lính cùng với 3 tướng lĩnh cao cấp bị bắt làm tù binh [l]. Đến năm 1672 quân Trịnh với lực lượng hùng hậu đã tiến đánh vào luỹ Nhật Lệ và đây là lần giao tranh ác liệt nhất trong lịch sử cuộc nội chiến với 6 lần liên tục tấn công vào mặt luỹ nhưng vẫn không được. Cuối cùng quân Trịnh phải ôm hận rút lui và không cách nào hạ được luỹ.  

Với những giá trị về lịch sử và kiến trúc quân sự, luỹ Đào Duy Từ đã được Nhà nước công nhận là di tích Quốc gia.  

Hiện nay, tuy luỹ Đào Duy Từ không còn nguyên vẹn như dáng vẻ ngày xưa, thậm chí có nhiều đoạn đã bị mất hoàn toàn do thời gian bào mòn và chiến tranh tàn phá, nhưng vẫn có một số đoạn còn lưu giữ được đấu tích, rõ nét nhất là đoạn luỹ sát cửa sông Nhật Lệ hiện còn vết tích là một gò cao, cây cối mọc xanh tươi, góp phần tạo cảnh quan cho thị xã; hay đoạn luỹ Trường Dục ngày nay đã được nhân dân trồng cây chắn gió góp phần hạn chế thiên tai.  

Đến với Quảng Bình ngày nay du khách có thể qua những dấu tích đó để phần nào hình dung được dáng vẻ xưa của nó và chiêm nghiệm được những điều mà sử sách đã ghi chép. Du khách sẽ có điều kiện tìm hiểu kỹ hơn về một công trình kiến trúc quân sự, một tuyến phòng thủ có quy mô lớn nhất trong lịch sử thời phong kiến nước ta. Nó cũng thể hiện được một tài năng quân sự, một tầm nhìn chiến lược của nhà quân sự tài ba Đào Duy Từ.  

Cuộc nội chiến Trịnh - Nguyễn đã lùi xa hơn ba thế kỷ, luỹ Đào Duy Từ cũng có nhiều đoạn hiện mất dấu xưa, nhưng những ảnh hưởng, những vết tích văn hóa của thời kỳ đó vẫn đang còn tồn tại trên đất Quảng Bình. Điều đó được thể hiện qua một số 1ễ hội hiện có tại đây như: Lễ hội cướp cù ở làng Trấn Ninh [nay là phường Đồng Phú] vốn là một môn thể thao trong quân lính nhà Nguyễn thời bấy giờ; hay lễ hội bơi trãi hiện nay của cư dân năm làng quanh Đồng Hới cũng vậy, nó vốn có nguồn gốc từ các đội thuỷ quân nhà Nguyễn xưa kia.  

Ngày nay luỹ Đào Duy Từ đang cùng với các điểm du lịch khác như động Phong Nha, bãi biển Nhật Lệ, thành Đồng Hới... tạo nên sức thu hút đối với khách du lịch đến tham quan, tìm hiểu và từ đó tạo ra những lợi ích về kinh tế góp phần thúc đẩy cho nền kinh tế du lịch tỉnh nhà ngày một phát triển hơn.

Page 4

ĐÌNH LÝ HOÀ

Đình Lý Hoà

Đình Lý Hòa thuộc xã Hải Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Đình nằm trên một vùng đất cao giữa làng, với địa thế đẹp, thoáng mát. Cách quốc lộ 1A theo đường bờ sông về phía Đông Bắc chừng 1 km, đình hướng về phía Nam, trước mặt là con sông Lý hiền hòa chảy xuôi ra biển.  

Đình Lý Hòa được xây dựng năm 1737, do dân làng cùng nhau góp công, góp của. Mới đầu đình chỉ có 4 trụ bằng lim, hàng năm khi tế lễ nhân dân mới dựng lên lợp tranh, khi tế lễ xong lại hạ xuống xếp lại. Vị thần được thờ trong đình làng “Cương khẩu Đại vương”, một vị thần giữ cửa biển Cương Gián được thờ ở đình làng Cương Gián [Nghi Xuân - Nghệ An] - Gia phả các dòng họ ở Lý Hòa đều ghi các vị thần tổ ở làng Cương Gián - xứ Nghệ vào.  

Năm 1804 - 1808 khi Hội đồng hương Lý vững mạnh, thì nhân dân quyên góp để làm, mái đình được lợp bằng ngói vảy, phần hậu chẩn chỉ để giữ thờ. Sau đó dựng thêm đình trung. Năm 1824 xây cất thêm phần ngoài, hai gian cũ để thờ đồ tử khí. Theo phần phả để lại thì trong cùng “tứ trụ” gồm 4 vị thần: Thiên Yana, Hạnh Tiểu Nương và hai nàng công chúa con Thiên Yana [dân gọi là tứ vị đại càn]. Đình giữa thờ thành hoàng và thờ vọng các vị thần có miếu dinh trong làng. Ngoài cùng thờ thập nhị gia tiên [tiên tổ 12 họ] có sắc bằng của vua. Nói đến làng Lý Hoà, không ai lại không biết đến dòng họ Nguyễn Duy, một dòng họ trong nhiều đời kế tục đỗ đạt làm quan to, được kính trọng.  

Lê Quý Đôn, Phủ biên Tạp lục viết : “Làng Lý Hòa là làng đông dân cư và giàu có vào hạng nhất, nhì trong tỉnh Quảng Bình: Làng ấy là làng văn vật”... Làng có cụ tế tửu Nguyễn Duy Miễn sinh 5 con trai thì một người đỗ Hoàng Giáp, một người đỗ Phó bảng, một người đỗ Tiến sĩ và hai người đỗ cử nhân.  

Trong thời kỳ nhà Nguyễn, kể từ năm Minh Mạng thứ 10 mở đại khoa đầu tiên cho đến khoa thi cuối cùng 1919, dòng họ Nguyễn Duy ở làng Lý Hòa đã đóng góp 5 vị đại khoa [tiến sĩ]. Đó là trường hợp có một không hai trong lịch sử khoa cử Việt Nam thời phong kiến.  

Theo gia phả dòng họ Nguyễn Duy ở làng Lý Hòa có ghi: Đời thứ 5 có ông Nguyễn Khâm [con cố Luật], ngài làm thầy thuốc bắc, hạng quan viên vốn là một thầy thuốc nổi tiếng, được mời vào triều làm thuốc, chữa bệnh và dạy học, do có nhiều tài đức nên khi chết được truy tặng thị giả y học sĩ. Ông sinh hai người con trai là Nguyễn Duy Cần và Nguyễn Duy Đức, có điều kiện học hành tử tế, Nguyễn Duy Cần là người mở đầu cho thi cử đổ đạt vinh hiển cho dòng họ mình, là tiến sỹ đầu của dòng họ, là cha của nhiều cử nhân, là ông của 4 tiến sỹ. Gia phả ghi: Đời thứ 5 có cụ Nguyễn Duy Cần [con cố Khâm], ngài thi đậu tiến sỹ năm 1842. Cụ Nguyễn Duy Cần có người con thứ 2 là Nguyễn Duy Miễn, có tư chất thông minh, đậu cử nhân năm 1878. Nguyễn Duy Miễn có 5 người con trưởng thành đều đỗ đạt và được bổ làm quan. Người đời khen là 5 cành quế tốt thơm.  

     - Nguyễn Duy Thắng thi đỗ cử nhân năm 27 tuổi, thi hội đậu đại khoa năm 1898.  

     - Nguyễn Duy Tính [con trai thứ 3 của cụ Miễn, đậu 1900, tiến sỹ 1901, cụ có 3 người con đều đỗ đạt, người làng gọi là “Tam Hoà” Nguyễn Duy Phiên đỗ cử nhân 1903, Hoàng Giáp 1907. Người con út là Nguyễn Duy Thiệu đậu phó bảng 1910.  

Với một dòng họ như vậy góp phần đáng kể hình thành truyền thống hiếu học, học giỏi của cả làng Lý Hoà, nó trở thành di sản quý báu cho con cháu đời sau. 

Ngoài họ Nguyễn, trong làng còn có nhiều dòng họ tuy không đỗ cao nhưng cũng đóng góp xây dựng truyền thống cho làng như các dòng họ: Hồ, Hoàng, Nguyễn. Làng Lý Hòa nho học trở thành sức mạnh tác động vào đời sống, vào nền học vấn, tạo nên nền nếp gia phong nho giáo, truyền thống hiếu học của cả làng. 

Đỗ đại khoa thời Nguyễn, Bố Trạch có 8 vị thì Lý Hòa đã có 5 vị đó là: 

    1] Nguyễn Duy Cần sinh năm 1817, thi hương đậu cử nhân năm 1841, thi hội đậu tiến sĩ năm Thiệu Trị thứ 2 [1842].  

    2] Nguyễn Duy Thắng sinh năm 1872, cử nhân 1891, phó bảng vua Thành Thái [1889 đến tháng 7-1907].  

    3] Nguyễn Duy Tính sinh năm 1879, cử nhân 1900, tiến sĩ Năm Thành Thái 1901.  

    4] Nguyễn Duy Phiên sinh năm 1885, cử nhân 1903, đậu hoàng giáp năm Thành Thái thứ 19 [1907].  

    5] Nguyễn Duy Thiệu, sinh năm 1886, tú tài, đậu phó bảng năm Duy Tân thứ 4 [1910].      

Đậu cử nhân của huyện Bố Trạch có 25 vị, làng Lý Hòa có 6 vị đó là:  

    1] Hồ Văn Thăng, năm thi Ất Dậu 1825 Minh Mạng thứ 6.  

    2] Nguyễn Sĩ Long, năm thi Canh Tý 1840. Minh Mạng 21.  

    3] Nguyễn Duy Cần, năm thi Tân Sửu 1841. Thiệu Trị 1.  

    4] Nguyễn Duy Miễn, năm thi Mậu Dần 1878, Tự Đức 31.  

    5] Nguyễn Duy Tính, năm thi Canh Tý 1900, Thành Thái 12.  

    6] Nguyễn Duy Phiên, năm thi Quý Mão 1903, Thành Thái 15.  

Đình Lý Hòa ngoài việc thờ tự các vị tổ khai cơ làng, khai cơ nghề nghiệp cho con cháu, thờ tự các danh khoa danh giá của làng, còn gắn liền với các sự kiện lịch sử tiêu biểu của địa phương, của tỉnh trong thời kỳ tiền khởi nghĩa giành chính quyền ở huyện lỵ, trong thời kỳ chống thực dân Pháp xâm lược nước ta đặc biệt là trong cuộc chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ.  

Những ngày đầu chuẩn bị cho việc vận động quần chúng, tập hợp lực lượng trong mặt trận Việt Minh để cùng địa phương tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền. Đình Lý Hòa là nơi các chiến sĩ cách mạng đã cất dấu tài liệu và đi lại bắt liên lạc, nhóm họp để trao đổi các chủ trương lớn của cấp trên. Ngày 23/8/1945, cả làng đã hội tụ tại đình, đổ về huyện đường. Cùng các địa phương trong huyện làm nên cuộc khởi nghĩa cách mạng tháng Tám giành chính quyền ở huyện lỵ thắng lợi.

Trong cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ. Đình Lý Hòa nói riêng, làng Lý Hòa nói chung là một trong những nơi đánh phá cực kỳ dã man của giặc Mỹ. Địch đánh từ trên trời xuống, từ biển vào.v.v... Các thế hệ, các lớp thanh niên của làng trước khi lên đường nhập ngũ đều tập trung tại đình để được nhắc nhở phát huy truyền thống cha ông, sống xứng đáng với tổ tiên đã tạo dựng ra nền văn hóa tinh thần, văn hóa vật chất và quyết tâm bảo vệ quê hương đất nước, trong những năm tháng chiến tranh quyết liệt, làng Lý Hòa vinh dự được các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Đồng Sĩ Nguyên, Lê Quang Hoà... khi vào chiến trường đều ghé thăm.

Đình Lý Hòa cũng như làng Lý Hòa nói chung bị đánh đi đánh lại nhiều lần, đình bị bom Mỹ tàn phá, nhưng làng còn là đình còn. Nhân dân địa phương vẫn kiên trì bám trụ, một tấc không đi, một ly không rời, bám làng bám quê hương. Chắc tay chèo tay súng, hưởng ứng khẩu hiệu: “xe chưa qua nhà không tiếc, đường chưa thông không tiếc máu tiếc xương”. Những cột đình bị sập, bị gãy, cùng với nhà cửa, nhân dân tháo dỡ để phục vụ cho những chuyến xe qua, đảm bảo giao thông, đảm bảo mạch máu vì miền Nam ruột thịt. Những chiến sĩ bị thương, những đoàn an dưỡng đều dừng chân tại đình để sau đó ra Bắc, vào Nam.  

Từ ngày hòa bình lập lại đến nay, đình làng thành nơi hội họp, nơi sinh hoạt văn hóa, là trung tâm chính trị, xã hội của cộng đồng làng xã, nơi các thế hệ con cháu tìm hiểu thêm quá khứ rực rỡ của tổ tiên, nâng cao lòng tự hào và trách nhiệm của mỗi người đối với quê hương làng xóm. Dù đi khắp đó đây hay đang xây dựng cuộc sống mới hôm nay ở địa phương thì mái đình, sân đình, cổng đình vẫn trở nên thân thiết, trở nên sâu đậm trong mỗi người dân Lý Hoà.  

Đình Lý Hòa có giá trị lịch sử kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu, là nơi thờ tự các vị tổ có công khai sáng làng và các nghề đặc trưng của làng biển [việc tế lễ của đình ngoài hai kỳ Xuân - Thu, mỗi năm có đại trường câu, có việc của làng, ngày tết. Ngoài ra cứ 6 năm có một kỳ tế lễ thành hoàng rất long trọng].  

Mặt khác, đình cũng là nơi thờ tự các bậc danh khoa góp phần hun đúc truyền thống của địa phương và nước nhà. Trải qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ đặc biệt là hai cuộc chiến tranh phá hoại, đình đã bị phá huỷ, chỉ còn cổng thượng, thành bao và phần nhỏ của đình sau. Hiện nay đình đã được trùng tu, tôn tạo lại. Đình Lý Hòa là công trình kiến trúc điển hình, là hình ảnh tiêu biểu của phong cách kiến trúc cổ truyền dân gian. Về những đồ án, hoạ tiết trang trí của đình làng Lý Hòa được thể hiện rất công phu, bố cục chặt chẽ trọn vẹn, sự linh hoạt và thanh tú về đường nét. Do ảnh hưởng của nho giáo nên kiểu kiến trúc mang đậm nét chính thống. Đình Lý Hòa là hiện thân của bản sắc văn hóa làng quê Việt Nam cùng với biết bao giá trị văn hóa đáng được bảo tồn. Hơn nữa đình còn gắn liền với những sự kiện lịch sử tiêu biểu của địa phương, của tỉnh, đặc biệt từ năm 1945 đến nay.  

Đình còn là một công trình mang biểu tượng lịch sử văn hóa, là nơi sinh hoạt văn hóa của làng biển Lý Hoà. Nơi giáo dục phát huy truyền thống hiếu học, lòng yêu quê hương đất nước cho các thế hệ hôm nay và mai sau.

Page 5

HANG LÈN HÀ

Trong khu vực núi Lèn Hà, thuộc xã Thanh Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình, cách tuyến đường chiến lược 15A khoảng 3km có một hang cao được dân địa phương gọi là hang Lèn Hà. Hang nằm ở lưng chừng núi, có độ cao 150m, đỉnh cao nhất là 320m, rộng khoảng 420m.

Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, hang được Trạm Cơ vụ A69 thuộc Đại đội 9, Trung đoàn 134, Bộ Tư lệnh Thông tin Liên lạc cải tạo thành nơi đặt máy móc điện đàm liên lạc; dưới núi là rừng cây rậm rạp rất dễ ngụy trang được xây dựng làm khu nhà nghỉ, hội trường sinh hoạt của Trạm Cơ vụ A69 và làm kho dự trữ hàng chiến lược chi viện cho chiến trường miền Nam.


Hang Lèn Hà

Trạm A69 là trạm thông tin có vị trí cực kỳ quan trọng, có nhiệm vụ bảo đảm thông tin Bắc - Nam từ Hà Nội đến đường 9 - Nam Lào; cho Cụm kho Binh trạm 25 thuộc Đoàn 559 ở Thanh Lạng; là nơi dự trữ vũ khí trang bị, lương thực, thực phẩm, quân trang, quân dụng phục vụ cho chiến trường miền Nam; bảo đảm thông tin cho Binh trạm 12 ở Cổng Trời và Sư đoàn Phòng không 367, làm nhiệm vụ bảo vệ các trọng điểm trên tuyến đường giao thông huyết mạch từ Hương Khê - Hà Tĩnh đến Tân Ấp - Quảng Bình và các ga Khe Nét, ga Tân Ấp, ngầm Kà Tang, Khe Dinh, Viện 4, Quân khu 4; cho Đồn Biên phòng Cha Lo, làm nhiệm vụ tiễu phỉ, bảo vệ cửa khẩu biên giới Việt Lào và căn cứ Hải quân ở Ba Đồn [Quảng Bình], làm nhiệm vụ tuần tra bảo vệ bờ biển. Đường dây của trạm nối liền với mạng thông tin của Bộ Tư lệnh 559, chạy dọc đường 12A [Quảng Bình] và đường 8 [Hà Tĩnh], đi qua nhiều trọng điểm địch đánh phá ác liệt, địa hình hiểm trở như Khe Nét, Thanh Lạng, Đò Vàng...

Trong những năm chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, phát hiện được hoạt động của Trạm Cơ vụ A69 và vị trí quan trọng của hang Lèn Hà, địch thường xuyên tập trung đánh phá ác liệt vào khu vực hang. Đặc biệt vào lúc 13 giờ 25 phút ngày 02/7/1972, máy bay giặc Mỹ bất ngờ ập tới bắn pháo khói vào nhà ăn của Trạm để chỉ điểm. Chưa đầy 5 phút sau, hai máy bay B52 bay đến ném 3 quả bom vào hai đầu núi và một quả vào chính giữa hội trường. Tiếp đó chúng đánh bom phát quang, bom cháy, khu vực Trạm bị bốc cháy dữ dội. Cuộc đánh phá của địch diễn ra trong vòng 5 phút nhưng gây thiệt hại hết sức nặng nề: Trạm máy trên hang đá cao bị hư hỏng nặng, mạng cáp nhập đài và khoảng 1.500m đường dây quanh khu vực trạm bị đứt nát không làm việc được; 13 chiến sĩ đã anh dũng hy sinh, trong đó có 10 chiến sỹ gái, nhiều chiến sĩ bị thương. Cả một khu vực rộng lớn của Trạm bị bom địch đánh phá gây ra bao đau thương và tổn thất cho Trạm Cơ vụ A69. Nhưng với tinh thần tất cả cho nhiệm vụ đảm bảo thông tin liên lạc, các chiến sỉ đã gạt nước mắt, nén đau thương để tiếp tục làm nhiệm vụ và chỉ sau 1 giờ đồng hồ, thông tin liên lạc đã được khôi phục thông suốt, Trạm máy được củng cố. Việc cứu chữa thương binh, tìm thi thể và mai táng 13 đồng chí hy sinh được thực hiện khẩn trương và chu đáo.

Trong suốt quá trình chiến đấu và phục vụ chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, chi viện cho các chiến trường, bất chấp mưa bom bão đạn của địch, không ngại gian khổ, hy sinh, cũng như khí hậu khắc nghiệt của núi rừng Trường Sơn, các cán bộ chiến sĩ Trạm Cơ vụ A69 đã kiên cường, dũng cảm, mưu trí, sáng tạo vượt qua khó khăn, gian khổ, hy sinh để tiếp chuyển hàng trăm ngàn phiên liên lạc kịp thời, chính xác, bí mật, an toàn, phục vụ cho Bộ Chỉ huy chỉ đạo các đơn vị chiến đấu, tiêu biểu là chiến dịch Đường 9 - Nam Lào, chiến dịch Cánh Đồng Chum năm 1971, chiến dịch Quảng Trị năm 1972...

Mặc dù gặp muôn vàn khó khăn gian khổ, hy sinh mất mát, nhưng với tinh thần “Tất cả cho chỉ huy chiến đấu giành thắng lợi”, “Tim còn đập mạch máu thông tin còn thông suốt”, cán bộ, chiến sĩ Trạm Cơ vụ A69 vẫn kiên cường bám trụ để làm nhiệm vụ. Và trong những năm tháng chiến tranh khốc liệt đó đã xuất hiện nhiều tấm gương sáng thà hy sinh tất cả nhưng nhất định không để mạch máu thông tin gián đoạn. Bằng ý chí quyết tâm, phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng, cán bộ, chiến sĩ Trạm Cơ vụ A69 liên tục 4 năm liền [1970-1973] là “Trạm cơ vụ tiên tiến”; Đại đội 9, 3 năm liền đạt danh hiệu “Đơn vị Quyết thắng”; Trạm Cơ vụ A69 đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng 02 Huân chương chiến công hạng Nhì. Năm 1970 và 1971 được công nhận là Trạm kiểu mẫu; năm 1972 được Trung đoàn tặng bằng khen. Hang Lèn Hà là nơi thấm đẫm máu, mồ hôi và nước mắt của các cán bộ, chiến sĩ Trạm Cơ vụ A69 thuộc Đại đội 9, Trung đoàn 134 anh hùng.

Chiến tranh lùi xa đã hơn 30 năm nhưng những chiến công, những thành tích và sự hy sinh anh dũng của cán bộ, chiến sĩ Trạm Cơ vụ A69 sẽ mãi mãi là niềm tự hào của những người dân đất Việt.

Hang Lèn Hà đã trở thành di tích lịch sử nổi tiếng và đã được Bộ Tư lệnh Thông tin, UBND tỉnh Quảng Bình đầu tư xây dựng Miếu, Bia để ghi danh, tưởng nhớ các cán bộ, chiến sĩ Trạm Cơ vụ A69 đã hy sinh anh dũng trong ngày 02/7/1972 dưới chân Lèn Hà.

Nguồn Quảng Bình - Ẩn tích thời gian - 2009

Page 6

Video liên quan

Chủ Đề