Tại sao khi bị ốm miệng lại đắng

Skip to content

Đắng miệng là một cảm giác thường gặp và gây nhiều khó chịu cho những ai mắc phải, cảm giác đắng miệng sẽ làm người bệnh không còn cảm thấy ngon miệng và dần dần sẽ chán ăn. Vậy có cách làm hết đắng miệng không? Để tìm câu trả lời hãy cùng tham khảo bài viết bên dưới nhé!

Cách làm hết đắng miệng

Nguyên nhân gây đắng miệng

Đắng miệng là triệu chứng thường gặp ở người bệnh, làm người bệnh ăn không ngon, khi ăn sẽ cảm thấy miệng bị đắng, không muốn ăn nữa. Nếu cảm giác đắng miệng kéo dài sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Một số nguyên nhân chính gây đắng miệng như:

  • Tuyến nước bọt bị viêm nhiễm làm nước bọt bị giảm gây khô miệng. Và khi nước bọt tiết ít là nguyên nhân khiến miệng bị đắng, ngoài ra các bệnh lý như viêm nướu, cảm cúm,… cũng đi kèm với đắng miệng.
  • Người bệnh bị bệnh dịch dạ dày trào ngược dịch vị và dịch mật làm hơi thở bị hôi, miệng đắng và kèm theo cảm giác đầy bụng, khó tiêu, ợ nóng…
  • Răng miệng vệ sinh không sạch khiến cao răng tích tụ nhiều, lâu ngày sẽ làm miệng có miệng bị đắng, đồng thời cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây nên các bệnh viêm nhiễm răng miệng, viêm nha chu,…
  • Đắng miệng phản ánh gan bị suy giảm gây ảnh hưởng quá trình chuyển hóa dịch mật làm dịch mật tiết ra ít hơn, quá trình chuyển hóa thức ăn chậm hơn dẫn đến tình trạng thức ăn ứ đọng, không tiêu, buồn nôn nên gây mất vị giác, đắng miệng.
  • Ngoài ra khi bị các bệnh về gan như gan nhiễm mơ, xơ gan, viêm mật cấp tính, rối loạn chức năng của gan khi thường xuyên sử dụng các chất kích thích như: Rượu, bia, hút thuốc lá, thuốc tây, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, bổ sung quá nhiều chất kẽm, canxi, sắt, người mới hết bệnh sau khi sử dụng thuốc kháng sinh đặc trị kéo dài để điều trị bệnh,… cũng khiến miệng bị đắng.
  • Đặc biệt, đắng miệng có thể là dấu hiệu cảnh báo người bệnh có nguy cơ bị ung thư. Người bị ung thư sẽ mất dần cảm giác với đồ ngọt và tình trạng đắng miệng ngày một trầm trọng hơn gây ăn không ngon, chán ăn kéo dài khiến cơ thể sụt cân bất thường, mệt mỏi vô cớ cần lưu ý.

Một số cách làm hết đắng miệng đơn giản nhưng hiệu quả như sau:

  • Ăn nhiều trái cây giàu vitamin C, có vị chua, ngọt như cam, bưởi, quýt, sơ ri,.. sẽ kích thích tuyến nước bọt hoạt động nhiều hơn, giảm dần tình trạng đắng trong miệng
  • Nhai kẹo cao su có hương cam, dâu, quýt để tăng khả năng tiết nước bọt trong miệng, ngoài ra hương vị trái cây của keo cao su sẽ lấn áp vị đắng trong miệng.
  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách, mỗi ngày từ 2-3 lần vả chải sạch mặt lưỡi đối với người bị đắng miệng để loại bớt các loại vi khuẩn có hại. Cùng với đó nên súc miệng bằng nước muối để sát khuẩn. Nếu răng bị tích tụ nhiều cao răng khiến răng trở nên ngả vàng hoặc có màu nâu sậm gây hôi, khô miệng cùng cảm giác đắng ngắt, hãy đến nha khoa để cạo vôi răng để trị dứt điểm tình trạng này.
  • Khi bị đắng miệng người bệnh nên ăn cháo để dễ tiêu hóa và ngăn ngừa tình trạng trào ngược dạ dày lên miệng, từ đó làm giảm chứng đắng miệng, ợ hơi, chua miệng.
  • Ngay khi thức dậy, hãy uống 1 cốc nước ấm hoặc có cho thêm 1 thìa mật ong để làm sạch miệng, trung hòa lượng axit trong dạ dày, ngăn ngừa tình trạng đắng miệng.
  • Khi bị đắng miệng nên ngậm ô mai vì ô mai có vị chua ngọt sẽ kích thích tuyến nước bọt hoạt động mạnh, làm quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra thuận lợi hơn, từ đó tình trạng đắng miệng sẽ giảm dần.
  • Trường hợp bị cảm cúm gây đắng miệng thì khi cơ thể khỏe mạnh trở lại thì đắng miệng sẽ nhanh chóng biến mất chỉ cần lưu ý uống nhiều nước để miệng không bị khô.
  • Nếu bị đắng miệng do hệ tiêu hóa kém như ăn không tiêu, trào dịch vị,… người bệnh nên đến bệnh viện chuyên khoa để khám và điều trị.
  • Ngoài ra khi miệng bị khô dẫn đến đắng miệng, khó chịu ở cổ họng thì nên uống nhiều nước để cơ thể được cung cấp đủ nước, tăng tiết nước bọt, tăng độ ẩm cho miệng để không còn cảm giác đắng chát ở miệng.
  • Hạn chế ăn những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ uống có gas, đồ ăn có vị quá cay, quá mặn, không hút thuốc lá, uống rượu bia,…

Đắng miệng có thể do nhiều nguyên nhân nên người bệnh cần chú ý theo dõi sức khỏe của mình, nếu đã áp dụng các cách trên mà vẫn không giảm tình trạng miệng đắng, thì nên đến các trung tâm y tế để được chuẩn đoán và có giải pháp điều trị tốt nhất.

About admin

View all posts by admin

Ăn gì cũng thấy đắng miệng là triệu chứng thường gặp ở nhiều bệnh lý khác nhau. Trong Đông y, ăn gì cũng thấy đắng miệng được quy vào rối loạn chức năng ở gan, mật. Tuy nhiên, trong Tây y, đắng miệng có thể biểu hiện của nhiều bệnh, không chỉ ở gan và mật. Vậy khi thấy đắng miệng là bị bệnh gì?

Trong y học hiện đại, có nhiều nguyên nhân khiến ăn gì cũng thấy đắng miệng, như:

  • Khô miệng, giảm tiết nước bọt hoặc viêm tuyến nước bọt: Khô miệng [xerostomia] là tình trạng giảm tiết nước bọt làm vi khuẩn phát triển hơn và gây đắng miệng. Giảm tiết nước bọt có thể do thói quen hút thuốc lá, dùng thuốc điều trị, môi trường sống và làm việc bị ô nhiễm, thường xuyên hít phải các chất hóa học như benzen, xăng, bụi, hoặc bị căng thẳng, lo lắng kéo dài. Tuy nhiên, nếu bị khô miệng và đắng miệng lâu ngày, cần đến thăm khám bác sĩ để được kiểm tra và tìm nguyên nhân.
  • Hội chứng miệng bỏng rát: Ăn gì cũng thấy đắng miệng có thể là do mắc phải hội chứng miệng bỏng rát. Đây là tình trạng mà trong miệng lúc nào cũng cảm thấy nóng và rát giống như ăn ớt, kèm theo hôi miệng hoặc đáng miệng.
  • Bị trào ngược dạ dày thực quản [GERD]: Axit ở dạ dày trào ngược lên thực quản khi cơ vòng ở đỉnh dạ dày bị yếu đi. Khi axit trào ngược sẽ gây nóng rát thực quản ở vùng bụng hoặc ngực, làm hôi miệng hoặc đắng miệng.
  • Nấm miệng, viêm lưỡi: Ăn gì cũng thấy đắng miệng cũng có thể là do nấm miệng hoặc viêm lưỡi, nấm miệng là những đốm trắng thường xuất hiện ở trong vòm miệng, họng hoặc trên lưỡi. Nấm miệng gây cảm giác khó chịu trong miệng, làm đắng miệng và ảnh hưởng đến việc ăn uống.
  • Mắc các bệnh về răng miệng: Viêm nha chu, viêm lợi, nhiễm trùng răng, ... là các bệnh về răng miệng thường gặp, chủ yếu do chăm sóc vệ sinh răng miệng chưa tốt. Khi có vấn đề về sức khỏe răng miệng sẽ khiến cho miệng bị hôi hoặc đắng.
  • Dùng thuốc: Ăn gì cũng thấy đắng miệng do bạn đang dùng một số loại thuốc kê đơn để điều trị bệnh. Các loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc điều trị bệnh tâm thần, bệnh tim, gout thường có vị đắng. Ngoài ra, bổ sung một lượng lớn các loại thuốc có chứa đồng, kẽm, sắt, crôm hoặc canxi cũng có thể làm đắng miệng.
  • Mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên: Cảm lạnh, viêm xoang, polyp trong mũi, hay các bệnh viêm đường hô hấp trên có thể làm ảnh hưởng đến vị giác và lưỡi, gây đắng miệng.
  • Điều trị bệnh ung thư: Hóa trị và xạ trị ung thư có thể ảnh hưởng đến vị giác khiến ăn gì cũng thấy đắng miệng hoặc khi ăn cảm thấy có mùi vị của kim loại trong miệng.
  • Dây thần kinh bị tổn thương: Vị giác kết nối trực tiếp với các dây thần kinh của não bộ. Khi các dây thần kinh bị tổn thương có thể ảnh hưởng đến vị giác, gây rối loạn vị giác hoặc đắng trong miệng. Dây thần kinh bị tổn thương có thể là do khối u ở não hoặc chấn thương vùng đầu, phẫu thuật vùng đầu, mặt hoặc cổ.
  • Mang thai: Khi mang thai 3 tháng đầu, phụ nữ có thể cảm thấy ăn gì cũng thấy đắng miệng, hoặc cảm thấy thức ăn có mùi vị kim loại. Lý do được biết đến là sự thay đổi nội tiết tố trong giai đoạn mang thai, làm ảnh hưởng đến vị giác, khiến người mẹ cảm thấy thèm ăn hoặc không thể ăn được gì vì thức ăn có mùi khó chịu. Thông thường, tình trạng này sẽ biến mất sau khi sinh nếu phụ nữ không gặp vấn đề bệnh lý gì khác.
  • Thời kỳ mãn kinh: Cơ thể người phụ nữ tiếp tục thay đổi nội tiết tố khi đến giai đoạn mãn kinh. Nồng độ estrogen giảm có thể làm khô miệng, từ đó gây cảm giác đắng miệng khi ăn uống.

Ăn gì cũng thấy đắng miệng có thể do một số nguyên nhân gây ra

Để khắc phục chứng ăn gì cũng thấy đắng miệng, trước tiên phải xác định được nguyên nhân. Tùy vào nguyên nhân gây đắng miệng sẽ có cách xử lý phù hợp, như:

  • Do chăm sóc sức khỏe răng miệng kém: Chú ý vệ sinh khoang miệng sạch sẽ gồm đánh răng, chải lưỡi đúng cách, dùng chỉ nha khoa thay tăm để lấy thức ăn ở kẽ răng.
  • Do khô miệng, mất nước, hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích: Uống đủ nước mỗi ngày, hạn chế hoặc tập từ bỏ thói quen hút thuốc, uống cafe, trà, ... làm hôi miệng, đắng miệng và các bệnh về dạ dày.
  • Do bệnh đường tiêu hóa: Nếu ăn gì cũng thấy đắng miệng là do các bệnh lý hoặc dạ dày có vấn đề, cần sớm kiểm tra và điều trị. Ngoài ra, cần chia nhỏ các bữa ăn, tránh ăn thực phẩm chế biến sẵn, nhiều giàu mỡ và gia vị để giảm tình trạng trào ngược axit dạ dày.
  • Do giảm tiết nước bọt: Tăng cường ăn các loại trái cây giàu vitamin C như cam, bưởi, quýt, ... để kích thích tuyến nước bọt sản xuất, giảm đắng trong miệng, đồng thời cũng giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Do dùng thuốc: Không tự ý sử dụng hoặc dùng quá liều các loại thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ.

Để biết đắng miệng là bị bệnh gì và khắc phục như thế nào, tốt nhất là nên theo dõi sức khỏe và tìm đến bác sĩ để được tư vấn, chẩn đoán xác định nguyên nhân chính xác, từ đó mới có biện pháp phù hợp để chấm dứt tình trạng đắng miệng khi ăn uống.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề