Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng 3

Theo quy định tại bốn Thông tư mới, giáo viên được chia thành các hạng chức danh nghề nghiệp tương ứng như sau:

– Giáo viên mầm non: Hạng I mã số V.07.02.24, hạng II mã số V.07.02.25, hạng III mã số V.07.02.26 [quy định cũ theo Điều 2 Thông tư liên tịch số 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV gồm giáo viên hạng IV mã số V.07.02.06; hạng III mã số V. 07.02.05; hạng II mã số V.07.02.04].

– Giáo viên tiểu học: Hạng I, mã số V.07.03.27; hạng II, mã số V.07.03.28; hạng III, mã số V.07.03.29 [quy định cũ theo Điều 2 Thông tư liên tịch số 21/2015  gồm hạng I mã số V.07.03.07; hạng II mã số V.07.03.08 và hạng III mã số V.07.03.09].

– Giáo viên THCS: Hạng III mã số V.07.04.32; hạng II mã số V.07.04.31; hạng I mã số V.07.04.30 [quy định cũ tại Thông tư liên tịch 22 năm 2015 gồm hạng III mã số V.07.04.12, hạng II mã số V.07.04.11, hạng I mã số V.07.04.10].

– Giáo viên THPT: Hạng III mã số V.07.05.15; hạng II mã số V.07.05.14; hạng I mã số V.07.05.13.

Trong đó, với mỗi cấp học thì các Thông tư lại quy định cụ thể về tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng tương ứng với yêu cầu về bằng cấp và chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp.

Xem thêm…

Riêng yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng III của các cấp học thì các Thông tư này quy định như sau:

Khoản 3 Điều 3 Thông tư 01/2021 nêu rõ, tiêu chuẩn trình độ, đào tạo của giáo viên mầm non hạng III gồm:

a] Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm giáo dục mầm non trở lên;

b] Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III [đối với giáo viên mầm non mới đưọc tuyển dụng vào giáo viên mầm non hạng III thì phải có chứng chỉ trong thời gian 36 tháng kể từ ngày được tuyển dụng].

Đồng thời, khoản 6 Điều 10 Thông tư này quy định:

Yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 3 Thông tư này áp dụng đối với giáo viên mầm non được tuyển dụng sau ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành và giáo viên mầm non hạng III [mã số V.07.02.05] khi được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III [mã số V.07.02.26] theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 7 Thông tư này.

Theo quy định này, chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III là yêu cầu với giáo viên mầm non trong trường hợp sau đây:

– Giáo viên mầm non được tuyển dụng sau ngày 20/3/2021;

– Giáo viên mầm non hạng III mã số V.07.02.05 được bổ nhiệm vào hạng III mã số V.07.02.26 khi đáp ứng các tiêu chuẩn hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định mới tại Thông tư 01/2021 này.


​Giáo viên nào bắt buộc có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng III? [Ảnh minh họa]

Giáo viên tiểu học hạng III mã số V.07.03.29 phải đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng nêu tại khoản 3 Điều 4 Thông tư số 02/2021/TT-BGDĐT gồm:

– Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên tiểu học. Nếu chưa có đủ thì có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên tiểu học.

– Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III.

Khoản 7 Điều 10 Thông tư số 02/2021/TT-BGDĐT cũng quy định:

Yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 3 Thông tư này áp dụng đối với giáo viên tiểu học được tuyển dụng sau ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành và giáo viên tiểu học hạng III [mã số V.07.03.08] khi được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III [mã số V.07.03.29] theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 7 Thông tư này.

Như vậy, sẽ có hai đối tượng giáo viên tiểu học dưới đây phải đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng chức danh giáo viên tiểu học hạng III:

– Giáo viên tiểu học được tuyển dụng sau ngày 20/3/2021;

– Giáo viên tiểu học hạng III mã số V.07.03.08 đã đáp ứng trình độ để được bổ nhiệm vào hạng III mã số V.07.03.29.

Giáo viên trung học cơ sở [THCS] hạng III mã số V.07.04.32 có yêu cầu về trình độ, đào tạo nêu tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT như sau:

– Bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên THCS. Nếu môn học chưa đủ giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên THCS.

– Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng III.

Ngoài ra, tại khoản 5 Điều 10 Thông tư 03/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng III áp dụng với giáo viên THCS được tuyển dụng sau ngày 20/3/2021.

Như vậy, chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng giáo viên THCS hạng III là yêu cầu với giáo viên THCS được tuyển dụng sau ngày 20/3/2021.
 

Với giáo viên trung học phổ thông [THPT], chứng chỉ này là một trong hai tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của giáo viên THPT hạng III mã số V.07.05.15 nêu tại khoản 3 Điều 3 Thông tư số 04 năm 2021.

Đặc biệt, khoản 5 Điều 9 Thông tư 04/2021 nêu rõ:

Yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng III theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 3 Thông tư này áp dụng đối với giáo viên trung học phổ thông được tuyển dụng sau ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành

Như vậy, yêu cầu chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng III là yêu cầu bắt buộc với giáo viên THPT hạng III mới được tuyển dụng từ sau ngày 20/3/2021 còn các giáo viên THPT hiện đang giảng dạy thì không yêu cầu.

Đặc biệt: Nếu giáo viên mới được tuyển dụng nêu trên và bổ nhiệm vào hạng III theo quy định mới thì phải có chứng chỉ trong thời gian 36 tháng kể từ ngày được tuyển dụng.

Nói tóm lại, giáo viên nào tuyển dụng sau ngày 20/3/2021 thì bắt buộc phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng III. Riêng giáo viên mầm non, tiểu học hiện đang giảng dạy thì phải căn cứ vào yêu cầu trình độ của từng hạng để xác định giáo viên nào phải bổ sung chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng III.

Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được tư vấn, giải đáp.

>> Bảng lương mới của giáo viên các cấp từ ngày 20/3/2021

>> Hướng dẫn chuyển hạng cho giáo viên các cấp từ 20/3/2021

Bích Hà   -   Thứ sáu, 04/03/2022 20:55 [GMT+7]

Giảng viên sẽ được bỏ bớt các loại chứng chỉ chức danh nghề nghiệp khi thực hiện bổ nhiệm, thăng hạng, xếp lương.

Ngày 4.3, Bộ GDĐT ban hành Thông tư số 04/2022/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2020/TT-BGDĐT ngày 1.10.2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm công lập; Thông tư số 40/2020/TT-BGDĐT ngày 26.10.2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập [Thông tư 04].

Theo thông tư này, không còn yêu cầu có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cho từng hạng như trước đây.

Theo đó, tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng giảng viên cao đẳng sư phạm đối với tất cả các hạng [I, II, III] không còn yêu cầu có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm riêng cho từng hạng, mà Thông tư cho phép cả 3 hạng sẽ cùng chung điều kiện “Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm”.

Với tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập đối với tất cả các hạng [I, II, III], Thông tư 04 cho phép cả 3 hạng sẽ cùng chung điều kiện “Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học” chứ không cần phải có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh hạng I, hạng II, hạng III như trước.

Ngoài ra, chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp trước đây sẽ được chuyển tiếp, được sử dụng như chứng chỉ quy định tại Thông tư mới.

Viên chức đã có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của hạng viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm công lập hoặc trong các cơ sở giáo dục đại học công lập theo quy định của pháp luật trước ngày 30.6.2022 được xác định là đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm; đồng thời được sử dụng khi tham dự kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp và không phải học chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm quy định tại Thông tư này.

Thông tư 04 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 19.4.2022.

Video liên quan

Chủ Đề