Brexit là từ dùng để chỉ hiện tượng gì năm 2024

Đây là một từ ghép giữa từ “Britain” (nước Anh) và “Exit” (Rời khỏi). Đây là thuật ngữ chỉ việc Anh sẽ rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) sau cuộc trưng cầu dân ý với câu hỏi “Anh nên ở lại hay rời khỏi Eu”?

Vẫn còn nhiều cuộc tranh luận về vấn đề này. Những người ủng hộ Anh rời khỏi Eu cho rằng đây là điều cần thiết để bảo vệ, nói cách khác là khôi phục bản sắc của đất nước: văn hóa Anh, nền độc lập và vị trí của riêng mình trên thế giới. Lập luận này thường được bắt gặp ở những người phản đối nhập cư.

Những người ủng hộ ở lại cho rằng nền kinh tế Anh sẽ tốt hơn khi ở lại EU và vấn đề về người di cư hay các vấn đề khác không đủ sức nặng để vượt qua những hậu quả kinh tế khi Anh rời khỏi EU để lại.

Các cuộc tranh luận đã gây chia rẽ tầng lớp sâu sắc ở xứ sở sương mù: Những cử tri có kinh tế eo hẹp và trình độ học vấn không cao ủng hộ rời đi. Robert Tombs, một nhà sử học tại đại học Cambridge cho rằng điều này xuất phát từ cảm giác bị bỏ rơi ở những người nghèo và tầng lớp lao động của người Anh. Cuộc vận động “Rời đi” đã trở thành một cuộc vận động chống thành phần quý tộc mà đa phần là các nhà lãnh đạo các đảng phái chính trị ở Anh.

Điều này cũng phản ánh được sự thất vọng của người Anh khi các tổ chức của EU đã không giữ lời hứa và thậm chí gây ra gánh nặng cho nước Anh – ví dụ như yêu cầu Anh tiếp nhận người nhập cư hoặc giải cứu nền kinh tế đang bị khủng hoảng vì nợ cộng ở châu Âu.

2. Tại sao lại muốn rời đi?

Với những người vận động “Ra đi”, họ sử dụng khẩu hiệu “Hãy kiểm soát”. Đây là một khẩu hiệu mang nhiều ngụ ý. Khi gia nhập vào EU, nước Anh đã bị tước đi nhiều quyền thông qua chính sách và quy định của mình – điều đã làm nên sự thành công của nền kinh tế đô thị trong hàng thế kỉ qua.

Những vấn đề này thường liên quan đến văn hóa cổ điển của người Anh. Ví dụ như xe buýt hai tầng bị cấm hay việc menu trong quán ăn phải viết bằng tiếng Latin đều khiến nhiều người Anh tức giận. Rõ ràng, việc gia nhập EU đã khiến bản sắc văn hóa của Anh trở nên mờ nhạt hơn.

Có hai vấn đề khúc mắc lớn nhất của người Anh khi họ nghĩ về Brexit. Một là giá trị văn hóa của Anh quốc đang dần mất đi vị trí trên thế giới. Những người bỏ phiếu rời đi cho rằng Anh cần được tự quyết định mà không phải thông qua Hội đồng châu Âu. Vấn đề thứ hai là vấn đề người nhập cư “Có cảm giác rằng chúng ta đang mất đi bản sắc văn hóa và bản sắc dân tộc của chúng ta” – Một nhà chính trị gia cho biết “Chưa kể có nhiều người nhập cư sẵn sàng làm việc với mức lương thấp”.

Một khảo sát vào năm 2013 cho thấy có hơn ¾ người Anh muốn chính sách nhập cư của nước này cần được giảm xuống.

Mặc dù trong cuộc khủng hoảng tị nạn vừa qua, nước Anh chỉ tiếp nhận lượng người tị nạn rất nhỏ so với các nước trong EU khác, nhưng một tờ báo của Anh đã cho rằng nước này đang bị tấn công bởi một “thủy triều” người nhập cư. Người di cư luôn được coi là những đe dọa kinh tế.

3. Tại sao lại muốn ở lại ?

Những người ủng hộ ý kiến này đa phần phản đối ý kiến "Ra đi". Thay vì bảo vệ EU và cho đây là nơi cư trí tốt nhất cho nước Anh, chiến dịch "Ở lại" vẽ nên một thảm họa kinh tế của nước Anh nếu nước này rời EU.

Hầu hết các nhà kinh tế đều đồng ý với nhận định này. Châu Âu là thị trường xuất khẩu quan trọng của nước Anh và là nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất vào nước này. Các công ty rất cần thị trường EU để thiết lập London là trung tâm tài chính toàn cầu. Việc Anh rời đi sẽ gây bất lợi cho các kế hoạch trên. Đồng thời, các công việc lương cao sẽ không còn nhiều.

Thực tế cho thấy điều này : Cuộc trưng cầu dân ý đã khiến đồng bảng Anh sụt xuống mức thấp nhất trong bảy năm qua.

4. Tại sao nước Anh lại cảnh giác EU ?

Ở Anh, có một gói du lịch trọn gói "Du lịch châu Âu" - tạo cảm giác châu Âu là nơi nào đó tách biệt đối với Anh.

Theo ông Peterson của đại học Stanford cho biết "Anh luôn giữ khoảng cách đối với EU, kể cả khi quyền công dân EU có lợi cho họ".

Anh đã từ chối tham gia "Cộng đồng kinh tế châu Âu" khi tổ chức này được thành lập năm 1957. Sau đó, họ đã gia nhập vào năm 1973. Tuy nhiên, ngay 2 năm sau, ở Anh đã xuất hiện một cuộc khủng hoảng niềm tin dẫn đến trưng cầu dân ý đi hay ở lại EU (và việc ở lại EU đã được quyết định với 67 % phiếu bầu).

Sau này, Anh cũng không tham gia nhiều tổ chức khác của EU như Khu vực đồng tiền chung của châu Âu (Eurozone) hay hiệp ước mở cửa biên giới (Schengen).

5. Tại sao lại là bây giờ ?

Câu trả lời là: Những thách thức gần đây mà EU phải đối mặt khiến cho nhiều người không còn mặn mà với Liên minh châu Âu nữa.

"Sẽ chẳng có cuộc trưng cầu dân ý nào nếu không có cuộc khủng hoảng khu vực đồng euro – khiến các nước trong EU rối loạn và trở nên vô tổ chức" - Ông Charles Grants – giám đốc trung tâm cải cách châu Âu cho biết "Cuộc khủng hoảng tị nạn đã đổ thêm dầu vào lửa. EU đã không còn kiểm soát được tình hình".

Sự đa dạng trong liên minh châu Âu khiến cho hai cuộc khủng hoảng trở nên trầm trọng hơn. Liên minh châu Âu cũng không đủ khả năng kiểm soát được bản sắc của các nước trong nội khối và từ đó dẫn đến mâu thuẫn nội bộ khối liên kết này.

6. Sẽ ra sao nếu Anh rời đi ?

Có thể có một cuộc khủng hoảng kinh tế và làm tổn thương nền tài chính của Anh – ít nhất là trong ngắn hạn.

Việc mất quyền tiếp cận vào các thị trường mở ở EU khiến Anh bị thiệt hại về thương mại và mất đi nhiều nguồn đầu tư. Anh đồng thời sẽ mất đi nguồn lao động dồi dào – khiến năng suất nước Anh thấp hơn, tăng trưởng kinh tế chậm lại. Từ đó dẫn đến sự giảm sút cơ hội việc làm.

Một Brexit cũng sẽ dẫn đến một "Scexit" khác – tức Scotland sẽ rời khỏi Liên hiệp Anh – thủ tướng Scotland, Nicola Sturgeon tuyên bố. Nước này muốn gia nhập EU như một quốc gia độc lập.

7. Ảnh hưởng ngoài nước Anh

Anh chiếm 1/6 tổng nền kinh tế của EU. Một Brexit, theo như các chuyên gia kinh tế, sẽ giống như "California và Florida rời khỏi Hoa Kỳ vậy.

Tuần trước, Cục dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đã tuyên bố không nâng lãi suất và Brexit là một phần của các lý do.

Có thể, về khía cạnh chính trị, việc Anh rời khỏi EU là điều tốt khi mà EU không còn phải tranh cãi nhiều về vấn đề dân tộc hay chủ nghĩa bài trừ người nhập cư. Tuy nhiên, đối với EU, đây là một đe dọa vô cùng to lớn khi mà Brexit sẽ khiến suy yếu lòng tin giữa các nước thành viên. Các nước EU sẽ thấy việc gia nhập và ở lại khối này không hề có tính cam kết.

Đồng thời, từ lâu, Đức đã có vai trò dẫn đầu trong EU. Một Brexit sẽ làm mất cân bằng quyền lực trong nội khối. Tính hợp pháp của Liên minh châu ÂU sẽ bị giảm xuống và có thể dẫn đến một khủng hoảng nội bộ./.

Brexit là thuật ngữ dùng để chỉ sự kiện gì đã diễn ra trong Liên minh châu Âu?

Brexit là từ ghép của 2 từ là “Britain” (Nước Anh) và “Exit” (Thoát khỏi), ám chỉ việc Vương Quốc Anh tách ra khỏi Liên minh Châu Âu, đồng thời thay đổi mối quan hệ giữa Anh và Liên minh Châu Âu EU về an ninh, thương mại, tự do di chuyển.

Brexit ở châu Âu là gì?

Việc Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland rời khỏi Liên minh châu Âu, hay còn được gọi tắt là Brexit (Britain exit), là một mục tiêu chính trị dân tộc chủ nghĩa được nhiều cá nhân, nghiệp đoàn và đảng phái chính trị theo đuổi nhằm yêu cầu Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland rút khỏi với tư cách thành viên từ ...

Em hiểu thế nào về Brexit?

Hiệp định Thương mại và Hợp tác EU - Vương quốc Anh là hiệp định thương mại được ký kết vào ngày 24 tháng 12 năm 2020, giữa Liên minh Châu Âu (EU), Euratom và Vương quốc Anh. Nó được lên kế hoạch áp dụng tạm thời ngay sau khi giai đoạn chuyển tiếp Brexit kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm 2020.

Anh chính thức rời khỏi EU vào ngày nào?

Ngày 29/3/2017 đánh dấu một trang lịch sử mới của nước Anh khi Thủ tướng Anh chính thức kích hoạt Điều 50 Hiệp ước Lisbon để khởi động sự kiện Brexit, mở đường cho những cuộc đàm phán chưa từng có tiền lệ với Liên minh châu Âu (EU).