Ca sĩ phi thường là ai?

Những hình ảnh cảm động được trình chiếu trong Đêm nhạc "Cảm ơn những điều phi thường"

"Cảm ơn những điều phi thường" do Hội Nữ Doanh nhân TPHCM, Hội đồng Đội TPHCM, Quỹ Công tác xã hội Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Phan Trọng Bình phối hợp tổ chức, cùng sự đồng hành của các đối tác là gia đình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, Le Bros, GreenHat, I17, Zoom Media. Chương trình được thực hiện với mong muốn gửi lời tri ân sâu sắc đến các y bác sĩ, quân nhân nơi tuyến đầu; đồng thời kêu gọi các nhà hảo tâm, khán giả ủng hộ đóng góp vào Quỹ thiện nguyện phòng chống Covid-19.

Hơn 15 nghệ sĩ tham gia chương trình như: nghệ sĩ saxophone Trần Mạnh Tuấn, gia đình ca sĩ Cẩm Vân - Khắc Triệu - Cece Trương, Nguyễn Phi Hùng, Đức Tuấn, Kyo York, Hà Lê, Minh Thư, Trịnh Nguyễn Hồng Minh, bé Ngọc Giàu, nghệ nhân tranh cát Trí Đức, đạo diễn Ngãi Võ… MC Liêu Hà Trinh và nhà báo Vũ Mạnh Cường đảm nhận vai trò dẫn dắt đêm nhạc.

Hình ảnh những người nơi tuyến đầu qua bàn tay của nghệ nhân tranh cát Trí Đức

"Cảm ơn những điều phi thường" có 3 phần: Nơi tuyến đầu khốc liệt, Chung một tấm lòng - Cảm ơn những điều phi thường, Niềm tin chiến thắng. Mở đầu chương trình, Quán quân Giọng hát Việt nhí 2015 Trịnh Nguyễn Hồng Minh đã thể hiện ca khúc “Khát vọng”, với mong muốn khơi dậy niềm lạc quan trong mỗi người.

Giọng hát Việt nhí 2015 Trịnh Nguyễn Hồng Minh thể hiện ca khúc "Khát vọng"

Trong đêm nhạc, nghệ sĩ saxophone Trần Mạnh Tuấn thể hiện lại ca khúc Quê hương - một sáng tác của nhạc sĩ Giáp Văn Thạch, thơ Đỗ Trung Quân. Đây là tác phẩm anh biểu diễn ở bệnh viện dã chiến cuối tháng 7 vừa qua khiến hàng triệu người dân rưng rưng.

Ca sĩ Nguyễn Phi Hùng thể hiện 3 ca khúc: Ba sẽ về [sáng tác Lâm Hữu Tặng], Bao la những trái tim hồng [sáng tác Nguyễn Phi Hùng] và Tôi có vài cuộc hẹn [sáng tác Nguyễn Bá Hùng]. Đặc biệt, Ba sẽ về là bài hát với những ca từ cảm động viết dành tặng những bác sĩ tuyến đầu chống dịch, phải xa gia đình.  

Nghệ sĩ saxophone Trần Mạnh Tuấn

Ca sĩ Nguyễn Phi Hùng 

Gia đình nghệ sĩ Khắc Triệu - Cẩm Vân - Cece Trương thể hiện ca khúc Sài Gòn mùa thương [nhạc Quốc Vũ - thơ Huân Phước]. Cùng hát về thành phố với tình yêu da diết, Đức Tuấn thể hiện Tình ca phố [sáng tác Quốc Bảo], Minh Thư biểu diễn ca khúc Tôi yêu [sáng tác Phương Uyên]. Ca sĩ người Mỹ Kyo York thể hiện bài hát Sài Gòn đẹp lắm [sáng tác Y Vân] và Ghen Cô Vy [sáng tác Khắc Hưng] bằng phiên bản tiếng Anh.

Gia đình nghệ sĩ Khắc Triệu - Cẩm Vân - Cece Trương

Ca sĩ Đức Tuấn

Ca sĩ Minh Thư

Ca sĩ Kyo York 

Ca sĩ Hà Lê mang đến ca khúc Để gió cuốn đi của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, Cece Trương hát Việt Nam I love [sáng tác Tiến Nguyễn], giọng ca nhí Ngọc Giàu hát Sống như những đoá hoa [sáng tác Tạ Quang Thắng], các em thiếu nhi thể hiện ca khúc Em phòng chống corona [sáng tác Bùi Anh Tôn]...

MC Liêu Hà Trinh cũng kết nối qua sóng livestream với ca nhạc sĩ Đình Bảo - người sáng tác ca khúc Sống như tia nắng mặt trời được đông đảo khán giả đón nhận, yêu mến gần đây. Và khép lại đêm nhạc ý nghĩa, các nghệ sĩ góp giọng trong ca khúc Nối vòng tay lớn [sáng tác Trịnh Công Sơn].

Ca sĩ Hà Lê

 Giọng ca nhí Ngọc Giàu 

Nhạc sĩ Đình Bảo kết nối đến chương trình

Các nghệ sĩ trong MV "Sống như tia nắng mặt trời"

Theo ban tổ chức, đến 21 giờ 35 tối cùng ngày, tổng số tiền chương trình nhận được từ các mạnh thường quân, đơn vị tài trợ đóng góp thông qua tài khoản của Hội đồng Đội TPHCM, Hội Nữ Doanh nhân TPHCM và Quỹ công tác xã hội Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Phan Trọng Bình hơn 2,3 tỷ đồng, trong đó tổng số hiện kim nhận được 1.434.398.474 đồng, tổng số hiện vật trị giá 944.360.000 đồng.

TIỂU TÂN

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất quê hương Tốt Động [huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội] giàu truyền thống cách mạng, người nhạc sĩ sinh năm 1979 ấy lấy đó là nguồn cảm hứng để sáng tác các ca khúc ngợi ca vẻ đẹp quê hương, con người. Cũng như nhiều nhạc sĩ khác, Phi Thường quan niệm về một nhà viết nhạc phải sâu sắc, luôn sáng tạo, tư duy đổi mới, dựa trên những nền tảng văn hóa dân tộc. Cuộc sống thì muôn màu. Âm nhạc là tấm gương phản chiếu đa chiều. Người nghe cảm nhận được, nhìn thấy được bản thân mình là một phần trong bản nhạc đó. Vì thế, người nghệ sĩ, nhạc sĩ phải có sứ mệnh chuyển tải thông điệp của cuộc sống qua lăng kính âm thanh đa chiều, đa dạng như vậy. Thanh âm đó là âm nhạc – nhựa sống của cuộc đời này.

Dù đã được nghe những người trong giới văn nghệ sĩ nói nhiều về anh, nhưng mãi đến khi có dịp về dự Lễ kỉ niệm 55 năm ngày thành lập Trường trung học cơ sở Tốt Động [huyện Chương Mỹ, Hà Nội] vừa qua, tôi mới gặp anh. Một người nghệ sĩ giản dị, mộc mạc, trong sáng như trong suy nghĩ, toát ra từ giai điệu anh viết về quê hương, tuổi thơ, mái trường thân thương. Ở anh, không chỉ có sự sôi nổi, nhiệt huyết,mãnh liệt, mà còn là khát vọng hướng tới tương lai, thúc giục con người tiến lên phía trước. Đó là nguồn cảm hứng để anh sáng tác lên những ca khúc giản dịnhưng đầy màu sắc tươi trẻ, sôi nổi như: Quê hương giữ trọn lời thề, Chương Mỹ quê hương anh hùng, Tốt Động quê hương tôi, Đồng Phú yêu thương, Hoàng Diệu mến yêu, Chúc Động nâng cánh ước mơ, Tình yêu dưới mái trường, Mùa hạ của ước mơ... được NSUT Việt Hoàn, NSUT Minh Quang, Saomai Vũ Thắng Lợi, Dàn hợp xướng của Đặng Châu Anh và nhóm The Voice nhí 2017 thể hiện rất thành công.

Nhắc nhiều đến những nhạc sĩ gạo cội chân chính như: Nhạc sĩ Văn Cao, Trịnh Công Sơn, Phạm Tuyên, Văn Dung, Trương Ngọc Ninh, Phó Đức Phương, Lê Tịnh, Đào Hữu Thi…, Nhạc sĩ Phi Thường cho biết: “Đây là những thần tượng, là tấm gương mà bản thân mình luôn học hỏi để hoàn thiện và nâng cao khả năng cảm thụ, sáng tác âm nhạc”. Một trong những nguồn cảm hứng sáng tác để đời của các bậc tiền bối này là chủ đề về quê hương, đất nước. Tiếp nối cảm hứng này, qua các tác phẩm của anh, người nghe có thể cảm nhận được tình cảm chân thành mà anh dành tặng. Tiêu biểu là phải kể đến ca khúc“Chương Mỹ quê hương anh hùng”. Ca khúc này được chọn làm một bài huyện ca, phát trên Đài truyền thanh của huyện và được sử dụng trong các chương trình chào mừng các ngày lễ và tổ chức sự kiện lớn của huyện. Ca khúc được đông đảo quần chúng trong huyện và những người con quê hương đi làm ăn xa yêu thích.

Bên cạnh những thành công đã được công nhận ở mảng sáng tác các ca khúc thiếu nhi, ca khúc về quê hương, đất nước, nhạc sĩ Phi Thường còn là một người hoạt động năng nổ trong lĩnh vực văn hóa quần chúng. Tốt nghiệp lớp Âm nhạc, khoa Văn hóa quần chúng, trường Đại học Văn hóa Hà Nội, nhạc sĩ Phi Thường hiện đang công tác tại Trung tâm văn hóa - thông tin và thể thao huyện Chương Mỹ - Hà Nội. Anh luôn quan niệm bản thân không ngừng học hỏi và đổi mới tư duy, đổi mới phong cách tìm hướng đi riêng cho lĩnh vực sáng tác của mình. Tuy nhiên, học hỏi để nâng cao khả năng cảm thụ, sáng tác âm nhạc, chứ không bắt chước, đạo nhạc của người khác, đó là sự tối kị đối với một nhạc sĩ.

Suy nghĩ như vậy, nên dù đứng trước sự bùng nổ của dòng nhạc giải trí, nhiều nhạc sĩ theo xu thế thị hiếu của bộ phận giới trẻ đã thay đổi phong cách sáng tác. Nhưng nhạc sĩ Phi Thường vẫn thủy chung với dòng nhạc chính thống và luôn viết về quê hương, tuổi học trò hồn nhiên, trong sáng, đầy khát vọng, ước mơ hoài bão vươn tới tương lai. Một trong những ca khúc sôi động, trẻ trung mang đậm phong cách riêng của nhạc sĩ Phi Thường là ca khúc anh viết về mái Trường Tốt Động yêu thương. Lời bài hát sôi nổi, thúc giục như đưa người nghe trở về kí ức tuổi học trò hồn nhiên, tinh nghịch. Lắng đọng bao cảm xúc, ở đó ta thấy được công ơn thầy cô, những người đã dạy dỗ, nâng cánh ước mơ cho bao thế hệ học trò: Tung tăng, tung tăng những bước chân tới trường, em học bao điều lạ, em học bao điều hay, thầy cô đưa em vào thế giới muôn sắc màu lung linh, bài giảng cho em là hành trang tiếp bước của tuổi thơ Hà Nội…”.

Hồng Liên

Video liên quan

Chủ Đề