Các bóng chứa chất trung gian hóa học trong xináp có bị cạn kiệt không

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 11
  • Giải Sinh Học Lớp 11 Nâng Cao
  • Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 11
  • Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 11 Nâng Cao

Giải Bài Tập Sinh Học 11 – Bài 30: Truyền tin qua xináp giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời câu hỏi Sinh 11 Bài 30 trang 121: Nghiên cứu hình 30.2 và mô tả cấu tạo của xináp hóa học.

Lời giải:

Cấu tạo của xináp hóa học gồm:

– Chùy xináp: có các bóng chứa chất trung gian hóa học.

– Màng trước xináp.

– Khe xináp.

– Màng sau xináp: có các thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học.

Trả lời câu hỏi Sinh 11 Bài 30 trang 122: Nghiên cứu hình 30.3 và trả lời các câu hỏi sau:

– Quá trình truyền tin qua xináp diễn ra như thế nào?

– Tại sao tin được truyền qua xináp chỉ theo một chiều, từ màng trước qua màng sau mà không thể theo chiều ngược lại?

Lời giải:

– Quá trình truyền tin quá xináp diễn ra như sau;

+ Xung thần kinh đến làm Ca2+ đi vào trong chùy xináp.

+ Ca2+ vào làm bóng chứa axêtincôlin gắn vào màng trước và vỡ ra, giải phóng axêtincôlin vào khe xináp.

+ Axêtincôlin gắn vào thụ thể trên màng sau và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp.

– Tin được truyền qua xináp chỉ theo một chiều, từ màng trước qua màng sau mà không thể theo chiều ngược lại vì phía màng sau không có chất trung gian hóa học để đi về phía màng trước và ở màng trước không có thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học.

Bài 1 [trang 123 SGK Sinh 11]: Vẽ sơ đồ cấu tạo xináp.

Lời giải:

Vẽ sơ đồ xinap: [hình 30.2 sgk Sinh học 11]

Bài 2 [trang 123 SGK Sinh 11]: Chất trung gian hóa học có vai trò như thế nào trong truyền tin qua xináp?

Lời giải:

Chất trung gian hóa học có vai trò quan trọng trong việc truyền tin qua xináp:

Chất trung gian hóa học được giải phóng khỏi các bóng xináp sẽ đi qua khe xináp và gắn vào thụ thể ở màng sau xináp, làm thay đổi tính thấm ở màng sau và làm xuất hiện xung thần kinh [điện thế hoạt động] lan truyền đi tiếp.

Bài 3 [trang 123 SGK Sinh 11]: Đánh dấu X vào ô ▭ cho câu đúng về xináp.

▭ A – Tốc độ truyền tin qua xináp hóa học chậm hơn so với tốc độ lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có miêlin.

▭ B – Tất cả các xináp đều có chứa chất trung gian hóa học là axêtincôlin.

▭ C – Truyền tin khi qua xináp hóa học có thể không cần chất trung gian hóa học.

▭ D – Xináp là diện tiếp xúc của các tế bào cạnh nhau.

Lời giải:

Đáp án: A.

Bài 4 [trang 123 SGK Sinh 11]: Tại sao xung thần kinh được dẫn truyền trong một cung phản xạ chỉ theo một chiều?

Lời giải:

Trong một cung phản xạ xung thần kinh chỉ được dẫn truyền đi theo một chiều vì: các nơron trong cung phản xạ liên hệ với nhau qua xináp, mà xináp chỉ cho xung thần kinh đi theo một chiều.

Xinap cấu tạo gồm các bộ phận

Trong xináp, chất trung gian hóa học nằm ở

Chất trung gian hóa học phổ biến nhất ở động vật có vú là

Thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học nằm ở

Yếu tố không thuộc thành phân xináp là :

Vai trò của ion Ca2+ trong sự chuyển xung điện qua xináp:

Quá trình truyền tin qua xináp hóa học diễn ra theo trật tự nào?

Do đâu các bóng chứa chất trung gian hóa học bị vỡ?

Khi nào xuất hiện điện thế hoạt động ở màng sau xináp?

Điều không đúng với axêtincôlin sau khi xuất hiện xung thần kinh là

Quá trình truyền tin qua xináp gồm các giai đoạn theo thứ tự:

Đặc điểm không có trong quá trình tuyền tin qua xináp là

Tại sao chất trung gian hoá học lại không cạn kiệt và không bị tích tụ?

  Chất trung gian hóa học có vai trò quan trọng trong việc truyền tin qua xináp:


     Chất trung gian hóa học được giải phóng khỏi các bóng xináp sẽ đi qua khe xináp và gắn vào thụ thể ở màng sau xináp, làm thay đổi tính thấm ở màng sau và làm xuất hiện xung thần kinh [điện thế hoạt động] lan truyền đi tiếp.

Video liên quan

Chủ Đề