Cách chữa viêm họng mủ trắng tại nhà

Viêm họng cấp là bệnh phổ biến, hầu như ai cũng từng mắc phải thậm chí có người bệnh đã trở thành mạn tính, khó chữa. Bệnh viêm họng thường không nguy hiểm, nhưng dai dẳng, gây phiền toái, khó chịu cho người bệnh trong giao tiếp cũng như sinh hoạt.

Bệnh viêm họng là tình trạng bị viêm ở cổ họng và hầu do vi khuẩn hoặc do virus gây nên, khiến cổ họng đau rát, khó chịu. Viêm họng cấp có thời gian bộc phát nhanh trong một khoảng thời gian ngắn trong năm, thường xuất hiện trong khoảng thời gian chuyển mùa khi thời tiết thay đổi thất thường.

Viêm họng cấp thể hiện dưới 3 dạng: Viêm họng đỏ, viêm họng có giả mạc và viêm họng loét.

Viêm họng đỏ là hiện tượng sung huyết toàn bộ niêm mạc họng, có mủ và bựa trắng do virut gây nên, thường là biểu hiện sớm của các bệnh do virus lây lan qua đường tiêu hóa và hô hấp. Bệnh hay gặp và thường sau đợt cảm cúm với biểu hiện nhưu sốt, nuốt đau, hạch cổ sưng.

Viêm họng cấp khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó chịu

Viêm họng có giả mạc bao gồm viêm họng bạch hầu, viêm họng Vincent, viêm hong trong bệnh bạch cầu cấp, viêm họng do bạch cầu đơn nhân, viêm họng trong SIDA.

Những loại viêm họng giả mạc đặc trưng là có giả mạc ở họng. Bệnh nhân đau họng dữ dội, sưng hạch và sốt.

  • Viêm họng bạch hầu: giả mạc trắng, xám tro, dính, đặc biệt thường lan ra vùng trụ amidan, lên màn hầu và xuống thanh quản.
  • Viêm họng Vincent: giả mạc trắng xám, dính, có loét hoại tử, đặc biệt giả mạc thường khu trú ở một bên amiđan khẩu cái.
  • Viêm họng trong bệnh bạch cầu đa sinh cấp: giả mạc kèm loét và có khuynh hướng xuất huyết.
  • Viêm họng trong bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng: loét hoại tử, có mủ, hôi và có khuynh hướng xuất huyết.
  • Viêm họng do SIDA: Đặc điểm là nhiễm trùng cấp kéo dài trên 8 tuần, giả mạc trắng nhạt chỉ ở amiđan khẩu cái, thành sau họng viêm nhẹ. 

Đây là hiện tượng viêm họng kèm theo sự mất chất ở niêm mạc họng.

Các thể viêm loét thượng bì:

  • Viêm họng do Herpes: nổi những nốt như sởi rồi thành bóng nước, vỡ ra tạo loét. Loét đáy vàng hoặc trắng ngà và có viền đỏ xung quanh.\Viêm họng do Aphte: bóng nước đơn độc.
  • Viêm họng Zona: đặc biệt các bóng nước nằm ở một bên vùng phân phối thần kinh hàm trên, màn hầu và các trụ amiđan. 
  • Pemphigus: những bong bóng chứa thanh dịch hay có máu.

Viêm họng loét hoại tử:

  • Viêm họng cấp thể Moure: loét hoại tử cực trên amiđan, bệnh khoảng 10 ngày rồi tự lành.
  • Viêm họng hoại thư thứ phát: thường trên cơ địa tiểu đường, sức đề kháng kém.
  • Bệnh Schultze: Đặc biệt hội chứng nhiễm trùng trầm trọng, loét họng và amiđan hoại thư, có mùi hôi. Luôn luôn có hạch sưng.

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh mà bệnh sẽ có những hướng điều trị khác nhau. Việc dùng thuộc điều trị cần tuân theo sự hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được tùy tiện mua và dùng thuốc theo ý của bạn thân, làm cho bệnh nặng hơn, thậm chí là dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Tuy nhiên trong thời gian bị bệnh, bạn cũng có thể làm giảm tình trạng bệnh bằng cách sử dụng những thực phẩm có lợi cho bệnh và tránh những yếu tố làm bệnh trở nên nặng hơn.

Những điều nên làm:

+ Nghỉ ngơi và giữ ấm cơ thể, đặc biệt là phần cổ, ngực và gan bàn chân

+ Uống nhiều nước và ăn đồ ăn mềm hoặc ở dạng lỏng vì chúng có tác dụng làm giảm kích thích niêm mạc, giúp giảm ho và đau họng.

+ Sử dụng nhiều mật ong và gừng. Mật ong và gừng cũng đều rất tốt cho bệnh nhân bị viêm họng nên bạn nên ăn đồ ăn, thức uống có chứa gừng và uống mật ong nhiều hơn trong thời gian bị bệnh.

+Tắm nước ấm trong phòng kín và tắm xong phải lau người thật khô trước khi mặc quần áo.

Khi bị viêm họng cấp bạn nên hạn chế ăn đồ chiên rán, cay nóng

Những điều cần tránh khi bị viêm họng cấp:

Trong thời gian bị viêm họng, nếu bạn không kiêng khem, chăm sóc sức khỏe hợp lý thì bệnh rất dễ nặng hơn và khó điều trị. Những điều bạn nên tránh trong thời gian bị viêm họng như:

  • Ăn đồ ăn cứng, giòn: như bánh quy, ngũ cốc khô, các loại hạt.
  • Ăn đồ ăn có nhiều gia vị như các món chiên, xào vì những thực phẩm này có thể gây kích ứng cổ họng, làm bệnh viêm họng trở nên nặng hơn.
  • Ăn những loại trái cây có hàm lượng axit cao như: cam, bưởi, chanh.
  • Thực phẩm có thể gây dị ứng cổ họng như: lạc [đậu phộng], đồ ăn cay, hoặc thức ăn quá nóng.
  • Rượu và cafein. Cả 2 chất này bạn cũng nên tránh vì chúng đều gây kích ứng khiến cổ họng đau hơn.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải việc giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, giúp hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn vào khu vưc họng và hầu.

Có một số cách chữa viêm họng theo dân gian rất hiệu quả như sau:

Khi bị viêm họng bạn nên súc miệng bằng nước muối để làm dịu cơn đau họng

–  Uống trà và mật ong: Hòa một thìa mật ong trong một chén trà và thêm nửa quả chanh. Dung dịch này sẽ làm bạn nhanh chóng hết đau rát ở cổ họng, người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng thoải mái.

–  Vỏ xoài và nước lọc: lấy 125ml nước đun sôi để nguội pha với 10ml nước của vỏ quả xoài và dùng dung dịch này để súc miệng hàng ngày sẽ có tác dụng rất tốt cho bệnh viêm họng của bạn đấy.

–  Súc miệng bằng nước muối. Đây là cách đơn giản mà lại hiệu quả cho tất cả bệnh nhân bị viêm họng. Đều đều súc miệng bằng nước muối bạn sẽ thấy bệnh nhanh chóng khuyên giảm và đem lại cho bạn cảm giác dễ chịu hơn rất nhiều.

Nếu bạn thấy dùng các cách trên mà vẫn không thấy đỡ hoặc bệnh tình có xu hướng nặng hơn thì bạn cần nhanh chóng đến phòng khám và bệnh viện để khám và điều trị.

Khoa Tai- Mũi- Họng Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc được biết đến với những trang thiết bị hiện đại và dịch vụ khám, phẫu thuật chất lượng cao cùng với các y bác sĩ nhiều kinh nghiệm, luôn sẵn sàng phục vụ và tư vấn cho bệnh nhân. Sự thoải mái, nhanh chóng và hiệu quả mà đội ngũ Hồng Ngọc sẽ mang lại cho khách hàng hy vọng sẽ làm cho bạn cảm thấy thật sự hài lòng.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Viêm amidan hốc mủ là tình trạng tổn thương viêm nhiễm cấp tính hoặc mãn tính tuyến amidan do vi khuẩn gây nên. Khi không được điều trị đúng cách, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như áp-xe amidan, viêm tấy quanh amidan, viêm phế quản, viêm xoang, áp-xe thành bên họng, viêm thận, viêm khớp, viêm tim và nhiễm khuẩn huyết. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì và phương pháp điều trị như thế nào?

Amidan là hai khối màu hồng có kích thước to bằng đầu ngón tay cái, nằm giữa đường hô hấp và đường ăn uống nên thường xuyên tiếp xúc với bụi bẩn và thức ăn. Cấu trúc của amidan gồm nhiều hốc, ngăn khiến bụi bẩn và thức ăn dễ bám vào, đọng lại và phát triển, lâu ngày gây viêm nhiễm và hình thành các khối mủ. Các kén mủ trong hốc amidan thường vón lại thành từng cục trong giống như bã đậu, có màu xanh lấm tấm nên bệnh còn được gọi là viêm amidan hốc mủ bã đậu.

Bệnh là biến chứng của tình trạng viêm amidan kéo dài

Đây là một trong những thể viêm amidan mãn tính phổ biến nhất. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh.[1]

Rất nhiều người lo lắng, thắc mắc rằng: bệnh có lây không? Trên thực tế, mặc dù là bệnh về đường hô hấp do vi khuẩn hoặc virus gây nên nhưng các nghiên cứu cho thấy rằng viêm amidan hoặc viêm amidan hốc mủ không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác.

Người bệnh có một số triệu chứng điển hình sau:

  • Khàn tiếng hoặc mất tiếng;
  • Ho khan hoặc ho có đờm;
  • Đau họng, rát họng;
  • Có thể có triệu chứng sốt hoặc không;
  • Có đờm vướng trong cổ, rất khó khạc nhổ hoặc nuốt;
  • Thỉnh thoảng ho, hắt hơi sẽ thấy những hạt nhỏ lấm tấm màu trắng, có mùi hôi.[2]

Ho khan, ho có đờm là triệu chứng thường gặp

Theo PGS.TS.BS Lê Minh Kỳ, một số nguyên nhân gây viêm amidan hốc mủ thường gặp ở người bệnh gồm:

    • Vi khuẩn xâm nhập vào đường hô hấp: Amidan nằm ngay vị trí giao thoa giữa đường ăn và đường thở, nơi tiếp xúc với nhiều bụi bẩn, thức ăn nên rất dễ bị tấn công bởi các yếu tố vi khuẩn gây hại.
    • Không điều trị viêm amidan cấp tính triệt để: Cấu trúc của amidan gồm nhiều hốc, ngăn nên đây là “nơi cư trú” của nhiều loại vi khuẩn tấn công đường hô hấp và gây viêm. Tình trạng viêm amidan nếu kéo dài, không được điều trị dứt điểm, người bệnh có thể mắc bệnh, một thể của viêm amidan mãn tính.
    • Yếu tố môi trường: Thời tiết thất thường, sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ và độ ẩm tạo cơ hội cho virus, vi khuẩn tấn công những người có sức đề kháng yếu. Người bệnh viêm amidan thông thường cũng có thể trở thành viêm amidan hốc mủ. Bên cạnh đó, môi trường sống ô nhiễm, chứa nhiều bụi bẩn, vi khuẩn và virus có hại được xem là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh. 
    • Lối sống không lành mạnh: Những người có lối sống không lành mạnh như thường xuyên thức khuya, hút thuốc lá; ăn uống không khoa học, thói quen ăn đồ cay nóng, uống rượu bia, các chất kích thích,… hoặc vệ sinh răng miệng không sạch sẽ sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào răng miệng và tổ chức amidan. Về lâu dài, vi khuẩn phát triển mạnh làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm amidan mãn tính.

Thói quen rượu bia, thuốc lá làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh

PGS.TS.BS Lê Minh Kỳ cho biết, dấu hiệu của bệnh mãn tính phụ thuộc vào nguyên nhân và cơ địa của từng người. Do đó, mỗi người sẽ có triệu chứng khác nhau, có thể là: 

    • Đau rát cổ họng: Vi khuẩn trú ẩn trong cổ họng khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, vướng víu. Để giảm bớt sự khó chịu, người bệnh thường khạc nhổ, tuy nhiên, càng khạc nhổ thì tổ chức amidan càng tổn thương khiến người bệnh cảm thấy đau hơn;
    • Biến đổi giọng nói: Người bệnh đột nhiên khàn tiếng hoặc mất tiếng cũng là một trong những dấu hiệu thường gặp;
    • Ho khan hoặc ho có đờm: Đờm vướng trong cổ họng, cộng với các cặn bã tích tụ khiến người bệnh cảm thấy ngứa vùng cổ, ho và khạc nhổ liên tục, đôi khi khạc ra các hạt nhỏ lấm tấm có màu trắng hoặc xanh, có mùi hôi khó chịu;
    • Ổ mủ quanh amidan: Trong hốc amidan có mủ màu trắng hoặc xanh lấm tấm trong khoang miệng. Amidan có màu đỏ, phình to và có dịch màu trắng ở bề mặt.
    • Hơi thở có mùi hôi: Quá trình va chạm khiến các hạt mủ trên lưỡi và vòm họng người bệnh cọ xát, bong ra lẫn vào trong miệng dẫn đến có mùi hôi.

Ngoài ra, amidan sưng to khiến người bệnh mệt mỏi, khó khăn trong nhai và nuốt thức ăn. Bệnh nhân có thể bị sốt, thậm chí sốt cao lên đến 40 độ C cùng nhiều biểu hiện tương tự các bệnh liên quan đến đường hô hấp. 

Người bệnh có thể sốt cao lên đến 40 độ C

Nhiều người chủ quan, không điều trị triệt để khiến viêm amidan có mủ có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như:

    • Biến chứng tại chỗ: Khi bị viêm, amidan sẽ sưng to khiến người bệnh gặp khó khăn khi nuốt, kể cả khi nuốt nước bọt. Sau khoảng 5 – 7 ngày, tình trạng viêm nhiễm lan rộng và bắt đầu xuất hiện các ổ mủ. Lúc này, người bệnh cảm thấy mệt mỏi, đau họng và giọng nói thay đổi, giọng bị khàn đi hoặc mất giọng.
    • Biến chứng các vùng xung quanh: Tình trạng viêm nhiễm tại amidan có thể lan rộng sang các cơ quan lân cận như tai, mũi, họng,… từ đó gây ảnh hưởng đến các cơ quan hô hấp, dẫn đến các bệnh lý liên quan như viêm họng, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm thanh khí quản.
    • Biến chứng toàn thân: Một số trường hợp bệnh tiến triển nặng, người bệnh viêm amidan hốc mủ bã đậu có thể bị phù mặt, tay chân; nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể gặp những biến chứng nguy hiểm như viêm cầu thận, nhiễm khuẩn máu, viêm khớp, suy tim,… Trường hợp amidan sưng quá to có thể chèn ép hệ hô hấp, gây áp lực cho phổi, người bệnh khó thở hoặc ngưng thở tạm thời.

Viêm amidan hốc mủ có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm 

“Khi nhận thấy các triệu chứng kể trên, người bệnh nên đến ngay các cơ sở uy tín, có phương tiện hiện đại để chẩn đoán chính xác và có phương pháp điều trị sớm, tránh những biến chứng đáng tiếc.” – PGS.TS.BS Lê Minh Kỳ nhấn mạnh.

Viêm amidan hốc mủ bao lâu thì khỏi là câu hỏi của rất nhiều người khi mắc phải căn bệnh này. Khi mắc amidan cấp tính, nếu người bệnh được thăm khám và điều trị đúng cách sẽ khỏi bệnh trong khoảng 10 ngày. Tuy nhiên, nếu bệnh kéo dài không điều trị hoặc điều trị không đúng cách, bệnh sẽ trở nặng và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.[3]

Để tránh những biến chứng nguy hiểm đe dọa sức khỏe người bệnh, khi nhận thấy các biểu hiện và triệu chứng, bệnh nhân cần có biện pháp điều trị kịp thời. Tùy vào tình trạng bệnh, người bệnh có thể lựa chọn các phương pháp điều trị sau:

Một số mẹo dân gian thường được dùng để điều trị viêm amidan hốc mủ trong trường hợp bệnh chưa tiến triển nặng như:

    • Súc miệng bằng nước muối: Nước muối có công dụng sát trùng, diệt khuẩn rất tốt, do đó, bệnh nhân có thể súc miệng bằng nước muối mỗi ngày để tiêu diệt những vi khuẩn có hại trong khoang miệng, từ đó giảm thiểu được tình trạng viêm sưng, hôi miệng;
    • Lá húng chanh: Lá húng chanh được biết đến với hiệu quả kháng khuẩn rất tốt. Người bệnh có thể đem lá húng chanh chưng cách thủy đường phèn khoảng 20 phút rồi uống, sau khoảng 5 – 7 ngày sẽ nhận thấy các triệu chứng sưng giảm đi rõ rệt;
    • Mật ong và gừng: Mật ong và gừng là những thực phẩm có tác dụng diệt khuẩn, tiêu viêm rất hiệu quả. Người bệnh chưng cách thủy mật ong với vài lát gừng thái mỏng, uống hỗn hợp này khoảng 2-3 lần mỗi ngày giúp giảm bớt tình trạng viêm nhiễm, sưng tấy tại vùng amidan.

Mật ong kết hợp với gừng là một trong những mẹo dân gian điều trị viêm amidan hốc mủ

Trường hợp người bệnh mới bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu bệnh, chưa xảy ra các biến chứng nguy hiểm, bác sĩ có thể cho thuốc đặc trị. Một số loại thuốc đem lại hiệu quả nhanh gồm:

  • Thuốc kháng sinh: Các loại thuốc kháng sinh có tác dụng ức chế quá trình phát triển cũng như gây bệnh của các loại vi khuẩn;
  • Thuốc giảm đau, giảm viêm: Thuốc giảm đau giúp làm giảm các cơn đau rát ở cổ họng, kết hợp sử dụng thêm thuốc giảm viêm giúp giảm tình trạng viêm, sưng amidan;
  • Khi người bệnh có các biểu hiện sốt, ho, phù nề tay chân,… có thể sử dụng các loại thuốc hạ sốt, thuốc ho, thuốc giảm phù nề,… 

Tuy nhiên, việc sử dụng các thuốc kể trên cần có sự chỉ định từ bác sĩ để tránh những tác dụng phụ nguy hiểm. Người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc, hoặc dùng đơn thuốc của người khác vì có thể không điều trị dứt điểm mà còn gây nguy hiểm cho chính mình..

Viêm amidan hốc mủ gây đau đớn, khó chịu và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và tâm lý người bệnh, do đó nhiều người bệnh nghĩ đến phương pháp cắt amidan. Tuy nhiên, theo PGS.TS.BS Lê Minh Kỳ, cắt amidan là phương pháp điều trị cuối cùng khi các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả. Cắt amidan được chỉ định khi bệnh gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, cụ thể là:

  • Bệnh gây nên những biến chứng nguy hiểm như áp-xe quanh amidan, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm khớp, viêm cầu thận;
  • Người bệnh có dấu hiệu bệnh tiến triển nặng, tắc nghẽn phổi hoặc khó thở, khó nuốt,…
  • Amidan có kích thước quá to, cản trở việc ăn uống người bệnh; người bệnh ngưng thở hoặc nhiễm trùng tái phát nhiều lần, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống;
  • Khi amidan có quá nhiều ngóc ngách chứa chất tiết gây hôi miệng, khó nuốt hoặc nghi ngờ ác tính thì phương án phẫu thuật cắt amidan cũng được xem xét.[4]

Cắt amidan được xem là phương pháp điều trị cân nhắc cuối cùng

Amidan có vai trò như tuyến phòng thủ bảo vệ hệ thống miễn dịch cơ thể chống lại các thương tổn vòm họng và hệ thống hô hấp, do đó việc cắt amidan có thể để lại một số ảnh hưởng. Người mắc bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, chẩn đoán và tư vấn hướng điều trị hiệu quả.

 BVĐK Tâm Anh áp dụng công nghệ Plasma hiện đại nhất để phẫu thuật cắt amidan. Đây là kỹ thuật tiên tiến, an toàn, hiệu quả, nhanh chóng nhất hiện nay, với: thời gian phẫu thuật ngắn; giảm thiểu tối đa nguy cơ chảy máu; hạn chế tổn thương các mô xung quanh nhờ sóng năng lượng phá hủy các mô bị viêm với nhiệt độ phù hợp, không gây bỏng; không biến chứng; ít đau đớn, người bệnh xuất viện trong vòng 24 giờ sau mổ, hồi phục sức khỏe nhanh chóng.

Để quá trình phục hồi sau bệnh cũng như phòng ngừa bệnh hiệu quả, PGS.TS.BS Lê Minh Kỳ lưu ý người bệnh cần thực hiện các khuyến cáo sau:

  • Uống nhiều nước: việc viêm nhiễm amidan khiến cơ thể người bệnh mất nhiều nước và mệt mỏi, do đó người bệnh nên uống nhiều nước, có thể sử dụng sữa, nước ép trái cây để bù nước và bổ sung nhiều chất dinh dưỡng. 
  • Ăn thức ăn lỏng, dễ nuốt: dùng những món ăn lỏng và mềm như soup, cháo, canh,… để cải thiện triệu chứng khó nuốt, đau họng khi ăn, cũng như giảm áp lực tác động lên amidan;
  • Vệ sinh răng miệng, mũi, họng sạch sẽ: súc miệng bằng nước muối ấm sau khi ăn, nên đeo khẩu trang để tránh bụi bẩn từ môi trường xung quanh, đặc biệt là ở những nơi có mức độ ô nhiễm cao.

Khoa Tai Mũi Họng BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ giáo sư, bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn trong điều trị các bệnh lý tai mũi họng, từng điều trị thành công nhiều ca bệnh viêm amidan hốc mủ kể cả những ca bệnh khó. Đặc biệt, PGS.TS.BS Lê Minh Kỳ là chuyên gia đầu ngành trong điều trị các bệnh tai mũi họng, giúp hàng nghìn người bệnh thoát khỏi biến chứng nguy hiểm.

Xem thêm: Bệnh nhân ung thư thanh quản vượt “cửa tử”, bảo toàn giọng nói nhờ kỹ thuật mổ nội soi laser CO2

Bên cạnh đó, BVĐK Tâm Anh mang đến dịch vụ chăm sóc y tế và phẫu thuật cao cấp, cơ sở vật chất khang trang, thoáng mát, đầy đủ mọi tiện nghi; đội ngũ nhân viên y tế nhiệt tình, thân thiện và chu đáo; thủ tục thăm khám đơn giản, nhanh chóng với mức chi phí hợp lý, công khai minh bạch giúp người bệnh viêm amidan hốc mủ thoải mái khi đến thăm khám, quá trình điều trị và hồi phục sau bệnh diễn ra nhanh hơn.

Đặc biệt, BVĐK Tâm Anh trang bị hệ thống nội soi ống mềm không gây đau đớn hay khó chịu cho người bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ, lại có khả năng quan sát các chi tiết nhỏ nhất trong khe mũi, trong tai, họng và thanh quản giúp chẩn đoán đúng bệnh, điều trị hiệu quả.

Để đăng ký khám và điều trị bệnh viêm amidan hốc mủ tại BVĐK Tâm Anh, bạn có thể liên hệ theo các cách sau:

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

Video liên quan

Chủ Đề