Mẹo chữa viêm tuyến nước bọt

Người việt thường có tâm lý sử dụng thuốc đông y hơn là thuốc tây y để chữa bệnh. Đối với bệnh viêm tuyến nước bọt liệu rằng dùng loại thuốc nào cho hiệu quả?

Tìm hiểu nguyên nhân để điều trị bằng loại thuốc cho phù hợp

Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh viêm tuyến nước bọt, nhưng theo tin tức y tế chủ yếu là:

  • Vi rút: Đây là nguyên nhân gây ra bệnh quai bị, do 1 loại vi rut thuộc nhóm Paramyxo virus có tên Mumps virus, 1 loại bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp, tiến triển thành dịch thường gặp ở lứa tuổi thanh, thiến niên.
  • Vi khuẩn: Thường gặp là loại Staphylococcus và Stretococcus…Lây truyền theo đường tiếp cận trực tiếp sau các bệnh lí nhiễm trùng răng miệng: bệnh lý viêm tai xương chũm, và viêm khớp thái dương-hàm…, bệnh chỉ gây tổn thương tại chỗ và không thành dịch].
  • Nguyên nhân dị ứng sau sử dụng 1 số loại thuốc: thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng histamin, các thuốc hóa trị liệu….
  • Ngoài ra còn các nguyên nhân: nhiễm độc, nhiễm nấm, lao, các bệnh lí hệ thống.

Tìm hiểu nguyên nhân để điều trị viêm tuyến nước bọt

Cần xác đinh rõ nguyên nhân gây bệnh để dùng thuốc chữa viêm tuyến nước bọt sao cho phù hợp, không lên lam dụng quá nhiều đến đông y mà dùng nhiều thuốc kháng sinh của tây y cũng không tốt.

Phương pháp điều trị viêm tuyến nước bọt bằng những bài thuốc đơn giản

Bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng nhiễm trùng, nguyên nhân tiềm ẩn và bất kỳ triệu chứng nào khác như sưng hoặc đau. Thuốc kháng sinh điều trị viêm tuyến nước bọt có thể được sử dụng để điều trị nhiễm khuẩn, mủ hoặc sốt. Ngoài ra có thể dùng bài thuốc đơn giản do do sinh viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur hệ Liên thông Cao đẳng Dược đã nghiên cứu và thử nghiệm để điều trị:

  • Uống từ 8 đến 10 ly nước mỗi ngày với chanh để kích thích tuyến nước bọt và giữ cho tuyến nước bọt sạch sẽ;
  • Xoa bóp tuyến bị ảnh hưởng;
  • Chườm nước ấm vào tuyến bị ảnh hưởng;
  • Rửa miệng bằng nước muối ấm;
  • Ngậm cà chua hoặc kẹo chanh không đường để kích thích sản xuất nước bọt và giảm sưng.

Phương pháp điều trị viêm tuyến nước bọt bằng thuốc hiệu quả

Hầu hết các bệnh nhiễm khuẩn, viêm tuyến nước bọt đều không cần phẫu thuật. Tuy nhiên, bạn có thể cần phẫu thuật trong trường hợp nhiễm trùng mãn tính hoặc tái phát lại.

Cách giảm bớt đau đớn khi mắc viêm tuyến nước bọt mà không dùng đến thuốc

Viêm tuyến nước bọt làm cho người bệnh cảm thấy rất đau và khó chịu trong việc ăn uống. Chính vì phương pháp sau đây sẽ giúp giảm những cơn đau khi bệnh tái phát tránh cho việc dùng thuốc kháng sinh điều trị viêm tuyến nước bọt quá nhiều mà chưa chắc đã khỏi ngay bệnh. Cách thực hiện như sau:

  • Nhất định phải đánh răng mỗi ngày 2 lần [sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ]
  • Không được ăn kẹo vào buổi tối.
  • Lấy hết vữa thức ăn ra.
  • Súc họng bằng nước muối sinh lý.

Phần lớn các trường hợp bị viêm tuyến nước bọt không cần phải phẫu thuật. Tuy nhiên, trong một số trường hợp mãn tính hoặc bị viêm tái đi tái lại liên tục, phẫu thuật là cần thiết để điều trị triệt để căn bệnh này.

Trên đây là một số thông tin viêm tuyến nước bọt, bao gồm cả nguyên nhân, cách phòng ngừa, phương pháp điều trị viêm tuyến nước bọt bằng thuốc sao cho hiệu quả nhất… Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho sự tìm kiếm của các bạn. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm thông tin tại chuyên mục bệnh nội khoa để có thêm thông tin về các loại bệnh khác.

Nguồn: benhhoc.edu.vn

Tagsviêm tuyến nước bọt

Nhiều người thường nhầm lẫn giữa bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai với bệnh quai bị. Thế nhưng thực tế thì đây là hai bệnh khác nhau, trong đó viêm tuyến nước bọt mang tai là tình trạng tổn thương tại tuyến nước bọt do nhiều nguyên nhân gây ra.

Vị trí của tuyến nước bọt mang tai

Viêm tuyến nước bọt mang tai là tình trạng xảy ra do virus, vi khuẩn gây nhiễm trùng ảnh hưởng đến ống dẫn thanh quản hoặc tuyến nước bọt. Nước bọt đóng vai trò quan trọng trong việc  tiêu hóa, phá vỡ cấu trúc thức ăn, rửa sạch vi khuẩn và các hạt vụn của thực phẩm. Khi viêm tuyến nước bọt mang tai, nước bọt không được vận chuyển đi khắp khoang miệng làm gia tăng lượng vi khuẩn trong miệng.

Nguyên nhân gây viêm tuyến nước bọt thường gặp là: 

  • Do nhiễm vi khuẩn: Loại vi khuẩn gây bệnh thường gặp là Staphylococcus aureus. Ngoài ra còn có một số chủng vi khuẩn khác như Streptococcus viridans [liên cầu khuẩn], Haemophilus influenzae [vi khuẩn gây viêm màng não], Streptococcus pyogenes, Escherichia Coli [E.coli]…
  • Do virus gây bệnh làm giảm lượng nước bọt tiết ra hoặc do ống dẫn nước bọt bị viêm hoặc tắc nghẽn. Có thể kể đến như bệnh quai bị, cúm A, hội chứng Sjogren, bệnh Herpes, HIV, bệnh u hạt, bệnh sỏi tuyến nước bọt…
  • Do các yếu tố nguy cơ như mất nước, tắc dòng chảy tuyến nước bọt, phẫu thuật, thuốc xạ trị ung thư đầu và cổ, do ống dẫn nước bọt bị nhầy, suy dinh dưỡng, vệ sinh răng miệng không thường xuyên…
Sưng đau vùng mang tai, đau hơn khi nói hoặc nuốt là triệu chứng thường gặp của bệnh

Viêm tuyến nước bọt mang tai là bệnh lành tính có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào và không có yếu tố dịch tễ tức là không lây truyền. Bệnh thường có các dấu hiệu đặc trưng như:

  • Sưng to vùng tuyến nước bọt mang tai, sưng lan rộng xung quanh tuyến.
  • Sưng tấy, đỏ đau da vùng tuyến kèm theo các triệu chứng nói, nuốt đau, có xuất hiện hạch viêm ở góc hàm hoặc sau ta cùng bên.
  • Thường xuyên bị mất vị giác, không thể mở to miệng, khó chịu khi mở miệng hoặc ăn.
  • Có mủ trong miệng, khô miệng kèm theo dấu hiệu nhiễm trùng, sốt 38 – 39 độ C. Ấn vùng tuyến mang tai thấy có mủ ra ở miệng ống Stenon
  • Đối với bệnh viêm tuyến nước mang tai do so: Bệnh nhân thường thấy đau tức vùng tuyến mang tai, tăng tiết nước bọt khi nhìn thấy thức ăn ngon hoặc chua.
  • Đối với bệnh do vi khuẩn, virus: Bệnh thường xuất hiện sau viêm nhiễm amidan, viêm lượng, mất tiết nước bọt sau khi tăng năng giáp…
  • Ở bệnh nhân viêm tuyến nước bọt mang tai tái phát nhiều lần thường bị sưng to 2 bên tuyến mang tai khiến khuôn mặt bệnh nhân biến dạng. 

Như đã nói, nhiều người thường nhầm lẫn giữa bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai và bệnh quai bị. Lý do là hai bệnh này có triệu chứng khá giống nhau nên dễ bị nhầm. Tuy nhiên, có thể phân biệt dựa trên biến chứng của bệnh.

 Trước hết, bệnh viêm tuyến nước bọt có thể khiến mặt mũi biến dạng, trong khi đó quai bị là bệnh có nguy cơ gây vô sinh cao. Không chỉ vậy, quai bị là bệnh lây nhiễm còn bệnh viêm tuyến nước bọt thông thường không lây nhiễm. Ngoài ra, quai bị cũng là một nguyên nhân gây bệnh viêm tuyến nước bọt, tuy nhiên hai bệnh này không thể đồng nhất với nhau.   

Theo thực tế, không có trường hợp thành viên trong gia đình bị lây bệnh từ bị viêm tuyến nước bọt. 

Tùy vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm nhiễm và nguyên nhân, triệu chứng thường gặp mà có cách điều trị phù hợp. Bệnh có thể được điều trị bằng nhiều biện pháp sau:

Sử dụng thuốc là một trong những cách điều trị thường được áp dụng

Sau khi thăm khám, bệnh nhân thường được bác sĩ cho sử dụng các loại thuốc như kháng sinh, giảm đau, giảm phù nề, chống viêm. Ngoài ra, có thể điều trị bằng cách bổ sung các loại kháng enzym, tiêm trực tiếp kháng sinh và corticoid vào tuyến nước bọt qua đường ống Stenon. 

Biện pháp này thường mang lại kết quả tốt, giảm đau, giảm sưng viêm nhanh, ít tái phát. Nếu không kịp thời điều trị, sau 7 – 10 ngày, bệnh có thể chuyển sang viêm mạn tính cứ 1 tháng tái phát một lần. Ở những bệnh nhân tái phát nhiều lần, vùng tuyến mang tai phì to 2 bên hơn bình thường và không nhỏ lại được khiến khuôn mặt bệnh nhân bị biến dạng.

Ngoài việc thăm khám điều trị theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân cũng nên áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà như:

  • Mỗi ngày uống từ 2 – 2.5 lít nước để kích thích và giữ cho tuyến nước bọt luôn sạch sẽ.
  • Thường xuyên massage và chườm ấm vào vùng tuyến nước bọt bị tổn thương.
  • Súc miệng bằng nước ấm có pha thêm một ít muối.
  • Ngậm kẹo chanh không đường hoặc mút chanh chua để giảm sưng và kích thích tuyến nước bọt hoạt động.

Hầu hết các trường hợp viêm tuyến nước bọt đều không cần phải phẫu thuật mà chỉ dùng thuốc kháng sinh và phương pháp chọc hút nếu có ổ áp – xe. Tuy nhiên, trong trường hợp nhiễm trùng mãn tính hoặc nhiễm trùng tái phát thì bệnh nhân sẽ được kiến nghị để loại bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến mang tai hay tuyến hàm dưới.

Uống nhiều nước để phòng ngừa yếu tố nguy cơ gây bệnh

Có thể thấy, nếu nguyên nhân gây viêm tuyến mang tai là virus quai bị thì được coi là bệnh tai bị. Và quai bị chỉ là một trong những nguyên ít gặp gây ra bệnh viêm tuyến nước bọt. Bệnh xuất hiện ở mọi lứa tuổi kể cả trẻ sơ sinh nếu kháng thể của mẹ bị khiếm khuyết. Nếu không tích cực điều trị, bệnh có thể gây ra biến dạng khuôn mặt. 

Do đó, với bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai thì phòng ngừa là biện pháp tốt nhất. Cụ thể:

  • Uống nhiều nước và thực hành vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
  • Nên dùng bàn chải đánh răng đúng cách và sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch răng ít nhất 2 lần/ngày.
  • Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, lối sống khoa học. 

Tóm lại viêm tuyến nước bọt mang tai đơn thuần là một bệnh lành tính, có tính chất đơn lẻ, thường xuất hiện khi có viêm nhiễm ở vùng miệng và mũi họng. Mặc dù bệnh không lây lan thành dịch, không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng lại có nguy cơ gây biến dạng khuôn mặt không khỏi. Do đó, người bệnh nên nhanh chóng thăm khám để được các bác sĩ xác định nguyên nhân, tư vấn và có biện pháp điều trị phù hợp.

Có thể bạn quan tâm

Video liên quan

Chủ Đề