Cách kiểm chế nói nhiều

Kiềm chế cảm xúc tiêu cực đang trở thành một vấn đề khó nhằn trong cuộc sống đầy áp lực hiện nay. Tuy nhiên, bạn đừng bi quan, hãy rèn luyện một số kỹ thuật và mẹo quản lý cơn tức giận dưới đây để hạn chế bùng nổ cơn tức giận.

Kiềm chế cảm xúc tiêu cực là một cách để giảm bớt ảnh hưởng mà cơn tức giận gây ra cho mỗi người. Tức giận là một phản ứng và cảm xúc bình thường của cơ thể, nó không thể biến mất nhưng bạn có thể học cách kiểm soát tốt hơn.

Sự tức giận có thể giúp ích hoặc gây tổn thương, tùy thuộc vào cách bạn phản ứng với nó. Nó hữu ích khi chúng ta cần bảo vệ hoặc thúc đẩy bản thân và gây hại khi gây tạo ra các rắc rối trong cuộc sống.

Nếu kìm nén sự tức giận trong lòng, nó có thể dẫn đến hành vi chống đối thụ động như ''quay lại '' với mọi người mà không cho họ biết lý do hoặc chỉ trích và thù địch. Việc biết cách vượt qua cảm xúc tiêu cực sẽ giúp bạn xử lý các trường hợp khẩn cấp, giải quyết vấn đề và giữ chặt các mối quan hệ có ý nghĩa.

Tức giận có thể biểu hiện với nhiều mức độ khác nhau, từ hơi bực đến giận dữ. Khi cơn tức giận xảy đến, hãy thực hiện các bước sau để kiểm soát cảm xúc tiêu cực tại thời điểm bộc phát:

  • Hít thở sâu từ cơ hoành.
  • Trấn an bản thân
  • Từ từ lặp lại một từ hoặc cụm từ để lấy lại bình tĩnh như "thư giãn" hoặc "từ từ". Lặp lại câu nói đó cho đến khi cơn giận giảm bớt.
  • Sau đó, hãy bày tỏ một cách rõ ràng và bình tĩnh.

Cơn tức giận bộc phát gây căng thẳng cho hệ thần kinh, tim mạch và có thể làm cho các vấn đề sức khỏe trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, bên cạnh áp dụng các biện pháp tạm thời, bạn cũng nên áp dụng các cách kiểm soát cảm xúc tiêu cực lâu dài, như:

  • Tăng cường hoạt động thể chất bằng cách tập thể dục thường xuyên để vừa cải thiện tâm trạng, vừa giải tỏa căng thẳng và cơn tức giận.
  • Tránh sử dụng thuốc kích thích và uống quá nhiều rượu vì chúng có thể làm giảm khả năng kiểm soát cảm xúc.
  • Tâm sự với người thân và bạn bè mà bạn tin tưởng.
  • Ghi chép lại các thời điểm tức giận để tìm ra nguyên nhân và hướng giải quyết.
  • Đặt mình vào vị trí của người khác
  • Học cách tự tìm ra hướng hài hước trong các tình huống
  • Học cách lắng nghe để xây dựng sự tin tưởng với mọi người. Sự tin tưởng này có thể giúp bạn vượt qua các cảm xúc tiêu cực tiềm ẩn.
  • Bày tỏ cảm xúc của bạn một cách bình tĩnh và trực tiếp mà không trở nên phòng thủ, thù địch hoặc cảm xúc.

Nếu tình trạng tức giận trở nên mất kiểm soát gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống và các mối quan hệ, hãy đến gặp chuyên gia tâm lý để tìm ra nguyên nhân và khắc phục ngay.

Một số loại thuốc có thể được kê đơn để kiểm soát tình trạng tức giận của bạn gồm thuốc chống trầm cảm, một số loại thuốc chống co giật và thuốc chống loạn thần liều thấp.

Ngoài ra, bác sĩ có thể khuyên bạn nên tránh uống rượu, nhóm thuốc benzodiazepine tác dụng ngắn như Xanax, tránh sử dụng chất kích thích.

Tập thể dục thường xuyên giúp bạn kiểm soát cảm xúc tiêu cực

Ý nghĩa của việc kiểm soát cảm xúc tiêu cực là ngăn chặn tình trạng lo lắng kéo dài, dẫn đến các vấn đề tâm lý như:

  • Trầm cảm
  • Rối loạn tâm trạng
  • Rối loạn nhân cách
  • Lạm dụng chất kích thích

Ngoài ra, nó còn giúp hạn chế nguy cơ rạn nứt các mối quan hệ và giảm các nguy cơ bệnh tật như:

  • Huyết áp cao
  • Các vấn đề về tim
  • Nhức đầu
  • Rối loạn da
  • Vấn đề về tiêu hóa

Kiềm chế cảm xúc tiêu cực tốt còn làm giảm nguy cơ phạm tội và sử dụng hành vi bạo lực. Nếu bạn cảm thấy khó khăn trong việc kiềm chế cảm xúc hãy đến nhờ sự trợ giúp từ các bác sĩ và chuyên gia tâm lý.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ thăm khám, điều trị và phòng ngừa các bệnh lý. Khi thực hiện quy trình thăm khám tại Vinmec, Quý khách hàng sẽ được đón tiếp và sử dụng cơ sở vật chất, hệ thống máy móc hiện đại đi kèm với các dịch vụ y tế hoàn hảo dưới sự chỉ dẫn, tư vấn của các bác sĩ giỏi, được đào tạo bài bản ở cả trong và ngoài nước.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Nguồn tham khảo: .webmd.com

XEM THÊM:

Ai cũng biết cảm xúc của bản thân là điều khó kiềm chế nhất. Điều này không sai, tuy nhiên trong cuộc sống không phải lúc nào bạn cũng nên để cảm xúc dẫn dắt. Bởi những cảm xúc bốc đồng, khó cưỡng lại ham muốn nhất thời cũng như sự chấp nhặt, giận dữ… có tác động rất lớn đến cuộc sống của bạn.

Cảm xúc quan trọng như thế nào ?

Cảm xúc hay xúc cảm của bản thân là nền tảng để bạn tìm hiểu chính mình và là chất keo xúc tác kết nối mọi người với nhau. Khi bạn kiểm soát được cảm xúc của mình, bạn có thể suy nghĩ sáng suốt và quản lý sự căng thẳng, tạo cho bạn sự tự tin và dễ dàng giao tiếp tốt với người khác. Nhưng nếu bạn không kiềm chế được cảm xúc, bạn sẽ rơi vào nhầm lẫn, cô lập và hay nghi ngờ. Nếu biết cách quản lý và đối phó với cảm xúc của bạn, bạn sẽ có nhiều hạnh phúc hơn và có những mối quan hệ tốt đẹp hơn.

Biết cách kiềm chế cảm xúc của bản thân sẽ giúp bạn:

  • Nhận biết bạn là ai: những gì bạn thích, những gì bạn không thích và những gì bạn cần.
  • Hiểu và cảm thông với người khác
  • Giao tiếp rõ ràng và hiệu quả, xây dựng các mối quan hệ lành mạnh và bổ
  • Quyết đoán hơn: Có được quyết định dựa trên những điều quan trọng nhất với bạn.
  • Có động cơ và hành động để đạt được mục tiêu.

Với những người có khả năng nhận thức cảm xúc tốt, họ nhận ra và hiểu cảm xúc của riêng họ, họ sẽ tự động nhận thấy và đọc các tín hiệu khi giao tiếp với người khác dễ dàng. Điều này giúp họ thành công hơn trong các mối quan hệ gia đình cũng như xã hội.

Luyện tập kiềm chế cảm xúc như thế nào?

Để kiềm chế cảm xúc đầu tiên bạn phải luyện điều tiết tâm trạng của mình, tránh những suy nghĩ tiêu cực vì nó có thể khiến bạn không còn đủ nghị lực để hành động

1. Tập trung vào giải pháp

Nếu bạn quá chú tâm vào vấn đề mình đang đối mặt chỉ tạo ra một cảm xúc tiêu cực kéo dài, gây cản trở sự tự chủ của chính bạn. Thay vào đó, hãy tập trung vào những hành động bạn sẽ thực hiện để cải thiện bản thân và mọi việc xung quanh, từ đó nó sẽ tạo ra những cảm xúc tích cực. Những người biết kiềm chế cảm xúc họ sẽ không chăm chú nhiều vào vấn đề, bởi vì họ biết rằng mình sẽ đạt trạng thái hiệu quả nhất khi tập trung vào giải pháp.

2. Không theo đuổi sự hoàn hảo

Trong cuộc sống, ai cũng muốn hướng tới sự hoàn hảo nhưng nếu xem sự hoàn hảo là mục tiêu thì bạn sẽ luôn bị đè nặng bởi cảm giác thất bại, khiến bạn dễ bỏ cuộc và làm giảm nỗ lực bản thân. Thay vì cứ mải mê theo đuổi sự hoàn hảo lẽ ra mình nên làm thế này thế kia thì sẽ không thất bại bạn hãy tiến về phía trước, hãy cảm thấy hào hứng về những điều bạn sẽ thực hiện trong tương lai. Hãy nhớ rằng cuộc sống không bao giờ là hoàn hảo cả.

3. Suy nghĩ tích cực

Vẫn biết trong những tình huống không như mong muốn của bản thân thì suy nghĩ tích cực là một việc không dễ, tuy nhiên nếu bạn cố gắng suy nghĩ tích cực cùng với những nỗ lực của bản thân thì bạn sẽ tập trung sự chú ý vào những mục tiêu của mình, khi mọi thứ trở nên tốt hơn và tâm trạng bạn thoải mái hơn bạn sẽ dễ tự chủ được bản thân mình hơn, không để cảm xúc chi phối quá nhiều. Ngược lại nếu cứ suy nghĩ tiêu cực bạn càng khó kiềm chế được cảm xúc, hãy cố gắng suy nghĩ về một điều tích cực nào đó đã diễn ra hoặc sẽ diễn ra, đừng quan trọng nó to hay bé. Nếu bạn không thể suy nghĩ được điều gì từ hiện tại, hãy phản chiếu lại quá khứ và tìm kiếm nó trong tương lai. Điểm mấu chốt ở đây là bạn phải có điều gì đó đủ tích cực khiến bạn chuyển hướng sự tập trung và thoát khỏi những ý nghĩ tiêu cực, từ đó không bị mất đi sự tự chủ.

4. Tránh hỏi “Điều gì sẽ xảy ra nếu…?”

Chắc chắn trong cuộc sống sẽ có nhiều lúc bạn cứ luôn đặt câu hỏi Nếu…nếu mình không hành động thế này điều gì sẽ xảy ra, nếu mình làm việc đó…thì chắc giờ đã khác rồi. Những câu hỏi như vậy sẽ khiến bạn càng thêm stress và lo lắng, hai thứ này sẽ gây nguy hại khiến bạn khó kiềm chế được bản thân. Mọi chuyện có thể có hàng nghìn kết quả khác nhau và nếu bạn càng bỏ nhiều thời gian ra ngồi lo lắng về các khả năng thì bạn càng có ít thời gian để hành động hơn. Dĩ nhiên, việc lên kế hoạch, dự đoán trước nguyên nhân và kết quả là hết sức cần thiết và đó chính là một chiến lược hiệu quả. Tuy nhiên, điểm mấu chốt ở đây chính là cần phân biệt sự khác nhau giữa lo lắng vô cớ và suy nghĩ chiến lược.

5.Kiểm soát sự ham muốn

Những ham muốn và mối phân tâm thường có khuynh hướng dâng lên và rút xuống như cơn sóng. Khi chúng tràn tới, bạn cần tới sức mạnh tự chủ, kiềm chế bản thân để thoát khỏi những xúc cảm nhất thời. Khi cảm thấy đã đến lúc bản thân cần nhượng bộ, hãy đợi tối thiểu 10 phút trước khi đầu hàng sự cám dỗ.

Nhận thức để kiềm chế cảm xúc của bản thân là một kỹ năng, có nghĩa là với sự thực hành và rèn luyện bạn sẽ học được nó. Nhưng rất ít người có thể dễ dàng trả lời câu hỏi: “Bạn đang trải qua cảm xúc như thế nào?” – Nếu bạn thấy căng thẳng, tức giận, buồn bã, sợ hãi, ghê tởm… được bạn nhận biết ngay lúc nó xảy ra thì sự việc có thể đã khác. Nhưng thường thì chúng ta thường để cảm xúc trôi qua, nhưng khi cảm xúc đó gây ra hậu quả nghiêm trọng thì ta mới thấy hối tiếc! . Vậy bạn hãy học cách kiềm chế cảm xúc ngay từ bây giờ để khi thời gian trôi qua, bạn không phải hối tiếc nói câu: “Phải chi lúc ấy mình biết kiềm chế cảm xúc của bản thân”.

Video liên quan

Chủ Đề