Cách tính liều thuốc theo cân nặng

Dùng thuốc hạ sốt cho trẻ em cần phải thật sự chú ý vì nếu dùng không đúng cách, đúng liều dẫn đến những hậu quả khó lường. 

Sốt rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Sau khi bé tiêm phòng, khi mọc răng, hay khi thời tiết thất thường, hoặc có lúc tự nhiên bé sốt. Vì thế, ba mẹ cần biết dùng thuốc hạ sốt cho trẻ đúng cách.

Theo các chuyên gia y tế, thuốc hạ sốt an toàn nhất cho trẻ nhỏ là paracetamol. Nhưng cách sử dụng paracetamol cũng rất quan trọng, vì nếu bạn dùng quá liều sẽ gây độc cho gan của em bé. Do đó, cần đặc biệt lưu ý khi dùng thuốc hạ sốt cho trẻ. 

Có thể bạn quan tâm:

Cách lau mát hạ sốt cho trẻ

Trẻ sốt phát ban xử trí như thế nào?

Trẻ sơ sinh bị sốt khi nào cần gặp bác sĩ?

Vậy liều lượng paracetamol như thế nào là đúng? Hãy lưu ý 3 điểm sau đây:

  • Nên dùng thuốc hạ sốt khi bé sốt >38,5 độ C;
  • Liều dùng phải tính chính xác theo cân nặng: Từ 10 – 15mg paracetamol cho 1 kg thể trọng của bé. (Ví dụ bé nặng 5 kg cần dùng từ 50mg đến 75mg là tối đa). Nếu quá liều dùng này sẽ gây hại cho gan của bé, còn ít hơn thì không hạ được sốt;
  • Mỗi lần dùng thuốc hạ sốt cho trẻ cần cách nhau từ 4-6 tiếng, sau khi uống thuốc chừng 30 phút nếu bé chưa hạ sốt thì cũng không được uống thêm thuốc mà phải chườm mát vào trán, lòng bàn tay, chân.

Cách tính liều thuốc theo cân nặng

Khi trẻ bị sốt ba mẹ cần hạ sốt ngay cho trẻ

Khi trẻ bị sốt, cha mẹ không nên ủ con quá kĩ hay chườm đá lạnh.

Lúc này, nên lấy khăn ấm lau các vị trí nách, bẹn, lòng bàn tay chân con đồng thời để cửa nhà thoáng mát nhưng không có gió lùa.

Nên cho con uống nhiều nước hoặc oresol để bù nước

Nếu bé sốt cao liên tục trên 39 độ uống thuốc không giảm thì nên đưa đi khám./.

Bài viết trên đã hướng dẫn mẹ cách dùng thuốc hạ sốt cho trẻ. Ba mẹ cùng tìm hiểu nhé.

Theo dõi thêm fanpage: Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Trong điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn, thuốc kháng sinh là thuốc không thể thiếu. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc kháng sinh cần được chỉ định với từng bệnh và đúng liều lượng. Cách tính hàm lượng thuốc kháng sinh chính xác nhất là cách tính hàm lượng kháng sinh theo cân nặng của bệnh nhân. Cách tính này đúng cho cả trẻ em và người lớn.

Đường hô hấp trên gồm có toàn bộ cấu trúc đường hô hấp từ thanh quản trở lên phía trên, bao gồm cả tai, xoang, V.A và Amidan. Tác nhân gây viêm đường hô hấp trên thường là các vi khuẩn gram dương như là liên cầu, tụ cầu, phế cầu.

Kháng sinh đầu tiên nên lựa chọn là các thuốc kháng sinh nhóm beta lactam, chủ trị vi khuẩn gram dương. Thứ tự lựa chọn và cách tính hàm lượng kháng sinh theo cân nặng trong điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như sau:

  • AMOXICILLIN sử dụng liều 50 – 100mg/kg/ngày, chia 2-3 lần.
  • AMOXICILLIN – CLAVULANIC (biệt dược thường dùng là Augmentin, claminat, klamentin, shinacin...). Đối với trẻ con có 3 loại phổ biến là 250mg amox/31.25mg clavulanic, 500 mg amox/ 62.5mg clavulanic và 500 mg/125 mg clavulanic. Liều thuốc được tính theo liều amoxicillin với công thức 50-90 mg/kg/ngày.
  • CEFUROXIME là kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 2 được sử dụng với liều 20-30mg/kg/ngày chia 2 lần.
  • CEFACLOR 125 mg với cách tính hàm lượng là mỗi 1 gói cho mỗi 5kg cân nặng. Các thuốc kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 3: Cepodoxime sử dụng liều 10mg/kg/ngày chia 2 lần. Thuốc Cefdinir với liều 15 mg/kg/ngày chia 2 lần. Thuốc Cefixime với liều 6-10 mg/kg/ngày chia 2 lần. Lưu ý khi đã dùng các loại thuốc kháng sinh này thì phải dùng ít nhất 5 ngày nếu có đáp ứng, không được ngưng thuốc trước 5 ngày.
  • AZITHROMYCIN sử dụng liều 10 mg/kg/ngày, uống 1 lần lúc bụng đói, uống trong 3-5 ngày nếu có đáp ứng.
  • CLARYTHROMYCIN sử dụng liều 15mg/kg/ngày, chia 2 lần, sử dụng trong 5-7 ngày.
  • ERYTHROMYCIN sử dụng liều 40-50 mg/kg/ngày chia 2 lần, trung bình 1 gói 250mg sử dụng cho mỗi 5kg cân nặng.
  • Các trường hợp viêm tai giữa cấp, viêm xoang cấp... thì nên sử dụng thuốc AMOXICLLIN – CLAVULANIC vì nó có khả năng đi vào mô tai và xoang tốt hơn các loại thuốc kháng sinh khác. Ngoài ra, nên dùng liều cao với cách tính đó là 75-90 mg/kg/ngày tính theo amoxicillin.

Các loại thuốc kháng sinh thường dùng trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới bao gồm:

  • AMOXICILIN hoặc AMOXICILLIN – CLAVULANIC với liều tính theo amoxicillin là 90 mg/kg/ngày chia 2 lần.
  • CEFDINIR sử dụng liều 14 mg/kg/ngày chia 2 lần.
  • CEFPODOXIME sử dụng liều 10 mg/kg/ngày chia 2 lần.
  • Với trẻ trên 5 tuổi bị viêm phổi nên phối hợp thêm thuốc AZITHROMYCIN với liều 10 mg/kg/ngày tối đa 500 mg/ngày.
  • Với trẻ dưới 5 tuổi sau 2 ngày điều trị nếu thấy không hoặc chậm đáp ứng thuốc thì phối hợp thêm với thuốc azithromycin liều như trên.
  • Sau 2 ngày ( sau 4 cữ dùng thuốc kháng sinh ) cần phải đánh giá đáp ứng thuốc. Nếu đáp ứng tốt thì tiếp tục điều trị ít nhất 7-10 ngày. Nếu đáp ứng chậm hoặc không đáp ứng thì bác sĩ cần xem xét đổi thuốc kháng sinh hoặc phối hợp thêm một kháng sinh nhóm khác.
  • Riêng với thuốc AZITHROMYCIN nếu đáp ứng tốt thì chỉ nên sử dụng trong 5 ngày, vì bán thải của thuốc dài.

Các loại thuốc kháng sinh thường dùng trong điều trị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa bao gồm:

  • CIPROFLOXACIN sử dụng liều 30mg/kg/ngày chia 2 lần.
  • TRIMETHOPRIME – SULFAMETHOXAZON (biệt dược thường dùng là biseptol, cotrim, bactrim..) dạng viên 480mg, sử dụng với liều 1 viên/ 10kg (hay 48 mg/kg/ngày) chia 2 lần.
  • CEFIXIME sử dụng liều 10 mg/kg/ngày chia 2 lần.
  • AZITHROMYCIN sử dụng liều 20mg/kg/ngày với liều duy nhất. Hoặc sử dụng liều 20mg/kg/ngày thứ nhất và liều 10 mg/kg/ngày cho ngày thứ 2 và thứ 3.
  • METRONIDAZOLE cho các trường hợp viêm ruột do lỵ amip sử dụng liều 30mg/kg/ngày chia 2 lần.

Tác nhân thường gây nhiễm khuẩn da và mô mềm là do tụ cầu da, tụ cầu vàng, liên cầu. Bác sĩ có thể chọn 1 trong số các thuốc kháng sinh sau để chỉ định cho người bệnh:

  • AMOXICILLIN, hoặc AMOX-CLAVULANIC sử dụng liều 75- 90mg/kg/ngày (tính theo Amoxicillin ).
  • CEFDINIR sử dụng liều 14 mg/kg/ngày.
  • Erythromycin sử dụng liều 50mg/kg/ngày.
  • Tại chỗ có thể bôi thuốc FUCIDIN.

Điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu thường sử dụng các loại kháng sinh sau:

  • BISEPTOL 480mg (có tên khác là COTRIME) Sử dụng liều 1 viên cho mỗi 10kg nặng, chia 2 lần trong ngày.
  • CIPROFLOXACIN sử dụng liều 30mg/kg/ngày.
  • AMOX-CLAvulanic sử dụng liều 50 – 90 mg/kg/ngày.
  • CEFUROXIME sử dụng liều 30 mg/kg/ngày.

Cách tính hàm lượng thuốc kháng sinh trên cũng là cách tính liều lượng thuốc kháng sinh cho trẻ em, để đảm bảo trẻ nhận được lượng thuốc kháng sinh phù hợp với trọng lượng cơ thể. Theo đó để sử dụng thuốc an toàn, người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chỉ định.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Dược sĩ, Tiến sĩ Phan Quỳnh Lan - Giám đốc khối Dược Hệ thống Y tế Vinmec - Trưởng khoa Dược, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City. Dược sĩ Lan đã có rất nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược lâm sàng, từng là giảng viên bộ môn Dược lâm sàng tại Đại học Dược Hà Nội.

Paracetamol là thuốc hạ sốt khá phổ biến, được dùng cho cả người lớn và trẻ em. Tuy nhiên, liều Paracetamol cho trẻ em theo cân nặng không đơn giản luôn là 10 - 15 mg/kg cho tất cả các trường hợp như ba mẹ thường nghĩ.

Paracetamol là thuốc thuộc nhóm giảm đau hạ sốt, thường được sử dụng để điều trị các triệu chứng như: Sốt, đau đầu, đau cơ, đau khớp, đau lưng, đau răng, cảm sốt,... Thuốc có tác dụng giảm đau ở người bị viêm khớp nhẹ, nhưng không có tác dụng đối với viêm nặng hơn (như trong viêm sưng khớp cơ).

Paracetamol là một thuốc hạ sốt không cần kê đơn, người dùng có thể mua thuốc tại hiệu thuốc mà không bắt buộc phải có chỉ định của bác sĩ. Thế nhưng, điều này không có nghĩa là thuốc vô hại hay có thể dùng thoải mái. Bất kỳ loại thuốc nào, nếu sử dụng quá liều đều có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Đối với người lớn, liều Paracetamol tối đa không được phép lớn hơn 4g/ngày.

Liều dùng Paracetamol đường uống: 10 - 15 mg/kg, cách 4 - 6 giờ/lần. Các chuyên gia cũng khuyến cáo, không nên dùng Paracetamol quá năm lần và không quá 75 mg/kg trong vòng 24 giờ.

Liều dùng Paracetamol dạng viên đặt hậu môn được khuyến cáo trong khoảng 10-20 mg/kg/liều, mỗi 4-6 giờ khi cần thiết; không quá 5 lần và 75 mg/kg trong vòng 24 giờ. Thuốc sau khi đặt hậu môn sẽ được hấp thu vào cơ thể và có tác dụng hạ sốt nhanh. Do đó cha mẹ không nên vì cho rằng viên đặt chỉ ở hậu môn, liều lượng không đáng kể mà không tính vào tổng lượng thuốc bé đã dùng trong ngày, sẽ rất nguy hiểm.

Hiện nay trên thị trường có nhiều dạng bào chế như: Dạng viên nén, dạng gói, viên sủi, dạng lỏng, viên đặt. Tuy nhiên, để đảm bảo chia liều tốt và thuận tiện khi sử dụng cho trẻ nhỏ, thì dạng lỏng được ưu tiên hơn cả.

Cách tính liều thuốc theo cân nặng

Có thể đo liều thuốc paracetamol dạng lỏng với muỗng hoặc dụng cụ đo liều chuyên dụng

Liều dùng Paracetamol thông thường cho trẻ em

Các nhà sản xuất khuyến cáo việc dựa vào trọng lượng cơ thể để chọn liều lượng thuốc là phương pháp thích hợp và chính xác nhất. Tuy nhiên trong trường hợp không rõ cân nặng hoặc để thuận tiện trong việc dùng thuốc cho trẻ tại nhà, ba mẹ có thể tham khảo liều được khuyến cáo dưới đây:

Đối với paracetamol đường uống:

Liều thông thường cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi:

Cách tính liều thuốc theo cân nặng

Dựa vào trọng lượng để tính liều lượng Paracetamol cho trẻ là phương pháp thích hợp nhất

Đường đặt hậu môn:

Trẻ từ 6 – 11 tháng tuổi: 80 mg mỗi 6 giờ, tối đa 320 mg/ngày

Trẻ từ 12 – 36 tháng tuổi: 80 mg mỗi 4 – 6 giờ; tối đa 400 mg/ngày

Trẻ từ 3 – 6 tuổi: 120 mg mỗi 4 – 6 giờ; tối đa 600 mg/ngày

Trẻ 6 – 12 tuổi: 325 mg mỗi 4 – 6 giờ; tối đa 1625 mg/ngày

Trẻ > 12 tuổi: 650 mg mỗi 4 – 6 giờ; tối đa 3900 mg/ngày

Đối với dạng uống: Nên đong liều thuốc paracetamol dạng lỏng với muỗng hoặc dụng cụ đo liều chuyên dụng. Ba mẹ nên lắc chất lỏng trước mỗi lần sử dụng và làm theo hướng dẫn trên nhãn thuốc.

Đối với dạng đặt hậu môn:

  • Không được uống viên đặt hậu môn.
  • Ba mẹ cần rửa tay sạch sẽ trước và sau khi dùng thuốc cho trẻ. Nên cho trẻ đi vệ sinh trước khi đặt thuốc. Đặt trẻ nằm nghiêng một bên gập gối vào bụng. Nhẹ nhàng đưa viên thuốc vào hậu môn trẻ, lưu ý đưa đầu nhỏ của viên thuốc vào trước. Sau đó khép và giữ 2 nếp mông trẻ trong khoảng 2-3 phút, giữ trẻ nằm yên trong vòng 10 phút để tránh viên thuốc không rơi ra ngoài.
  • Nếu viên thuốc bị mềm, có thể để viên thuốc trong ngăn mát tủ lạnh để viên thuốc rắn lại, dễ đút vào hậu môn của bé hơn.

Như vậy, dựa theo những khuyến cáo trên, cha mẹ có thể dựa vào đó để tính liều paracetamol cho trẻ em theo cân nặng được chuẩn hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý là Paracetamol chỉ là thuốc điều trị các triệu chứng hạ sốt, giảm đau, không phải thuốc điều trị nguyên nhân. Do đó, trong nhiều trường hợp cần thiết, như trẻ sốt cao liên tục không hạ, hoặc sốt do nguyên nhân khác,... cha mẹ nên đưa trẻ đến trung tâm y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Là lĩnh vực trọng điểm của hệ thống Y tế Vinmec, Khoa Nhi luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:

  • Quy tụ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu về Nhi khoa: gồm các chuyên gia đầu ngành, có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm - tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.
  • Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám - chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,... theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành
  • Kỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh - sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.
  • Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

Để đăng ký khám và điều trị với các bác sĩ Nhi tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, quý khách hàng vui lòng làm theo hướng dẫn.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Video đề xuất: Làm gì khi trẻ bị sốt? Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị sốt

XEM THÊM: