Cách xoa bóp bấm huyệt bàn chân

Nhiều người thường sử dụng phương pháp xoa bóp bấm huyệt làm giảm đau nhức, tê mỏi chân do phải đi lại quá nhiều. Tuy nhiên, cách xoa bóp chân của mọi người chỉ theo thói quen và không mang lại quá nhiều hiệu quả. 

Vậy làm sao để thực hiện cách xoa bóp bấm huyệt chân đúng cách? Làm thế nào để tự xoa bóp bấm huyệt tại nhà an toàn? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Tác dụng xoa bóp bấm huyệt vùng chân

Đứng quá lâu hoặc đi quá nhiều sẽ khiến bắp chân mỏi, đau nhức. Thực hiện xoa bóp vùng chân có tác dụng tăng cường, thúc đẩy tuần hoàn máu, cải thiện trao đổi chất dinh dưỡng, làm cho cơ, xương, khớp mềm mại, dẻo dai, làm thông kinh hoạt lạc.

Khi xoa bóp chân, da được cung cấp máu tốt hơn, đồng thời loại trừ những khả năng ứ đọng ở tĩnh mạch; sự chuyển động của bạch huyết cũng gia tăng. Xoa bóp chân làm tăng tuần hoàn qua cơ. Nhờ đó, xương được nuôi dưỡng tốt hơn. Xoa bóp làm tan tụ máu cơ, chống kết dính các sợi cơ, gân trong chấn thương, gân cũng được dinh dưỡng tốt hơn, làm gân mềm mại, tăng tính đàn hồi.

Massage bấm huyệt bàn chân giúp tăng tầm hoạt động của khớp, trong trường hợp co rút gân và dây chằng của khớp, giúp khớp được tăng cường dinh dưỡng, bao hoạt dịch tăng tiết chất nhờn làm trơn ổ khớp.

Phương pháp xoa bóp bấm huyệt vùng chân hiệu quả

1. Xoa bóp vùng chân

  • Dùng lòng bàn tay xát mạnh và xoa tròn khắp bàn chân, chú ý tìm những vùng cảm ứng đau hoặc rất đau.
  • Dùng hai bàn tay vừa bóp vừa xát mạnh hai chân, theo chiều từ cổ chân lên đến háng. Làm từ 10-15 lần, thấy hai chân ấm lên là được.
  • Ngồi thẳng, dùng hai bàn tay miết từ 1/3 dưới cẳng chân đến gân gót chân, rồi dùng 3 ngón tay [ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa] day bóp gót chân.
  • Cần vận động xoay khớp mắt cá chân theo chiều thuận và ngược kim đồng hồ từ 3-5 phút rồi dùng bàn tay xát phía trong, phía ngoài gót chân đến khi có cảm giác nóng lên.
  • Có thể kết hợp động tác dùng bàn chân bên này cọ xát gót chân, gân gót và lòng bàn chân bên kia.

2. Bấm huyệt vùng chân

Nên thực hiện thao tác bấm huyệt ở một số huyệt vị quan trọng dưới đây.

  • Huyệt A thị: Dùng tay ấn nhẹ trên hai chân để xác định vị trí đau nhất rồi lấy ngón tay cái day điểm này từ ngoài vào trong, từ nhẹ đến mạnh, theo chiều kim đồng hồ khoảng 5 phút. Tiếp đó, vẫn dùng ngón tay cái bấm với cường độ vừa phải 1 phút.
  • Huyệt Túc tam lý: Dùng chữa các bệnh về đường tiêu hóa và một số bệnh toàn thân như liệt nửa người, thấp khớp, đái tháo đường, suy nhược, thiếu máu, huyết áp cao, dị ứng, vàng da, động kinh, bệnh sinh dục tiết niệu, thần kinh suy nhược… Khi massage bấm huyệt bàn chân bằng huyệt này nên dùng đầu ngón tay cái bấm thẳng góc vào huyệt để tạo lực tác động mạnh vào huyệt vị. Thời gian bấm mỗi huyệt khoảng 1-3 phút. Mỗi ngày nên day bấm 1-2 lần.
  • Huyệt Tam âm giao: Dùng chữa cẳng chân và gót chân sưng đau, thần kinh suy nhược, liệt nửa người, tiểu bí, tiểu vặt, tinh hoàn viêm, di mộng tinh, liệt dương, kinh nguyệt rối loạn, bụng trướng…
  • Huyệt Dũng tuyền: Thường dùng chữa gan bàn chân đau hoặc nóng lạnh, kích ngất, động kinh, mất ngủ, đỉnh đầu đau, họng đau… Để tăng tác dụng, trước khi day bấm, ngâm chân trong nước ấm từ 7-10 phút.
  • Huyệt Ủy dương: Thường dùng chữa lưng đau, cơ bắp chân bị co thắt, đau nhức, thận viêm, tiểu ra dưỡng trấp.
  • Huyệt Ủy trung: Thường dùng chữa khớp gối viêm, cơ bắp chân co rút, vùng lưng và thắt lưng đau, thần kinh tọa đau, chi dưới đau nhức, liệt, trúng nắng.
  • Huyệt Thừa sơn: Thường dùng chữa cơ bắp chân co rút, đau nhức, thần kinh tọa đau, chi dưới liệt, gót chân đau, trĩ, sa trực trường.
  • Huyệt Dương lăng tuyền: Thường dùng chữa khớp gối viêm, lưng đùi đau, chi dưới đau nhức, thần kinh gian sườn đau, túi mật viêm, chóng mặt, hoa mắt, nôn ra nước chua, ợ chua, liệt nửa người.
  • Huyệt Âm lăng tuyền: Dùng chữa bụng đầy chướng, chán ăn, tiểu khó, tiểu dầm, di tinh, rối loạn kinh nguyệt, viêm khớp gối, đau nhức chi dưới.
  • Huyệt Thái bạch: Thường dùng chữa khớp chân ngón cái sưng đau, dạ dày đau, bụng đầy chướng, táo bón, nôn mửa, tiêu chảy, phù thũng.
  • Huyệt Giải khê: Thường dùng trong các trường hợp tổ chức mềm quanh khớp cổ chân bị viêm, cơ cẳng chân teo, đau nhức, não thiếu máu, thận viêm.
  • Huyệt Côn lôn: Thường dùng chữa khớp mắt cá và tổ chức mềm xung quanh bị sưng đau, thần kinh tọa đau, lưng đau, chi dưới đau nhức, liệt, nhau thai không xuống.
  • Huyệt Đại đôn: Thường dùng chữa đau nhức ngón chân cái, dịch hoàn viêm, tử cung sa, đau do thoái vị, băng lậu, tiểu nhiều, tiểu gắt, tiểu dầm, tiểu ra máu, bụng dưới đau cơn dữ dội.
  • Huyệt Hoàn khiêu: Thường dùng chữa chi dưới đau nhức, khớp háng viêm, thần kinh tọa đau, cước khí…
  • Huyệt Thái khê: Dùng chữa răng đau, họng đau, đau nhức chi dưới, liệt, kinh nguyệt rối loạn, bàng quang viêm, thận viêm, tiểu dầm, di tinh.
  • Huyệt Phục lưu: Dùng chữa lưng đau, chi dưới liệt, tiêu chảy, mồ hôi trộm, thận viêm, tinh hoàn viêm.

Địa chỉ học xoa bóp bấm huyệt ở đâu uy tín?

Massage bấm huyệt bàn chân là một phương pháp vô cùng đơn giản nhưng được áp dụng rộng rãi trong Đông y và chăm sóc sức khỏe. Thao tác thực hiện không quá khó, vì vậy có nhiều người học xoa bóp bấm huyệt để tự phục vụ cho bản thân và gia đình. Ngày nay, cũng có nhiều phòng khám y tế, spa cũng áp dụng kỹ thuật xoa bóp bấm huyệt để hành nghề.

Hiện nay, trung tâm VMC đang có mở các lớp học Xoa bóp bấm huyệt tại Hà Nội, tạo điều kiện cho mọi đối tượng đều có thể tham gia học tập. Tốt nghiệp khóa học, các bạn nắm được kiến thức chuyên môn về các huyệt đạo và các kỹ thuật thực hiện bài bản của xoa bóp bấm huyệt trên khắp cơ thể.

Với những chia sẻ trên đây, chúng tôi mong rằng bạn sẽ biết cách xoa bóp giảm đau mỏi chân hiệu quả. Để được tư vấn về lớp kỹ thuật viên xoa bóp bấm huyệt, vui lòng đăng ký tư vấn Tại đây.

Chào bạn. Chúng tôi có thể giúp gì ...

Trong hơn 300 huyệt đạo trên cơ thể, vùng chân tập trung rất nhiều huyệt vị khác nhau. Tuy nhiên chỉ có khoảng 20 huyệt đạo bàn chân được sử dụng trong trị liệu. Trong sơ đồ huyệt ở bàn chân đó, có 6 huyệt thông dụng nhất thường dùng là: Dũng Tuyền, Thương Khâu, Thái Xung, Nội Đình, Bát Phong, Giải Khê.

Bàn chân được ví như “sơ đồ thu nhỏ” của các cơ quan, bộ phận trong cơ thể người. Trong khi bàn chân trái được cho là ứng với nửa người bên trái [thận trái, tim, lách, hậu môn, mắt trái...] thì bàn chân phải cũng tương ứng với nửa người bên phải [thận phải, gan, ruột thừa, mật, mắt phải...].

Ước tính trong cơ thể người có tới 35km các loại ống [ruột, ống tuyến, mạch máu, dây thần kinh...] từ lớn nhỏ tới li ti, chạy ngang dọc chằng chéo khắp cơ thể. Nếu một ống dẫn nhỏ bị ứ trệ, tắc là có thể ảnh hưởng tới cả một nhánh hay cả một hệ thống.

Bàn chân được xem như điểm tận cùng của hệ thống thần kinh và cũng là điểm thấp nhất của các đường ống nên máu huyết thường có những “cặn bẩn, độc tố” tích tụ lâu ngày bị tồn đọng và tắc ứ tại đây. Việc nắn bóp các huyệt ở bàn chân sẽ giúp làm tan các chất cặn và khiến khí huyết lưu thông thuận lợi hơn. Đặc biệt, trong quá trình xoa bóp bấm huyệt bàn chân, khi quan sát nét mặt người bệnh có thể giúp thầy thuốc xác định được những điểm đau và suy ra cơ quan nội tạng nào đang bị yếu hoặc hoạt động không bình thường.

Bên cạnh châm cứu, xoa bóp bấm huyệt lòng bàn chân là một trong những phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc được Y Học Cổ Truyền áp dụng đã hàng trăm năm. Người bệnh có thể tự chẩn đoán và cải thiện được một số bệnh thông thường, đồng thời dễ dàng thực hiện tại bất cứ đâu. Ví dụ như tranh thủ 5-10 phút lúc nghỉ giải lao, lúc xem tivi, lúc ngồi tàu xe... rất dễ dàng và đơn giản.

Dưới đây là một số nguyên tắc chung mà bạn có thể tham khảo và xoa bóp bấm huyệt ở bàn chân ngay tại nhà:

  • Dùng lòng bàn tay chà xát mạnh và xoa tròn khắp lòng bàn chân. Trong quá trình đó hãy lưu ý tìm những vùng cảm thấy đau hoặc rất đau;
  • Dùng đầu ngón tay cái day ấn để tìm chính xác những điểm đau nhưng lưu ý không ấn quá mạnh và lâu tại một điểm;
  • Day bấm các huyệt vị đau này trong 15-30 giây, sau đó day tròn mỗi huyệt 10 vòng xuôi, 10 vòng ngược. [Với các huyệt ở ngón chân cần bổ sung động tác bóp các cạnh bên và vê tròn xoay quanh ngón chân]. Duy trì các thao tác trên 1-2 lần/ngày cho đến khi tình trạng cải thiện.

Ngoài ra, để gia tăng sức khỏe các thầy thuốc cũng gợi ý day bấm thêm 4 huyệt của các tuyến nội tiết là: tuyến giáp, tuyến yên, tuyến thượng thận, tuyến sinh dục. Tác động vào các tuyến này giúp tiết ra lượng hormone rất quý giá, giúp duy trì bình ổn mọi hoạt động chức năng của cơ thể, nâng cao thể trạng, chống mất ngủ, mệt mỏi và tránh các rối loạn bất thường.

Huyệt ở bàn chân cần được tác động đúng liệu trình

Trước khi tác động vào huyệt đạo bàn chân thông qua bất kỳ phương thức nào, để tránh sai sót không đáng có, bạn nên tìm hiểu trước về vị trí, công dụng, cách day bấm từng huyệt đạo trên bàn chân.

Ngoài hướng dẫn xoa bóp, bấm huyệt như trên, có một số điều người bệnh nên lưu ý như sau:

  • Không bấm huyệt vùng chân khi đang ở trạng thái ăn no hoặc sử dụng rượu bia;
  • Không tác động vào bàn chân khi chân đang đau hay bị chấn thương [đặc biệt là có các vết thương hở;
  • Khi mới tập thể dục là thời điểm rất tốt để massage, bấm huyệt cho vùng chân;
  • Ưu tiên bấm huyệt bàn chân trái trước, chân phải sau;
  • Nếu người bệnh đang bị sốt, viêm nhiễm cấp tính, ung thư, đang mang thai thì không nên bấm huyệt vùng bàn chân.

Phía trên là một số thông tin cơ bản về xoa bóp bấm huyệt gan bàn chân. Nếu giữ được thói quen xoa bóp, day bấm các huyệt đạo bàn chân kết hợp với ngâm chân nước ấm trước khi đi ngủ sẽ giúp khí huyết lưu thông, đẩy lùi hàn khí, mang lại cảm giác thư giãn và có hiệu quả rất lớn đối với sức khỏe. Hãy áp dụng phương pháp chữa bệnh đơn giản, an toàn mà rất hiệu nghiệm này.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề