Những con đường cách mạng tư sản

Cách mạng tư sản là gì và cách mạng tư sản có ý nghĩa như thế nào? Hãy cùng BachkhoaWiki đi tìm câu trả lời cho mọi thắc mắc về cách mạng tư sản ngay bây giờ!

Cách mạng tư sản là gì?

Cách mạng tư sản là gì?

Cách mạng tư sản là cuộc cách mạng do giai cấp tư sản [như ở Hà Lan, Pháp,… hay quý tộc mới[ ở Anh] lãnh đạo. Cách mạng tư sản nhằm lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập nền thống trị của giai cấp tư sản và mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.

Cách mạng tư sản bắt đầu từ thế kỷ 16 kéo dài tới thế kỷ 20. Cách mạng tư sản đã thiết lập nền dân chủ vô sản, tạo ra phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất. Đồng thời, đây là một tiến bộ vượt bậc về phương thức sản xuất, một bước tiến có ý nghĩa lịch sử trong xã hội loài người.

Nhưng về bản chất, cách mạng tư sản vẫn là sự thay thế chế độ bóc lột phong kiến bằng chế độ bóc lột tư bản chủ nghĩa. Cách mạng này vẫn còn nhiều hạn chế như chưa giải quyết được vấn đề cơ bản của xã hội. Nó vẫn là chế độ con người bóc lột con người.

Cho ví dụ về cách mạng tư sản

Cuộc cách mạng tư sản Hà Lan là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới. Cách mạng Hà Lan nổ ra bắt đầu từ năm 1566 hoặc 1568 đến năm 1648. Cuộc cách mạng nhằm chống lại sự cai trị của Felipe II của Tây Ban Nha. Kết quả là năm 1648 nền độc lập của Hà Lan được công nhận chính thức.

Cách mạng tư sản Hà Lan thành công đã đã dọn đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, thể hiện sự thắng thế của giai cấp tư sản đối với giai cấp phong kiến. Không chỉ vậy, cách mạng Hà Lan còn ảnh hưởng đến các cuộc cách mạng tư sản bùng nổ sau này trên thế giới.

Một số cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu?

Trên thế giới, tính từ khi cuộc cách mạng tư sản đầu tiên bùng nổ [cách mạng tư sản Hà Lan] đã có rất nhiều cuộc cách mạng khác, tiêu biểu như:

Cách mạng tư sản Pháp [diễn ra từ năm 1789 đến năm 1799]

Cuộc cách mạng tư sản Pháp kết thúc đã làm sụp đổ chế độ phong kiến ở Pháp. Đồng thời, nó đã giải phóng cho nhân dân, phân chia ruộng đất công bằng, thiết lập quyền bình đẳng giữa mọi người. Đặc biệt, cuộc cách mạng năm 1789 không chỉ đã thay đổi bộ mặt nước Pháp mà còn đem đến cho toàn thể nhân loại niềm tin vào một thời đại mới tiến bộ và công bằng hơn.

Cuộc cách mạng tư sản Anh [1642–1651] với nhiều cuộc nội chiến

Cuối cùng, lực lượng cách mạng chiến thắng tại Anh nhờ được quần chúng ủng hộ và tham gia đấu tranh. Cách mạng đã dọn đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ hơn, đồng thời báo hiệu sự suy vong của chế độ quân chủ chuyên chế.

Cách mạng tư sản ở Bắc Mỹ

Đây là một cuộc cách mạng tư tưởng và chính trị [diễn ra từ năm 1765 đến năm 1783] tại mười ba thuộc địa của Đế quốc Anh ở Bắc Mỹ. Sau mấy thập kỉ chiến đấu, bản Tuyên Ngôn Độc Lập Mỹ được công bố vào ngày 4 tháng 7 năm 1776. Đây là lời tuyên bố các quyền tự do dân chủ và khẳng định nền độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ.

Mục tiêu của cách mạng tư sản là gì?

Mục tiêu của cách mạng tư sản là nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất phong kiến với quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Chủ nghĩa tư bản tham chiến nhằm gạt bỏ mọi cản trở để tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

Hơn nữa, cách mạng tư sản diễn ra với mục tiêu lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, đưa giai cấp tư sản lên nắm quyền. Khi đó, quyền lực không chỉ vào tay tư sản mà chủ nghĩa tư bản thắng thế. Từ đó, họ đưa đất  nước phát triển theo con đường tư bản.

Nhiệm vụ của cách mạng tư sản là gì?

Mỗi cuộc cách mạng tư sản đều có những nhiệm vụ có phần giống và khác nhau. Cụ thể:

  • Cách mạng tư sản Hà Lan: Lật đổ ách thống trị của vương triều Tây Ban Nha. Cuộc cách mạng nhằm đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
  • Cách mạng tư sản Anh: Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, đem lại quyền lợi cho tầng lớp quý tộc mới và tư sản.
  • Cách mạng tư sản ở Bắc Mỹ: Giành độc lập, ra đời Hợp chủng quốc Hoa Kì.
  • Cách mạng tư sản Pháp: Lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền và mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

Ý nghĩa của cách mạng tư sản là gì?

Các cuộc cách mạng tư sản thành công đã làm lung lay tận gốc vào chế độ phong kiến. Cách mạng tư sản như một đòn chí mạng vào chế độ phong kiến, làm chế độ phong kiến dần sụp đổ.

Các cuộc cách mạng tư sản đầu tiên đã có ý nghĩa lịch sử to lớn. Nó chấm dứt sự đô hộ của ngoại bang [ở Hà Lan], lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế [ở Anh]. Không chỉ vậy, nó đã giải phóng nhân dân khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân [ở Bắc Mĩ]. Cách mạng đã mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở các nước này, đưa đất nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.

Xem thêm:

  • Alen là gì?
  • FTU là trường gì?

Bài viết này đã giúp bạn tìm hiểu chi tiết hơn về cách mạng tư sản là gì rồi phải không nào? Hãy vận dụng những kiến thức hữu ích trên để làm giàu vốn hiểu biết của mình. Đặc biệt, đừng quên theo dõi và ủng hộ những bài viết tiếp theo của BachkhoaWiki.

QPTD -Thứ Bảy, 01/02/2020, 22:07 [GMT+7]

Tham luận tại Tọa đàm "Vững bước dưới cờ Đang quang vinh"

Hồ Chí Minh lựa chọn con đường cách mạng Việt Nam theo gương Cách mạng Tháng Mười

Trong quá trình tìm đường cứu nước và định hình đường lối cách mạng, Hồ Chí Minh không chỉ hoạt động ở châu Âu, các nước tư bản chủ nghĩa, mà Người còn hoạt động ở phương Đông, châu Á. Mối quan tâm hàng đầu của Người là tình hình Đông Dương, đặc biệt là Việt Nam - nơi đang bị chủ nghĩa thực dân đè nén, thống trị. Với Người, việc nghiên cứu, khảo sát thế giới, khu vực là nhằm hướng tới giải phóng và phát triển dân tộc mình, đặt cách mạng Việt Nam trong phong trào cách mạng thế giới.

Bước ngoặt lớn trong sự hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh là khi Người giác ngộ chủ nghĩa Mác - Lê-nin và lựa chọn con đường cách mạng vô sản cho dân tộc mình. Chúng ta biết rằng, mặc dù rất kính trọng các chí sĩ yêu nước của dân tộc, nhưng ngay từ đầu, Hồ Chí Minh không lựa chọn con đường của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học… Quá trình tìm hiểu trên thế giới, Người nhận thấy: các cuộc cách mạng tư sản Pháp, cách mạng tư sản Mỹchỉ thay thế chế độ bóc lột này bằng chế chế độ bóc lột khác tinh vi hơn chứ không xóa bỏ được áp bức bóc lột. Người cũng không đi theo con đường cứu nước của M.Gan-đi, G.Nê-ru ở Ấn Độ, A.Xu-các-nô ở In-đô-nê-xi-a… Bởi lẽ, Người thấy rất rõ rằng, chỉ có cách mạng vô sản mới thực sự giải phóng dân tộc mình khỏi ách thống trị của đế quốc, thực dân, mới thực hiện được độc lập, tự do cho Tổ quốc, hoà bình và hạnh phúc cho nhân dân. Sự kiện đánh dấu bước ngoặt đó là vào năm 1920. Tại Đại hội lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp, Hồ Chí Minh đã cùng với những đại biểu ưu tú của giai cấp công nhân Pháp tán thành Quốc tế III và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Từ một người yêu nước tiến bộ, Người đến với chủ nghĩa Mác – Lê-nin và trở thành người chiến sĩ Cộng sản chân chính.Tháng 7-1920, Người đọc “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của V.I.Lê-nin. Tác phẩm đã giúp Người tìm thấy lời giải cho những câu hỏi lớn về vận mệnh đất nước và con đường giải phóng dân tộc đang đặt ra. Hồ Chí Minh rút ra kết luận quan trọng: muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản. Đó là con đường gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, gắn cách mạng Việt Nam với xu thế thời đại. Luận cương của Lê-nin thực sự đem lại cho Hồ Chí Minh ánh sáng mới đầy hy vọng và sự tin tưởng về một tương lai tươi sáng đối với dân ta. Người viết: “Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!”1.

Hồ Chí Minh đã viết nhiều tác phẩm xuất sắc về Lê-nin và cuộc Cách mạng Tháng Mười. Ðặc biệt, vào năm 1927, Người viết cuốn sách “Ðường cách mệnh” làm tài liệu huấn luyện cán bộ để chuẩn bị cho việc thành lập Ðảng. Bằng những cứ liệu lịch sử và sự phân tích sâu sắc, Hồ Chí Minh chỉ ra cho nhân dân Việt Nam thấy rằng: công cuộc đấu tranh giải phóng trong thời đại mới không thể đi theo con đường cách mạng tư sản, vì đó là “cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hòa và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa”2. Người nhấn mạnh, để làm cách mạng thắng lợi, điều kiện hàng đầu là phải có Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công… Người cho rằng: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lê-nin”3. Hồ Chí Minh kết luận: “Cách mệnh Nga dạy cho chúng ta rằng muốn cách mệnh thành công thì phải dân chúng [công nông] làm gốc, phải có đảng vững bền, phải bền gan, phải hy sinh, phải thống nhất. Nói tóm lại là phải theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và Lê-nin”4.

Hồ Chí Minh nhiều lần đến nước Nga để nghiên cứu, khảo sát ngay tại quê hương cách mạng Tháng Mười. Tại đây Người thấy rõ hơn sự sinh thành và phát triển của chủ nghĩa xã hội. Những gì đã diễn ra trước, trong và sau cách mạng Tháng Mười, nhất là việc thành lập chính đảng của giai cấp công nhân, việc tận dụng thời cơ giành chính quyền, cách thức tổ chức xã hội, tổ chức quân đội kiểu mới và những chính sách kinh tế - xã hội, nhất là chính sách kinh tế mới [NEP] của Lê-nin; sức sáng tạo to lớn, lòng trung thành với sự nghiệp cách mạng và tinh thần dũng cảm vô song của các đảng viên, Hồng quân, nhân dân Liên Xô trong các cuộc chiến tranh…, đều được Người nghiền ngẫm và vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam sau này.

Thực tiễn thành công của cách mạng Tháng Mười Nga cho thấy: tính ưu việt của chế độ mới theo lý tưởng của Cách mạng Tháng Mười được hiện thực hóa: xóa bỏ tận gốc ách bóc lột người lao động, thực hiện quyền bình đẳng nam nữ, thực hiện giáo dục, chữa bệnh không phải trả tiền, người già cô đơn được chăm sóc, nuôi dưỡng. Sự ra đời và phát triển của Liên Xô là tấm gương sáng, để nhân dân các nước trên thế giới noi theo giành độc lập dân tộc và đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Từ thực tiễn nước Nga, Hồ Chí Minh nhận thấy: Việt Nam muốn có độc lập, tự do phải đi theo con đường Cách mạng Tháng Mười Nga.Người thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam - đảng Mác-xít, Lê-nin-nít chân chính, để lãnh đạo nhân dân tiến hành cách mạng vô sản, xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa. Thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất và các đoàn thể chính trị - xã hội để tập hợp, đoàn kết toàn dân làm cách mạng. Thành lập Quân đội nhân dân - quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân, với phương châm: “người trước, súng sau”, làm lực lượng nòng cốt cùng toàn dân đấu tranh giành và giữ chính quyền, xây dựng và bảo vệ đất nước… Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng, nhân dân và Quân đội ta đã vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, chiến đấu giành được nhiều thắng lợi vĩ đại. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đập tan xiềng xích nô lệ hơn 80 năm của thực dân Pháp và hàng trăm năm chế độ phong kiến, đưa lại độc lập, thống nhất cho đất nước, đưa nhân dân ta từ người nô lệ thành người làm chủ xã hội; lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á; mở ra kỷ nguyên phát triển mới cho dân tộc ta, là kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Thắng lợi của quân và dân ta trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 và Đại thắng mùa Xuân năm 1975, đã giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi đó đã khẳng định một sự thật: dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, đi theo con đường cách mạng Tháng Mười, chiến đấu vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội, nhân dân Việt Nam hoàn toàn có thể chiến thắng bất cứ kẻ thù xâm lược nào, dù chúng hùng mạnh và thâm thâm hiểm đến mấy. Thắng lợi của cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới của Tổ quốc, nhân dân ta làm tròn nghĩa vụ quốc tế cao cả, giữ vững chủ quyền lãnh thổ và vững bước trên con đường xã hội chủ nghĩa.

Trong những thời điểm phong trào cộng sản và công nhân quốc tế có sự khủng hoảng nghiêm trọng, Đảng ta đã thể hiện rõ sự kiên cường và sức sáng tạo to lớn. Trong điều kiện chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, đứng trước nhiều khó khăn, thử thách to lớn trong nước và thế giới, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn trung thành với chủ nghĩa Mác – Lê-nin và con đường xã hội chủ nghĩa, được mở ra từ cách mạng Tháng Mười. Đảng đã dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật, kiên quyết khắc phục những sai lầm, thiếu sót; kiên trì về chiến lược, nhưng sáng tạo về phương pháp, biện pháp trong xây dựng chủ nghĩa xã hội. Hơn 30 năm qua, trước nhiều khó khăn, thách thức to lớn, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta tiến hành công cuộc đổi mới giành được nhiều thắng lợi; đất nước ta đã có những bước tiến mạnh mẽ trên con đường đi tới mục tiêu: Dân giầu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Những thắng lợi và thành tựu to lớn trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta suốt chín thập kỷ qua, đã góp phần khẳng định tầm vóc lớn lao, ý nghĩa lịch sử và giá trị thời đại của Cách mạng Tháng Mười Nga đối với cách mạng thế giới nói chung và cách mạng Việt Nam nói riêng. Đây cũng là minh chứng sinh động về tính đúng đắn của con đường cách mạng Việt Nam theo gương cách mạng Tháng Mười mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn vào những năm đầu của thế kỷ XX. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Đi theo con đường do Lê-nin vĩ đại đã vạch ra, con đường của Cách mạng Tháng Mười, nhân dân Việt Nam đã giành được thắng lợi rất to lớn. Chính vì vậy mà mối tình gắn bó và lòng biết ơn của nhân dân Việt Nam đối với Cách mạng Tháng Mười vẻ vang, đối với Lê-nin vĩ đại và đối với nhân dân Liên Xô là vô cùng sâu sắc”5.

Đại tá, TS. NGUYỄN VIẾT HIỂN
________________

1 - Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 12, Nxb CTQG, H. 2011, tr. 562.

2 - Sđd, Tập 2, tr. 296.

3 - Sđd, Tập 2, tr. 289.

4 -Sđd, Tập 2, tr. 304.

5 - Sđd, Tập 15, tr. 397.

Video liên quan

Chủ Đề