Cách xông cho mẹ sau sinh mổ

Sau khi sinh, cơ thể người mẹ rất yếu và rất dễ bị cảm lạnh. Xông hơi sau khi sinh là một phương pháp phục hồi sức khỏe được áp dụng rất phổ biến để phục hồi sức khỏe và lưu thông khí huyết được truyền lại qua nhiều thế hệ. Nhưng có nên xông hơi sau khi sinh cho người mẹ không? Cùng tìm hiểu với Aihealth nhé!

Có nên xông hơi sau khi sinh không?

Theo nhiều chuyên gia y tế thì trong quá trình mang thai, cơ thể phụ nữ tăng cân nhanh chóng khiến cho các lỗ chân lông giãn nở, bụi bẩn ứ đọng. Đến khi chuyển dạ thì mồ hôi và bụi bẩn tích tụ lâu ngày khiến cho làn da bị sạm đen, nổi mụn, làm giảm sức đề kháng, dễ bị các độc tố xâm nhập vào cơ thể,… Việc xông hơi ở nhiệt độ cao sẽ giúp cho cơ thể người mẹ toát mồ hôi, đào thải độc tố và bụi bẩn ra khỏi cơ thể.

Xông hơi sau khi sinh giúp phụ nữ phục hồi sức khỏe sau khi sinh

Không những vậy, việc xông hơi còn có tác dụng tiêu hao một lượng mỡ không nhỏ, đồng thời nó cũng làm giảm một lượng nước đáng kể còn tồn đọng trong quá trình mang thai. Nhờ đó, giúp cho việc lấy lại cân nặng cũ sau khi sinh con dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả hơn rất nhiều.

Ngoài ra, thì việc xông hơi cũng giúp cho các mạch máu giãn nở, các dây thần kinh được tương tác với cơ trong thành mạch, có tác dụng điều hòa thần kinh giao cảm, giảm căng thẳng, mệt mỏi và giúp hạn chế tình trạng trầm cảm sau sinh cho các bà mẹ.

Từ xưa, ông bà ta đã áp dụng phương pháp xông hơi bằng cách nấu một nồi nước lá lớn rồi đặt bên trong phòng kín, cởi hết quần áo và đắp chăn kín để xông hơi cho các sản phụ sau khi sinh. Còn hiện tại, nếu như gia đình có điều kiện thì bạn có thể lắp đặt hẳn một phòng xông hơi tại gia để chăm sóc sức khỏe cho sản phụ cũng như các thành viên khác trong gia đình.

Nếu có thể thì bạn có thể lắp đặt một phòng xông hơi ngay tại nhà

Những cách xông hơi mà các mẹ nên thử

Xông hơi toàn thân

Các chị em có thể cho các loại lá hoặc thảo dược đã được rửa sạch vào nồi nước rồi đun sôi trong vài phút. Sau đó thì đặt nồi nước vào một nơi kín gió, lấy ngồi cạnh nồi nước rồi đắp chăn kín cả người. Ban đầu chỉ cần hơi mở hé vung cho hơi nóng bay ra là được, không nên mở toàn bộ vung ngay lập tức vì hơi nước quá nóng sẽ gây bỏng,

Tiếp đó thì mở dần vung ra cho đến khi mở toàn bộ vung. Khi hơi nóng đã hạ nhiệt thì dừng lại, bỏ chăn ra và dùng khăn lau sạch người rồi thay quần áo sạch.

Xông hơi toàn thân

Xông hơi vùng kín

Với cách xông hơi này thì tốt nhất các mẹ nên dùng lá trầu không, vì các tinh chất bên trong lá trầu có tác dụng diệt khuẩn, giảm ngứa và khử mùi vùng kín rất hiệu quả. Các chị em nên chuẩn bị một nồi để đun nước lá, một chăn bông để trùm người, lưu ý là không dùng chăn quá dày và một chiếc ghế thấp để ngồi xông hơi.

Đầu tiên cần rửa sạch là trầu rồi cho vào nồi, cho thêm một chút muối trắng rồi đổ ngập nước và đun sôi trong vài phút. Đặt nồi nước ở nơi kín gió, tốt nhất là ở nhà vệ sinh. Sản phụ nên mặc váy rộng và không mặc đồ lót. Sau đó, ngồi trước nồi nước, hé một tí vung cho hơi nước bay vào vùng kín, rồi dần dần mở vung ra to hơn cho đến khi mở toàn bộ vung.

Khi nước đã hạ nhiệt, sờ tay thấy nước chỉ còn hơi ấm thì dùng nước đó rửa lại vùng kín. Cuối cùng là lấy khăn sạch lau lại và thay quần áo mới.

Xông hơi vùng kín cho phụ nữ sau khi sinh

Những lưu ý cần biết khi xông hơi cho phụ nữ sau khi sinh

Việc xông hơi mang lại nhiều hiệu quả tích cực, giúp phục hồi sức khỏe cũng như tinh thần cho các chị em phụ nữ vừa sinh con. Tuy nhiên thì để phát huy tốt nhất công dụng cũng như tránh gây ảnh hưởng tiêu cực thì các sản phụ và người thân cần lưu ý một số điều:

+ Nếu là sinh thường thì sản phụ có thể bắt đầu xông hơi sau đó khoảng 4 ngày, còn nếu sinh mổ thì cần phải ít nhất 1 tuần sau đó mới được thực hiện.

+ Các chị em phụ nữ không nên tắm lại sau khi đã xông hơi mà chỉ cần lau khô người và thay quần áo là được.

+ Có thể thực hiện lần nữa sau 3 ngày nhưng phải với điều kiện là cơ thể cảm thấy khỏe mạnh và thoải mái hơn sau mỗi lần xông hơi.

+ Chỉ nên xông hơi khoảng 15 – 20 phút khi cảm thấy cơ thể đã toát hết mồ hôi.

+ Có thể thêm một chút tinh dầu thiên nhiên để tăng thêm hiệu quả và tạo mùi hương dịu dàng để ngủ ngon, thư giãn hoặc trị liệu bệnh thường gặp.

+ Tránh để gió lùa, không được sử dụng quạt điện cũng như máy điều hòa sau khi xông hơi.

+ Nên uống nhiều nước hoặc trà gừng nóng để bù lại nước sau khi xông hơi.

Lưu ý một số vấn đề khi xông hơi cho sản phụ

Vậy việc xông hơi sau khi sinh cho các chị em phụ nữ là một việc làm giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng mà các chị em nên áp dụng. Nhưng các chị em nên lưu ý một số vấn đề mà Aihealth đã chia sẻ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe nhé! Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ hotline 1900 6487 để được giải đáp sớm nhất.

Sau khi sinh người sức khỏe của thai phụ còn yếu nên sẽ dễ bị nhiễm lạnh, nhiễm trùng. Vì vậy xông hơi sau khi sinh sẽ giúp cải thiện vóc dáng, sức khỏe và sắc đẹp cho mẹ.

#1

Sau khi sinh lúc nào thì bắt đầu xông hơi?

  • Đối với mẹ sinh thường: sau khi sinh xong từ 7 đến 10 ngày.
  • Đối với mẹ sinh mổ: sau khi sinh xong từ 2 tuần trở lên, sau khi vết mổ đã khô tương đối lành lại.
  • Thời điểm xông hơi tốt nhất cho các mẹ là từ 19h đến 20h30.
  • Mẹ sau sinh chỉ nên xông hơi 2- 3 lần một tuần, mỗi lần không quá 20 phút.

Xông hơi sau sinh giúp cho mẹ thư giãn 

#2

Cần biết các loại lá xông hơi thích hợp

Để việc xông hơi hiệu quả các mẹ cần nắm rõ tác dụng của các loại lá xông. Sau đây là các loại lá xông phù hợp với mẹ sau sinh:

Tên lá xông Tác dụng
Lá chanh Tăng cường hô hấp, giảm stress, tinh thần sảng khoái, dễ tiêu hóa.
Lá trầu không Ngoài khử trùng, sát khuẩn, trầu không còn trị thâm nám, đẩy lùi các sắc tố sạm da cho làn da đẹp, sáng mịn.
Lá lốt Trừ hàn, làm ấm cơ thể, giảm mùi hôi cơ thể, giảm các triệu chứng đau lưng, đau chân sau sinh.
Lá ổi Trị thâm, hăm vùng kín, đầy lùi các sắc tố đen, thâm vùng kín.
Lá gừng Giải cảm, làm ấm cơ thể.
Lá nghệ Lưu thông khí huyết, chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh, ứ màu
Lá tre Có tác dụng thanh tâm, giải nhiệt, ra mồ hôi, tiêu đờm, sát khuẩn
Lá sả Rất tốt cho tiêu hóa, khử uế, sát khuẩn, tiêu đờm, chữa đầy hơi, tiêu chảy, nôn mửa.
Lá bưởi Tiêu thực, giải cảm.
Ngải cứu Kích thích đổ mồ hôi, giúp điều hòa khí huyết, loại bỏ chất béo và cholesterol.
Bạc hà Chống viêm, sát khuẩn, giải tỏa căng thẳng.
Tía tô Trị cảm mạo, khu phong trừ hàn.
Hương nhu Hành khí, thanh nhiệt giải biểu, trừ thấp, chỉ chống trường; chữa cảm mạo, ra mồ hôi, nhức đầu
Kinh giới Lợi tiểu, sát trùng tốt, giảm đau nhức xương khớp, giải cảm hiệu quả.
Lá chè vằng Giảm cân, lợi sữa, điều hòa huyết áp.
Hà thủ ô Xanh tóc, đẹp da, tăng cường sức khỏe.

Lưu ý: nên xông xen kẽ nhiều loại thảo dược để đạt được hiệu quả cao nhất. 

#3

Chuẩn bị dụng cụ xông hơi

Để xông hơi tại nhà, 2 dụng cụ cần phải có là nồi để nấu các loại lá xông, thảo dược và dụng cụ để tạo ra sự kín gió, giữ hơi thuốc khi xông hơi.

1. Các loại nồi nấu thuốc xông hơi

Nồi gang:

  • Nồi gang với đặc tính giữ nhiệt lâu là loại nồi nấu thuốc khá tốt. Loại nồi giữ nhiệt được càng lâu thì hiệu quả xông hơi càng cao.

Nồi đất, đá khoáng, sứ:

  • Các loại nồi này là dụng cụ nấu lá thuốc rất tốt vì có nguồn gốc thiên nhiên, giúp giữ lại đầy đủ vi chất của các thảo dược, cộng thêm khả năng giữ nhiệt tốt.

Nồi xông hơi điện:

  • Có thể xông hơi trực tiếp trong khi đang nấu nhờ lỗ thoát hơi trên nắp nồi kết hợp cùng vòi và thiết bị tản hơi.

2. Chăn[mền]

- Nên sử dụng loại chăn có chất liệu chắn gió tốt, ít thấm nước.

- Kích thước chăn phải đủ to để phủ trùm toàn thân và nồi thuốc xông.

- Người xông hơi phải chú ý phủ chăn lên người càng kín càng tốt để giữ hơi thuốc và tránh cảm lạnh khi xông.

- Tư thế ngồi phải an toàn, ngồi vững, không ngả nghiêng để tránh va chạm với nồi nóng.

3. Lều xông hơi

- Là dụng cụ hỗ trợ xông hơi cải tiến mới nhất hiện nay. 

- Lều xông hơi kín gió tuyệt đối, giúp người xông hơi bảo vệ cơ thể, hơi thuốc không bị thất thoát

- Chất liệu không thấm nước, không bám mùi, giặt giũ dễ dàng.

- Dễ dàng bung gập, gọn nhẹ, tiết kiệm diện tích.

>> Chúng tôi cung cấp lều xông hơi sau sinh cao cấp, bảo hành 2 năm sử dụng, miễn phí vận chuyển toàn quốc. Click để xem thêm lều xông hơi.

#4

Cách nấu lá thuốc xông hơi

1. Phân loại thảo dược:

Các loại lá xông hơi sẽ được phân thành 2 nhóm:

  • Thảo dược ít tinh dầu: lá ổi, chè vằng, hà thủ ô, lá nghệ, gừng...
  • Thảo dược nhiều tinh dầu:  lá lốt, vỏ chanh, vỏ bưởi, lá sả, bạc hà, khuynh diệp, lá trầu không

Phải phân loại vì thảo dược chứa nhiều tinh dầu rất dễ bay hơi dưỡng chất. Nên chúng ta chỉ bỏ các loại thảo dược này vào sau khi nước đã sôi và chỉ nấu thêm 1-2 phút rồi tắt bếp, để giữ lại nguyên vẹn giá trị thảo dược

2. Các bước nấu lá xông:

  • Rửa sạch tất cả nguyên liệu.
  • Bỏ nước vào 2/3 nồi hoặc ước lượng vừa đủ để nước không trào ra ngoài lúc sôi khi cho thêm các loại thảo dược.
  • Cho các nguyên liệu ít tinh dầu vào trước rồi bắt đầu nấu sôi.
  • Khi nước sôi, cho các loại lá có nhiều tinh dầu vào nấu thêm 1-2 phút.
  • Nhắc nồi xuống bếp và chuẩn bị xông hơi.

Nấu 1 nồi lá xông hơi cực dễ sau khi xem clip này

#5

Cách thực hiện xông hơi

Sau khi đã nấu nồi thuốc xông hơi. Các mẹ trùm kín người và cả nồi thuốc xông bằng chăn[mền] hoặc mang theo nồi thuốc xông hơi vào lều xông hơi và kéo khóa kín lại.

Khi xông hơi sau sinh phải ghi nhớ và thực hiện 9 nguyên tắc sau:

  1. Phải xông hơi ở nơi kín đáo, tuyệt đối kín gió hoặc càng kín bao nhiêu càng tốt. Vì gió lạnh thổi vào người trong lúc xông hơi có thể gây trúng gió.
  2. Tháo tất cả các đồ trang sức trên người trước khi xông hơi
  3. Không  được xông hơi quá lâu, tối đa chỉ nên xông hơi 30 phút với người khỏe mạnh, 10-20 phút đối với người cảm, bệnh, mẹ sau sinh.
  4. Chuẩn bị sẵn một cốc nước để uống ngay sau khi xông hơi hoặc ngay trong lúc xông hơi. Vì khi xông hơi, cơ thể sẽ toát nhiều mồ hôi gây ra mất nước.
  5. Sau khi xông hơi xong hãy lấy khăn bông lau khô người. thư giãn cơ thể, không ngồi quạt hoặc ra nơi có gió.
  6. Nên tắm trước khi xông hơi để gột bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và mạng đến sự thư giãn trước khi xông hơi.
  7. Tuyệt đối không tắm ngay sau khi xông hơi.  10-15 phút sau khi xông hơi, hãy sử dụng chính nước xông hơi đó pha thêm nước để tắm.
  8. Nếu cảm thấy khó chịu, mệt mỏi hơn trước khi xông hơi thì phải kết thúc xông hơi ngay.
  9. Tuyệt đối không được lạm dụng xông hơi để giảm cân.

Video liên quan

Chủ Đề