Cấp có thẩm quyền là ai

Qua Cổng TTĐT Chính phủ, ông Lê Ngọc Lương [TP. Hà Nội] đề nghị cơ quan chức năng giải đáp một số nội dung liên quan đến việc xác định “cơ quan, tổ chức có thẩm quyền” cấp bản chính giấy tờ khi thực hiện quy trình chứng thực, sao y.


Ảnh minh họa

Ông Lương hiện công tác tại một văn phòng công chứng, ông tham khảo Khoản 5, Điều 2 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/2/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch thấy có quy định, “bản chính là những giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp lần đầu, cấp lại, cấp khi đăng ký lại; những giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền”.

Ông Lương đề nghị giải đáp, "cơ quan, tổ chức có thẩm quyền" nêu trong quy định trên bao gồm những cơ quan nào?

Về vấn đề này, Bộ Tư pháp trả lời như sau:

Khoản 5, Điều 2 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP quy định: "Bản chính là những giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp lần đầu, cấp lại, cấp khi đăng ký lại; những giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền".

Theo quy định này, "cơ quan, tổ chức có thẩm quyền" cấp các giấy tờ, văn bản hoặc xác nhận, đóng dấu vào các giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập bao gồm các cơ quan, tổ chức của Việt Nam; cơ quan, tổ chức của nước ngoài; cơ quan, tổ chức của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức của nước ngoài.

Đây là các cơ quan, tổ chức có chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật nước ngoài, phạm vi rất rộng, không thể liệt kê hết được.

Ví dụ, việc cấp các giấy tờ cho công dân Việt Nam hiện nay cũng do rất nhiều cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện theo pháp luật chuyên ngành ở các lĩnh vực khác nhau [giấy tờ hộ tịch; giấy tờ chứng minh nhân dân, cư trú, hộ khẩu; bằng cấp, chứng chỉ; giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản; giấy tờ khám chữa bệnh, bảo hiểm, thuế...].

Theo Baochinhphu.vn

Link gốc:

Thẩm quyền là quyền chính thức được xem xét để kết luận và định đoạt, quyết định một vấn đề.

Trong khoa học pháp lý: Thẩm quyền là một khái niệm quan trọng, trung tâm. Thẩm quyền được hiểu là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ hành động, quyết định của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống bộ máy Nhà nước do pháp luật quy định.

Ví dụ: Thẩm quyền của Tòa án là toàn bộ những quyền do pháp luật quy định, theo đó Tòa án được tiến hành xem xét, giải quyết những vụ việc cụ thể theo quy định của pháp luật.

Các từ khóa liên quan: chạy quyền là gì, căn cứ thẩm quyền là gì,quyền hạn là gì, quyền lực là gì, khái niệm quyền là gì, thẩm quyền tiếng anh là competence, thẩm quyến là gì, thẩm quyền của tòa án

Thẩm quyền thường được trao cho mỗi cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức trong một phạm vi và lĩnh vực nhất định. Vậy thẩm quyền là gì? Cơ quan có thẩm quyền là gì? Để giúp bạn có những thông tin bổ ích về vấn đề trên, ACC xin cung cấp một số thông tin có liên quan đến thẩm quyền trong bài viết dưới đây. Mời các bạn cùng theo dõi nhé.

Thẩm quyền là gì

Theo định nghĩa của Từ điển Luật học thì thẩm quyền là tập hợp các quyền và nghĩa vụ hành động, quyết định của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống bộ máy nhà nước do luật pháp quy định như thẩm quyền của tòa án các cấp, thẩm quyền của viện kiểm sát các cấp, của cơ quan công an các cấp,… Hành động, quyết định trong phạm vi thẩm quyền do luật pháp quy định là điều kiện để đảm bảo trật tự pháp luật và pháp chế thống nhất, tránh được sự trùng lặp, lấn sân trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan các cấp, các ngành. Vượt quá thẩm quyền, làm trái thẩm quyền trong ban ngành các văn bản, quyết định là cơ sở pháp lý để hủy bỏ các văn bản ấy.

Mỗi chủ thể là cá nhân hoặc tổ chức chỉ được giao những thẩm quyền và được thực hiện các thẩm quyền đó trong phạm vi nhất định. Và nội dung thẩm quyền của tất cả các chủ thể trong tất cả các lĩnh vực thì đều phải do pháp luật quy định, không một chủ thể nào được quyền tạo ra “thẩm quyền riêng” mà vượt ra khỏi phạm vi pháp luật quy định.

Đây không chỉ là quyền của các chủ thể mà nó còn là nghĩa vụ, bắt buộc phải thực hiện bằng hành vi trên thực tế. Việc xác định thẩm quyền giải quyết rất quan trọng vì nó góp phần tránh gây chồng chéo, giải quyết sai thẩm quyền.

Cơ quan có thẩm quyền là các cơ quan được nhà nước và pháp luật trao cho những quyền nhất định để thực hiện những nhiệm vụ được giao của mình.

Trong phạm vi thẩm quyền của mình, các cơ quan sẽ ban hành những quyết định, phương hướng giải quyết các vấn đề cần triển khai thực hiện, hay còn tồn đọng vấn đề cần đưa ra giải pháp khắc phục hoặc ban hành ra các thông báo, văn bản để chỉ thị cấp dưới công việc…

Trong mỗi ngành, thẩm quyền được phân định theo chức năng, nhiệm vụ của ngành như thẩm quyền của Toà án nhân dân là xét xử. Tuy nhiên, một loại việc có thể thuộc thẩm quyền của một hoặc nhiều cơ quan, cá nhân trong các ngành, cấp khác nhau.

Hiện nay, chưa có căn cứ pháp luật nào quy định cụ thể về các loại thẩm quyền ở Việt Nam. Tuy nhiên, một số thẩm quyền dựa trên các đối tượng như sau:

Trong hệ thống các cơ quan nhà nước thì thẩm quyền sẽ được phân ra theo tên gọi của từng cơ quan, tổ chức khác nhau như:

  • Thẩm quyền của Quốc hội;
  • Thẩm quyền của Chính phủ;
  • Thẩm quyền của Uỷ Ban nhân dân;
  • Thẩm quyền của Tòa án nhân dân;
  • Thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân;
  • Thẩm quyền của Cơ quan điều tra;
  • Thẩm quyền của Hội đồng nhân dân;

Trong mỗi cơ quan, tổ chức thì thẩm quyền lại được xác theo các chức vụ, chức danh nhằm đảm bảo kịp thời giải quyết công việc như:

  • Thẩm quyền của Chủ tịch nước;
  • Thẩm quyền của Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao/Tòa án nhân dân cấp cao;
  • Thẩm quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh/thành phố/huyện;
  • Thẩm quyền của Chủ tịch UBND xã, UBND Huyện,…;

Trong các công việc, lĩnh vực cụ thể thì thẩm quyền sẽ được chia ra thành các loại như:

  • Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực như đất đai, môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm;
  • Thẩm quyền giải quyết việc dân sự;
  • Thẩm quyền xét xử;
  • Thẩm quyền khởi tố vụ án;

Trên đây là một số thông tin liên quan để tìm hiểu thẩm quyền là gì. Hy vọng đây là những thông tin bổ ích đối với bạn. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

  • Email:
  • Hotline: 1900 3330
  • Zalo: 084 696 7979

Ông Lương hiện công tác tại một văn phòng công chứng, ông tham khảo Khoản 5, Điều 2 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/2/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch thấy có quy định, “bản chính là những giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp lần đầu, cấp lại, cấp khi đăng ký lại; những giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền”.

Ông Lương đề nghị giải đáp, "cơ quan, tổ chức có thẩm quyền" nêu trong quy định trên bao gồm những cơ quan nào?

Về vấn đề này, Bộ Tư pháp trả lời như sau:

Khoản 5, Điều 2 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP quy định: "Bản chính là những giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp lần đầu, cấp lại, cấp khi đăng ký lại; những giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền".

Theo quy định này, "cơ quan, tổ chức có thẩm quyền" cấp các giấy tờ, văn bản hoặc xác nhận, đóng dấu vào các giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập bao gồm các cơ quan, tổ chức của Việt Nam; cơ quan, tổ chức của nước ngoài; cơ quan, tổ chức của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức của nước ngoài.

Đây là các cơ quan, tổ chức có chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật nước ngoài, phạm vi rất rộng, không thể liệt kê hết được.

Ví dụ, việc cấp các giấy tờ cho công dân Việt Nam hiện nay cũng do rất nhiều cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện theo pháp luật chuyên ngành ở các lĩnh vực khác nhau [giấy tờ hộ tịch; giấy tờ chứng minh nhân dân, cư trú, hộ khẩu; bằng cấp, chứng chỉ; giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản; giấy tờ khám chữa bệnh, bảo hiểm, thuế...].

Chinhphu.vn


Video liên quan

Chủ Đề