Câu 18. thời bắc thuộc, đứng đầu các quận là ai?

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Với câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Chương 6: Thời bắc thuộc và chống bắc thuộc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Cánh diều sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Quảng cáo

Câu 1:Đâu không phải chính sách bóc lột về kinh tế các triều đại phong kiến phương Bắc áp dụng ở Việt Nam trong thời Bắc thuộc?

A. Sử dụng chế độ tô thuế.

B. Bắt cống nạp sản vật.

C. Nắm độc quyền về muối và sắt.

D. Cướp đất để lập đồn điền cao su.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Lời giải: Trong thời Bắc thuộc, các triều đại phong kiến phương Bắc và chính quyền đô hộ chủ yếu sử dụng chế độ tô thuế, bắt cống nạp sản vật, nắm độc quyền về sắt và muối [SGK Lịch sử 6 – trang 69].

Câu 2:Mâu thuẫn bao trùm xã hội Việt Nam thời kì Bắc thuộc là mâu thuẫn giữa

A. người Việt với chính quyền đô hộ.

B. nô tì với địa chủ, hào trưởng.

C. nông dân lệ thuộc với hào trưởng.

D. nô tì với quan lại đô hộ phương Bắc.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Lời giải: Mâu thuẫn bao trùm xã hội Việt Nam thời kì Bắc thuộc là mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với chính quyền đô hộ phương Bắc.

Câu 3: Tình hình Việt Nam từ năm 179 TCN đến 905 có điểm gì nổi bật?

A. Bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ.

B. Chế độ phong kiến Việt Nam được xác lập.

C. Nhà nước Âu Lạc ra đời và bước đầu phát triển.

D. Người Việt mở rộng lãnh thổ về phía Nam.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Lời giải: Đặc điểm nổi bật của tình hình Việt Nam từ năm 179 TCN đến thế kỉ X là bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ, chia Việt Nam thành các quận, huyện và sắp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc đồng thời áp bức bóc lột nhân dân ta.

Câu 4: Sau khi chiếm được Âu Lạc, nhà Triệu đã tổ chức bộ máy cai trị như thế nào?

A. Chia Âu Lạc thành 2 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân.

B. Thiết lập An Nam đô hộ phủ để cai trị Âu Lạc.

C. Chia Âu Lạc thành 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam.

D. Tăng cường kiểm soát, cử quan lại người Hán cai trị đến cấp xã.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Lời giải: Sau khi xâm lược Âu Lạc [179 TCN], nhà Triệu chia Âu Lạc làm hai quận: Giao Chỉ [Bắc Bộ ngày nay], Cửu Chân [ Bắc Trung Bộ ngày nay] [SGK Lịch sử 6 – trang 68].

Câu 5: Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng chính sách cai trị về chính trị của các triều đại phong kiến phương Bắc ở Việt Nam thời Bắc thuộc?

A. Vơ vét tài nguyên thiên nhiên, bóc lột nhân dân Việt Nam.

B. Bắt người Việt tuân theo các phong tục, tập quán của Trung Quốc.

C. Cử quan lạo người Hán tới cai trị, áp dụng luật pháp hà khắc.

D. Để cho nhân dân Việt Nam được hưởng quy chế tự trị.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Lời giải: Sau khi chiếm được Âu Lạc, các triều đại phong kiến phương Bắc đã chia thành các quận, huyện và sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc. Các triều đại phong kiến phương Bắc đưa người Hán sang cai trị người Việt theo luật pháp hà khắc của họ [SGK Lịch sử 6 – trang 67].

Câu 6: Dưới thời Bắc thuộc, các triều đại phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách bóc lột về kinh tế đối với người Việt như thế nào?

A. Thu mua lương thực, lâm sản, hương liệu quý.

B. Thu tố thuế, bắt cống nạp sản vật, nắm độc quyền về sắt và muối. 

C. Vơ vét sản vật, nắm độc quyền buôn bán thuốc phiện và rượu.

D. Cướp đoạt ruộng đất của người Việt để lập các đồn điền cao su.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Lời giải: Trong thời kì Bắc thuộc, các triều đại phong kiến phương Bắc và chính quyền đô hộ chủ yếu sử dụng chế độ tô thuế, bắt cống nạp sản vật, nắm độc quyền về sắt và muối Việt [SGK Lịch sử 6 – trang 69].

Câu 7: Các triều đại phong kiến phương Bắc bắt nhân dân Việt Nam phải thay đổi phong tục theo người Hán nhằm mục đích gì?

A. Bảo tồn tinh hoa văn hóa phương Đông.

B. Khai hóa văn minh cho người Việt.

C. Nô dịch, đồng hóa người Việt về văn hóa.

D. Mở mang dân trí, trình độ hiểu biết cho người Việt.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Lời giải: Các triều đại phong kiến phương Bắc đưa người Hán sang sinh sống lâu dài và tìm cách truyền bá văn hóa, phong tục tập quán phương Bắc bắt nhân dân ta thay đổi phong tục của họ nhằm mục đích nô dịch, đồng hóa nhân dân ta.

Câu 8: Dưới thời Bắc thuộc, nghề thủ công nào mới xuất hiện ở Việt Nam?

A. Đúc đồng.

B. Rèn sắt.

C. Làm thủy tinh.

D. Làm đồ gốm.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Lời giải: Dưới thời Bắc thuộc, nhiều nghề thủ công mới xuất hiện ở Việt Nam như: làm giấy, làm đường, làm mật mía, làm “vải Giao Chỉ” từ vỏ cây đay, cây chuối, làm thủy tinh,…[SGK Lịch sử 6 – trang 70].

Câu 9: Thời Bắc thuộc, đứng đầu các làng, xã là ai?

A. Vua người Hán.

B. Thứ sử người Hán.

C. Thái thú người Hán.

D. Hào trưởng người Việt.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Lời giải: Ở Việt Nam, dưới thời Bắc thuộc, đứng đầu các làng, xã vẫn là các hào trưởng người Việt [SGK Lịch sử 6 – trang 67].

Câu 10: Dưới thời thuộc Hán, viên quan đứng đầu chính quyền đô hộ cấp quận được gọi là

A. Tiết độ sứ.

B. Thái thú.

C. Thứ sử.

D. Hào trưởng.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Lời giải: Dưới thời thuộc Hán, viên quan đứng đầu chính quyền đô hộ cấp quận được gọi là thái thú [quan sát hình 14.2 – sơ đồ tổ chức chính quyền nhà Hán ở châu Giao].

Câu 11: Dưới thời thuộc Hán, viên quan đứng đầu chính quyền đô hộ cấp châu được gọi là

A. Tiết độ sứ.

B. Thái thú.

C. Thứ sử.

D. Hào trưởng.

Hiển thị đáp án

Đáp án: Cs

Lời giải: Dưới thời thuộc Hán, viên quan đứng đầu chính quyền đô hộ cấp châu được gọi là thứ sử [quan sát hình 14.2 – sơ đồ tổ chức chính quyền nhà Hán ở châu Giao].

Trắc nghiệm Bài 15: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập, tự chủ - Cánh diều

Câu 1: Mùa xuân năm 40 đã diễn ra sự kiện quan trọng gì trong lịch sử Việt Nam?

A. Mai Thúc Loan dựng cờ khởi nghĩa chống ách đô hộ của nhà Đường.

B. Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa chống ách đô hộ của nhà Hán.

C. Bà Triệu dựng cờ khởi nghĩa chống ách đô hộ của nhà Ngô.

D. Lý Bí dựng cờ khởi nghĩa chống ách đô hộ của nhà Lương.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Lời giải: Mùa xuân năm 40, Trưng Trắc và Trưng Nhị dựng cờ khởi nghĩa chống ách đô hộ của nhà Hán [SGK Lịch sử 6 – trang 74].

Câu 2: Nội dung nào không phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?

A. Củng cố vững mạnh chính quyền tự chủ của nhân dân Việt Nam.

B. Mở đầu thời kì đấu tranh giành độc lập, tự chủ lâu dài, bền bỉ của người Việt.

C. Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí anh hùng của phụ nữ Việt Nam.

D. Là cuộc khởi nghĩa lớn đầu tiên của người Việt trong thời kì Bắc thuộc.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Lời giải: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng là cuộc khởi nghĩa lớn đầu tiên trong thời Bắc thuộc, mở đầu thời kì đấu tranh giành độc lập, tự chủ lâu dài, bền bỉ của người Việt. Cuộc khởi nghĩa còn thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí anh hùng của phụ nữ Việt Nam.

Câu 3: Sau khi khởi nghĩa giành thắng lợi, bà Trưng Trắc xưng vương, đóng đô ở

A. Luy Lâu.

B. Cổ Loa.

C. Mê Linh.

D. Phong Châu.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Lời giải: Sau khi giành thắng lợi, Trưng Trắc xưng vương, đóng đô ở Mê Linh [SGK Lịch sử 6 – trang 75].

Câu 4:Cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu bùng nổ [năm 248] xuất phát từ nguyên nhân sâu xa nào?

A. Bà Triệu là người có sức khỏe, có mưu lớn.

B. Bà Triệu là người giàu mưu trí.

C. Ách cai trị hà khắc của nhà Đường khiến người Việt cực khổ.

D. Mâu thuẫn giữa người Việt với chính quyền đô hộ nhà Ngô.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Lời giải: Từ đầu thế kỉ III, nhà Ngô cai trị Việt Nam, cùng với việc đặt nhiều thêm thứ thuế, họ còn bắt hàng nghìn thợ thủ công giỏi của Việt Nam về Trung Quốc. Điều này đã làm cho mâu thuẫn giữa người Việt với chính quyền cai trị ngày càng gay gắt, nhiều cuộc đấu tranh đã bùng nổ trong đó tiêu biểu là khởi nghĩa của bà Triệu.

Câu 5: Đầu thế kỉ VI, triều đại phong kiến phương Bắc nào đô hộ vùng Giao Châu?

A. Nhà Hán.

B. Nhà Lương.

C. Nhà Tần.

D. Nhà Đường.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Lời giải: Từ đầu thế kỉ VI, nhà Lương siết chặt ách cai trị khiến người Việt càng thêm khốn khổ [SGK Lịch sử 6 – trang 77].

Câu 6: Năm 544 đánh dấu sự ra đời của nhà nước

A. Vạn Xuân.

B. Văn Lang.

C. Âu Lạc.

D. Đại Cồ Việt.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Lời giải: Mùa Xuân năm 544, nước Vạn Xuân được thành lập [SGK Lịch sử 6 – trang 78].

Câu 7: Điểm giống nhau giữa cuộc đấu tranh của Hai Bà Trưng và Lý Bí là gì?

A. Diễn ra qua hai giai đoạn: khởi nghĩa và kháng chiến.

B. Đấu tranh chống lại ách đô hộ của chính quyền nhà Hán.

C. Thắng lợi, mở ra thời kì độc lập tự chủ lâu dài cho nhân dân Việt Nam.

D. Giành thắng lợi, chấm dứt ách thống trị của phong kiến phương Bắc.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Lời giải: Điểm giống nhau giữa cuộc đấu tranh của Hai Bà Trưng và Lý Bí là diễn ra qua hai giai đoạn: khởi nghĩa và kháng chiến.

Câu 8: Nguyên nhân chung dẫn đến sự bùng nổ của cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan và Phùng Hưng là gì?

A. Ách cai trị hà khắc của nhà Lương khiến người Việt cực khổ.

 B. Chính sách cai trị hà khắc và thuế khóa, lao dịch nặng nề của nhà Đường.

C. Nhà Ngô thi hành chính sách vơ vét tài nguyên, bóc lột nhân công.

D. Nhà Đường ngày càng suy yếu, đứng trước nguy cơ sụp đổ.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Lời giải: Thế kỉ VIII, không cam chịu chính sách cai trị hà khắc và thuế khóa, lao dịch nặng nề của nhà Đường, nhiều cuộc khởi nghĩa của người Việt đã nổ ra, tiêu biểu là khởi nghĩa của Mai Thúc loan và Phùng Hưng [SGK Lịch sử 6 – trang 79].

Câu 9: Vị anh hùng dân tộc nào được nhân dân Việt Nam suy tôn là "Bố Cái đại vương"?

A. Phùng An.

B. Mai Thúc Loan.

C. Phùng Hưng.

D. Lý Bí.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Lời giải: Phùng Hưng sau khi qua đời được tôn là “Bố Cái đại vương”.

Câu 10: Năm 542, Lý Bí tập hợp nhân dân Việt Nam đứng lên đấu tranh chống ách đô hộ của nhà

A. Lương.

B. Ngô.

C. Hán.

D. Đường.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Lời giải: Mùa Xuân 542, Lý Bí đã lãnh đạo người Việt nổi dậy khởi nghĩa chống quân Lương.

Câu 11: Bà Triệu lãnh đạo nhân dân Việt Nam đứng lên đấu tranh chống quân

A. Lương.

B. Ngô.

C. Hán.

D. Đường.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Lời giải: Bà Triệu lãnh đạo nhân dân Việt Nam đứng lên đấu tranh chống quân Ngô.

Trắc nghiệm Bài 16: Cuộc đấu tranh giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc thời Bắc thuộc - Cánh diều

Câu 1: Các triều đại phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách đồng hóa về văn hóa đối với nhân dân Việt Nam nhằm mục đích gì?

A. Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Việt.

B. Nâng cao trình độ nhận biết cho người Việt.

C. Khai hóa văn minh cho người Việt.

D. Nô dịch, đồng hóa người Việt về văn hóa.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Lời giải: Các triều đại phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách đồng hóa về văn hóa đối với nhân dân ta nhằm mục đích nô dịch, đồng hóa nhân dân ta về văn hóa.

Câu 2: Văn hóa ở Việt Nam dưới thời kì Bắc thuộc có đặc điểm gì nổi bật?

A. Văn hóa Trung Quốc không ảnh hưởng nhiều đến văn hóa Việt Nam.

B. Nhân dân Việt Nam tiếp thu những yếu tố tích cực của văn hóa Ấn Độ.

C. Tiếp thu và sáng tạo yếu tố bên ngoài, giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc.

D. Từ bỏ cốt lõi văn hóa truyền thống để học tập theo văn hóa Trung Hoa.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Lời giải: Trong thời Bắc thuộc, người Việt đã tiếp thu một cách chủ động và sáng tạo những giá trị văn hóa bên ngoài nhằm phát triển văn hóa truyền thống thêm đặc sắc và đa dạng [SGK lịch sử 6 – trang 83].

Câu 3: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng chính sách cai trị về văn hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc ở Việt Nam trong thời Bắc thuộc?

A. Đưa người Hán đến sinh sống lâu dài và ở lẫn với người Việt.

B. Bắt người Việt học chữ Hán, tuân theo các lễ nghĩa của Trung Hoa.

C. Tìm mọi cách xóa bỏ phong tục tập quán lâu đời của người Việt.

D. Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của người Việt.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Lời giải:

- Chính sách cai trị về văn hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc ở Việt Nam:

+ Đưa người Hán đến sinh sống lâu dài và ở lẫn với người Việt.

+ Bắt người Việt học chữ Hán, tuân theo các lễ nghĩa của Trung Hoa.

+ Tìm mọi cách xóa bỏ phong tục tập quán lâu đời của người Việt.

Câu 4: Từ khi nhà Hán đặt ách cai trị, bên cạnh chính sách về chính trị và kinh tế, các triều đại phong kiến phương Bắc còn thực hiện chính sách nào về văn hóa với Việt Nam?

A. Thức tỉnh tinh thần yêu nước.

B. nâng cao dân khí.

C. Mở mang dân trí.

D. Đồng hóa về văn hóa.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Lời giải: Từ khi nhà Hán đặt ách cai trị, bên cạnh chính sách về chính trị và kinh tế, các triều đại phong kiến phương Bắc còn thực hiện chính sách đồng hóa về văn hóa [SGK lịch sử 6 – trang 82].

Câu 5: Tôn giáo nào không được các triều đại phong kiến phương Bắc truyền vào Việt Nam?

A. Phật giáo.

B. Nho giáo.

C. Thiên Chúa giáo.

D. Đạo giáo.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Lời giải: Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo được truyền bá ngày càng sâu rộng trong xã hội Việt Nam [SGK lịch sử 6 – trang 84].

Câu 6: Đâu không phải nguyên nhân giúp bản sắc văn hóa Việt vẫn được bảo tồn và phát triển qua hàng nghìn năm Bắc thuộc?

A. Người Việt phát huy được bản lĩnh trí tuệ của mình.

B. Những phong tục, tập quán đã được hình thành từ lâu đời.

C. Ý thức bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc của  người Việt.

D. Chính quyền đô hộ phương Bắc muốn bảo tồn văn hóa Việt Nam.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Lời giải:

- Những nguyên nhân sau giúp bản sác văn hóa Việt vẫn được bảo tồn và phát triển qua hàng nghìn năm Bắc thuộc là: người Việt phát huy được bản lĩnh trí tuệ của mình; những phong tục, tập quán đã được hình thành từ lâu đời; ý thức bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc của nhân dân Việt Nam.

- Dưới thời Bắc thuộc, các triều đại phong kiến phương Bắc tìm mọi cách để xóa bỏ các phong tục tập quán, các giá trị văn hóa cốt lõi của người Việt => đáp án D không phù hợp.

Câu 7: Đâu không phải nét văn hóa của người Việt được giữ gìn và phát triển trong thời kì Bắc thuộc?

A. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

B. Tục ăn trầu.

C. Tục nhuộm răng đen.

D. Tục xin chữ đầu năm.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Lời giải: Những nét văn hóa người Việt như tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tục nhuộm răng đen, ăn trầu, xăm mình luôn được phát huy và giữ gìn đến ngày nay.

Câu 8: Trên cơ sở tiếp thu chữ Hán của Trung Quốc, người Việt đã sáng tạo ra loại chữ viết nào dưới đây?

A. Chữ Nôm.

B. Chữ hình Nêm.

C. Chữ Quốc ngữ.

D. Chữ Phạn.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Lời giải: Chữ Nôm là chữ được cư dân người Việt sáng tạo ra dựa trên việc học tập và tiếp thu chữ Hán.

Câu 9: Việc giữ gìn và phát triển được những nét văn hóa truyền thống của dân tộc trong thời kì Bắc thuộc cho thấy dân Việt

A. có tinh thần nồng nàn yêu nước.

B. không được học tiếng Hán.

C. bị đồng hóa về văn hóa.

D. không có tinh thần tiếp thu cái mới.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Lời giải: Việc giữ gìn và phát triển được những nét văn hóa truyền thống của dân tộc trong thời kì Bắc thuộc cho thấy nhân dân ta có tinh thần yêu nước nồng nàn.

Câu 10: Các triều đại phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách đưa người Hán sang sinh sống lâu dài ở Việt Nam nhằm mục đích gì?

A. Nâng cao đời sống văn hoá cho người Việt.

B. Biến Việt Nam trở thành một bộ phận của lãnh thổ Trung Quốc. 

C. Đồng hoá về văn hoá đối với người Việt.

D. Làm phong phú thêm nền văn hoá cho người Việt. 

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Lời giải: Các triều đại phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách đưa người Hán sang sinh sống lâu dài ở Việt Nam nhằm mục đích đồng hoá về văn hoá đối với người Việt [SGK lịch sử 6  – trang 82].

Câu 11: Đâu không phải phong tục cổ của người Việt được lưu giữ đến ngày nay?

A. Tục nhuộm răng đen.

B. Tục xăm mình.

C. Tục ăn trầu.

D. Đón Tết Hàn thực.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Lời giải:

- Những nét văn hóa người Việt như tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tục nhuộm răng đen, ăn trầu, xăm mình luôn được phát huy và giữ gìn đến ngày nay.

- Đón tết Hàn thực [vào ngày 3/3 âm lịch hằng năm] không phải là phong tục cổ của người Việt, đây là phong tục của người Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam.

Câu 12: Về ngôn ngữ, trong thời Bắc thuộc, người Việt vẫn giữ được những yếu tố của tiếng Việt truyền thống, đồng thời tiếp thu thêm

A. chữ Phạn. 

B. nhiều lớp từ Hán và chữ Hán. 

C. chữ La-tin. 

D. chữ Chăm cổ.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Lời giải: Về ngôn ngữ, trong thời Bắc thuộc, người Việt vẫn giữ được những yếu tố của tiếng Việt truyền thống, đồng thời tiếp thu thêm nhiều lớp từ Hán và chữ Hán [SGK lịch sử 6 – trang 84].

Câu 13: Để giữ gìn tiếng nói và chữ viết của mình, người Việt đã

A. không chấp nhận ngôn ngữ, chữ viết ngoại lai. 

B. đi học chữ Hán và viết chữ Hán.

C. tiếp thu chữ Hán, nhưng vẫn sử dụng tiếng nói của tổ tiên.

D. chỉ sử dụng tiếng nói của tổ tiên mình.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Lời giải: Để giữ gìn tiếng nói và chữ viết của mình, người Việt đã tiếp thu chữ Hán, nhưng vẫn sử dụng tiếng nói của tổ tiên [SGK lịch sử 6 – trang 84].

....................................

....................................

....................................

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 có đáp án sách Cánh diều hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 6 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k10: fb.com/groups/hoctap2k10/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn, Giải bài tập Lịch Sử lớp 6 của chúng tôi được biên soạn bám sát chương trình sách giáo khoa Lịch Sử 6 bộ sách Cánh diều [NXB Đại học Sư phạm].

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Video liên quan

Chủ Đề