Câu ghép là gì cho ví dụ lớp 8 năm 2024

- Mỗi vế câu ghép thường có cấu tạo giống một câu đơn (có đủ chủ ngữ, vị ngữ) và thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của những vế câu khác.

Ví dụ:

+ Vì trời đổ mưa nên chuyến đi của lớp Lan đành phải hoãn lại.

→ Đây là câu ghép do hai vế câu đơn ghép lại

+ Trời đổ nắng to, mẹ đội nắng phơi thóc ngoài sân, bố gánh lúa từ ngoài đồng về, còn Nam thì vẫn ung dung ngồi quạt mát trong nhà.

→ Đây là câu ghép do 4 vế câu đơn ghép lại.

  1. Cách nối các vế câu ghép:

Có 2 cách nối các vế trong câu ghép:

* Nối bằng những từ có tác dụng nối: Các vế câu trong câu ghép có thể được nối với nhau bằng một quan hệ từ hoặc một cặp quan hệ từ.

* Nối trực tiếp (không dùng từ nối). Trong trường hợp này, giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm.

  1. Ví dụ:

- Nối các vế trong câu ghép bằng những từ có tác dụng nối: quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ:

+ Những quan hệ từ thường được dùng là:và, rồi, thì, nhưng, hay, hoặc,….

Mình đi siêu thị hay bạn đi ra chợ?

+ Những cặp quan hệ từ thường được dùng là:

++ vì… nên….; do…. nên….; nhờ….mà…. : Nhờ Minh giảng giải mà Lan đã giải xong bài toán đố.

++ nếu…thì…; giá….thì…; hễ….thì….: Giá Long chăm học hơn nữa thì kết quả đã không thấp thế này.

++ tuy….nhưng….; mặc dù….nhưng ….: Mặc dù trời mưa nhưng cuộc họp vẫn sẽ được tổ chức.

++ chẳng những…. mà……; không chỉ….. mà……: Chẳng những Tuấn lười học mà cậu ta còn hỗn láo nữa.

+ Những cặp từ hô ứng cũng thường được dùng:

++ vừa … đã; chưa … đã; mới… đã; vừa … vừa; càng … càng; đâu … đấy; nào … ấy; sao … vậy; bao nhiêu … bấy nhiêu: Trời càng mưa nhiều, đường càng lầy lội.

Nó học chăm học bao nhiêu thì em nó lại lười học bấy nhiêu.

- Nối trực tiếp (không dùng từ nối). Trong trường hợp này, giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm:

+ Trong vườn, hoa lặng lẽ tỏa hương, những chú ong thầm lặng hút mật đem lại ngọt bùi cho đời.

→ Hai vế “hoa lặng lẽ tỏa hương” và “những chú ong thầm lặng hút mật đem lại ngọt bùi cho đời” được nối với nhau bằng dấu phẩy.

+ Cảnh tượng xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay, tôi đi học.

→ Hai vế “Cảnh tượng xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn” và “Hôm nay, tôi đi học” được nối với nhau bởi dấu hai chấm.

+ Kia là hoa hồng đang lặng lẽ tỏa hương; đây là hoa lan đang vươn mình trong nắng mới; xa xa là hoa cúc đang rung rinh trong những cơn gió đang về.

→ Ba vế “Kia là hoa hồng đang lặng lẽ tỏa hương”, “đây là hoa lan đang vươn mình trong nắng mới” và “xa xa là hoa cúc đang rung rinh trong những cơn gió đang về” được nối với nhau bởi dấu chấm phẩy.

Xem thêm tài liệu ôn tập môn Tiếng Việt lớp 5 chọn lọc hay khác:

  • Từ nhiều nghĩa là gì
  • Đại từ là gì
  • Quan hệ từ là gì
  • Liên kết câu là gì
  • Ôn tập về dấu câu
  • Câu ghép là gì cho ví dụ lớp 8 năm 2024
    Gói luyện thi online hơn 1 triệu câu hỏi đầy đủ các lớp, các môn, có đáp án chi tiết. Chỉ từ 200k!

Săn shopee siêu SALE :

  • Sổ lò xo Art of Nature Thiên Long màu xinh xỉu
  • Biti's ra mẫu mới xinh lắm
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L'Oreal mua 1 tặng 3

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN,GÓI THI ONLINE DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Câu ghép là gì cho ví dụ lớp 8 năm 2024

Câu ghép là gì cho ví dụ lớp 8 năm 2024

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Tài liệu ôn tập và bồi dưỡng môn Tiếng Việt khối Tiểu học đầy đủ kiến thức trọng tâm môn Tiếng Việt lớp 3, 4, 5 và bài tập có hướng dẫn chi tiết.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Câu ghép là loại câu được sử dụng phổ biến trong giao tiếp tiếng Việt hằng ngày. Bài viết dưới đây, hãy cùng Sforum tìm hiểu câu ghép là gì, có những loại câu ghép nào, ý nghĩa của câu ghép chính phụ, đẳng lập, hỗn hợp,.... và một số ví dụ chi tiết đặt câu để hiểu rõ hơn về loại câu này nhé!

Câu ghép là gì?

Câu ghép là loại câu được ghép từ hai hoặc nhiều vế trở lên. Trong đó, mỗi vế câu đều có đủ những cấu trúc câu cơ bản như chủ ngữ, vị ngữ. Đây là câu có sự ghép nối giữa các vế nên cần đảm bảo sự liên kết của các vế một cách thích hợp. Và để tạo nên sự liên kết đó các bạn có thể dùng đến các cách như:

  • Dùng từ nối.
  • Dùng dấu câu để nối như dấu hai chấm, dấu chấm phẩy, dấu phẩy.
  • Sử dụng các cặp quan hệ từ hay quan hệ từ.

Khi tìm hiểu câu ghép là gì, bạn sẽ gặp nhiều loại câu như câu ghép chính phụ, đẳng lập, hỗn hợp,..., mỗi câu lại có một ý nghĩa khác nhau. Ngoài ra, khi đặt một câu ghép, các vế câu thường có mối quan hệ với nhau. Ví dụ như nguyên nhân và kết quả, điều kiện và tương phản hay tăng tiến… Mục đích sử dụng và đặt câu ghép cũng chỉ để đảm bảo người dùng diễn đạt trọn ý.

Câu ghép là gì cho ví dụ lớp 8 năm 2024
Câu ghép là sự kết hợp của hai hay nhiều vế câu trở lên

Các loại câu ghép trong tiếng Việt

Như vậy, bạn đã được biết khái niệm câu ghép là gì? Trong tiếng Việt, câu ghép có rất nhiều loại khác nhau và có ứng dụng cho từng hoàn cảnh riêng biệt. Vậy câu ghép chính phụ, đẳng lập, hỗn hợp, hô ứng, chuỗi nghĩa là gì? Cùng tìm hiểu ngay dưới đây:

  • Câu ghép chính phụ: Các vế câu ghép chính phụ được liên kết với nhau bằng quan hệ từ hay cặp từ hô ứng. Trong đó sẽ có một vế chính và một vế phụ có mối quan hệ phụ thuộc nhau. Nhờ vậy mà câu ghép chính phụ có sự liên kết chặt chẽ.
  • Câu ghép đẳng lập: Đây là loại câu ghép có các vế câu không bị phụ thuộc vào nhau. Những vế câu này có mối quan hệ ngang hàng với nhau. Và mối kết nối giữa những vế câu này là các từ nối đẳng lập.
  • Câu ghép hô ứng: Còn được biết đến là câu ghép qua lại. Các vế câu được liên kết với nhau bằng phó tự hay các cặp đại từ. Không thể tách riêng các vế thuộc câu ghép hô ứng để làm câu đơn.
  • Câu ghép chuỗi: Các vế trong câu ghép chuỗi có mối quan hệ chỗi theo kiểu liệt kê. Điển hình như các câu gồm nhiều vế có sự ngăn cách bằng dấu phẩy, dấu chấm phẩy, dấu hai chấm…
  • Câu ghép hỗn hợp: Từng vế của câu ghép hỗn hợp sẽ có mối quan hệ tầng bậc, đan xen lẫn nhau. Đây được xem là dạng câu ghép trong câu ghép.

Câu ghép là gì cho ví dụ lớp 8 năm 2024

Tìm hiểu các mối quan hệ các vế câu trong câu ghép

Câu ghép là gì và ý nghĩa của các loại câu ghép thường gặp như câu ghép chính phụ, đẳng lập,.. đều đã được giới thiệu chi tiết ở trên. Tiếp theo hãy cùng Sforum tìm hiểu về mối quan hệ của các vế trong câu ghép.

  • Quan hệ nguyên nhân và kết quả: Các vế câu có sự xuất hiện của những cặp từ chỉ rõ mối quan hệ nhân – quả. Ví dụ như vì – do, do – nên, bởi vì – cho nên, vì thế – cho nên… Hay đơn giản là sự kết hợp của các từ quan hệ như: vì, do, nên, bởi vì, cho nên…
  • Quan hệ giả thiết và kết quả: Dùng để chỉ về một hành động nào đó chỉ xảy ra khi có điều kiện nhất định. Các vế câu trong mối quan hệ này thường có sự xuất hiện của các cặp quan hệ từ như: nếu như – thì, hễ – thì, nếu – thì…
  • Quan hệ tương phản: Đây là câu ghép nhằm biểu thị những vế câu mang ý nghĩa trái ngược nhau. Trong câu sẽ có sự xuất hiện của cặp quan hệ từ: tuy – nhưng, mặc dù – nhưng, dù – nhưng,...
  • Quan hệ mục đích: Với câu ghép có quan hệ mục đích thì các vế câu thường được liên kết với nhau qua những quan hệ từ như: thì, để...
  • Quan hệ tăng tiến: Các vế câu ghép tăng tiến sẽ được liên kết với nhau bằng cặp quan hệ từ như: không chỉ – mà còn, không những – mà còn, càng – càng…
    Câu ghép là gì cho ví dụ lớp 8 năm 2024
    Các vế câu trong câu ghép có nhiều mối quan hệ với nhau

Một số ví dụ về câu ghép thường gặp

Nhằm giúp mọi người hiểu rõ hơn câu ghép là gì, cũng như cách sử dụng các loại câu ghép chính phụ, đẳng lập,... một cách phù hợp, có ý nghĩa, Sforum sẽ cho bạn một số ví dụ đặt câu ghép như sau:

Ví dụ đặt câu ghép đẳng lập:

  • Trời thì trong xanh và gió thì mát lành.
  • Cây đa cổ thụ đó cao và to.
  • An chỉ được chọn lấy găng tay hoặc khăn quàng cổ.

Ví dụ đặt câu ghép chính phụ:

  • Nếu tôi đi ngủ sớm thì sáng dậy không thấy mệt mỏi đến vậy.

Ví dụ đặt câu ghép hô ứng:

  • Càng xa anh bao nhiêu em càng thấy nhớ anh bấy nhiêu.

Ví dụ đặt câu ghép chuỗi:

  • Vitamin A có mặt trong nhiều loại thực phẩm khác nhau, ví dụ như: đu đủ, xoài, táo, dưa hấu…

Ví dụ đặt câu ghép hỗn hợp:

  • Huy tuy thông minh nhưng lại không siêng năng trong học tập vậy nên điểm thi cuối kỳ vẫn không cao.
    Câu ghép là gì cho ví dụ lớp 8 năm 2024
    Câu ghép được thể hiện nhiều trong đời sống hàng ngày

Trên đây chính là nội dung giải đáp chi tiết câu ghép là gì, ý nghĩa của các loại câu ghép chính phụ, đẳng lập, hô ứng, hỗ hợp, chuỗi và mối quan hệ của các vế khi đặt câu. Các bạn cùng tham khảo để học cách sử dụng câu ghép chính xác bạn nhé!

Thế nào là câu ghép cho ví dụ?

Câu ghép là câu được ghép từ 2 vế trở lên, trong đó mỗi vế câu đều có đủ thành phần của cấu trúc câu gồm một cụm chủ ngữ - vị ngữ. Về ý nghĩa, câu ghép thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa các ý với nhau cũng như thể hiện mối quan hệ với các câu khác trong một đoạn hay một bài văn. Ví dụ: 1.

Câu ghép chính phủ là gì cho ví dụ?

Câu ghép chính phụ cũng có hai vế nhưng lại phụ thuộc lẫn nhau, được kết nối bằng quan hệ từ chính phụ; vì vậy mối quan hệ trong câu ghép chính phụ thường rất chặt chẽ. Ví dụ: Nếu em chăm chỉ hơn thì em đã thành công.

Câu ghép đẳng lập là gì cho ví dụ?

* Câu ghép đẳng lập có quan hệ đối chiếu Giữa những vế câu biểu đạt sự việc mang tính chất tương phản nhau, đối ứng với nhau. Quan hệ từ sử dụng để kết nối các vế câu lại sẽ thể hiện quan hệ tương phản, đối chiếu, đó là từ “nhưng, mà, song”. Ví dụ: Nó không làm bài tập nhưng bố mẹ cũng không bảo gì.

Câu ghép có quan hệ tương phản là gì?

Quan hệ tương phản: Đây là câu ghép nhằm biểu thị những vế câu mang ý nghĩa trái ngược nhau. Trong câu sẽ có sự xuất hiện của cặp quan hệ từ: tuy – nhưng, mặc dù – nhưng, dù – nhưng,... Quan hệ mục đích: Với câu ghép có quan hệ mục đích thì các vế câu thường được liên kết với nhau qua những quan hệ từ như: thì, để...