Câu hỏi thực tiễn về cách mạng xã hội

Hồ Chí Minh là một nhà tư tưởng lỗi lạc, có nhiều cống hiến kiệt xuất vào kho tàng tư tưởng – lý luận của dân tộc và nhân loại. Qua các giai đoạn lịch sử khác nhau, thế giới đều thừa nhận có tư tưởng Hồ Chí Minh và bản thân Người thực sự là một nhà tư tưởng, nhà lý luận vĩ đại của thời đại chúng ta.Với mỗi người dân Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là biểu tượng sáng ngời về đạo đức cách mạng, tấm gương hi sinh, hiến dâng trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc; Người còn để lại cho các thế hệ mai sau một di sản tinh thần vô cùng quý báu, đó là tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức Hồ Chí Minh, phong cách Hồ Chí Minh và Thời đại Hồ Chí Minh.Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 18/2/1995 của Bộ Chính trị khóa VII khẳng định: “Trong khi giải quyết n hững vấn đề của cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã góp phần phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin trên nhiều vấn đề quan trọng, đặc biệt là lý luận về cách mạng giải phóng dân tộc và tiến lên chủ nghĩa xã hội ở các nước thuộc địa và phụ thuộc.”. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần IX [2001], lần thứ XI đều viết:  “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta.”.Hồ Chí Minh đã tiếp nhận những bài học sâu sắc từ Lênin và Cách mạng Tháng Mười Nga nhưng Người không rập khuôn, sao chép theo nền tảng đó mà tiếp thu cái tinh thần của Chủ nghĩa Mác – Lênin. Qua luận cương của Lênin, Hồ Chí Minh đã thấy được cái cần thiết cho dân tộc Việt Nam – con đường giải phóng dân tộc. Từ nhu cầu thực tiễn của cách mạng Việt Nam, từ những hiểu biết sâu sắc văn hóa phương Đông, văn hóa Pháp, Hồ Chí Minh đã vận dụng và phát triển Chủ nghĩa Mác – Lênin, Người cho rằng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở các thuộc địa không hoàn toàn phụ thuộc vào cách mạng ở chính quốc”, nhân dân thuộc địa có thể đứng lên tự giải phóng chính mình, cuộc cách mạng có thể thắng lợi trước ở một nước thuộc địa.Hồ Chí Minh xem chủ nghĩa Mác – Lênin như một kim chỉ nam cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc và luôn nhấn mạnh rằng cần phải vận dụng sáng tạo “cẩm nang thần kỳ” đó.Từ phương pháp tiếp cận đúng đắn, mạnh dạn, khoa học trong kế thừa và phát triển học thuyết Mác – Lênin, đồng thời bám sát thực tiễn Việt Nam và thế giới, Hồ Chí Minh đã có những luận điểm sáng tạo góp phần làm phong phú thêm chủ nghĩa Mác – Lênin trong vấn đề cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng chế độ dân chủ mới và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở một nước phương Đông, thuộc địa nửa phong kiến, kinh tế nghèo nàn, lạc hậu.Luận điểm sáng tạo lớn đầu tiên của Hồ Chí Minh là luận điểm về chủ nghĩa thực dân và vấn đề giải phóng dân tộc. Bằng những tác phẩm “Bản chất chế độ thực dân Pháp” [1925] và “Đây công lý của thực dân Pháp ở Đông Dương”, Hồ Chí Minh đã vạch trần bản chất, quy luật vận động, địa vị lịch sử, những thủ đoạn bóc lột, đàn áp, tàn sát dã man của chủ nghĩa thực dân Pháp đối với các dân tộc thuộc địa; nêu rõ những nguyện vọng khát khao được giải phóng và những cuộc đấu tranh của các dân tộc thuộc địa. Sự phân tích về chủ nghĩa thực dân của Hồ Chí Minh đã vượt hẳn những gì mà những nhà lý luận mát – xít đề cập đến. Người đã nêu lên những luận điểm sáng tạo: Cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa quan hệ chặt chẽ với cách mạng chính quốc, nhưng không hoàn toàn phụ thuộc vào cách mạng chính quốc. Nhân dân các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc “có thể chủ động đứng lên, đem sức ta mà giải phóng cho ta”, giành thắng lợi trước cách mạng chính quốc và qua đó, thúc đẩy cách mạng chính quốc.Hai là, khi phân tích xã hội của các nước thuộc địa, Hồ Chí Minh tiếp thu, vận dụng quan điểm giai cấp và đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác – Lê nin một cách sáng tạo, Người tìm thấy con đường duy nhất đúng đắn cho dân tộc, đó là: “Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Theo Hồ Chí Minh, ở Việt Nam cũng như các nước phương Đông, do trình độ sản xuất phát triển nên sự phân hóa giai cấp và đấu tranh giai cấp không giống như ở các nước phương Tây. Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn của sự phát triển đất nước” ; gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng Thế giới, đặt cách mạng Việt Nam vào quỹ đạo cách mạng vô sản thế giới, nghĩa là Người đã quốc tế hóa những vấn đề của cách mạng nước ta.Vấn đề thứ ba là vấn đề chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, Hồ Chí Minh khẳng định: Sau khi cơ bản hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ, chúng ta nhất định phải quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Chỉ có xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta mới thực sự giải phóng được dân tộc, xã hội và con người. Đặc điểm lớn nhất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là “từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”.Luận điểm thứ tư là về Đảng và xây dựng Đảng được Hồ Chí Minh nêu lên đầy mới mẻ và sáng tạo. Với một đất nước thuộc địa nửa phong kiến, nông dân chiếm đa số dân cư như Việt Nam, Hồ Chí Minh đã xác định quy luật hình thành của Đảng là “kết hợp chủ nghĩa Mác- Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước, bản chất của Đảng trong điều kiện một nước nông nghiệp lạc hậu – Đảng là của giai cấp, đồng thời của dân tộc và của nhân dân lý luận, chính trị, tổ chức mà cả về văn hóa.Thứ năm, Hồ Chí Minh đã có những cống hiến sáng tạo về tư tưởng quân sự, đăht nền móng cho sự hình thành học thuyết quân sự cách mạng Việt Nam hiện đại. Xuất phát từ nhiệm vụ cơ bản, hàng đầu của cách mạng Việt Nam là đánh đổ đế quốc, phong kiến, giành chính quyền về tay nhân dân, ngay từ đầu, Người đã xác định: Phải giành chính quyền bằng bạo lực, bằng khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng nếu kẻ thù ngoan cố, không chịu hạ vũ khí. Điểm thứ sáu là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, sau khi cách mạng vô sản thắng lợi, giai cấp vô sản sẽ thiết lập nên nền chuyên chính vô sản. Ở Hồ Chí Minh đã hình thành và phát triển một hệ thống các quan điểm sáng tạo về Nhà nước kiểu mới ở Việt Nam. Người đã vận dụng sáng tạo quan điểm đó vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, một cuộc cách mạng từ giải phóng dân tộc mà phát triển lên. Trong chánh cương vắn tắt [1930], Hồ Chí Minh đã nêu: Thiết lập chính phủ công nông binh, tổ chức ra quân đội công nông. Tại Hội nghị TW8 [5/1941], Người đề ra chủ trương thành lập “một nước Việt Nam dân chủ mới ấy không phải thuộc quyền riêng một giai cấp nào, mà của chung toàn thể dân tộc”.Bảy là, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh luôn giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp Hồ Chí Minh đã có các quan điểm sáng tạo về chiến lược đại đòan kết dân tộc theo phương châm: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công”. Đường lối của cách mạng Việt Nam là đi từ giải phóng dân tộc, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội, kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. Động lực cơ bản của toàn bộ sự nghiệp cách mạng đó là đại đoàn kết toàn dân trên nền tảng liên minh công nhân, nông dân, trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.Những luận điểm sáng tạo nêu trên là những sáng tạo nổi bật trong hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo của Chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Cùng với chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng ta, nhân dân ta, là người dẫn đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi.Tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản vô giá mà Người đã để lại cho dân tộc Việt Nam, Người là tấm gương đạo đức trong sáng, mẫu mực, cao đẹp, kết tinh những giá trị truyền thống của dân tộc, của nhân loại và thời đại. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác là niềm vinh dự và tự hào đối với mỗi người dân, đảng viên chúng ta hiện nay. Việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là nhiệm vụ rất quan trọng và thường xuyên, qua đó để giáo dục, rèn luyện mình, xứng đáng là công dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Lượt xem: 141148

[TG] - Cuốn sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam - Dư luận quốc tế và trong nước về bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng” do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã nhận được rất nhiều những phản hồi đóng góp, bày tỏ sựđồng thuận với nội dung bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; nhận thấy rõ con đường mà nhân dân ta, dân tộc ta đang đi là đúng đắn dù có muôn vàn khó khăn, thử thách, song dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta nhất định sẽ đạt được thành công.

Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trả lời đúng và trúng những vấn đề quan tâm

Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” là một bài viết có giá trị lý luận và thực tiễn đối với Việt Nam.

GS.TS. Phùng Hữu Phú.

Vì sao bài viết của Tổng Bí thư lại thu hút sự quan tâm, ủng hộ của đông đảo cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân, các chính khách, học giả trên thế giới? Đó là vì 3 lý do chính như sau:

Thứ nhất, bài viết của Tổng Bí thư đã trả lời đúng và trúng những vấn đề cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân, các chính khách, các học giả nước ngoài quan tâm. là một đề tài lý luận và thực tiễn rất cơ bản, quan trọng, nội dung rất rộng lớn, phong phú, có nhiều cách tiếp cận khác nhau, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu rất công phu, nghiêm túc, tổng kết thực tiễn một cách sâu sắc, khoa học”. Với cách tiếp cận đó, bài viết đã đặt nhiều câu hỏi và từng bước tập trung lý giải từng câu hỏi đó: Đồng chí Tổng Bí thư cũng nêu vấn đề: “Chúng ta phảichủ nghĩa xã hội thế nào, vàđi lên chủ nghĩa xã hội thế nào cho phù hợp với hoàn cảnh, đặc điểm cụ thể ở Việt Nam?”.

Thứ hai, bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” có một sức thuyết phục, cảm hóa lớn vì tác giả bài viết - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu lý tưởng đi lên chủ nghĩa xã hội, luôn trăn trở, vận dụng phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; là một người cộng sản sống trong sạch, trí tuệ, nhân cách, học theo đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Sức cảm hóa của cuốn sách là ở nội dung, nhưng tác giả Nguyễn Phú Trọng là một tác giả đầy sức thuyết phục về trí tuệ, nhân cách sống.

Thứ ba, tại sao bài viết lại có sức lan tỏa rộng rãi như vậy? Là bởi vì bài viết bàn về vấn đề rất rộng, rất phức tạp, nhiều cách tiếp cận khác nhau nhưng Tổng Bí thư chọn cách trình bày dung dị, bàn về lý luận nhưng không kinh điển mà lại lấy đời sống, lấy thực tiễn để viết. Bài viết thuyết phục bằng cuộc sống, chắt lọc từ đời sống, lấy đời sống để thuyết phục, để minh chứng. Những luận giải khoa học, khách quan cùng những dẫn chứng thực tiễn của Tổng Bí thư về chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội được minh chứng bằng thực tiễn công cuộc đổi mới của Việt Nam đã có sức thuyết phục mạnh mẽ đối với dư luận trong nước cũng như quốc tế. Đồng chí Tổng Bí thư không chỉ nêu thành tựu mà còn nhìn nhận một cách toàn diện về những hạn chế, yếu kém trên các lĩnh vực của đất nước sau 35 năm đổi mới; những thách thức mới chúng ta phải đối mặt trong quá trình phát triển đất nước.

Cuốn sách mang lại rất nhiều ý nghĩa và giá trị đối với đoàn viên thanh niên, đối với các bạn trẻ Việt Nam hiện nay

Cuốn sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam - Dư luận quốc tế và trong nước về bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng” do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với các cơ quan liên quan xuất bản rất kịp thời, đúng thời điểm, đúc rút lại những dư luận trong nước và quốc tế của những nhà khoa học liên quan đến bài viết của Tổng Bí thư, đồng thời cũng tập hợp rất nhiều tư liệu có giá trị về mặt thực tiễn với nhiều cách tiếp cận và giá trị khác nhau.

Bài viết của Tổng Bí thư là một bài viết rất căn cơ về lý luận, về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta nhưng câu từ, cách tiếp cận, những vấn đề đồng chí Tổng Bí thư nêu ra ở trong bài viết rất bình dị, dễ gần, dễ hiểu. Các bạn đoàn viên thanh niên, cho dù là những người không làm trong lĩnh vực lý luận thì vẫn có thể tiếp cận những tư tưởng, những lý luận ở trong bài viết.

Đồng chí Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thứ Nhất Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

Cuốn sách mang lại rất nhiều ý nghĩa và giá trị đối với đoàn viên thanh niên, đối với các bạn trẻ Việt Nam hiện nay.

Bốn câu hỏi mà đồng chí Tổng Bí thư nêu ra ở trong bài viết cũng chính là bốn vấn đề hiện nay các thế lực thù địch đang lợi dụng, xuyên tạc để lôi kéo thanh niên, làm xói mòn lòng tin của thanh niên đối với con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Có thể nói, bài viết với cách lập luận bình dị nhưng sâu sắc, như một liều thuốc giúp cho các bạn thanh niên tin tưởng hơn, hiểu rõ hơn, có khả năng tự sàng lọc, tự đấu tranh, tự phòng ngừa với những thông tin xấu độc của các thế lực thù địch, với niềm tin được củng cố lên rất nhiều.

Khi tiếp cận những nội dung mà từ những bài học lịch sử quý giá được Tổng Bí thư nêu lên trong bài viết và nhắc đến sứ mệnh của từng thời kỳ, từng thời điểm, tổ chức Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và các bạn thanh niên Việt Nam ý thức được đầy đủ hơn trách nhiệm của mình, sứ mệnh của mình trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước đang bước vào giai đoạn phát triển mới, với những cơ hội lớn dành cho thanh niên, nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức ở phía trước. Ai kiên định đi đúng được con đường, nỗ lực để vươn lên thì người đấy sẽ đóng góp được nhiều hơn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Bài viết đem lại cách tiếp cận gần gũi nhất, dễ thẩm thấu nhất đối với các bạn thanh niên hiện nay.

Đối với Ban Bí thư Trung ương Đoàn, khi sinh hoạt và nghiên cứu bài viết của Tổng Bí thư cũng như triển khai chương trình hành động của Đoàn để triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, chúng tôi ý thức hơn được, hiểu hơn được bối cảnh của đất nước trong một giai đoạn phát triển mới. Đây là một giá trị rất quý giá để cho Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tiếp thu vào dự thảo Báo cáo Chính trị và dự thảo Văn kiện Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII, góp phần lan tỏa tư tưởng của Tổng Bí thư đối với sứ mệnh mới của thanh niên cần phải làm gì để xây dựng đất nước hùng cường, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ lựa chọn tiếp những bài trong cuốn sách để biên tập, đăng tải trên các báo của Đoàn, các nền tảng số của Đoàn và biên tập lại để làm tài liệu sinh hoạt cho các cấp bộ đoàn. Trung ương Đoàn sẽ tổ chức các diễn đàn sinh hoạt mẫu để các cơ sở đoàn, các cấp bộ đoàn thấm nhuần và chia sẻ tư tưởng bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Cuốn sách góp phần bổ sung thêm kho kiến thức cho độc giả, nhà nghiên cứu, nhà lý luận và toàn thể những người quan tâm

Đồng chí Sẻng-phết Hùng-bun-nhuông, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào tại Việt Nam.

Tôi xin nhiệt liệt hoan nghênh ban biên tập cuốn sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam - Dư luận quốc tế và trong nước về bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”. Cuốn sách góp phần bổ sung thêm kho kiến thức cho độc giả, nhà nghiên cứu, nhà lý luận và toàn thể những người quan tâm tới cuốn sách này.

Bài viết của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một bài viết rất quan trọng, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn sinh động về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, chứa đựng nhiều nội dung, nội hàm là một thông điệp khẳng định mạnh mẽ ý chí của Đảng và nhân dân Việt Nam trong việc tiếp tục bước lên con đường mà Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Nam đã lựa chọn.

Nội dung vài viết của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu lên những vấn đề nổi bật về lý luận và thực tiễn phong phú và sâu sắc về sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam nhiều thập kỷ qua; khẳng định lại mục tiêu đi lên chủ nghĩa xã hội trên cơ sở kiên định chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và vận dụng đúng đắn và sáng tạo vào trong hoàn cảnh thực tiễn ở Việt Nam, coi độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội là chủ trương cơ bản và xuyên suốt của cách mạng Việt Nam. Việc lựa chọn con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là vì chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới có thể đem lại độc lập hoàn toàn cho người dân cũng như đem lại cuộc sống tự do, ấm no và hạnh phúc thực sự cho tất cả mọi người, cho các dân tộc.

Tôi hiểu và nhận thức sâu sắc rằng: Lào và Việt Nam đều kiên định với chủ nghĩa Mác - Lênin và coi chủ nghĩa Mác - Lênin là cơ sở lý luận phục vụ hai nhiệm vụ chiến lược đó là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hai nước chúng ta đang tiến lên theo mục tiêu xây dựng xã hội chủ nghĩa như đã đề ra tại các Nghị quyết Đại hội của mỗi Đảng qua các thời kỳ. Qua bài viết của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, tôi nhận thức rằng: Chủ nghĩa xã hội là một chủ nghĩa khoa học, Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng sáng tạo lý luận Mác - Lê-nin kết hợp tư tưởng Hồ Chí Minh và triển khai phù hợp trong từng thời kỳ; đặc biệt là vận dụng lực lượng quần chúng, khối đại đoàn kết của người dân tham gia vào thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược: bảo vệ và xây dựng phát triển đất nước, đạt được nhiều thành tựu to lớn mà được bạn bè quốc tế ghi nhận.

Tôi tin tưởng chắc chắn rằng, việc kiên định lý luận chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam và truyền thống đoàn kết, yêu nước, cần cù, kiên trì và anh dũng của nhân dân Việt Nam, Việt Nam sẽ đạt được trong việc xây dựng các cơ sở vững chắc để đi lên xã hội chủ nghĩa theo mục tiêu đã đề ra.

Đồng chí Triệu Tự Sinh - Chủ nhiệm Văn phòng nghiên cứu so sánh chính đảng thế giới, Trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đánh giá: “Đây là bài viết có giá trị lý luận và ý nghĩa thực tiễn quan trọng, định hướng cho Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân nỗ lực phấn đấu nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển đất nước nhân dịp kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng và 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Ngài Keo Baphnom, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Trưởng ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Campuchia đánh giá, bài viết quan trọng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “là bài học rất có giá trị của cách mạng Việt Nam”, “góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội” và tin tưởng rằng, “dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam…, nhân dân Việt Nam sẽ nhanh chóng đạt được mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”.

Bảo Châu

Video liên quan

Chủ Đề