Cây chàm đất mọc ở đâu

Cây chàm hay còn được gọi là chàm đậu, đại chàm, chàm bụi. Theo đông y, cây chàm có tác dụng thanh nhiệt, tán uất, lương huyết độc, lợi tiểu, giải độc, tiêu viêm. Cây có tên khoa học là Indigofera tinctoria L, thuộc họ Đậu – Fabaceae.

Cây chàm chữa nóng trong gây thổ huyết, ói máu, quai bị, viêm tuyến mang tai cấp tính ở trẻ em.

MÔ TẢ:

Cây chàm thuộc loại cây bụi nhỏ, sống hàng năm, cao từ 0.5 – 0.6 m. Phân thành nhiều nhánh, cành nhánh có nhiều lông mịn. Lá mọc kép, so le, dìa lẻ và có hình trái xoan. Thắt lại ở gốc, tròn, có mũi nhọn ở đỉnh chóp. Mỗi lá có 7 – 15 chét lá, cả lá dài từ 3 – 5 cm, còn lá chét dài 1.5 – 1.8 cm. Lá có màu xanh đậm và khi khô chuyển sang màu xanh lam.

Cụm hoa mọc thành chùm ở các kẽ lá, cánh hoa có hình bướm, màu đỏ vàng hoặc tím hồng. Quả cây có hình lưỡi liềm, mọc thẳng ra bên ngoài. Quả được phủ nhiều lông đốm, ít mở và dài đến 2.5 cm. Trong quả có 5 – 12 hạt, hạt hình hơi lập phương và có màu hạt dẻ. Cây thường ra hoa quanh năm. [ không copy dưới mọi hình thức].

PHÂN BỐ:

Cây thường mọc ở vùng nhiệt đới, dọc theo đường đi, các khu đất hoang ở nước ta. Ngoài ra cây còn phân bố ở Trung Quốc, Ấn Độ, Malayxia, một số nước châu Mỹ và châu Phi.

BỘ PHẬN DÙNG:

Toàn thân cây và rễ [Radix et Herba Indigoferae] được ứng dụng để làm dược liệu.  

THU HÁI:

Cành lá thường thu vào màu đông, trước thời gian cây ra hoa. Còn rễ thì có thể thu hái quanh năm.

CHẾ BIẾN:

Sau khi hái lá về, đem ngâm qua nước vôi sẽ thu được bột cây chàm màu xanh lam. Còn rễ cây có thể rửa sạch, sấy hoặc phơi khô, bảo quản dùng dần.

BẢO QUẢN:

Bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh độ ẩm cao, để trong lọ kín, tránh gió và cát bụi.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC:

theo các nhà khoa học thì trong toàn cây chàm chứa indican bị thủy phân sẽ tạo ra glucose và indoxyl. Còn có chất indoxyl sau khi bị oxy hóa trong không khí có thể biến đổi thành chất indigo màu lam đậm, rất đẹp. Ngoài ra trong rễ còn chứa hợp chất indirubin.

TÍNH VỊ:

Theo đông y, cây chàm có tính mátvà có vị đắng.

CÔNG DỤNG:

Có tác dụng trị ho ra máu, ho nhiều đờm do giãn phế quản huyết nhiệt. Chữa nóng trong gây thổ huyết, ói máu, quai bị, viêm tuyến mang tai cấp tính ở trẻ em. Chữa viêm gan cấp tính, mạn tính, cảm nắng và tiểu tiện ít nước, tiểu đỏ.

Cây chàm chữa viêm gan cấp tính, mạn tính, cảm nắng và tiểu tiện ít nước, tiểu đỏ.

MỘT SỐ BÀI THUỐC:

Khi bị nhiễm hàn gây ban đỏ:

Dùng 8g cây chàm, đem sắc thành nước, uống trong ngày.

Trị ho ra máu và ho nhiều đờm do giãn phế quản:

Sử dụng 12g cây chàm, 12g cáp phấn, đem tán thành bột mịn. Mỗi lần lấy 2 – 4g uống với nước, mỗi ngày dùng khoảng 2 lần.

Chữa huyết nhiệt, nóng trong gây thổ huyết và ói máu:

Dùng cây chàm, hoàng cầm, bồ hoàng, với lượng bằng nhau. Sau đó đem đi tán thành bột mịn, dùng uống với nước trong ngày.

Trị quai bị, viêm tuyến mang tai cấp tính ở trẻ em:

Dùng thanh đại và băng phiến, với lượng bằng nhau, pha cùng nước ấm, thoa trực tiếp vào chỗ đau.

Khi bị viêm gan cấp tính và mạn tính:

Dùng 12g bột cây chàm, 24g bạch phàn, đem nghiền thành bột mịn. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần dùng khoảng 2g.

Trị cảm nắng và tiểu tiện ít nước tiểu đỏ:

Lấy 63g cây chàm, 63g hoạt thạch, 63g cam thảo, rồi nghiền thành bột mịn. Mỗi lần dùng 12 – 30g pha với nước ấm hoặc sắc thành thuốc uống hàng ngày.

Lưu ý: “Kết quả đạt được còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người”

Thảo dược sinh phương chuyên cung cấp những loại thảo dược tốt nhất để chăm sóc sức khỏe cho quý khách hàng.

Mua Cây Chàm ở đâu là đảm bảo. Cách dùng như thế nào?

Giá bán sản phẩm :

Cây Chàm: 200K

Để biết thêm về Cây Chàm và đặt mua an toàn, đúng nguồn gốc quý bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp theo địa chỉ:

Tại Hà Nội: Số 226A Ngô Quyền, P.La Khê, Q.Hà Đông, TP.Hà Nội

0987 861 410 [Anh Quốc]

Website : //thaoduocsinhphuong.com/

Miễn phí giao hàng nội thành HN và HCM đơn hàng từ 500K

GIẢM GIÁ 10% ĐẶT HÀNG :

TẠI ĐÂY!

Cảm ơn các bạn đã quan tâm và bỏ chút thời gian vàng ngọc để đến với bài viết của chúng tôi !

1. Mô tả:

Cây bụi nhỏ, cao 0,5-0,6m; cành nhánh có lông mịn. Lá có 4-6 đôi lá chét đối nhau, hình trái xoan, hơi thắt lại gốc, tròn và có mui nhọn mảnh ở chóp, có nhiều lông ở mặt dưới. Hoa màu xanh lục và đỏ, xếp thành chùm ở nách; trụ cụm hoa ngắn hơn các lá và mang hoa từ phía gốc lên. Quả thẳng hoặc hình lưỡi liềm, ít mở, có lông lốm đốm. Hạt 5-10 hình khối, màu hạt dẻ.

Ra hoa quanh năm.

2. Bộ phận dùng:

Rễ và toàn cây – Radix et Herba Indigoferae

3. Nơi sống và thu hái:

Loài cây liên nhiệt đới, mọc trên đất hoang, dọc đường đi, dựa rạch đến độ cao 2000m. Cây cũng được trồng ở vùng núi. Có thể trồng bằng hạt vào mùa mưa. Cành lá thu hái vào mùa khô, trước khi cây ra hoa. Rễ thu hái quanh năm, thường dùng tươi hay phơi khô dùng dần. Lá tươi khi đem ngâm vào nước vôi sẽ thu được bột chàm [Thanh đại] màu xanh lam rất đẹp, thường dùng nhuộm quần áo.

4. Thành phần hóa học:

Cây chứa một chất glucosid gọi là indican; chất này khi bị thuỷ phân cho ra glucose và indoxyl; chất indoxyl sau khi bị oxy hoá trong không khí biến thành chất chàm indigo màu xanh đậm, rất bền.

4. Tính vị, tác dụng:

Toàn cây, nhất là thanh đại có vị đắng tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, tán uất, lương huyết độc. Rễ có tác dụng lợi tiểu. Lá giải độc, tiêu viêm.

5. Công dụng, chỉ định và phối hợp:

Lá thường được dùng chữa viêm họng, song Ấn Độ người ta dùng dịch lá dự phòng chứng sợ nước, dùng ngoài bó gãy chân và ép lấy nước lấy dịch trộn với mật chữa tưa lưỡi, lở mồm, viêm lợi chảy máu. Ở Ấn Độ hãm toàn cây dùng chữa động kinh và rối loạn về thần kinh, dùng trị ho gà và cũng dùng làm thuốc bôi dẻo để điều trị vết thương, lở loét và bệnh trĩ. Rễ dùng trị viêm gan và bò cạp đốt.

Cách dùng:

Thường dùng dưới dạng thuốc sắc, hoặc tán thành bột, ngày dùng 2 -6g. Dùng ngoài giã nát để đắp hoặc ép lấy dịch để bôi. Hoặc dùng bột chàm cùng với phèn chua. Hoàng liên, Đinh hương làm bột bôi.

Tên

Tên khác: 

Chàm, Chàm đậu, Đại chàm.

Tên khoa học: 

Tên đồng nghĩa: 

I. Indica Lam., I. Sumatrana Gaertn.

Họ: 

Đậu [Fabaceae] - Phân họ Đậu [Faboideae]

Tên nước ngoài: 

True indigo, Indigo, Indian indigo

Mẫu thu hái tại: 

quận 9-Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 05/2008

Bụi cao 0,5-1,2 m. Thân non có lông nằm trắng, mặt trên màu nâu đỏ, mặt dưới màu xanh; thân già màu nâu, có nốt sần; tiết diện gần tròn. mọc cách, kép lông chim lẻ, dài 3,5-4 cm, 7-13 lá phụ. Lá phụ hình trứng ngược, tròn hay lõm và có gai nhỏ ở đỉnh, mặt trên xanh đậm, mặt dưới xanh nhạt và có lông nằm màu trắng, dài 1,3-1,7 cm, rộng 0,7-1 cm. Gân lông chim, 5-6 cặp gân phụ. Cuống chung dài 0,9-1 cm, phù ở đáy, màu xanh; cuống phụ 1 mm, màu xanh; cuống chung và cuống phụ có lông nằm màu trắng. Lá kèm dạng sợi, dài 1 mm, màu xanh, có lông; lá kèm con 0,5 mm, màu xanh; lá kèm và lá kèm con tồn tại. Cụm hoa là chùm ngắn ở nách lá, dài khoảng 4 cm. Trục phát hoa màu xanh, có ít lông nằm màu trắng. Hoa đều, lưỡng tính, mẫu 5. Cuống hoa ngắn, 2 mm, có lông nằm màu trắng. Lá bắc của hoa nhỏ, dạng tam giác, dài 1 mm, đỉnh có màu đỏ, mặt ngoài có lông. Lá đài 5, gần đều, màu xanh, mặt ngoài có lông màu trắng, ống đài cao 1 mm, 5 thùy hình tam giác 1,5 mm x 1 mm . Tiền khai đài van. Cánh hoa 5, không đều, rời, mặt ngoài các cánh hoa có lông hoe nâu. Cánh cờ to nhất, màu xanh, mặt trong có màu gân màu đỏ tỏa ra từ gốc; móng ngắn, 1 mm; phiến gần tròn đường kính 3,5 mm. Cánh bên có móng màu đỏ, cao 1 mm, phiến màu đỏ nhạt 4 mm x 1,5 mm. Lườn màu xanh, có 2 túi nhỏ màu trắng ở hai bên; móng 1,5 mm x 1 mm; phiến 4 mm x 1,5 mm, dính nhau 1/2 ở phía trên. Nhị 10, không đều, dính nhau thành 1 ống cao 3,5 mm, rời một ít phía trên. Chỉ nhị dạng sợi màu trắng, dài 3-4 mm. Bao phấn hình bầu dục có mũi, màu vàng, dài 1 mm, 2 ô, nứt dọc, hướng trong. Hạt phấn rời, màu vàng, hình bầu dục hay hình cầu, có rãnh dọc. Lá noãn 1, bầu trên 1 ô, 9-13 noãn, đính noãn mép. Bầu noãn màu xanh, dài 3-4 mm, có lông nằm màu trắng; vòi nhụy dạng sợi màu trắng, cong, dài 2 mm; đầu nhụy hình điểm, màu nâu.
Quả dạng dải, dài 3-4 cm, rộng 3 mm, màu xanh, mặt ngoài nhiều lông nằm màu trắng, có 1 gai ở đỉnh dài 2mm, hơi có ngấn giữa các hạt. Hạt 9-14, hình trụ, màu nâu, 2 mm x 1 mm.

Hoa thức và Hoa đồ: 


Đặc điểm giải phẫu: 

Vi phẫu thân hình tròn. Biểu bì có cutin mỏng ở thân non, bần 2-3 lớp ở thân già, lỗ khí ít. Mô dày tròn, 1-6 lớp tế bào hình bầu dục. Mô mềm vỏ đạo, 1-5 lớp tế bào hình bầu dục dài. Trụ bì hóa sợi thành từng cụm, 3-5 lớp tế bào. Libe ít; libe 1 xếp thành từng cụm, khó nhận ra; libe 2 tế bào vách mỏng, nhăn. Gỗ 2 nhiều; mạch gỗ 2 tròn hay đa giác, xếp thẳng hàng; mô mềm gỗ 2 tế bào có vách dày, hóa sợi rải rác; tia gỗ là 1-2 dãy tế bào hình chữ nhật dài, vách mỏng. Mô mềm tủy đạo, tẩm lignin ở giữa, 4-5 lớp tế bào dưới gỗ 1 vách còn cellulose, có 1 vài tế bào vách tẩm lignin dạng chiếc nhẫn. Tinh thể calci oxalat hình khối chữ nhật hay lập phương kích thước nhỏ trong libe, kích thước to và rất nhiều trong mô mềm tủy vách còn cellulose, ít trong mô mềm vỏ. Tinh bột trong mô mềm vỏ và mô mềm tủy.
Vi phẫu lá: Gân giữa: Tế bào biểu bì dưới kích thước nhỏ hơn tế bào biểu bì trên. Mô dày tròn, 1-3 lớp tế bào đa giác hay bầu dục, nhiều ở biểu bì trên. Mô mềm đạo tế bào hơi đa giác. Trụ bì hóa sợi 1-2 lớp tế bào, sợi có vách mỏng. Cung libe gỗ hình bầu dục với gỗ ở trên, libe ở dưới. Mô mềm tủy, 3-4 lớp tế bào vách tẩm lignin dày. Ít tinh thể calci oxalat hình khối lăng trụ trong libe. Phiến lá: Biểu bì dưới có cutin lồi; mô mềm giậu, 1-3 lớp tế bào; mô mềm khuyết tế bào vách nhăn; giữa mô mềm giậu và mô mềm khuyết là 1 lớp tế bào to hình bầu dục nối liền các bó phụ, mỗi bó phụ được bao quanh bởi 1 vòng tế bào hình bầu dục. Lỗ khí ít ở biểu bì trên, nhiều hơn ở biểu bì dưới. Lông che chở dạng thuyền ở mặt dưới. Ít tinh thể calci oxalat hình khối trong libe.
Vi phẫu cuống lá hình tam giác đáy lõm. Biểu bì có cutin mỏng. Mô dày tròn, nhiều ở góc, 1-3 lớp tế bào đa giác. Mô mềm vỏ đạo tế bào hình bầu dục, 2-3 lớp tế bào ngoài kích thước nhỏ, có lục lạp, các tế bào bên trong kích thước to. Trụ bì hóa sợi thành từng đám, 2-3 lớp tế bào. Ba cụm libe gỗ lớn với libe ít, gỗ nhiều, giữa các cụm libe gỗ là các tế bào mô mềm vách tẩm lignin dày; 2 bó libe gỗ nhỏ với gỗ ở trên, libe ở dưới, bên ngoài libe là cụm sợi. Mô mềm tủy đạo. Tinh bột ít, trong mô mềm vỏ và tủy. Tinh thể calci oxalat hình khối chữ nhật nhiều, kích thước nhỏ trong libe, kích thước lớn hơn trong mô mềm tủy. Lỗ khí ít. Lông che chở dạng thuyền, vách dày.
Vi phẫu rễ gần tròn. Bần nhiều lớp tế bào màu vàng xanh, lục bì 2 lớp tế bào. Mô mềm đạo tế bào đa giác hay bầu dục to. Nhiều cụm sợi trên đầu libe 1 và rải rác trong mô mềm vỏ. Libe 1 khó nhận ra. Libe 2 tế bào có vách thẳng. Gỗ 2 nhiều; mạch gỗ 2 to, tròn hay đa giác; mô mềm gỗ 2 tế bào vách mỏng, hóa sợi rải rác; tia gỗ thường là 1-2 dãy tế bào hình chữ nhật dài. Tinh bột trong mô mềm vỏ, libe. Tinh thể calci oxalat hình khối chữ nhật kích thước nhỏ và ít trong libe, kích thước to và nhiều nằm sát sợi, trong mô mềm vỏ.

Đặc điểm bột dược liệu: 

Bột toàn cây gồm các thành phần: Nhiều lông che chở đơn bào dạng thuyền. Sợi vách mỏng, đường kính 20-24 µm, xếp thành đám. Trong bột rễ có sợi chứa tinh bột, mảnh bần, mô mềm chứa tinh thể calci oxalat hình khối. Mảnh biểu bì dưới vách tế bào uốn lượn, có lông che chở dạng thuyền, lỗ khí kiểu hỗn bào và song bào. Mảnh mô mềm tẩm lignin chứa tinh bột. Mảnh mô giậu dạng nhìn ngang. Mảnh mạch điểm, mạch mạng, mạch vòng, mạch xoắn. Tinh thể calci oxalat hình khối lăng trụ, 24-26 µm. Hạt tinh bột tròn, tễ rõ, đường kính 27-31 µm. Hạt phấn hoa hình bầu dục, tròn, có rãnh, lỗ nảy mầm, đường kính 34 µm.

Phân bố, sinh học và sinh thái: 

Loài cây liên nhiệt đới, mọc trên đất hoang, dọc đường đi, dựa rạch cho đến độ cao 2000 mét. Cây cũng được trồng ở vùng núi, có thể trồng bằng hạt vào đầu mùa mưa. Ra hoa quanh năm.

Bộ phận dùng: 

Rễ và toàn cây [Radix et Herba Indigoferae]

Thành phần hóa học: 

Cây chứa một chất glycosid gọi là indican; chất này khi bị thủy phân cho ra glucose và indoxyl; chất indoxyl sau khi bị oxy hóa trong không khí biến thành chất chàm indigo màu xanh đậm, rất bền. Rễ chứa indirubin.

Tác dụng dược lý - Công dụng: 

Lá thường được dùng chữa viêm họng, sốt, làm mọc tóc, trị kinh phong, xáo trộn thần kinh, cầm máu, đắp trĩ. Ở Ấn độ, người ta dùng lá dự phòng chứng sợ nước. Dùng ngoài bó gãy chân và ép lấy dịch trộn với mật ong chữa tưa lưỡi, lở mồm, viêm lợi chảy máu. Rễ bổ gan, indirubin chống ung thư máu. Cây còn được trồng để sản xuất thuốc nhuộm, mỗi năm hàng triệu tấn thuốc nhuộm được xuất khẩu từ Ấn độ.

‹ Chi Indigofera lên Chi Phaseolus ›

Video liên quan

Chủ Đề