Việt thảo quê ở đâu

Việt Thảo tên đầy đủ là Trịnh Việt Thảo


MC, danh hài Việt Thảo sinh năm bao nhiêu

Việt Thảo sinh ngày 3 tháng 2 năm 1954

MC, danh hài Việt Thảo quê ở đâu

Mc danh hài Việt Thảo quê ở tỉnh Cà Mau.

Bạn đang xem: Tiểu sử mc, danh hài việt thảo

MC, danh hài Việt Thảo vợ và con

- Vợ MC Việt Thảo là ai

Đang cập nhật

- MC Việt Thảo giàu có nào

Đang cập nhật

- MC, danh hài Việt Thảo hiện tại đang ở đâu

Đang cập nhật

- Vì sao MC Việt Thảo không về Việt Nam

Đang cập nhật

Thông tin MC, danh hài Việt Thảo đột quỵ, sốt huyết mạch máu não

Hiện tại, thông tin MC Việt Thảo bị đột quỵ, vỡ mạch máu não, phải điều trị tại bệnh viện ở Mỹ khiến khán giả vô cùng lo lắng. Danh hài Hoài Linh, ca sĩ Thanh Thảo, Nguyên Vũ và dàn nghệ sĩ Việt cũng không khỏi bàng hoàng trước thông tin này.

Tại Mỹ, bên cạnh những danh hài nổi tiếng, MC Việt Thảo chính là tên tuổi được nhiều người biết đến. Ông quen mặt với khán giả không chỉ bởi lối dẫn duyên dáng mà còn bởi tính cách hài hước. Trước khi nổi tiếng trong vai trò dẫn chương trình, MC Việt Thảo từng cùng với 2 nghệ sĩ Vân Sơn - Bảo Liêm lập thành bộ ba diễn hài khá ăn ý. Nam MC cũng là người bạn thân thiết với cố NS Chí Tài.

MC, danh hài Việt Thảo cập nhật tình hình sức khỏe mới nhất

Vợ phủ nhận MC Việt Thảo bị đột quỵ: Anh vẫn "OK"

- Không có chuyện MC Việt Thảo bị đột quỵ, vỡ mạch máu não đang phải cấp cứu như thông tin trước đó.

- Tối ngày 21/1, một số trang bất ngờ đăng tải thông tin "MC Việt Thảo bị đột quỵ, vỡ mạch máu não, hiện đang điều trị trong bệnh viện tại Mỹ". Rất nhiều nghệ sĩ Việt cũng đã để lại bình luận bày tỏ sự lo lắng về tình hình sức khoẻ của MC Việt Thảo.

- Được biết, đã 17 ngày, MC Việt Thảo không cập nhật tình hình trên trang cá nhân. Nhiều khán giả cũng đã gửi lời thăm hỏi đến sức khoẻ của nam MC.

- Sáng 22/1 [giờ Việt Nam], một người thân cận đã trực tiếp liên lạc với ca sĩ Lan Anh, vợ nghệ sĩ Việt Thảo và được hay anh vẫn bình thường, không có chuyện bị đột quỵ như thông tin trước đó.

- Việt Thảo [sinh năm 1954] là một người dẫn chương trình, nghệ sĩ hài người Mỹ gốc Việt hoạt động ở hải ngoại. Ông được khán giả biết đến với vai trò là MC của Trung tâm Vân Sơn suốt nhiều năm.

- Vào những năm 90, trên các sân khấu hải ngoại, Vân Sơn – Bảo Liêm cùng MC Việt Thảo từng là cặp diễn viên hài được yêu thích nhất nhì, không kém cạnh Hoài Linh – Chí Tài. Thế nhưng sau đó không lâu, danh hài Bảo Liêm đã bất ngờ tách nhóm.

Trizzie Phương Trinh bác tin đồn MC Việt Thảo đột quỵ tại Mỹ

Ca sĩ Trizzie Phương Trinh liên hệ với Lan Anh - vợ MC Việt Thảo - và khẳng định anh vẫn khỏe mạnh, không đột quỵ như tin đồn.

Tối 21/1, thông tin MC hải ngoại Việt Thảo bị đột quỵ và phải nhập viện điều trị tại Mỹ lan truyền trên mạng xã hội khiến nhiều người bàng hoàng. Bởi cách đây không lâu nghệ sĩ Chí Tài và Vân Quang Long cũng qua đời vì đột quỵ. Tin đồn trên khiến nhiều nghệ sĩ lẫn khán giả Việt lo lắng và đi tìm thông tin xác thực, cầu mong điều này không phải là sự thật.

Sáng nay [22/1] ca sĩ Trizzie Phương Trinh cho biết đã liên hệ với ca sĩ Lan Anh - bà xã của Việt Thảo - để tìm hiểu. Lan Anh cho biết nam MC đang làm việc ở xa và vẫn khỏe mạnh. "Nghe xong thở phào nhẹ nhõm vì không thể nhận thêm một tin dữ nào nữa trong lúc này. Thay mặt cho Lan Anh xin cảm ơn sự quan tâm của mọi người đã dành cho anh Việt Thảo. Cầu xin sự bình an đến cho tất cả những người tôi yêu quý và những người tôi mến yêu, gia đình, bạn bè cũng như khán giả", vợ cũ ca sĩ Bằng Kiều chia sẻ.

Việt Thảo sinh năm 1954, là một người dẫn chương trình, nghệ sĩ hài người Mỹ gốc Việt hoạt động ở hải ngoại. Ông được khán giả yêu mến với phong cách nói chuyện dí dỏm. Thời trẻ anh cùng hai danh hài Vân Sơn và Bảo Liêm đã tạo ra những thước phim hài để đời. Ở tuổi 66, anh đảm nhận vai trò dẫn dắt cho nhiều show ca nhạc ở hải ngoại, tập trung quay Vlog và phát triển kênh YouTube cá nhân.

Nam danh hài Nhật Cường bức xúc trước thông tin MC Việt Thảo đột quỵ

Ngoài ca sĩ Trizzie Phương Trinh, thì Nhật Cường cũng bức xúc khi trên mạng có nhiều thông tin cho rằng MC Việt Thảo đang nguy kịch do đột quỵ, nam danh hài chia sẻ: "Đọc báo và mạng xã hội thấy MC Việt Thảo gặp chứng bệnh đột quỵ, gây vỡ mạch máu não, đang ở bệnh viện điều trị, mình hết hồn liền hỏi thăm bạn bè và những người thân của anh thì biết được chỉ là tin giả, sợ thiệt. Miệng đời và anh hùng bàn phím. Thông báo cả nhà anh Việt Thảo vẫn khoẻ mong mọi người đừng quá lo lắng nhé, chỉ tin giả".

Nhật Cường cũng bức xúc lên tiếng trước thông tin Việt Thảo đột quỵ [Ảnh: Chụp màn hình]

Thông qua những lời chia sẻ của nam danh hài Nhật Cường và ca sĩ Trizzie Phương Trinh, khán giả có thể yên tâm về sức khoẻ của MC Việt Thảo ở thời điểm hiện tại.

Hoài Linh rụng rời tay chân, Trịnh Kim Chi khóc nghẹn nhận tin MC Việt Thảo đột quỵ, vỡ mạch máu não

Dưới bài đăng của một người bạn, NSƯT Hoài Linh đau xót thốt lên, không dám tin vào sự thật. Diễn viên Hùng Thuận, NSƯT Trịnh Kim Chi, ca sĩ Hồng Ngọc, diễn viên Thúy Diễm cùng nhiều người nổi tiếng khác cũng vô cùng bàng hoàng, cầu mong mọi chuyện sẽ diễn biến theo chiều hướng tốt.

Tuy nhiên, vài tiếng sau khi chia sẻ thông tin trên, người đăng tải lại tạm khoá bài viết. Anh giải thích: "Tin về MC Việt Thảo, trước khi đưa tin Zai đã check lại, và được nguồn tin khẳng định! Tuy nhiên, mới đây lại có nguồn thông tin khác nên Zai tạm để chế độ only me để check lại một lần nữa và sẽ cập nhật tình hình cho mọi người nhé!!!".

Dư luận vẫn đang rất hoang mang, chờ đợi thông tin chính xác nhất về tình hình sức khoẻ của MC Việt Thảo.

MC, danh hài Việt Thảo hoạt động nghệ thuật

- Ông từng học tại trường Petrus Ký, Sài Gòn [nay là Trường Trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong, Thành phố Hồ Chí Minh]. Năm 1972, ông ra trường.

- Năm 1980, Việt Thảo vượt biên đến Mỹ. Năm 1994, ông làm người dẫn chương trình của Trung tâm Vân Sơn.

- Việt Thảo, Vân Sơn và Bảo Liêm trở thành bộ ba hài hước gây ấn tượng với khán giả, là ký ức khó quên trong lòng giới trẻ Việt Nam.

- Lần cuối cùng Việt Thảo xuất hiện trong Trung tâm Vân Sơn là cuốn Vân Sơn 47: Hè Trên Xứ Lạnh ghi hình ở Edmonton, Canada vào năm 2011.

Rời khỏi Trung tâm Vân Sơn, ông vẫn thường làm MC cho nhiều show ca nhạc ở hải ngoại. Ông quay phóng sự ở nhiều nhà hàng, quán ăn của cộng đồng người Việt trên khắp nước Mỹ. Ngoài ra, ông cũng làm video hướng dẫn nấu ăn trên kênh Youtube chính thức. Thời gian rảnh ông đọc những chuyện ma, chuyện tâm linh của các fan gửi về.

MC, danh hài Việt Thảo các vấn đề liên quan

Việt Thảo, để thành công, làm gì cũng phải ‘hết mình’

- WESTMINSTER, California [NV] – “Những thành công đạt được trong đời tôi đều hoàn toàn không do chủ tâm, nhưng làm gì cũng phải làm cho ‘hết mình,’” MC Việt Thảo chia sẻ với phóng viên nhật báo Người Việt bằng giọng chân thành và thân mật.

- Theo Việt Thảo, anh là người đầu tiên dùng chữ “MC” [master of ceremony] để thay cho nhiệm vụ giới thiệu chương trình trong các sinh hoạt văn nghệ hay sinh hoạt cộng đồng.

- Câu chuyện lý thú bất ngờ giữa Việt Thảo và Người Việt cho thấy một điều ít ai biết đến về một người từng được mệnh danh là “đệ nhất MC” là sự ngẫu nhiên từ bên ngoài xảy đến cho anh và sự “hết mình” trong tâm, là yếu tố để anh thành công.

- Những bước ngoặt quan trọng trong đời anh đều xảy ra do một sự ngẫu nhiên, nhưng chính vì có thái độ thích hợp mà anh tận dụng được những ngẫu nhiên đó.

- Thái độ của Việt Thảo luôn luôn xuề xòa, dễ mến và tận tâm trong công việc. Vì vậy, đi đến đâu anh cũng chiếm được cảm tình của mọi người chung quanh. Nhờ đó mà làm gì anh cũng thành công dù là chưa hề được huấn luyện để làm công việc ấy.

- Vì nhiều điều tốt lành xảy ra cho Việt Thảo một cách ngẫu nhiên nên anh luôn tin vào cái “duyên” và cũng vì anh tham dự quá nhiều cuộc gây quỹ xây chùa nên nhiều lúc, anh nói chuyện sặc mùi thiền.

- Thí dụ, trong một lần hẹn gặp anh ở quán Ngon trên đường Garden Grove, anh nhắn tin: “Từ 6 đến 8 giờ [tối] cứ ghé quán, có duyên thì sẽ gặp. Mà không gặp thì cũng sẽ gặp.”

- Về sự ngẫu nhiên đầu tiên đưa Việt Thảo vào nghề “MC,” anh kể lại mà vẫn cứ cho là mình may mắn chứ không phải do anh có một cá tính đặc biệt để thành công như vậy.

- Vượt biên, đến Mỹ vào Tháng Giêng, 1980, anh gác bỏ mảnh bằng chuyên khoa Khoa Học để làm “assembly” cho hãng sản xuất dụng cụ chơi “golf.” Anh cười vang: “Mới qua Mỹ mà được họ trả $2.10 một giờ, tôi mừng quá, đâu dám đòi hỏi gì hơn đâu,” Việt Thảo tâm sự. “Trừ thuế má, mỗi tuần tôi lãnh về $79 là thấy hạnh phúc quá rồi.”

- Định mệnh hay cái “duyên” đẩy đưa, một hôm anh dự đám cưới một người quen. “Lúc đó, một đám cưới mà có năm, sáu bàn là ‘xôm tụ’ lắm rồi và làm gì có văn nghệ giúp vui,” anh kể. “Ăn uống xong, nhân lúc trà dư, tửu hậu, tôi ngồi kể chuyện vui với mấy người ngồi cùng bàn. Rồi mấy người ở bàn gần đó xúm lại nghe.”

- Không nhớ hôm ấy anh kể chuyện gì, nhưng một lúc sau, có người đến “ngỏ lời” với anh.

- Anh hồi tưởng: “Một người đàn ông không quen biết đến mời tôi tuần sau đến dự đám cưới của gia đình ông ấy. Rồi ở đám cưới đó, lại có người khác mời tôi nữa. Lần này, ông ấy đề nghị tôi nhận $200 thù lao.”

- Rồi tin đồn vang xa, số tiền người ta trả cho anh vượt hơn $250, rồi dần dần hơn cả những người có tài hài hước lẫn ảo thuật, lẫn ca hát có danh tiếng từ Việt Nam đang tính giá lúc bấy giờ.

- “Được vậy, tôi nửa mừng, nửa lo. Biết mình cần thêm tài liệu, tôi ra nhà sách Tú Quỳnh mua sách hài hước về đọc. Mỗi cuốn mà tìm được một truyện xài được là tôi vui lắm rồi. Tôi kiên nhẫn tìm kiếm, lựa chọn rồi sắp xếp thành một hệ thống cho thích hợp với cách kể chuyện của mình,” anh kể.

- Trong vòng vài tháng, Việt Thảo biết rằng anh không cần phải chấp nhận đồng lương $2.10 một giờ nữa. Anh vẫn đi học ngành kỹ sư, làm hãng nhưng nhận “show” nhiều hơn.

- Anh vẫn tiếp tục học ngành kỹ sư tại Đại Học Cal State Long Beach. “Nhưng cũng do nhiều ‘ngẫu nhiên’ khác nên tôi lại không được làm ngành mình học,” anh lắc đầu chấp nhận. “Ở Việt Nam, có bằng khoa học, phải bỏ. Giờ học kỹ sư, cũng bỏ nữa.”

- Việt Thảo, ngay từ lúc chập chững vào nghề “MC,” đã biết rằng làm bất cứ việc gì thì cũng phải làm một cách thực lòng. “Làm việc mà không làm ‘hết mình’ thì sẽ không bao giờ thành công,” anh khẳng định.

- Là người không tự coi mình là quan trọng, anh từng chạy bàn cho Phở 79.

- Làm cái việc mà ít người hãnh diện, anh vẫn dồn tâm trí vào công việc với ý muốn làm sao để phục vụ thực khách hữu hiệu hơn. Thay vì đợi khách bước vào tiệm rồi mới mời khách đến bàn trống rồi lấy “order,” anh ra ngoài, lấy “order” trước để cắt ngắn thời gian chờ đợi.

- Anh nhớ lại: “Làm xong những người đang sắp hàng, tôi ra tới bãi đậu xe. Khách vừa bước ra khỏi xe là tôi lấy ‘order’ ngay tại chỗ. Khi khách vô tới bàn là mấy phút sau có tô phở nóng hổi liền.”

- Nhờ vậy, thời gian chờ đợi của khách trở nên mau chóng hơn và họ vui lòng hơn. Chưa xong, vẫn muốn phục vụ “hết mình,” Việt Thảo còn kín đáo quan sát để chìu khách trước khi họ lên tiếng hỏi.

- “Thấy dĩa rau gần hết, tôi lẳng lặng đem dĩa mới ra. Mình không đứng quanh bàn, chút xíu lại hỏi họ cần gì. Âm thầm phục vụ thì họ không bị làm phiền nên có thể ăn uống tự nhiên và ngon miệng hơn,” anh chia sẻ kinh nghiệm.

- Rồi anh được mời giới thiệu chương trình cho phòng trà Caravan. “Được vậy là nhờ chị Lệ Thu giới thiệu. Tôi không quên được chuyện này,” anh khẽ nói. “Rồi tôi qua vũ trường Ritz và tiếp xúc nhiều hơn nữa với giới nghệ sĩ.”

- Phối hợp tinh thần “hết mình” với óc khoa học, làm việc có hệ thống, Việt Thảo, lại một lần nữa, cải thiện lề lối lồng tiếng cho phim Hồng Kông. Việc gì mà đến tay anh, anh cũng tìm ra phương thức làm nhanh chóng hơn, hữu hiệu hơn và ít tốn kém hơn.

- Đến năm 1986, Việt Thảo trở thành cái tên quen thuộc của mọi gia đình sau khi anh thành công trong việc lồng tiếng cho nhân vật Vi Tiểu Bảo trong bộ phim “Lộc Đỉnh Ký.”

- Rồi thì sau đó, anh chứng tỏ là mình có năng khiếu kêu gọi sự đóng góp nhiệt tình của mọi người trong những cuộc đấu giá gây quỹ cho việc thiện nguyện nên thường xuyên được các chùa chiền cũng như nhà thờ ở nhiều nơi trên thế giới mời tham dự vận động.

- “Tôi phải đi rất nhiều nơi nên mỗi tháng mà được về khu Little Saigon bốn, năm ngày là nhiều rồi,” anh cho biết. “Số chùa và nhà thờ tôi từng đến để vận động đấu giá có thể nói là không thể nhớ nổi.”

- Hỏi về bí quyết của năng khiếu này, anh cười xởi lởi: “Có gì đâu, chùa mời tôi Thứ Bảy thì tôi tới từ Thứ Sáu, nắm vững tình hình sinh hoạt từ trong ra ngoài, từ chính điện tới nhà bếp để biết chùa cần gì rồi tìm hiểu tâm trạng Phật tử vùng đó để khi mình kêu gọi lòng hảo tâm, mình kêu gọi bằng sự cảm thông với họ.”

- Khi hỏi rằng Việt Thảo là ai, anh gãi đầu: “…Tôi cũng không biết nữa.”

- Sau một lúc nặn óc, anh cố giải thích: “Vầy nè, nếu gọi tôi là MC thì cũng không phải vì MC đâu có ai tới địa điểm trước để tìm hiểu mọi chuyện. Hoặc khi thấy nhà vệ sinh dơ quá, MC đâu có chịu xắn tay áo lau chùi cho sạch sẽ. Hoặc khi thấy nhà bếp bừa bộn, chén dĩa chưa kịp rửa, đâu có MC nào nhào vô rửa chén cho khách có chén ăn.”

- “Nếu gọi tôi là người làm quảng cáo cho nhà hàng thì cũng không phải, vì đâu có người làm quảng cáo nào yêu cầu nhà hàng nên tạm đóng cửa để sửa đổi cách nấu nướng cho đến khi món ăn ngon miệng rồi mới chịu cho quay đâu,” Việt Thảo tiếp.

- Anh cho thêm ví dụ: “Rồi khi làm ‘host’ cho ‘channel Chuyện Bên Lề’ trên YouTube, đâu có ‘host’ nào chịu khó lặn lội đi đến những nơi đồng hương mình phải kham khổ ở những nơi xa xăm, bỏ tiền túi ra, mua lương thực rồi đến phân phát cho từng người.”

- Chương trình “Chuyện Bên Lề” của anh thu hút được rất nhiều người nhờ những chuyến du lịch xông xáo và những truyện ma anh đọc từ thư khán giả gởi về.

- Anh làm nhiều việc mà việc khác nhau nào cũng tận tụy “hết mình.”

- “Bởi vậy, tôi không biết Việt Thảo là ai cả,” anh nở nụ cười dễ mến như một thiền nhân.

- Năm 2016, anh bắt đầu chương trình “Tonight With Việt Thảo” cho đài VietFace TV, một chương trình được đón nhận nồng nhiệt.

- Tuy nhiên, anh muốn mọi người biết rằng Việt Thảo là người làm gì cũng làm bằng tấm lòng, không cầu tư lợi. “Cứ trải lòng mình ra và làm ‘hết mình’ thì làm gì cũng sẽ dễ dàng hơn,” anh trầm giọng. [Đằng-Giao]

MC Việt Thảo: Tạo sự gần gũi khán thính giả với tất cả tấm lòng, thời đại dịch – cách ly

Mời đọc lần lượt về MC Việt Thảo, Thế hệ kế thừa tiếp nối Trung Tâm Asia, Nhạc sĩ Quốc Sĩ góp mặt trên ba thập niện và ca sĩ Asia Melanie hát 3 ca khúc sáng tác trong thời đại dịch…..

***

MC Việt Thảo người nghệ sĩ nổi bật: Luôn gần gũi với khán thính giả cả trong thời buổi cách ly vì Covid…

– Loạt bài ba kỳ: Giới sản xuất âm nhạc, ca sĩ Việt liên tục hoạt động: Tạo sự gần gũi trong thời buổi cách ly vì Covid

Kỳ I:

Phần 1: Việt Thảo và nghệ thuật giao tiếp: “Nè, nói nghe nè ..“

Khởi đầu cho mỗi một show của Việt Thảo vẫn luôn bằng câu chào thật ngọt “miệt vườn”: “Nè…! Nói nghe nè”… và Việt Thảo vẫy tay chào khán giả thường nhật bằng chất giọng trầm ấm đặc trưng của người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long và tươi cười với mọi người. Khán giả ngay lập tức cảm thấy thật gần gũi, thân mật…

Câu nói quen thuộc không chỉ nơi Cà Mau, là một cách gây chú ý; mở đầu một câu chuyện xã hội có nội dung là: “Mời vô, mời vô xích lại gần đây. Chúng ta nói chuyện với nhau một lát. Để tôi sẽ kể cho bạn nghe một câu chuyện, hay nghe đọc và trả lồi các lá thư hỏi han,..” Thế mà khán thính giả thân quen luôn rất thích thú… hào hứng theo dõi, ghiền như mỗi ngày xem phim bộ… .

Đây là cách MC Việt Thảo mới bắt đầu gần đây, bắt đầu vào chuyện mỗi tập của “Chuyện Bên Lề” [Những câu chuyện mỗi ngày], kéo dài đã 9 năm… mà anh thực hiện trên kênh YouTube với hơn 726 ngàn người ghi danh [subscribe] theo dõi. Ngôn ngữ dân gian miền Nam dễ gần gũi mà Việt Thảo dùng để tâm tình hàng ngày, anh đã trau dồi trong hơn 10 năm qua…, khiến cho nhiều người trong chúng ta cảm thấy có điều gì đó rất đặc biệt ở người nghệ sĩ này, so với nhiều nghệ sĩ người Việt khác.

Câu nói chỉ vài chữ đơn giản ấy mở đầu cho những cảnh sống thường ngày của người Việt Nam lên màn ảnh với nét đặc trưng của: người vợ ngọt ngào chiều chồng; người mẹ nhẹ nhàng dạy dỗ con cái; người đàn ông đang muốn báo tin gì đó với xóm làng. Những người đang chân tình dùng câu nói ấy che đi khoảnh khắc cảm xúc để nhắm vào những điều đang muốn nói với nhau.

Những người nhạy cảm với ngôn ngữ hiểu rằng: “Nè, nói nghe nè” là một ngôn ngữ của văn hóa dân quê “miệt vườn” Việt Nam, nói lên sự thân mật, gần gũi. Đặc biệt, câu nói ấy không tuân theo quy ước ngôn ngữ trong cách xưng hô [theo thứ bậc] giữa người nói và người nghe, nhưng điều đó cũng tạo ra khoảng cách. Một số người có thể coi việc dùng câu nói ấy là thiếu tôn trọng hoặc quá ngang hàng xưng hô-không cần biết lớn nhỏ, nhưng kỳ thực đó chỉ là một câu nói giao tiếp bình dân, thu hẹp ranh giới giữa mọi người và đưa họ đến gần nhau hơn.

Tìm hiểu về công việc và sự giao lưu trò chuyện… của Việt Thảo trước và đặc biệt là trong mùa đại dịch – phải cách ly này cho thấy một sự thật nổi bật: Việt Thảo là một bậc thầy trong việc tạo ra sự gần gũi và là người tiên phong. Anh có khả năng đặc biệt tạo ra kết nối với các thế hệ, từ giai đoạn sự kiện đến không gian mạng.

Việc anh sớm sử dụng phương tiện truyền thông mạng bắt nguồn từ màn ảnh trực tuyến gồm các hình ảnh hiện lên cùng nội dung, đã giúp anh tiếp tục giữ liên lạc với người hâm mộ lâu năm của mình – và thu hút cả khán giả trẻ là người Việt Nam thế hệ thứ hai ở hải ngoại và cả trong nước đồng hành trải nghiệm thật phong phú. Việt Thảo có thể không đạt nặng điều này, nhưng anh đã tinh tế khai thác, bước vào một thế giới văn hóa internet hiện phổ biến rộng rãi trên thế giới- trong thiên niên kỷ này-nhờ khả năng tạo cảm giác gần gũi ngay từ đầu. Chúng ta cùng khám phá điều này nơi đây.

Đại dịch Covid -19 đã làm trầm trọng thêm tình trạng xa cách vốn đã nổi bật và tồn tại trong xã hội của chúng ta. Nếu có bất cứ điều gì, khoảnh khắc tạm ngưng hoạt động này sẽ dần dần khó có cơ hội trở lại với đại chúng qua các show, tại rạp hay nơi các sân khấu Teletron Việt Thảo tham gia đều đặn … Vì vậy, chính đây là lúc phải tạo ra cơ hội tái thiết lập và hồi sinh các mối quan hệ. Mặc dù việc kiểm dịch đã làm gián đoạn hoặc tạm dừng hoàn toàn việc sản xuất chương trình văn nghệ, của nhiều người trong giới nghệ thuật và giải trí của người Việt, nhưng thật là lạ lùng… điều đó cũng chỉ chắp cánh- tăng thêm cơ hội cho MC Việt Thảo thêm gần gũi với khán thính giả mỗi ngày.

Phần 2: Tầm quan trọng của những “câu chuyện bên lề”, ẩm thực, văn hóa Việt thời hiện đại của chúng ta

Việt Thảo luôn đi theo lằn ranh giới giữa show trang trọng hay biểu diễn bình dân, cao cấp hay mộc mạc dễ gần gũi – một cách dễ dàng.

Sự kết hợp giữa cách diễn đạt hùng hồn, ân cần với khán giả và những câu hài- châm chọc ngắn gọn đã thể hiện sự ấm áp, dí dỏm và sự duyên dáng hài hước của anh ấy. Ngắm nhìn thành quả đồ sộ của anh trong hơn 40 năm qua mới biết: Việt Thảo có một khả năng khác biệt là lôi cuốn người ta lại gần nhau hơn. Cách tiếp cận cởi mở và niềm nở của anh khiến chúng ta ngay lập tức cảm thấy được chào đón và được mời tham gia vào một điều gì đó đặc biệt — từ câu lạc bộ hài kịch, gây quỹ trong cộng đồng, tiệc cưới trong phòng tiệc, phúc lợi nhà thờ, xây dựng chùa chiền, đến các vở diễn lớn của các trung tâm như Thúy Nga, Asia Entertainment và Vân Sơn [nơi anh từng là người dẫn chương trình kỳ cựu trong gần 20 năm].

Theo tìm hiểu với khán thính giả và các nhà tổ chức, các Chùa, nhà thờ..hiểu biết… Việt Thảo là MC duy nhất dẫn chương trình Tonight Show của riêng anh để sánh ngang với các chương trình truyền hình của Mỹ thu hút các nhà kinh doanh danh tiếng trong cộng đồng tài trợ..

Ca sĩ Melanie là một trong rất nhiều ca sĩ tại hải ngoại cùng Việt Thảo , trò chuyện trên Tonight Show With Việt Thảo hoặc trên Chuyện Bên Lề… luôn hấp dẫn….Được mệnh danh là “đệ nhất MC”, Việt Thảo giờ đây đang hoàn thành một điều hiếm có và bất ngờ trên màn ảnh nhỏ: anh đang kết tụ lại kho lưu trữ những hy vọng, nỗi sợ hãi và sự khát vọng cho sinh hoạt văn nghệ được bảo tồn lưu truyền trong dân gian, tồn tại khắp năm châu bốn biển… của chúng ta.

Bộ sưu tập “Chuyện Bên Lề” của Việt Thảo tạo ra một không gian chung cho nghệ thuật chia sẻ và gần gũi giản dị. Những câu chuyện bên lề” là một bức tranh ghép đầy màu sắc của những câu chuyện thu gọn có từng chủ đề, và mang nội dung hướng thượng… nhân bản như một câu chuyện về “một sư bà từng vượt biển lập chùa”, phóng sự thu góp được trên trăm ngàn đôla từ khắp thế giới..con đường phục vụ nhỏ tiểu bang này, thành phố ít vấp ngã; mang ý nghĩa nhân ái và mà không phải là nhắm vào lưu lượng truy cập chính. Cùng với sự kêu gọi, đóng góp các ngày tham gia, Việt Thảo lại còn xuất tiền túi ủng hộ đáng kể… như đáp đền trời đất và khán giả yêu thương mình.

Các câu chuyện có thể được chia nhóm thành ba chủ đề lớn: Chuyện ma, chuyện ẩm thực, và chuyện Việt Thảo phóng sự bên lề-nói chung như tản mạn hoặc tâm tình-trả lời các câu hỏi gửi vể.. Những câu chuyện này tạo thành một danh mục phong phú về kinh nghiệm cho cộng đồng người Việt trong và ngoài nước. Cả ba chủ đề này đều là phần mở rộng của khuôn khổ chương trình, như một diễn đàn để chia sẻ những suy nghĩ và cảm xúc cá nhân [tâm tình] rất được ưa thích.., nơi Việt Thảo sẽ đóng vai trò là chuyên mục tư vấn, là người bạn tâm giao đáng tin cậy không bao giờ vắng mặt…

Kiểu cách khá đơn giản mà vẫn thu hút một cách đáng ngạc nhiên. Với những câu chuyện ma quái, người ta viết gửi cho Việt Thảo những câu chuyện huyền bí do chính họ trải nghiệm hoặc do người thân quen kể. Với giọng đọc vang lên, Việt Thảo diễn đạt sự việc theo câu chuyện của tác giả qua giọng kể của chính anh, cuốn hút khán giả vào vòng tròn câu chuyện hư ảo – về cõi âm.

Việt Thảo luôn ghi hình, thâu âm rất gần máy quay trong một khuôn khổ hẹp có ánh đèn huyền ảo, các màn cửa có khi vô tình lay động – các âm thanh đến tự nhiên như gió hú, mưa lộp độp hoàn toàn là… tình cờ ma mị cũng thật là huyền bí – khó hiểu. Tiếng vang trong phòng dội âm giữa người viết-người kể và khán giả mang đến cho mỗi câu chuyện cá nhân có thêm tiếng vang đầy thú vị hào hứng, lẫn tranh luận…, một chiều hướng xã hội và cuộc sống rộng mở. Chúng xác thực và bình thường hóa những trải nghiệm âm u – mê tín – e dè.. hoặc sợ – ở một mức độ nào đó.

Vì những câu chuyện này đến từ những người Việt ở mọi lứa tuổi, nhiều hoàn cảnh và đến từ nhiều vùng miền khác nhau, mang đến cho khán giả những cái nhìn về cuộc sống khác. Các câu chuyện mang tính thông tin và đồng sáng tạo, mở rộng phạm vi địa lý cảm quan của cộng đồng người Việt trên thế giới. Những câu chuyện này tạo thành một thư viện lưu trữ phong phú về tín ngưỡng tâm linh của người Việt gắn liền với đất, biển, các thú vật miền quê – ông bà-và tổ tiên. Việt Thảo là người lưu giữ kho lưu trữ này. .. Vài trăm câu chuyện sẽ còn tiếp tục dự trù tới tháng 3-2021 theo thứ tự các câu chuyện gửi về…

Show ẩm thực luôn được hưởng ứng-khiến anh đi vòng khắp Hoa Kỳ, các xứ Âu Á, về cả đến Món Ngon Đà Lạt của Quý Nguyễn tại thành phố Đà Lạt..

Trong các phóng sự về ẩm thực, Việt Thảo đặt một món ăn [thường là vẫn còn nóng hổi] mà anh vừa chuẩn bị và trổ tài cho mọi người xem, sau đó thưởng thức với vẻ thích thú. Khi mô tả hương vị, mùi thơm, thành phần và nguồn gốc của nó, anh ăn rất tự nhiên, rất thích thú, nhai, húp và tạo ra những âm thanh phấn khích, những tiếng kêu “ui, cha!” mộc mạc miệt vườn.. Có người xem cũng chảy nước miếng, bởi vì đã từng ăn những món này trước đây, do mẹ hoặc bà của mình nấu. Hay chỉ đơn giản là niềm vui thích tuyệt đối của anh đối với món ăn khiến cho hành động xem mãn nhãn này trở nên vô cùng thú vị. Thông qua niềm vui ngẫu nhiên này , Việt Thảo mời chúng ta “cùng ăn và cùng thèm”. Nhưng nó không chỉ là thức ăn mà chúng ta thèm muốn. Việt Thảo kết hợp các thành phần của món ăn với di sản ẩm thực, con người và địa điểm để chạm vào lòng khán giả của mình và tạo ra một khung cảnh xã hội sống động.

Trong các tập phóng sự của Việt Thảo nói chung, anh đã tham gia chương trình ăn uống trên đường, thưởng thức bất cứ món ngon nào của địa phương và cộng đồng người Việt ở đó. Khán thính giả tham gia vào những chuyến khám phá của anh ấy về nhiều nơi trên thế giới, mặc dù khác nhau, nhưng lại là phần mở rộng của bản sắc Việt Nam của chúng ta. Một tình tiết đáng nhớ của Việt Thảo trên đường lang thang cho thấy một người đàn ông trung niên với niềm vui sướng của một đứa trẻ khi anh ta hái trái blueberry, dâu dại từ những bụi cây đầy gai bên đường ở thành phố Renton, tiểu bang Washington. Khán giả xem anh ấy đưa hết quả này đến quả khác vào miệng với niềm vui thuần khiết, giản dị, nhưng gợi lại một mùa Hè tháng Tám thời thơ ấu của chính người xem.

Hình thức mỗi kỳ kể chuyện với dẫn giải tưởng như đơn giản, nhưng thực ra có chất chứa từng nội dung ý nghĩa cần thiết, tích cực và diễn tả như gói bọc bàng giấy bạc sáng lóng lánh. Rõ ràng rằng từng câu chuyện có nội dung sâu sắc, không chỉ đơn thuần để giải trí mà thôi!

Những câu chuyện này đưa đến các dịch vụ xã hội quan trọng, bị bỏ qua. Những khán giả lớn tuổi của Việt Thảo, những người đã không còn mặn mà với thức ăn, sẽ xem chương trình và có thêm hứng thú với việc ăn uống. Việt Thảo gợi cho họ những cảm giác về hương vị khi anh trở thành người bạn cùng ngồi trong bữa ăn tối của biết bao nhiêu gia đình người Việt… Trẻ em sẽ xin và nhắc, vùng vòi vĩnh bố mẹ nấu từng món ăn mà chúng thấy Việt Thảo ăn ngon thiệt… trên màn ảnh. Việt Thảo đã không ngừng tạo cơ hội gần gũi của gia đình, gợi cho người xem nhớ lại thời gian và địa điểm khi họ ăn cùng món ấy với người thân yêu và ôn lại cảm giác thân thuộc.

“Việt Thảo Kể Chuyện Ma”- Khi không trở thành một loạt câu chuyện- Ngàn Lẻ Một Đêm đầy thu hút nhiều cá nhân, nhiều gia đình người Việt.

Tương tự, phải nhắc đến những câu chuyện ma, Việt Thảo kể cho chúng ta nghe, không nhằm mục đích kinh dị. Thay vì mang đến cảm giác rẻ tiền, những câu chuyện thực sự có tác dụng nhẹ nhàng. Một số người hâm mộ đã nhận xét rằng những câu chuyện ma giống như một liều thuốc an thần giúp họ xoa dịu nỗi lo lắng và giúp họ dễ ngủ hơn vào ban đêm, bằng giọng văn đọc nhẹ nhàng, êm đềm và đều đều của Việt Thảo. Các câu chuyện góp phần tạo nên một vũ trụ quan Việt Nam phong phú, bao gồm cả chiều hướng tâm linh, chắc chắn, nhưng chúng cũng mang lại sự an ủi trần thế qua truyền thống truyền miệng. Ở một khía cạnh nào đó, những câu chuyện ly kỳ chỉ là phương tiện cho thói quen kể chuyện đời xưa, và thực hiện sứ mệnh duy trì, nối kết con người lại gần với nhau, bởi đã dần mất đi trong cuộc sống hiện đại vội vã của chúng ta. Từ mình lần cuối cùng ai đó kể cho bạn nghe một câu chuyện vào ban đêm là khi nào?

Đến hiện tại, Việt Thảo đã cho ra hơn 2000 video và 1297 tập phim “Chuyện Bên Lề” hoặc trò chuyện trên TV. Lịch trình đăng tải của anh ít nhiều đều đặn trong suốt nhiều năm, nhưng trong những tháng xảy ra đại dịch này, mức độ lên sóng của anh đã tăng gấp ba lần. Việt Thảo đều đặn mang đến cho chúng ta nội dung mới mỗi ngày. Giống như một người linh mục sùng đạo, anh hẹn đọc [và ghi âm] một hoặc ba câu chuyện ma mới cho thính giả của mình vào lúc 21h mỗi đêm, khi màn đêm buông xuống và thế giới chìm vào yên lặng. Để giữ cho bầu không khí phù hợp với câu chuyện ma, anh đóng hết cửa sổ và kéo màn, tắt tất cả đèn và rút phích cắm của những thiết bị ồn ào nào có thể phá vỡ không gian thiêng liêng dành riêng cho khán giả của anh.

Những người xem tinh ý sẽ nhận thấy rằng cùng với việc đăng tải hàng ngày, các câu chuyện bên lề đã tập trung hơn vào việc nấu nướng tại nhà, hoặc chia sẻ tại bàn vào ban ngày, và về những câu chuyện ma tại đầu giường vào ban đêm. Họ thân mật gần gũi hơn để cùng nghe. Trong cuộc trò chuyện của chúng tôi, Việt Thảo bày tỏ rằng nhu cầu cung cấp cho người xem những câu chuyện thậm chí còn lớn hơn trong giai đoạn cô lập căng thẳng này. Mặc dù đại dịch đã ngăn chậm quá trình sản xuất của nhiều nghệ sĩ và nghệ sĩ biểu diễn, nhưng điều đó đã thúc đẩy Việt Thảo nỗ lực tạo ra những nội dung nhất quán để mang lại cho người xem sự thích thú hoặc giúp họ cảm thấy được kết nối. Đối với Việt Thảo, có một khía cạnh công dân rõ ràng trong công việc của mình. Đối với anh, các phương tiện truyền thông xã hội cung cấp các cách thức để phục vụ cộng đồng chứ không phải để tăng lợi ích bản thân. Điển hình như các buổi trò chuyện với nhân vật nổi tiếng, ca sĩ đang được nói tới- đó là dịp Việt Thảo mở ra từng câu chuyện đời riêng, người trả lời cũng có cười vui- có giàn dụa nước mắt qua tuổi thơ, đến năm tháng thành công và ca hát. Các ca sĩ và nghệ sĩ có cơ hội được mời tham gia Show Việt Thảo mãi là những kỷ niệm và dấu tích một chặng đường nghệ thuật thành danh của họ…

Phần 3: Phương pháp tiếp cận lâu dài của Việt Thảo: Tập trung vào khía cạnh xã hội của truyền thông

Các nghệ sĩ Việt Nam chỉ mới bắt đầu thành lập các kênh YouTube của họ trong những năm gần đây, phần lớn là để làm thông tin cho công việc. Đại dịch đã thôi thúc họ sử dụng mạng xã hội theo những cách khác để thu hút khán giả của họ. Ví dụ, ca sĩ Thế Sơn bắt đầu thành lập kênh của anh vào năm 2015, đăng một số video căn bản về các buổi biểu diễn của anh vào những năm trước, và một vài video anh hát trực tiếp cho khán giả của mình. Gần đây hơn, trong lần phát trực tiếp buổi hòa nhạc tại phòng khách, anh ấy đã hát một bài hát dành tặng cho những người đang ở tuyến đầu của đại dịch. Nghệ sĩ cải lương, dân ca Ngọc Huyền bắt đầu kênh YouTube của cô vào năm 2016, cũng như một cửa hàng của cô mang tên Extensive [cô đã hát chèo lần đầu trên sân khấu vào năm 1985, ở tuổi 15]. Trong năm 2017, cô bắt đầu thực hiện một vài buổi livestream, nhưng những buổi này còn thưa thớt. Gần đây hơn, Ngọc Huyền đã bắt đầu mời khán giả vào cuộc sống cá nhân của cô ấy: mua sắm với mẹ [như đeo khẩu trang trong đại dịch này], hoặc vào bếp nhà, nơi cô cùng mẹ biểu diễn nấu món ngon Việt Nam, bún riêu cua.

Việt Thảo là người đầu tiên sử dụng YouTube như một nơi kết nối trực tiếp với khán giả trước khi nó phổ biến. Đối với bối cảnh, YouTube được thành lập vào năm 2005; Việt Thảo có kênh riêng vào năm 2009 và bắt đầu tăng thêm video vào năm 2010. Lúc đầu, giống như các nghệ sĩ khác, anh sử dụng YouTube làm danh mục trình diễn của mình với Vân Sơn và những người khác. Chương trình sớm trở thành một chương trình thư tín lưu động. “Chuyện Bên Lề” là một cách để Việt Thảo trả lời hiệu quả các câu hỏi và nhận xét từ nơi những người hâm mộ của mình, đồng thời trả lời những lời câu hỏi ân cần của họ về lời khuyên về cuộc sống và tình yêu. Thay vì viết lại, anh ấy trả lời khán giả của mình ngay lập tức trên máy quay. Anh ấy đã làm điều này từ bất cứ nơi nào cả khi anh tình cờ đi du lịch trên thế giới để tổ chức các show, các sự kiện, gây quỹ từ thiện và các chương trình sân khấu lớn.

Xem thêm: Cách Lấy Mã Nhúng Là Gì - Nhúng Một Bản Trình Bày Vào Trang Web Hoặc Blog

Những bắt đầu như một chuyên mục tư vấn “Thân mến gửi MC Việt Thảo” đã phát triển thành một mối quan hệ tự nhiên, thân mến mở rộng với những câu chuyện chia sẻ, kinh nghiệm sống và cùng xem các bữa ăn. Việt Thảo đã liên tục sử dụng YouTube như một nền tảng để tương tác trực tiếp với khán giả của mình ngay từ đầu, mời họ lên đường cùng mình, đến những nơi khác nhau trên thế giới, vào khách sạn, nhà hàng, phòng sinh hoạt và cuối cùng, đến bàn ăn của mình. Mặc dù chương trình đã phát triển thành các chuỗi câu chuyện ma, các món đồ ăn và trò chơi du lịch riêng biệt, tất cả đều là sự nới rộng của khuôn khổ và ý định ban đầu của chương trình – một không gian thân mật để chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc.

Mặt khác một số nghệ sĩ Việt hạn chế chia sẻ trên mạng xã hội vì cho rằng nó có thể làm giảm giá trị và hình ảnh của họ. Đây không phải là trường hợp của Việt Thảo. “Ngay cả khi chỉ gây cười bằng một đoạn video quay cảnh bạn cắt tóc khác lạ trong đại dịch, nó cũng đáng giá. Làm cho ai đó bật cười và mang lại cho họ một chút niềm vui trong ngày, điều đó luôn đáng giá. Những hành động nhỏ nhất đều có ý nghĩa ”. Việt Thảo ít tự coi trọng về bản thân hơn một số người tự cho mình là nghệ sĩ sân khấu và xem những hình thức tham gia “có vẻ thấp kém” như vậy. “Nếu nó mang lại cho mọi người niềm vui, tại sao không làm điều đó?” Anh nhận xét.

Sự khác biệt giữa hành động phục vụ và hành động thương mại nằm ở mục đích và ý định: “Nếu mục đích của bạn chỉ là có một buổi trình diễn với một số nội dung hào nhoáng để thu hút doanh thu thì nó chẳng đi đến đâu. Nhưng nếu bạn bắt đầu với mục đích vì khán giả và nghĩ về điều gì sẽ mang lại cho họ niềm vui lớn nhất, giá trị nhất khi họ được thưởng thức, bạn sẽ đi đúng đường.” Trong khi một số người trong giới kinh doanh giải trí quan niệm cách kiếm tiền từ dàn sao thì Việt Thảo khẳng định nghệ sĩ nên bớt nghĩ về bản thân và cân nhắc những cách có thể mang lại niềm vui cho khán giả. Anh sử dụng một phép tương tự về thực phẩm: “Bạn phải tạo ra một món ăn xứng đáng và phù hợp để phục vụ mọi người. Một cái gì đó mà họ thực sự có thể thưởng thức. Định dạng của chương trình Tonight Show của anh ấy là bằng chứng của kiểu suy nghĩ này: một người dẫn chương trình, chỉ một ca sĩ hoặc khách mời đặc biệt, một ban nhạc đầy đủ, một khán giả trực tiếp và một giờ tham gia chất lượng. Cách tiếp cận ân cần này thể hiện sự tôn trọng đối với khán giả vì đó là được xem là một màn diễn nhập vai; khác với các chương trình sân khấu lớn, đôi khi có thể cảm thấy giống như một b&

Video liên quan

Chủ Đề