Cây thông trồng bao lâu

– Thông nhựa [Pinus merkusii Jungh et de Vries]

– Thông ba lá [Pinus kesiya Royle]

– Thông đuôi ngựa hay còn gọi là thông mã vĩ [Pinus massoniana Lamb]

– Thông caribe

Cây Thông  là loài cây có sức chống chịu cao, sinh trưởng và phát triển tốt trên các vùng đất khô cằn, bị thoái hóa, rửa trôi mạnh. Là loài cây gỗ lớn, đa mục đích, sống lâu năm, sinh trưởng chiều cao đạt tới 30m, đường kính thân cây có thể đạt tới 70cm.
Gỗ Thông có tỷ trọng khá cao từ 0,899 – 0,963, thuộc loại gỗ tương đối tốt, giác và lõi phân biệt, gỗ có sợi cellulô dài, nên dùng cho sản xuất giấy, ngoài ra còn làm gỗ trụ mỏ, cột điện, gỗ bao bì… Nhựa thông tinh chế để thu được sản phẩm tinh dầu thông và colophan để sử dụng trong công nghiệp hóa mỹ phẩm, làm keo trong sản xuất giấy [keo nhựa thông] và làm chất cách điện trong công nghiệp điện, làm sơn,…

Trong 4 loại thông lấy nhựa trên, thông caribe là cây ưu việt nhất, cây lớn nhanh nhất và cho tỷ lệ nhựa nhiều nhất.

Cây thông nhựa: có thể khai thác nhựa sau 20 năm, trung bình đạt 2-3kg/cây/năm. 1ha trồng 600 cây đạt 1 – 1.5 tấn nhựa/ha

Thông caribe: có thể khai thác nhựa sau 10 năm, trung bình đạt 6-8kg/cây/năm, 1 ha trồng 600 cây đạt 3- 4 tấn nhựa/ha, theo giá hiện hành: 30.000 – 34.000/1kg nhựa hiện nay, 1 ha thông caribe có thể thu: 100 – 120 triệu/1 năm

Cây Thông nhựa đã được đưa vào trồng rừng tập trung từ thập niên 80 trở lại đây theo các chương trình đầu tư phát triển rừng của Nhà Nước và các dự án tài trợ. Theo thống kê của ngành nông nghiệp, hiện tại toàn tỉnh Quảng trị có khoảng 20.000ha rừng trồng cây Thông nhựa. Trong đó có trên 4.000ha rừng Thông có tuổi trên 20 năm hiện đang được đưa vào khai thác nhựa. Trong những năm qua, rừng trồng Thông nhựa được bảo vệ tốt, không để xảy ra cháy rừng, những khu rừng đến tuổi đã được giao khoán cho hộ gia đình, công nhân khai thác nhựa, cung cấp nguyên liệu cho Nhà máy chế biến nhựa thông đã được xây dựng trên địa bàn Tỉnh.. Về kỹ thuật trồng rừng Thông nhựa có sự thay đổi tích cực về kỹ thuật trồng và phương thức trồng. Thời gian đầu, Thông nhựa chủ yếu được trồng thuần loài với mật độ 3.300cây/ha, sau đó mật độ trồng được giảm dần xuống còn khoảng từ 1.650cây/ha đến 2.000cây/ha. Từ năm 1993 đến nay rừng trồng Thông nhựa chủ yếu được trồng theo phương thức hỗn giao Thông nhựa với Keo lá tràm, Thông nhựa với Trẩu với tỷ lệ hỗn giao khoảng 50%, hỗn giao theo băng và theo đám.

Việc trồng rừng bằng cây Thông nhựa trên địa bàn Tỉnh đã được khẳng định. Rừng trồng Thông đã góp phần tích cực vào công cuộc phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cải tạo đất, tạo nguồn nước, góp phần ổn định hệ sinh thái và đa dạng sinh học, thông qua khai thác nhựa Thông góp phần tích cực trong việc giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn hộ gia đình làm lâm nghiệp, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo trên địa bàn Tỉnh.

- Cây gỗ thông tiếng xuất phát từ tiếng Latin. Cây gỗ thông là loài cây lá kim trong chi Pinus thuộc gia đình nhà Pinaceae. Chi Pinus là những chi duy nhất trong phân họ Pinoideae. Hiện nay trên toàn thế giới có khoảng 125 loài nhưng hiện nay có những quốc gia chỉ công nhận cây gỗ thông chỉ có từ 105 hoặc 115 loài.

- Cây thông là loại cây sống rất lâu thường đạt độ tuổi trung bình từ 100 đến 1,000 năm, và có những trường hợp sống lâu hơn. Sự tồn tại lâu nhất là cây thông Great Basin Bristlecone, cây thông Longaeva hay một cá nhân của loài tên là Methuselah, là một trong những thông sống lâu đời nhất trên thế giới vào khoảng 4.841 năm tuổi. Cây này có thể được tìm thấy trong các dãy núi White của California. Một cây lớn hơn, tiếc là bây giờ đã bị cắt do chiến tranh tàn phá có niên đại 4.900 năm tuổi cây gỗ thông này được phát hiện trong một khu rừng bên dưới đỉnh Wheeler và bây giờ nó được gọi là Prometheus sau khi Hy Lạp thất tử.

 

 - Hình ảnh cây thông Methuselah mọc trên dãy núi White, California, Mỹ, được biết đến là cây lâu đời nhất thế giới, với tuổi thọ khoảng 4.841 năm

2. Đặc tính phân phối

- Cây gỗ thông có nguồn gốc từ vùng Bắc bán cầu, và đã phát triển sang phần lớn các vùng ôn đới và cận nhiệt đới trên khắp giới. Cây thông thường được trồng để lấy gỗ và là cây cảnh trong vườn hay trong các khu công viên, dọc các tuyến đường quốc lộ.

- Việt nam phân bố đều Bắc bộ, Tây nguyên.

3. Đặc điểm của cây:

- Thân : Cây gỗ cao lớn, cao trung bình 30-35 m, thân cây thẳng và tròn, cây có nhiều nhựa. Vỏ dày màu nâu đỏ nhạt, nứt dọc sâu.

- Lá : Lá màu xanh thẫm, hơi thô và cứng, lá dài 15 đến 25 cm, mỗi cành có 2 lá hình kim. Gốc lá có bẹ hình vảy, dài 1 đến 2 cm, sống dai.

- Hoa : Nón cái chín sau 2 năm. Vảy ở quả non năm thứ nhất không có gai. Quả năm thứ hai hình viên trụ hay trứng trái xoan dài, có cuống dài khoảng 1 cm. Mặt vảy hình thoi cạnh sắc mép trên dài và hơi lồi, phía dưới dẹt, có 2 gờ ngang và dọc đi qua giữa mặt vảy, rốn hơi lõm.

- Hạt : Hạt hình trái xoan hơi dẹt, có cánh mỏng dài 1,5-2 cm.

4. Đặc điểm gỗ

Gỗ mềm và nhẹ, màu sắc vàng da cam nhạt, gỗ màu nâu nhạt, Tỷ trọng 0,610-0,750. Gỗ dùng trong ngành xây dựng ,làm que diêm, làm trụ điện, nội thất...

5. Giá trị kinh tế cây gỗ thông

- Có thể trồng và khai thác trong một khoản thời gian vừa phải, giá thành không cao lắm, chất lượng bảo đảm, vân gỗ lại bóng và đẹp. Chính vì vậy hiện nay gỗ Thông đang là một trong những sự lựa chọn chính của nhiều nhà máy chế biến các thiết bị nội thất. Các sản phẩm làm từ gỗ Thông đang được ưa chuộng bởi màu sắc, vẻ đẹp bên ngoài của các vân gỗ, hơn thế nữa là do các mẫu mã, các thiết kế đẹp và hiện đại đã tạo được sự tin tưởng của người tiêu dùng.

- Do ở nước ta công nghệ tách nhựa ra khỏi gỗ Thông chưa cao, nên đa số sản phẩm được làm từ gỗ Thông đều được nhập từ nước ngoài về. Gỗ Thông có nhiều loại khác nhau nhưng gỗ Thông trắng được đánh giá là đẹp và có giá trị cao nhất. Trên Thông trắng có nhiều mắt, chủ yếu là những mắt nhỏ, 

- Trong Thông có nhựa, thường gọi là nhựa Thông, loại nhựa này ngăn cảng sự phá hoại của các loại mối mọt bên ngoài lên gỗ, làm cho đồ gỗ được làm từ gỗ Thông như có một bức tường kiên cố bất xâm nhập đối với mối mọt.

- Gỗ Thông hiện nay được sử dụng tại Việt Nam đa số là nhập từ cac nước Bắc Âu, Liên Xô, Canada và gần đây nhất là Chile. Gỗ Thông tuy không được cứng như các loại gỗ khác nhưng lại được sử dụng rất rộng rãi trong sản xất các sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu, chiếm đến 30% trong các loại nguyên liệu gỗ sử dụng. Sản phẩm sử dụng gỗ Thông nhiều nhất là các loại giường xuất khẩu sang thị trường Mỹ và Châu Âu, Nhật. [Hầu như tất cả các loại giường đều sử dụng nguyên liệu gỗ Thông : giường em bé, giường tầng…

Vào xuân, các nơi luôn phát động phong trào trồng cây. Thường thì các loại cây ăn quả, cây bóng mát và cây lâm nghiệp được trồng nhiều nhất. Đối với vùng gò, đồi, lâu nay ta thường quan tâm tới các đối tượng dễ trồng và mau lớn như bạch đàn và keo. Nhưng gần đây, chúng ta có chủ trương phát triển mạnh các loại cây gỗ tốt, gỗ chất lượng cao, dù thời gian trồng chúng có lâu hơn. Viện Khoa học lâm nghiệp có giới thiệu giống thông Caribe.

Thông Caribe là một loài thông được nhập nội. Nó có nguồn gốc từ vùng Caribe ở Trung Mỹ. Thời 2 tỉnh Quảng Nam và Đà Nẵng còn chung một tỉnh, chúng tôi cũng đã vào để giúp tỉnh nhân nhanh giống thông Caribe bằng phương pháp giâm cành. Tỉnh cho chúng tôi biết: Sau 6 năm trồng, thông Hoàng Su Phì chỉ cao được 2m, trong lúc thông Caribe cao tới 18m. Lúc đó, ta phải mua giống bằng ngoại tệ với giá rất cao. Vì vậy, tỉnh chủ trương tìm cách nhân vô tính giống thông này. Mất gần 4 tháng chúng tôi mới hoàn thành được công việc mà cả thế giới chưa ai làm là nhân giống thông bằng giâm cành...

 

Thông Caribe là một loại cây gỗ lá kim có kích thước lớn. Cây có thể cao tới 45m và đường kính thân từ 60-70cm. Thân gỗ tròn và thẳng, có tỷ trọng 0,41g/cm3. Gỗ thông được chế làm ván sàn, ván ghép và sản xuất bột giấy. Vỏ cây chứa tới 10% là Ta-nanh. Đặc biệt, nhựa thông Caribe có chất lượng rất cao.

Ở ta, thông Caribe đã được trồng ở nhiều nơi như Bắc Bộ, Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Tại Trung tâm Nghiên cứu lâm sinh [thuộc Viện Khoa học lâm nghiệp] đóng ở Đại Lải [Vĩnh Phúc], người ta đã có được những rừng thông Caribe đã đến tuổi thu hoạch. Các chuyên gia ước tính, 1ha thông Caribe có thể cho thu tới 1 tỷ đồng.

Thông Caribe có thể trồng ở những vùng đồi, gò: Đất có thể chua [pH từ 3,5-4], hàm lượng mùn thấp [4-4,3%], đạm tổng số ít, nghèo lân và kali... nhưng vẫn trồng được chúng. Điều quan trọng là đất phải thoát nước, tránh ngập úng.

Ta có thể trồng chúng với mật độ 2.500 cây/ha. Rừng trồng phải được xử lý toàn diện, làm đất thủ công, cuốc hố 40x40x40cm. Cần bón lót trước khi trồng. Trong những năm đầu, phải định kỳ dọn cây bụi, cây dây leo kết hợp với tỉa cành. Vào năm thứ 2, nên bón thêm 200-300g phân supe lân và 200g phân vi sinh cho 1 cây. Mỗi năm cần bón tăng dần. tới năm thứ 5 phải bón thêm cho mỗi cây 300g supe lân và 300g phân vi sinh.

Thông Caribe cũng như các loại thông khác, chúng có nhựa và rất dễ bắt lửa. Vì vậy, ngay từ khâu quy hoạch, chúng ta đã phải lưu ý bố trí băng cản lửa để đề phòng khi bị cháy rừng. Băng cản lửa là những diện tích đất để trống hoặc trồng những loại cây không bắt lửa [như dứa chẳng hạn]. Những dải đất đó ngăn giữa các rừng thông với nhau. Theo quy định, băng cản lửa phải có chiều ngang dài gấp đôi chiều dài thân cây. Ví dụ, cây cao 50m thì băng cản lửa phải rộng từ 100m trở lên. Đây là điều mà chúng ta không thể coi thường.

Viện Khoa học lâm nghiệp sẵn sàng giúp bà con ở các nơi kỹ thuật và cây giống để trồng thông Caribe. [Xin liên hệ với TS Thuyết - ĐT: 0912.806.970].

Chuyên gia Nguyễn Lân Hùng

Video liên quan

Chủ Đề