Lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp là gì

Có lẽ chúng ta đã quá quen thuộc với thuật ngữ lợi nhuận, có tên tiếng Anh là profit, là một chỉ số không thể thiếu trong bất kỳ bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nào. Việc kiểm soát được chỉ số này sẽ giúp bạn hiểu được tình hình kinh doanh có tốt hay không, từ đó đưa ra các kế hoạch, giải pháp thích hợp. Vậy hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về profit là gì? Và vai trò của nó đối với doanh nghiệp trong bài viết này nhé!

Profit là tên tiếng Anh của lợi nhuận. Lợi nhuận là khoản chênh lệch mà doanh nghiệp thu được sau khi đã trừ ra khoản chi phí mà doanh nghiệp đó bỏ ra để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận được xem là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động sản xuất kinh doanh. Khoản lợi nhuận này được doanh nghiệp giữ lại tiết kiệm hoặc đem đi tái đầu tư để mở rộng quy mô của doanh nghiệp.

Công thức tính lợi nhuận:

Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí

  • Vai trò của lợi nhuận đối với doanh nghiệp

Lợi nhuận là chỉ số kinh tế cơ bản đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, vừa là mục tiêu, vừa là động lực và là điều kiện để doanh nghiệp tồn tại và phát triển.

Chỉ số lợi nhuận càng cao có nghĩa là doanh thu doanh nghiệp thu về lớn hơn nhiều so với khoản chi phí bỏ ra, điều đó chứng minh hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Ngược lại chỉ số này càng nhỏ và có khuynh hướng âm thì chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả và có nguy cơ phá sản.

Lợi nhuận cao thể hiện tài chính của doanh nghiệp càng lớn mạnh, tạo điều kiện để tái đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, ứng dụng công nghệ mới nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, lợi nhuận của doanh nghiệp cũng tăng theo.

Lợi nhuận của doanh nghiệp cũng thể hiện năng lực, trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý, chất lượng lao động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Thông qua việc đóng thuế, lợi nhuận giúp doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm với Nhà nước và xã hội.

Lợi nhuận trực tiếp tác động tới tình hình tài chính và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Doanh nghiệp dùng lợi nhuận thu được để thanh toán các khoản nợ. Lợi nhuận quá thấp hoặc âm thì doanh nghiệp không thể tồn tại, dẫn đến phá sản và bị loại ra khỏi thị trường.

Chỉ số lợi nhuận ở mức cao vừa phải giúp doanh nghiệp giữ vững được vị thế của mình trên thị trường và khả năng vay vốn của doanh nghiệp cũng trở nên dễ dàng hơn.

  • Vai trò của lợi nhuận đối với người đầu tư và lao động.

Doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh thu về lợi nhuận cao sẽ tạo điều kiện nâng cao tiền lương người lao động, tiền thưởng cũng nhận nhiều hơn, giúp họ cải thiện và ổn định cuộc sống, khiến người lao động vững tâm và đóng góp nhiều hơn trong công việc.

Đối với người đi đầu tư, lợi nhuận là mục tiêu cũng như mong muốn của họ khi tham gia vào hoạt động kinh doanh trên thị trường. Do đó, lợi nhuận ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của họ, giúp tăng thu nhập và nâng cao điều kiện đời sống, tăng lợi ích kinh tế của họ.

  • Vai trò của lợi nhuận đối với Nhà nước

Lợi nhuận càng cao, thuế đóng cho Nhà nước càng nhiều, góp phần tăng nguồn thu ngân sách cho Nhà nước, nâng cao phúc lợi xã hội, là động lực giúp nền kinh tế quốc gia phát triển.

Dựa vào chỉ số lợi nhuận có thể đánh giá được hiệu quả của các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Lợi nhuận là đòn bẩy để phát triển kinh tế. Bởi lẽ, doanh nghiệp thu về lợi nhuận cao thể hiện hoạt động làm ăn của doanh nghiệp có hiệu quả, vì vậy sẽ khuyến khích doanh nghiệp tiếp tục đầu tư phát triển, nhiều doanh nghiệp phát triển thì kinh tế của quốc gia cũng sẽ phát triển.

Bài viết trên đây đã cho chúng ta biết lợi nhuận hay profit là gì cũng như những vai trò to lớn của lợi nhuận đối với doanh nghiệp, cá nhân người đầu tư, người lao động và cả Nhà nước. Bất cứ ai có ý định khởi nghiệp kinh doanh thì cũng nên tìm hiểu lợi nhuận là gì, để biết cách tính cũng như vai trò của nó, từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn. Chúc bạn thành công!

Trong nền kinh tế hiện nay để một doanh nghiệp hoặc tổ chức kinh doanh có thể tồn tại và phát triển yêu cầu đặt ra đầu tiên là phải có lợi nhuận. Vậy lợi nhuận là gì? Đây là khoản chênh lệch của doanh thu sau khi khi đã trừ hết chi phí. Nội dung hay dưới đây sẽ giải thích sâu hơn về lợi nhuận và đi vào tìm hiểu cách xác định, cũng như cách tăng lợi nhuận hiệu quả. 

Lợi nhuận là gì? Những điểm cơ bản liên quan đến lợi nhuận

Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa doanh thu của doanh nghiệp và phần chi phí mà họ đã bỏ ra trong quá trình sản xuất. Lợi nhuận chính là phần kết quả tài chính cuối cùng của doanh nghiệp. Đồng thời, yếu tố này cũng trở thành cơ sở để để làm nền tảng đánh giá hiệu quả hoạt động của mỗi doanh nghiệp.

Tìm hiểu lợi nhuận là gì

>>> Xem thêm: Lợi nhuận gộp [Gross Profit] là gì? và Cách tính chính xác nhất

Cách xác định lợi nhuận là gì? Để tính lợi nhuận cho doanh nghiệp, chúng ta dựa theo công thức dưới đây: 

Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí. 

  • Doanh thu là khoản tiền thu lại từ hoạt động kinh doanh và sản xuất.
  • Chi phí là những khoản tiền mà doanh nghiệp phải bỏ ra để phục vụ cho hoạt động kinh doanh và sản xuất.

Trong nền kinh tế thị trường, nếu doanh nghiệp muốn tăng khả năng cạnh tranh thì cần đa dạng hóa hoạt động kinh doanh ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì vậy, phần lợi nhuận mà các doanh nghiệp hoặc tổ chức kinh doanh thu lại phụ thuộc vào nhiều hoạt động khác nhau. Nhìn chung, các thành phần đó bao gồm: Phần lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh và phần lợi nhuận từ các hoạt động khác. 

Kết cấu lợi nhuận trong doanh nghiệp

>>> Xem thêm: Lợi nhuận bình quân là gì? Tác dụng lợi nhuận bình quân

  • Phần lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh: Đây là khoản được nhận lại sau khi lấy doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, trừ đi những loại chi phí doanh nghiệp phải bỏ ra phục vụ quá trình sản xuất. 

Phần lợi nhuận này còn bao gồm cả lợi nhuận tài chính. Đây chính là phần chênh lệch được thu lại giữa thu nhập tài chính với chi phí hoạt động tài chính, cùng với các khoản thuế phải nộp theo quy định nhà nước. 

  • Phần lợi nhuận từ các hoạt động khác: Đây là phần chênh lệch giữa thu nhập hoạt động kinh tế khác với chi phí hoạt động của kinh tế khác cộng thuế gián thu phải nộp theo từng hoạt động. 

Nắm được lợi nhuận là gì, chúng ta cùng tìm hiểu những vai trò quan trọng là lợi nhuận có thể mang lại cho các chủ thể trong nền kinh tế: 

Vai trò của lợi nhuận

Lợi nhuận mang đến rất nhiều lợi ích cho hoạt động của doanh nghiệp, cụ thể như sau: 

  • Lợi nhuận chính là yếu tố sống còn của các doanh nghiệp khi hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu không thu được lợi nhuận sẽ gây ra tổn thất cực kỳ lớn. Thậm chí lúc này doanh nghiệp có thể bị phá sản vì không thể duy trì hoạt động được. Tóm lại, lợi nhuận chính là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến sự tồn vong của đơn vị doanh nghiệp.
  • Lợi nhuận ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Thông qua lợi nhuận, doanh nghiệp mới có khả năng thanh toán các khoản nợ hiện có. 
  • Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp lợi nhuận được xem như là cơ sở đảm bảo hoạt động tái sản xuất. Trong quá trình hoạt động doanh nghiệp thu về được lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Doanh nghiệp có thể sử dụng khoản này để tái đầu tư bằng cách mở rộng quy mô hoạt động hoặc nâng cao hiện đại cho trang thiết bị sản xuất. 
  • Khi lợi nhuận đảm bảo tính ổn định sẽ giúp doanh nghiệp giữ vững được vị thế của mình, cũng như hoạt động đi vay sẽ dễ dàng hơn. Thông qua lợi nhuận, chúng ta có thể đánh giá được năng lực quản lý của người lãnh đạo. 

Mang đến rất nhiều lợi ích cho hoạt động của doanh nghiệp, vậy đối với người lao động, vai trò của lợi nhuận là gì? 

Lợi nhuận cao sẽ giúp người lao động có cơ hội được nhận khoản tiền lương, tiền thưởng cao hơn. Qua đó, niềm tin của họ đối với doanh nghiệp được xây dựng vững chắc và thúc đẩy tinh thần làm việc tốt hơn. 

Thực tế, lợi nhuận có ảnh hưởng đối với nền kinh tế chung. 

  • Trong trường hợp các doanh nghiệp làm ăn phát đạt và thu được khoản lợi nhuận cao, nền kinh tế theo đó cũng được phát triển, ngày càng lớn mạnh hơn. 
  • Nhà nước chỉ có thể tiến hành thu thuế khi các doanh nghiệp làm ăn có lợi nhuận. Thuế là một trong những yếu tố giúp tạo ngân sách quốc gia. 

Xác định đúng các yếu tố có tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ giúp hoạt động quản lý và quyết định được đưa ra chính xác hơn. Cùng tìm hiểu xem những yếu tố tác động đến lợi nhuận là gì: 

Yếu tố tác động lợi nhuận

  • Yếu tố chủ quan: Những yếu tố chủ quan tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp gồm có: nguồn nhân lực, năng lực quản lý, chất lượng cùng với giá thành sản phẩm. 
  • Yếu tố khách quan: Bao gồm các yếu tố: các đối thủ cạnh tranh, thị trường yếu tố đầu vào, sự phát triển khoa học kỹ thuật, các chính sách do nhà nước đề ra.

Chúng ta đã biết được vai trò của lợi nhuận là gì, có thể thấy, đây là yếu tố quan trọng quyết định sự sống còn của doanh nghiệp, có ảnh hưởng đến người lao động cũng như nền kinh tế chung. Cùng điểm qua một số cách để gia tăng lợi nhuận cho hoạt động của doanh nghiệp:

Việc gia tăng lượng khách hàng tiềm năng sẽ giúp sản phẩm bán ra của doanh nghiệp cũng được tăng cao, từ đó thu được lợi nhuận cao. Nếu doanh nghiệp muốn phát triển nguồn khách hàng tiềm năng cần thực hiện các quảng cáo thông qua tạp chí, đài truyền hình, mạng xã hội,… 

Ngoài ra, để tạo được lợi nhuận cao, các doanh nghiệp cần thực hiện nâng cao chất lượng sản phẩm của mình. Đồng thời, kết hợp với tăng danh mục sản phẩm, các dịch vụ chất lượng, nhiệt tình chăm sóc khách hàng và giữ uy tín. 

Các cách để doanh nghiệp tăng tỷ suất lợi nhuận là: không áp dụng chiết khấu, cung cấp mặt hàng có thương hiệu riêng, quảng cáo trực tiếp qua mạng và thư điện tử. 

Những thông tin trên đây nhằm mục đích làm rõ lợi nhuận là gì và cách để giúp gia tăng lợi nhuận cho hoạt động của các doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển không thể bỏ qua yếu tố lợi nhuận. Hy vọng những thông tin được chia sẻ bởi công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam sẽ hữu ích để bạn có thể áp dụng hiệu quả vào hoạt động của doanh nghiệp mình. 

Video liên quan

Chủ Đề