Châm cứu trị lẹo bao nhiêu ngày là khỏi năm 2024

Theo bài viết của bác sĩ Hoàng Anh trên Báo Sức khỏe và Đời sống thì hầu hết chắp, lẹo mắt đều vô khuẩn, do đó dùng kháng sinh không có giá trị gì, nên sử dụng corticoid và chích khi khối lẹo đã sưng to.

Đồng chí quân y giới thiệu với tôi một người có “biệt tài” chữa lẹo mắt là cô Nguyễn Thị Loan, nguyên là y sĩ công tác tại Khoa Châm cứu dưỡng sinh, Viện Y học cổ truyền Quân đội, hiện đã nghỉ hưu. Tôi mừng rỡ gọi điện cho cô Loan. Cô giục tôi đến nhanh vì chữa lẹo mắt càng sớm càng nhanh khỏi.

Cách chữa lẹo mắt của cô Loan rất đơn giản. Cùng với việc nhỏ, rửa sạch mắt bằng thuốc nhỏ mắt thông thường, cô dùng kim tiêm chích lấy máu từ hai bên tai (xem ảnh). Cô Loan cho biết: “Đây là cách chữa lẹo mắt cổ truyền bằng đông y. Sau khi dùng kim chích máu từ huyệt đạo liên quan tới mắt ở trên vành tai, rút ra những giọt máu đen, lẹo mắt sẽ tự lặn dần, không sưng to, sau đó khỏi hẳn, ít người bị tái phát. Ngoài ra còn có cách chích lấy máu từ sau lưng cũng được nhiều người áp dụng, nhưng hiệu quả không nhanh bằng chích từ tai”. Trường hợp của tôi, do mắt đã sưng to nhưng chưa để lâu nên sau khi cô dùng kim tiêm chích hai lần thì quả nhiên lẹo mắt tự lặn và khỏi hẳn.

Tôi xin được trả tiền công thì bất ngờ cô nói: "Cô có mở phòng khám hay làm thêm gì đâu mà tiền nong! Cô không lấy tiền của ai đâu. Ai bị bệnh này cần giúp cháu cứ bảo họ đến cô!”. Sau đó, một người bạn của tôi cũng được cô chữa lành một cách nhanh chóng là anh Nguyễn Tuấn Linh, phóng viên Báo Quân đội nhân dân bị lẹo mắt tái phát nhiều lần, dùng nhiều thuốc tây y mà không khỏi.

Được biết, cô Nguyễn Thị Loan là y sĩ với bàn tay tài hoa về châm cứu đã mấy chục năm gắn bó với Viện Y học cổ truyền Quân đội. Hiện đã nghỉ hưu nhưng cô vẫn miệt mài với công việc, hằng ngày ngược xuôi khắp thành phố châm cứu, hỗ trợ các bệnh nhân, phần lớn là người cao tuổi. Xin được chia sẻ địa chỉ của cô để những người bị lẹo mắt, chắp mắt cần cô giúp đỡ có thể liên hệ: Nguyễn Thị Loan, nhà số 25, ngõ 80, đường Kim Giang, Hà Nội, điện thoại: 0979358710.

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Hoàng Thanh Nga - Bác sĩ Mắt - Khoa khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Phần lớn các trường hợp mắt bị lẹo sẽ bị khỏi sau một vài ngày mà không cần điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên, trong trường hợp mắt lẹo to, không hết sau một tuần, gây đau, khó chịu,... người bệnh cần khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Lẹo mắt là hội chứng viêm nhiễm cấp tính do vi khuẩn xâm nhập vào tuyến chân lông mi. Lẹo khiến mi mắt sưng đỏ, đau, nhạy cảm với ánh sáng, khó chịu khi nháy mắt, cảm giác cộm như có bụi trong mắt. Tại chỗ đau sưng lên khối mủ đỏ như mụn nhọt. Sau 3-4 ngày, lẹo sẽ vỡ mủ và xẹp nhưng sau đó có thể xuất hiện ở vị trí khác trên mắt. Đặc điểm của lẹo là rất hay tái phát, có thể bị ở một hoặc hai mi mắt.

Có một số dạng lẹo mắt khác nhau như:

  • Lẹo trong do nhiễm trùng tuyến nhầy của mi mắt: lẹo nằm ở mặt trong của mi mắt, khi lật mi lên mới nhìn thấy được lẹo.
  • Lẹo ngoài do nhiễm trùng nang lông mi: là một nốt đỏ, gây đau ở bờ mi. Lẹo ngoài thường có kích thước và độ rắn như hạt đậu.
  • Đa lẹo: xuất hiện rất nhiều đầu lẹo trên một mi hay cả hai mi, thậm chí ở cả hai mắt.

Có nhiều nguyên nhân có thể tăng nguy cơ gây lẹo mắt như:

  • Để lớp trang điểm trên mắt qua đêm mà không tẩy trang. Dùng mỹ phẩm lên mắt quá hạn sử dụng.
  • Dùng tay chưa vệ sinh sạch sẽ thay kính áp tròng
  • Thường đưa tay bẩn lên dụi mắt
  • Có tiền sử viêm mí mắt hoặc bị viêm mí mắt mãn tính.

2. Làm gì khi mắt bị lẹo?

Mắt lẹo thường tự hết sau một vài ngày mà không cần điều trị đặc hiệu. Khoảng 4-6 ngày, mủ của lẹo sẽ vỡ ra, các triệu chứng đau, nhức sẽ giảm dần.

Để đẩy nhanh tốc độ lành bệnh, ở giai đoạn sớm của lẹo mắt, người bệnh có thể chườm khăn ấm lên lẹo 10-15 phút, 3-5 lần/ngày. Chườm ấm sẽ giúp lấy sạch các chất tiết vàng tại mi mắt, giải phóng các tuyến sụn mi tắc nghẽn. Rửa mắt bằng nước muối sinh lý (loại dùng cho mắt) hàng ngày. Trong thời gian mắt bị lẹo, không được dùng tay gãi, chà xát vào lẹo vì sẽ tạo điều kiện vi khuẩn xâm nhập sâu, mắt có thể tổn thương nghiêm trọng hơn.

Nếu lẹo mắt to không hết sau 1 tuần, gây khó nhìn, tiết nước mắt nhiều, đau, khó chịu... người bệnh cần khám bác sĩ để được điều trị. Bác sĩ có thể sẽ thực hiện thủ thuật chích rạch lẹo để lấy mủ ra, đồng thời kê đơn một số thuốc kháng sinh đường uống, kháng sinh nhỏ mắt, thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau,... Người bệnh cần sử dụng thuốc và chăm sóc mắt theo hướng dẫn của bác sĩ để nhanh hồi phục.

Châm cứu trị lẹo bao nhiêu ngày là khỏi năm 2024

Rửa mắt bằng nước muối sinh lý khi bị lẹo mắt

3. Cách ngăn ngừa lẹo mắt

Để ngăn ngừa lẹo mắt và các bệnh nhiễm trùng mắt nói chung, cần chú ý một số biện pháp như sau:

  • Không dùng dùng tay đưa lên mắt để dụi mắt, chà mắt vì vi khuẩn từ tay có thể xâm nhập, gây nhiễm trùng mắt.
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn nhanh, nhất là trước khi chạm tay vào mắt, trang điểm mắt.
  • Không dùng chung khăn mặt, mỹ phẩm, cọ trang điểm, kính mát,... với người khác. Đặc biệt không dùng chung vật dụng cá nhân với những người đang bị lẹo hoặc có tiền sử lẹo.
  • Sử dụng mỹ phẩm trang điểm mắt đảm bảo chất lượng, cọ trang điểm mắt hợp vệ sinh.
  • Bảo vệ mắt trước ánh sáng mặt trời, bụi bẩn ô nhiễm bằng cách đeo kính râm hoặc các loại kính báo vệ.

Ngoài ra, khi mắt có tình trạng viêm nhiễm, đau, khó chịu, cần đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

  • Nguyên nhân gây chắp, lẹo mắt
  • Chứng ngứa mắt: Nguyên nhân và cách điều trị
  • Viêm bờ mi mắt điều trị thế nào?

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

Bị nổi mụn lẹo bao nhiêu ngày mới hết?

Mắt lẹo thường tự hết sau một vài ngày mà không cần điều trị đặc hiệu. Khoảng 4-6 ngày, mủ của lẹo sẽ vỡ ra, các triệu chứng đau, nhức sẽ giảm dần. Để đẩy nhanh tốc độ lành bệnh, ở giai đoạn sớm của lẹo mắt, người bệnh có thể chườm khăn ấm lên lẹo 10-15 phút, 3-5 lần/ngày.

Lẹo mắt có phải kiêng gì không?

Vậy, bị lẹo mắt kiêng gì? Người bệnh nên kiêng chạm tay, chà xát hoặc bóp mụt lẹo. Đồng thời, tuyệt đối không nặn mủ từ nốt mụn này, hoặc tự gỡ lông mi. Bởi điều này có thể khiến tình trạng nhiễm trùng trên mí mắt thêm nghiêm trọng.

Lẹo mắt có ảnh hưởng gì không?

Lẹo mắt thường tự lành và không ảnh hưởng đến thị lực của bạn. Đôi khi, lẹo mắt không biến mất và có thể hình thành một nang nhỏ do tuyến meibomian bị tắc nghẽn. Tuy nhiên, bạn sẽ mắt không đỏ và không đau. Rất hiếm khi nhiễm trùng có thể lan rộng hết bề mặt của mắt gây viêm kết mạc.

Tại sao lại bị nổi mụt lẹo?

Nguyên nhân bị lẹo mắt Lẹo mắt thường do vi khuẩn Staphylococcus aureus (vi khuẩn tụ cầu vàng) gây nhiễm trùng nang lông mi. Mụn lẹo mắt ở mi ngoài thường do sự tắc nghẽn của tuyến bã nhờn (Zeis) hoặc tuyến mồ hôi (Moll). Tắc nghẽn xảy ra ở đường mi và có biểu hiện sưng đỏ, đau nhức rồi phát triển thành mụn mủ.