Chấtl liệu màu nào tranh giống ảnh chụp nhất

Từ thế kỷ XIV, Cennino Cenninni đã dạy: “Hãy nhớ rằng hoa tiêu tốt nhất của bạn, định hướng tốt nhất là khải hoàn môn của sao chép tự nhiên.”

Leonardo da Vinci cũng khuyên những thanh niên học hội hoạ: “Hoạ sĩ sẽ chỉ vẽ ra những bức tranh ít giá trị nếu lấy tác phẩm của các hoạ sĩ khác làm tiêu chuẩn của mình; nhưng nếu anh ta chịu học từ các vật trong tự nhiên, anh ta sẽ tạo ra các kết quả tốt. Chúng ta thấy điều này đã xảy ra với các hoạ sĩ sau thời La Mã cổ đại, bởi họ liên tục bắt chước nhau, và từ thế hệ này sang thế hệ sau nghệ thuật của họ cứ thế mà suy tàn.” [1]

Như vậy cả Cennini và Leonardo đều khẳng định cách học vẽ tốt nhất là nghiên cứu tự nhiên.

Cực đoan nhất có lẽ là Caravaggio. Khi có người phàn nàn vì sao ông không chịu nghiên cứu nghệ thuật cổ đại và các bậc thầy, Caravaggio đã chỉ tay ra cửa sổ và nói: “Tự nhiên là bậc thầy vĩ đại nhất.”

Caravaggio đã bỏ qua lời khuyên của Leonardo rằng “Học sinh trẻ tuổi phải học luật viễn cận, sau đó học tỉ lệ các vật. Rồi sau đó cậu ta có thể chép tranh của một bậc thầy giỏi để làm quen với cách tạo hình đẹp. Sau đó vẽ từ thiên nhiên để thực hành các quy tắc đã học. Sau đó dành thời gian để nghiên cứu các tác phẩm của các danh hoạ. Rồi tạo thói quen vận dụng nghệ thuật của mình vào thực hành và làm việc. Đầu tiên hãy vẽ từ các dessin của các danh hoạ và từ thiên nhiên, chứ đừng vẽ theo trí nhớ. Sau đó vẽ từ các mẫu tượng dựa theo dessin, rồi mẫu người thật và đó là điều bạn phải thực hành.” [1]

Kết quả là, do luôn chép thẳng từ mẫu thực mà tranh của Caravaggio vướng không ít những khuyết điểm về luật viễn cận và giải phẫu. Thực ra, những khuyết điểm đó chỉ là phụ, bởi Caravaggio đã cực kỳ thành công với hai điều quan trọng nhất một hoạ sĩ phải biết làm. Hai điều đó là

1 – diễn tả một cách thuyết phục các vật thể trong không gian ba chiều trên mặt phẳng;

2 – tạo được cảm giác ánh sáng từ màu sắc.

Đó là chưa kể sự lột tả nhục cảm và sự căng thẳng đầy kịch tính trong tranh của Caravaggio – những tính chất thuộc thiên tài của ông, mà các caravaggisti hay tenebristi vẽ theo ông không cách nào có được.

Nghiên cứu tự nhiên là một khái niệm rộng, không đơn thuần là chỉ vẽ từ mẫu thực. Trên thực tế, trừ một số ít ngoại lệ như Caravaggio, Vermeer, các bậc thầy cổ điển thường không bao giờ vẽ tác phẩm thẳng từ mẫu thực, mà họ vẽ các dessin chuẩn bị và/hoặc phác thảo, có thể từ mẫu người sống, từ các vật thể trong tự nhiên, phong cảnh thiên nhiên, hoặc từ các mẫu tượng v.v. Sau đó, khi dựng tranh, kể cả chân dung, họ thôi không nhìn vào mẫu thực nữa, mà dựa vào các hình hoạ chuẩn bị và/hoặc phác thảo này để vẽ nên tác phẩm.

Trước khi có các thiết bị quang học, các hoạ sĩ đã nghĩ ra nhiều thiết bị giúp phóng chiếu chính xác không gian 3 chiều lên giấy. Thành công nhất trong số các thiết bị đó là khung vẽ do Leon Battista Alberti (1404 – 1472) đề xuất năm 1435, có tên “lưới Alberti” (il velo).

Chấtl liệu màu nào tranh giống ảnh chụp nhất

Lưới Alberti được hoạ sĩ dùng để vẽ trong minh hoạ năm 1525 của Albrecht Dürer

Đến khi camera obscura và camera lucida xuất hiện, nhiều hoạ sĩ, có thể cả Vermeer, đã dùng chúng như công cụ để nghiên cứu tự nhiên và đưa tự nhiên vào tranh. Sự ra đời của máy ảnh đã giúp hoạ sĩ rất nhiều trong việc lấy tư liệu, đặc biệt trong việc diễn tả những vật chuyển động nhanh, ví dụ như chim bay, ngựa phi, hoặc thay đổi theo thời gian, như các nếp vải, giọt nước, hoặc trong việc diễn tả ánh sáng một cách thuyết phục, v.v.

Chấtl liệu màu nào tranh giống ảnh chụp nhất

Một camera obscura cỡ lớn bằng căn phòng

Mặc cảm từ các thợ vẽ “truyền thần” và sự thiếu khả năng trong việc phân biệt “sự giống” của ảnh chụp và của hội hoạ chỉ là vài nguyên nhân khiến các “tín đồ chép thực” cho rằng dường như tranh vẽ từ ảnh trông không “mỹ thuật”, phẳng, v.v. Tuy nhiên, nếu người vẽ không nắm được hình khối, giải phẫu, không biết cách diễn tả không gian ba chiều trên mặt phẳng, không nắm được đặc điểm của mẫu, nói tóm lại là không biết nhìn (vẽ kém), thì những hình được vẽ, kể cả từ mẫu thực, cũng sẽ cứng nhắc, xộc xệch, bẹt dí, và ngây ngô.

Đó là chưa kể một trong những nhược điểm lớn nhất của việc vẽ chân dung từ mẫu thực, thường gặp ở những người vẽ dessin tài năng trung bình: chân dung những người này vẽ thường đờ đẫn đến đần độn do người mẫu bị buộc phải ngồi ở một tư thế cố định, ròng rã từ buổi này sang buổi khác. Thậm chí, đôi khi người mẫu còn phải vặn tay cong chân để tạo những dáng điệu cứng nhắc, phản tự nhiên đến nực cười.

Vì thế, điều quan trọng nhất vẫn là nghệ thuật vẽ dessin và hòa sắc, tức là hai điều đã nói ở trên. Một khi đã thành thục hai điều cơ bản đó rồi thì vẽ từ nguồn nào, bất kể đó là mẫu sống hay ảnh chụp đều không quan trọng nữa.

Trong bài “Vermeer của Tim” [2], tôi cũng đã viết: “David Hockney và Philip Steadman cũng từng đề ra một giả thuyết là các danh hoạ ngày xưa dùng camera obscura, camera lucida, gương lõm để vẽ như các hoạ sĩ ngày nay dùng máy ảnh. Để chứng minh, Hockney đã vẽ vài hình hoạ dùng camera lucida. Những hình hoạ đó trông thật thảm hại khi đem đặt cạnh các ký họa chân dung của Ingres mà David Hockney cho là được vẽ từ ảnh. Như vậy máy truyền ảnh không làm tài vẽ của David Hockney khá hơn tí nào.”

Chấtl liệu màu nào tranh giống ảnh chụp nhất

David Hockney tự so sánh dessin do ông vẽ dùng camera lucida (phải) với các dessins của Ingres (trái)

*

Các danh hoạ có vẽ từ ảnh chụp không? Dĩ nhiên là có. Dưới đây là vài ví dụ.

Hoạ sĩ Nga Nikolai Ge (1831 – 1894), khi dựng bức “Buổi tối bí mật” (1861), đã vẽ Chúa Jesus dựa theo ảnh chụp chân dung Alexander Herzen (1812 – 1870) của nhiếp ảnh gia Sergei Levitsky (1819 – 1898).

Chấtl liệu màu nào tranh giống ảnh chụp nhất

Nikolai Ge Buổi tối bí mật (1861)

Chấtl liệu màu nào tranh giống ảnh chụp nhất

Chân dung A. Herzen (1861) của nhiếp ảnh gia S. Levitsky

Hoạ sĩ – viện sĩ hàn lâm mỹ thuật Pháp – Jean-Léon Gérôme (1824 – 1904), thầy của hoạ sĩ Lê Văn Miến (1874 – 1943), là một trong những hoạ sĩ đầu tiên vẽ tranh từ ảnh một cách có hệ thống. Trong nhiều chuyến thám hiểm Trung Đông, ông đã đem theo nhiếp ảnh gia để chụp ảnh. Khi quay về Paris, ông đã dựng tranh dựa theo các bức ảnh chụp đó. Bình luận về bức tranh vẽ từ ảnh năm 1896 của mình, Jean-Léon Gérôme nói: “Nhờ nhiếp ảnh mà Chân Lý đã chui ra khỏi giếng.”

Chấtl liệu màu nào tranh giống ảnh chụp nhất

Jean-Léon Gérôme Chân Lý chui ra khỏi giếng làm nhân loại xấu hổ (1896)

Chấtl liệu màu nào tranh giống ảnh chụp nhất

Henri de Toulouse-Lautrec (1864 – 1901)

Chấtl liệu màu nào tranh giống ảnh chụp nhất

Edgar Degas (1834 – 1917)

Chấtl liệu màu nào tranh giống ảnh chụp nhất

Edgar Degas

Chấtl liệu màu nào tranh giống ảnh chụp nhất

Paul Cézanne (1839 – 1906)

Chấtl liệu màu nào tranh giống ảnh chụp nhất

Vicent Van Gogh (1853 – 1890)

Chấtl liệu màu nào tranh giống ảnh chụp nhất

Pablo Picasso (1881 – 1973)

Chấtl liệu màu nào tranh giống ảnh chụp nhất

Pablo Picasso

Chấtl liệu màu nào tranh giống ảnh chụp nhất

Bức “Dalí được nhìn từ phía sau đang vẽ Gala nhìn từ phía sau được vĩnh hằng bằng sáu giác mạc giả tưởng phản chiếu tạm thời trong sáu tấm gương thực” (1972, trái) được Salvador Dalí (1904 – 1989) vẽ từ tư liệu ảnh (phải) do Marc Lacroix chụp trước đó (cùng năm 1972).

Chấtl liệu màu nào tranh giống ảnh chụp nhất

Từ trái: ảnh Man Ray chụp Gala, phác thảo chì từ ảnh, và “Galarina” (1945) của Salvador Dalí

Vì thế, “đừng câu nệ vẽ từ ảnh thay vì từ mẫu thực. Bạn có thể vẽ từ bất cứ nguồn nào bạn thích. Nhưng nếu bạn không có tài về hình hoạ và hoà sắc, cái thứ bạn vẽ ra chỉ là một sản phẩm vô hồn cho dù có chính xác đến đâu, bất kể được vẽ từ mẫu thực hay từ ảnh chụp.

Chuyện dùng hay không dùng máy móc để trợ giúp là sở thích và nhu cầu của hoạ sĩ. Không có gì sai trong chuyện này cả. Còn ở đâu đó, ai đó từng nhét vào đầu học sinh là hoạ sĩ không được và không nên vẽ từ ảnh, v.v. thì đó là một quan điểm cực kỳ nhầm lẫn và hẹp hòi.” [2]

8.7.2016

______________

[1] Một số lời khuyên của Leonardo da Vinci, bản dịch của Nguyễn Đình Đăng.

[2] Nguyễn Đình Đăng, Vermeer của Tim, 11.4.2015.

Nhãn: vẽ từ ảnh

This entry was posted on 08/07/2016 at 4:08 chiều and is filed under 1, art history, hội họa. You can follow any responses to this entry through the RSS 2.0 feed. You can , or trackback from your own site.