Chỉ số tiểu đường bao nhiêu thì phải uống thuốc

Tôi đi thử máu, kết quả chỉ số đường huyết đói là 6.9mmol/l so với mức cho phép là 6.1mmol/l. Vậy có phải uống thuốc chưa?

Chào bạn,

Chỉ số đường huyết lúc đói 6.9mmol/l có thể là tiền tiểu đường

Nếu bạn kiểm tra chỉ số này lần đầu tại bệnh viện, đo vào thời điểm lúc sáng sớm, nhịn ăn sáng, thì bạn chưa bị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, chỉ số đường huyết 6.9 mmol/ l đã cao hơn so với người bình thường (chỉ số bình thường 3.8 - 5.9mmol/l). Ở thời điểm này, được gọi là giai đoạn tiền tiểu đường.

Bị tiền tiểu đường chưa cần dùng thuốc ngay

Thông thường khi mới phát hiện tiền tiểu đường, bạn chưa cần dùng thuốc điều trị nhưng chế độ dinh dưỡng bạn cần kiểm soát chặt chẽ hơn. Trước mắt bạn nên áp dụng 1 số mẹo trong chế độ ăn hằng ngày như sau :

- Giảm bớt một phần lượng cơm, bún, miến, phở... trong mỗi bữa và không ăn 2 loại tinh bột trong cùng 1 bữa. Nên ăn rau xanh, thức ăn trước rồi ăn cơm sau.

- Chia nhỏ bữa ăn, nên ăn 5 - 6 bữa nhỏ/ngày thay vì 3 bữa chính.

- Giảm đồ dầu mỡ, chế biến sẵn hay chiên rán nhiều lần.

- Ăn nhiều loại rau xanh, trái cây tươi chứa nhiều chất xơ. Hoa quả nên ăn vào những bữa phụ.

- Ưu tiên chọn sữa ít đường, hạn chế ăn nhiều bánh kẹo, các chất kích thích ( bia, rượu, cà phê, thuốc lá).

Thực tế, nếu ở giai đoạn này bạn kiểm soát đường huyết không tốt thì trong tương lai có thể bạn bị bệnh tiểu đường tuýp 2 không thể chữa khỏi được. Vì vậy, bạn nên dùng thêm các sản phẩm hỗ trợ có thể kiểm soát giảm đường huyết tốt hơn chẳng hạn như thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex từ lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng mỗi ngày 4 viên.

Thông tin về sản phẩm, bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn ở các bài viết sau:

https://glutex.vn/glutex/thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-glutex-cong-dung-thanh-phan-cach-dung-gia-ban.pca

https://glutex.vn/kinh-nghiem-chua-tri/duong-huyet-ve-nguong-binh-thuong-nhung-hba1c-cao-nguoi-bi-tieu-duong-chua-het-lo.pca

Chúc bạn sức khỏe!

Chỉ số đường huyết lúc đói nên được thực hiện vào buổi sáng, sau khi bạn nhịn ăn từ 8 – 10 tiếng. Với người bình thường, chỉ số đường huyết an toàn sẽ là từ 4,0 – 5,9 mmol/l (tương đương 72-108 mg/dl). Khi chỉ số này vượt quá 7mmol/l nghĩa là bạn có khả năng đã mắc bệnh tiểu đường.

Chỉ số đường huyết sau ăn 2 tiếng

Sau khi ăn 2 tiếng, bạn có thể kiểm tra chỉ số đường huyết để biết lượng đường trong máu và có cách điều chỉnh chế độ ăn phù hợp. Nếu chỉ số đường huyết sau ăn ở các mức:

– Dưới 7,8 mmol/l là chỉ số đường huyết bình thường và an toàn

– Từ 7,9 – 11,1 mmol/l là cảnh báo dấu hiệu tiền tiểu đường

– Nếu > 11,1 mmol/l thì nguy cơ cao bạn đã mắc bệnh tiểu đường

Bạn nên thường xuyên theo dõi bảng chỉ số đường huyết để biết mức đường huyết thấp, cao hay mức có thể chấp nhận được, tuy nhiên bạn cần tham khảo ý kiến bác sỹ để được hướng dẫn cụ thể và cho lời khuyên chính xác.

Chỉ số Hba1C

Để chẩn đoán tiểu đường chính xác nhất, bạn cần làm nghiệm pháp tăng đường huyết hoặc xét nghiệm chỉ số HbA1c. Đây là chỉ số kiểm soát đường huyết chuẩn xác mà không phụ thuộc vào thời điểm no hay đói. Chỉ số này bình thường nếu ở mức từ 5,5% – 6,2% là bình thường và cảnh báo tiểu đường nếu trên 7%.

Đặc biệt nếu lượng đường trong máu dưới 70mg/dL (3.9 mmol/L) thì bạn đã bị hạ đường huyết. Hạ đường huyết cũng nguy hiểm không kém bệnh tăng đường huyết. Sự tụt giảm đường huyết nếu lặp đi lặp lại sẽ khiến cho người bệnh rơi vào trạng thái hôn mê, tổn thương não.

Chỉ số tiểu đường bao nhiêu thì phải uống thuốc

Bạn sẽ bị tiểu đường nếu có kết quả chỉ số Glucose như sau:

Chỉ số Glucose lúc đói ( sau ăn 8 tiếng ) là 126 mg/dl ( 7mmol/l) trở lên thì có khả năng bạn đã bị tiểu đường.

Lưu ý : cần đo 2 lần liên tiếp để có kết quả chính xác hơn vì những thông số này dao động lên xuống không đồng nhất. Nếu đo lại mà kết quả  sau dưới 110 mg/dl (6,1 – 7mmol/l) thì nên đến bác sỹ để được tư vấn kết quả.

Nếu mức Glucose lúc đói nằm trong khoảng 110 – 126 mg/dl (6,1 – 7 mmol/l) có nghĩa bạn đang nằm trong giai đoạn bị rối loạn đường huyết lúc đói. 40% người có chỉ số đường huyết lúc đói nằm trong khoảng này sẽ mắc bệnh tiểu đường trong 4- 5 năm sau. Vì vậy, nếu ở trong khoảng này bạn nên có chế độ ăn phù hợp để tránh tiến triển thành bệnh.

Bạn cũng không nên lo lắng quá. Với chế độ ăn ít tinh bột, giữ cân nặng ở mức hợp lý, sống lạc quan và suy trì hoạt động thể dục thể thao sẽ giúp bạn đưa chỉ số đường huyết trở về bình thường, tránh mắc bệnh.

Chỉ số đường huyết cao gây tác động tiêu cực lên hầu hết các bộ phận trên cơ thể. Nguyên nhân là do để cung ứng đủ nhu cầu của cơ thể, tuyến tụy phải làm việc ngày một nhiều hơn dẫn đến quá tải, hư hỏng. Song song đó, nó còn làm cho mạch máu bị xơ cứng hay thường được gọi là xơ vữa động mạch. Gây nên tình trạng đột quỵ nguy hiểm cho người bệnh.

>>> Nên mua máy đo đường huyết loại nào 

Cách duy trì chỉ số đường huyết ổn định

Duy trì một lối sống lành mạnh là cách tốt nhất để chữa bách bệnh. Dưới đây là một số cách dễ dàng thực hiện để giúp đường huyết ổn định hơn:

Chỉ số tiểu đường bao nhiêu thì phải uống thuốc

Các thực phẩm màu xanh và đỏ tươi có chứa anthocyanins: nho, dâu, quả mọng giúp kiểm soát chỉ số glucose tốt hơn.

Theo dõi đường huyết thường xuyên và điều đặn

Đây là cách nhận biết sớm bạn có bị tăng đường huyết hay không, từ đó có những biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời để tránh khỏi những biến chứng không mong muốn.

Theo dõi đường huyết tại nhà dễ dàng bằng máy đo đường huyết cá nhân tại nhà.

Uống thuốc đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ

Nếu đã bị đường huyết, bạn phải uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ không mong muốn, không được tự ý thay đổi liều lượng thuốc hay tiêm thuốc mới mà không có sự đồng ý của bác sỹ.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân đối các thành phần

Thành phần dinh dưỡng hàng ngày được khuyến nghị là glucid 50- 60%, protid 15- 20%, lipid 20 – 30% tổng số calo trong ngày. Đặc biệt không được bỏ qua bữa sáng do ăn sáng giúp ổn định lượng đường huyết suốt cả ngày. Kết hợp lành mạnh protein, tinh bột và chất béo cộng với các loại trái cây hoặc các loại hạt sẽ giúp bạn duy trì một lượng đường huyết ổn định.

Chỉ số tiểu đường bao nhiêu thì phải uống thuốc
Chỉ số tiểu đường bao nhiêu thì phải uống thuốc

Chỉ số đường huyết của người bị tiểu đường tuýp 2 (HbA1c) ở mức an toàn có nghĩa là vùng đường huyết lúc đói, đường huyết sau ăn, chỉ số HbA1c đang nằm trong ngưỡng cho phép để cơ thể có đủ năng lượng hoạt động.

Đường huyết của người tiểu đường ở vùng an toàn sẽ giúp ngăn chặn được tối đa nguy cơ xuất hiện biến chứng tiểu đường và các bệnh cơ hội khác. Vì thế, bạn nên biết ngưỡng đường huyết an toàn ở từng thời điểm của mỗi người, đồng thời tìm hiểu những bí quyết giúp kiểm soát mức đường huyết. Vậy chỉ số đường huyết bình thường của người tiểu đường là bao nhiêu?

Chỉ số đường huyết của người bị tiểu đường: Cần quan tâm những gì?

Chỉ số đường huyết cho biết nồng độ đường glucose trong máu tại thời điểm đo và được xác định thông qua xét nghiệm máu, được tính bằng mmol/l hoặc mg/dl. Việc chuyển đổi từ mmol/l sang mg/dl được tính bằng bằng cách nhân với 18. Ví dụ: Đường huyết lúc đói của một người là 7mmol/l, khi chuyển sang đơn vị mg/dl sẽ là 7 x 18 = 126mg/dl.

Thông thường, khi kiểm tra chỉ số đường huyết của người tiểu đường tuýp 2, người bệnh chỉ quan tâm đến chỉ số đường huyết lúc đói hoặc đường huyết sau ăn. Tuy nhiên, chỉ số glucose trong máu liên tục thay đổi từng ngày, thậm chí từng phút phụ thuộc vào thức ăn, tâm trạng… của người bệnh. Do đó, để xác định toàn diện khả năng kiểm soát đường huyết trong suốt cả ngày, người bệnh nên kiểm tra thêm chỉ số HbA1c.

Chỉ số HbA1c cho biết lượng glucose gắn với hemoglobin của hồng cầu. Đây chính là “bức tranh toàn cảnh” đánh giá đường huyết trung bình suốt 24 giờ của một người trong 3 tháng trước đó.

Chỉ số HbA1c an toàn có nghĩa là đường huyết lúc đói và đường huyết sau ăn của người đó trong suốt 3 tháng trước đều ổn định. HbA1c cao đồng nghĩa với việc tăng nguy cơ biến chứng tiểu đường.

Chỉ số đường huyết bao nhiêu là an toàn với người bệnh tiểu đường?

Với những người mắc bệnh tiểu đường, chỉ số đường huyết bao nhiêu là an toàn? Theo Hướng dẫn chẩn đoán và Điều trị đái tháo đường của Bộ y tế, chỉ số đường huyết sau đây là an toàn cho đa số người bị tiểu đường:

  • Đường huyết lúc đói: 80 – 130 mg/dl (4.4 – 7.2 mmol/l)
  • Đường huyết sau ăn 1 – 2 giờ: < 180 mg/dl (10.0 mmol/l)
  • Chỉ số HbA1c: < 7%

Tuy nhiên, chỉ số đường huyết của người tiểu đường ở mức an toàn có thể thay đổi để phù hợp hơn với từng người, tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính, thời gian mắc bệnh, các bệnh khác hoặc các biến chứng kèm theo. Ví dụ:

  • Mục tiêu HbA1c dưới 6.5%: Thường đối với những người trẻ, mới phát hiện bệnh tiểu đường và chưa có biến chứng.
  • Mục tiêu HbA1c khoảng dưới 8 – 8.5%: Đối với người lớn tuổi mắc tiểu đường lâu năm, có nhiều bệnh mắc kèm hoặc đã bị biến chứng trên thận, tim mạch…

Nếu không được kiểm tra HbA1c định kỳ 3 tháng/lần, người bệnh nên kiểm tra đường huyết lúc đói và đường huyết sau ăn thường xuyên bằng đo đường huyết cầm tay, sau đó ghi lại chỉ số đường huyết trong bảng theo dõi. Nếu chưa có điều kiện mua máy đo, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra đều đặn hàng tháng.

Nếu đã đạt được mục tiêu đường huyết lúc đói nhưng chỉ số HbA1c vẫn còn cao, người bệnh cần xem lại đường huyết sau ăn 1 – 2 giờ để điều chỉnh lại chế độ ăn uống.

Cách kiểm soát chỉ số đường huyết an toàn của người bị tiểu đường

Việc kiểm soát đường huyết ổn định không quá khó. Nếu áp dụng những cách dưới đây, chỉ số đường huyết của người bị tiểu đường sẽ luôn được duy trì trong giới hạn an toàn.

1. Ăn uống có chọn lọc

Để hạn chế tăng đường huyết sau ăn, bạn nên chọn những thực phẩm có hàm lượng chất xơ hòa tan cao như rau xanh, củ ít tinh bột như khoai lang, rau họ đậu, đậu nguyên vỏ, yến mạch, gạo lứt, chất đạm thực vật, chất béo tốt từ quả bơ, oliu, trái cây họ có múi, ít ngọt như cam, bưởi… Bạn không nên ăn nhiều cơm, gạo trắng, bún, miến, cháo, khoai tây, bánh ngọt, đồ uống có gas, bánh làm từ bột mì, bột gạo hoặc trái cây ngọt như sầu riêng, vải…

Cách ăn cũng rất quan trọng để chỉ số đường huyết của người tiểu đường ổn định. Bạn hãy bắt đầu bữa ăn với món rau và uống nước canh trước. Điều này sẽ giúp đẩy lùi cảm giác thèm ăn, đồng thời chất xơ trong rau xanh sẽ giúp làm chậm hấp thu chất đường và chất béo từ các thực phẩm khác.

Hãy đọc thêm: Dinh dưỡng cho người tiểu đường tuýp 2: Nên ăn gì và kiêng gì?

Tập luyện giúp tăng sử dụng đường tại mô cơ, nhờ đó làm giảm đường huyết. Đồng thời, việc tập luyện thể dục còn mang lại lợi ích lâu dài giúp làm giảm kháng insulin. Tình trạng kháng insulin là nguyên nhân hàng đầu khiến chỉ số đường huyết tăng vọt khó kiểm soát.

3. Luôn ngủ đúng giờ giấc

Việc ngủ đủ giấc sẽ giúp cơ thể được sảng khoái, thư giãn mạch máu, nhờ đó giúp hỗ trợ kiểm soát chỉ số đường huyết của người bị tiểu đường. Mỗi ngày bạn nên ngủ đủ 6 – 8 tiếng, không nên thức khuya hoặc ngủ nhiều vào ban ngày vì có thể khiến cơ thể dễ bị mệt mỏi và uể oải hơn.

4. Cách kiểm soát chỉ số đường huyết của người bị tiểu đường: Uống nước đầy đủ

Việc để cho cơ thể mất nước có thể khiến lượng đường huyết tăng cao. Thêm vào đó, việc uống đủ nước cũng sẽ giúp tăng khả năng loại bỏ độc tố ra ngoài cơ thể khi sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường dài ngày. Bạn cũng có thể uống trà hoa cúc, hoa sen, trà quế… để bù nước, hỗ trợ giấc ngủ và đem lại các lợi ích sức khỏe khác.

Việc nhận biết chỉ số đường huyết của người bị tiểu đường bao nhiêu là an toàn sẽ giúp người bệnh ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để kiểm soát đường huyết tốt hơn. Mục tiêu duy trì chỉ số đường huyết an toàn sẽ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phòng ngừa và ngăn chặn biến chứng tiểu đường, giúp bạn có cuộc sống khỏe mạnh.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.