Chiến lược điều chỉnh giá của coca-cola

Tài liệu "Chiến lược giá của coca cola tại việt nam" có mã là 226842, file định dạng doc, có 31 trang, dung lượng file 807 kb. Tài liệu thuộc chuyên mục: Luận văn đồ án > Kinh tế > Quản trị kinh doanh. Tài liệu thuộc loại Bạc

Nội dung Chiến lược giá của coca cola tại việt nam

Trước khi tải bạn có thể xem qua phần preview bên dưới. Hệ thống tự động lấy ngẫu nhiên 20% các trang trong tài liệu Chiến lược giá của coca cola tại việt nam để tạo dạng ảnh để hiện thị ra. Ảnh hiển thị dưới dạng slide nên bạn thực hiện chuyển slide để xem hết các trang.
Bạn lưu ý là do hiển thị ngẫu nhiên nên có thể thấy ngắt quãng một số trang, nhưng trong nội dung file tải về sẽ đầy đủ 31 trang. Chúng tôi khuyễn khích bạn nên xem kỹ phần preview này để chắc chắn đây là tài liệu bạn cần tải.

Xem preview Chiến lược giá của coca cola tại việt nam

Nếu bạn đang xem trên máy tính thì bạn có thể click vào phần ảnh nhỏ phía bên dưới hoặc cũng có thể click vào mũi bên sang trái, sang phải để chuyển nội dung slide.Nếu sử dụng điện thoại thì bạn chỉ việc dùng ngón tay gạt sang trái, sang phải để chuyển nội dung slide.

[h2:6s3bnbbw]Download Đề tài Chiến lược giá của coca – cola tại Việt Nam miễn phí[/h2:6s3bnbbw] MỤC LỤCMỞ ĐẦU 3CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CHIẾN LƯỢC GIÁ 41.1 Khái niệm 41.2 Các chiến lược định giá sản phẩm 41.2.1 Định giá sản phẩm mới 41.2.2 Định giá sản phẩm cải tiến 51.3 Các chiến lược điều chỉnh giá 51.3.1 Định giá chiết khấu và bớt giá 51.3.2 Định giá phân biệt 61.3.3 Định giá theo địa lí 61.3.4 Định giá cổ động 71.3.5 Các chiến lược định giá danh mục sản phẩm 81.4 Thay đổi giá cả sản phẩm 101.4.1 Chủ động giảm giá 101.4.2 Chủ động tăng giá 101.4.3 Phản ứng của người mua đối với việc thay đổi giá cả 111.4.4 Phản ứng của đối thủ cạnh tranh đối với sự thay đổi giá cả 111.4.5 Đáp ứng với những thay đổi giá cả 11CHƯƠNG II: CHIẾN LƯỢC GIÁ CỦA COCA – COLA TẠI VIỆT NAM 132.1 Lịch sử công ty Coca - Cola 132.1.1 Giới thiệu đôi nét về Coca – Cola toàn cầu 132.1.2 Lịch sử Coca-Cola Việt Nam 142.2 Chiến lược giá Coca-Cola tại Việt Nam 152.2.1 Chiến lược định giá sản phẩm 162.2.2 Chiến lược điều chỉnh giá 18CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC GIÁ COCA-COLA 233.1 Hoàn thiện chiến lược giá 233.2 Trung thực là trên hết 243.3 Kết hợp hiệu quả với các chiến lược Marketing khác 24KẾT LUẬN 26PHỤ LỤC 27TÀI LIỆU THAM KHẢO 31 [h3:6s3bnbbw]Tóm tắt nội dung:[/h3:6s3bnbbw] ấy cần tính đến những cách biệt về phí tổn giữa các máy ấy, những đánh giá của khách hàng về các đặc điểm khác nhau và giá cả của các đối thủ cạnh tranh. Nếu sự sai lệch về giá giữa hai máy kế tiếp nhau mà nhỏ thì người mua sẽ mua máy tân tiến hơn và điều này sẽ làm tăng lợi nhuận của công ty nếu sai biệt về phí tổn nhỏ hơn sai biệt về giá cả. Nếu sự cách biệt về giá mà cao thì khách hàng sẽ mua những máy ít tân tiến hơn. Nhiệm vụ của nhà marketing là phải thiết lập được những sự khác biệt về chất lượng được cảm nhận để góp phần hỗ trợ cho những khác biệt về giá cả. v Định giá sản phẩm tùy chọn Nhiều công ty có đưa ra bán những sản phẩm tùy khách chọn thêm cùng với sản phẩm chính. Người mua xe hơi có hể đặt mua thêm bộ phận điện tử điều khiển cửa xe, bộ phận làm tan sương mù, bộ phận làm dịu ánh sang v..v.. Việc định giá những sản phẩm tùy chọn là một vấn đề không đơn giản. Các hãng xe hơi phải quyết định xem những thứ nào hình thành giá cả và những thứ nào sẽ để khách tùy chọn. Chiến lược định giá của hãng General Motors là quảng cáo một kiểu xe đơn thuần với giá 8.000 đô la để thu hút khách hàng đến phòng trưng bày và dành hầu hết chỗ của phòng triển lãm để bày những chiếc xe có đủ thứ kèm theo với giá 10.000 hay 12.000 đôla. Model tiết kiệm thì bị cắt xén rất nhiều tiện nghi đến nỗi phần lớn người mua không chuộng nó. Khi hãng GM tung ra loại xe mới có truyền động bánh trước hiệu J vào mùa xuân 1981, hãng đã đưa vào trong giá một số tiện ích mà trước đây chỉ là những thứ tùy chọn. Giờ đây, giá quảng cáo thường tượng trưng cho một chiếc xe được trang bị hòan hảo. Tuy nhiên vì giá cao, nhiều khách hàng đã do dự khi mua sắm xe. v Định giá sản phẩm kèm theo Có những sản phẩm được dùng kèm theo với sản phẩm chính. Ví dụ: lưỡi dao cạo dùng với dao cạo râu, phim dùng cho máy chụp ảnh. Các nhà sản xuất những sản phẩm chính [dao cạo râu, máy chụp ảnh] thường định giá chúng thấp và dồn mức lời cao cho những sản phẩm đi kèm. Kodak định giá máy ảnh của mình thấp vì công ty kiếm được nhiều lời từ việc bán phim. Các nhà sản xuất máy ảnh mà không bán phim thì phải định giá máy cao hơn để đạt lợi nhuận mục tiêu. v Định giá sản phẩm phụ Trong ngành chế biến thịt, lọc dầu, hóa chất, luyện kim, thường có các sản phẩm phụ và sau khi xử lý, chúng có những giá trị nhất định. Các sản phẩm phụ trong ngành chế biến thịt là da, xương, huyết, lòng, tim, gan,… trong ngành lọc dầu là nhựa đường, dầu nhớt…; trong ngành luyện kim là xi măng xỉ, bê tông xỉ, khí lò cốc, lò cao..v..v. Khi tìm kiếm được thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm phụ này, chúng cho phép giảm được nhiều chi phí, do đó giảm được giá bán sản phẩm chính khiến nó có sức cạnh tranh cao hơn. v Định giá hai phần Các doanh nghiệp dịch vụ thường tính một giá cước cố định cộng thêm cước phí sử dụng biến đổi. Chẳng hạn người thuê bao điện thoại phải trả một cước phí sử dụng tối thiểu là 68000 đồng cho 450 cuộc gọi nội hạt hằng tháng,ngoài ra phải trả thêm một khoản cước phí phụ trội cho những lần gọi vượt quá mức quy định trên và các cuộc gọi đường dài. v Định giá sản phẩm trọn gói Người bán thường kết hợp các sản phẩm của mình lại với nhau rồi bán với giá trọn gói. Ví dụ như một người bán mỹ phẩm có thể chào bán cả gói gồm một số loại nước hoa, son môi, phấn trang điểm với giá rẻ hơn là mua riêng từng thứ nhằm kích thích khách hàng mua một lúc được nhiều mặt hàng. 1.4 Thay đổi giá cả sản phẩm 1.4.1 Chủ động giảm giá Nhiều hoàn cảnh có thể làm cho một công ty phải xét đến chuyện giảm giá sản phẩm của mình xuống mặc dù điều này có thể gây nên những trận chiến về giá cả. Một nguyên nhân là sự quá thừa năng lực, công ty thì cần thêm khách hàng nhưng không thể đạt dược bằng các biện pháp khác. Từ cuối những năm 70 nhiều công ty đã từ bổ lối định giá theo hãng dẫn đầu và chuyển sang lối định giá linh hoạt. Có nguyên nhân khác nữa là sự giảm thị phần đáng kể do cạnh tranh mãnh liệt về giá. Một số ngành công nghiệp Mỹ – xe hơi, điện tử, gia dụng, máy ảnh, đồng hồ và thép đang mất dần thị phần vào tay các đối thủ cạnh tranh Nhật Bản vì sản phẩm của Nhật có chất lượng cao lại đang bán với giá rẻ hơn sản phẩm của Mỹ. Hãng General Motors đã phải giảm giá xe hơi kiểu mini của mình xuống 10% ở vùng bờ tây nơi mà sự cạnh tranh của người Nhật mạnh nhất. Các công ty cũng sẽ chủ động giảm giá trong một chiến dịch nhằm chi phối thị trường thông qua phí tổn thất. hay công ty khởi đầu với phí tổn thấp hơn đối thủ, hay chủ động giảm giá với hy vọng đạt được thị phần là điều sẽ dẫn tới phí tổn thấp khi khối lượng lớn. 1.4.2 Chủ động tăng giá Trong những năm gần đây, nhiều công ty đã phải tăng giá lên. Một sự tăng giá thành công có thể làm tăng lợi nhuận. Nguyên nhân chính của sự tăng giá là do sự lạm phát chi phí dai dẳng có tính toàn cầu. Mức tăng năng suất không sánh kịp với vật giá gia tăng đã gậm dần biến tế lợi nhuận, khiến các công ty cứ phải tăng giá lên mãi. Nhiều công ty thường nâng giá cao hơn mức vật giá gia tăng trong sự tiên đoán rằng sự lạm phát còn cao hơn nữa. Một yếu tố khác dẫn đến chuyện tăng giá là mức cầu quá độ. Để tăng giá thành công, doanh nghiệp nên tránh tạo ấn tượng mình là kẻ đục nước béo cò. Phải hỗ trợ việc tăng giá bằng một chương trình truyền thống, nhằm nói cho khách hàng biết lý do tăng giá. Các lực lượng bán hàng của công ty nên giúp đỡ khách hàng tìm các phương cách tiết kiệm. 1.4.3 Phản ứng của người mua đối với việc thay đổi giá cả Khách hàng không luôn luôn hiểu đúng về sự thay đổi giá cả. Một sự giảm giá có thể làm cho khách hàng nghi ngờ: sắp có một model mới thay thế, món hàng có khuyết điểm gì đó và bán không chạy, chất lượng hàng bị giảm v.v Một sự tăng giá thường làm giảm khối lượng bán ra, có thể có một số ý nghĩa tích cực đối với người mua: món hàng bán rất chạy, nếu không mua ngay có thể không mua được, món hàng có giá trị tốt khác thường v.v.. Khách hàng thường xuyên nhạy cảm về giá hơn đối với những sản phẩm đắt tiền và được người mua thường xuyên, trong khi họ lại ít nhận thấy giá tăng lên đối với những mặt hàng mà họ thường mua. 1.4.4 Phản ứng của đối thủ cạnh tranh đối với sự thay đổi giá cả Các nhà cạnh tranh rất dễ phản ứng với sự thay đổi giá. Làm thế nào công ty có thể lường trước được các phản ứng có thể có của các nhà cạnh tranh? Có thể phản ứng của đối thủ cạnh tranh nằm trong chiều hướng chung của việc thay đổi giá. Như vậy phản ứng của đối thủ có thể lường trước được. Có thể đối thủ coi sự thay đổi giá như sự thách đố mới và phản ứng theo quyền lợi riêng của họ. Trong trường hợp này Công ty phải xác định xem quyền lợi riêng của họ là gì? Khi có nhiều nhà cạnh tranh công ty phải đoán được phản ứng của mỗi đối thủ. 1.4.5 Đáp ứng với nh...Download bài luận đầy đủ:

Xem link download tại Blog Kết nối!

Tài liệu "Chiến lược giá của coca cola tại việt nam" có mã là 226842, file định dạng doc, có 31 trang, dung lượng file 807 kb. Tài liệu thuộc chuyên mục: Luận văn đồ án > Kinh tế > Quản trị kinh doanh. Tài liệu thuộc loại Bạc

Nội dung Chiến lược giá của coca cola tại việt nam

Trước khi tải bạn có thể xem qua phần preview bên dưới. Hệ thống tự động lấy ngẫu nhiên 20% các trang trong tài liệu Chiến lược giá của coca cola tại việt nam để tạo dạng ảnh để hiện thị ra. Ảnh hiển thị dưới dạng slide nên bạn thực hiện chuyển slide để xem hết các trang.
Bạn lưu ý là do hiển thị ngẫu nhiên nên có thể thấy ngắt quãng một số trang, nhưng trong nội dung file tải về sẽ đầy đủ 31 trang. Chúng tôi khuyễn khích bạn nên xem kỹ phần preview này để chắc chắn đây là tài liệu bạn cần tải.

Xem preview Chiến lược giá của coca cola tại việt nam

Nếu bạn đang xem trên máy tính thì bạn có thể click vào phần ảnh nhỏ phía bên dưới hoặc cũng có thể click vào mũi bên sang trái, sang phải để chuyển nội dung slide.Nếu sử dụng điện thoại thì bạn chỉ việc dùng ngón tay gạt sang trái, sang phải để chuyển nội dung slide.

Hiện nay, Coca Cola đang là một trong những thương hiệu nước giải khát hàng đầu trên thế giới với hơn 3300 sản phẩm, và cạnh tranh với đối thủ “không đội trời chung” Pepsi. Để đạt được thành công như thế, các Marketer của hãng này đã liên tục đổi mới chiến lược marketing mix phù hợp với từng dòng sản phẩm khác nhau. Vậy, chiến lược marketing của Coca Cola được hãng này áp dụng ra sao? Hãy cùng Marketing AI đi vào phân tích 4 chữ P trong chiến lược marketing mix của Coca Cola nhé.

Ví dụ về chu kỳ sống của sản phẩm Coca-cola trong cơ thể con người [Ảnh: Soha]

Coca Cola lần đầu tiên được giới thiệu đến công chúng vào năm 1886. Sau 130 năm hình thành và phát triển Coca cola dần trở thành một thương hiệu nước giải khát có gas lớn nhất thế giới. Tầm ảnh hưởng của nó thậm trí còn được coi là biểu tượng của nước Mỹ và có mặt ở trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

  • Năm 1960 Coca cola bắt đầu bước chân vào thị trường tại Việt Nam.
  • Năm 2010, Coca Cola Việt Nam đã có trên 50 nhà phân phối cùng với đó là mạng lưới 300.000 đại lý trên toàn quốc.
  • Năm 2014, Doanh thu của Coca Cola Việt Nam đạt 6000 tỷ đồng [tăng gấp 8 lần so với năm 2004]

Chiến lược 4P trong marketing chắc hẳn không còn xa lạ với các Marketer. Nó bao gồm: Sản phẩm [Product] – Giá cả [Price] – Phân phối [Place] – Truyền thông [Promotion], và ngay bây giờ, chúng ta cùng đi phân tích chiến lược marketing của Coca-Cola dựa theo 4 yếu tố này nhé.

Theo dữ liệu của Nielson, Coca-Cola là thương hiệu số một trong thị trường nước giải khát, nước trái cây, và nước uống đóng chai trong năm 2010. Từ sản phẩm chủ lực là nước uống có ga, giờ đây Coca-Cola đã đa dạng hóa sản phẩm với nhiều mẫu mã, màu sắc và hương vị như Fanta, Maaza, Limca, sprite, Thums Up, Minute Maid, Nimbu Fresh hay Nested Iced Tea. Đây đều là những nhãn hiệu đồ uống của Coca-Cola tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới.

Công ty đã không ngừng nghiên cứu phát triển thêm nhiều sản phẩm mới như nước uống đóng chai Joy, nước tăng lực Samurai, bột trái cây Sunfill, đồng thời bổ sung nhiều hương vị mới cho các sản phẩm truyền thống đáp ứng thị hiếu và khẩu vị của người Việt Nam như Fanta Chanh, Fanta Dâu. Năm 2016, Coca cho ra mắt Coca không đường cạnh tranh trực tiếp với Pepsi, đồng thời đáp ứng xu hướng sử dụng đồ uống ít đường ngày càng tăng của người tiêu dùng để tránh tình trạng béo phì và các bệnh liên quan tới đường đang trầm trọng.

Chiến lược sản phẩm của Coca Cola

Mặc dù đã có mặt tại thị trường Việt Nam trên 20 năm, Coca Cola vẫn đang trên đà phát triển vượt bậc và chưa có dấu hiệu suy giảm cả về doanh thu lẫn lợi nhuận.

Chu kỳ sống của sản phẩm Coca cola qua từng năm với chiến lược khác biệt hoá

Bao bì của Coca Cola không ngừng cải tiến giúp kéo dài chu kì sống của sản phẩm nhằm đem đến cho khách hàng cảm giác mới lại, bắt mắt, lạc quan và thuận tiện hơn khi sử dụng. Trong mỗi dịp Tết, Coca-Cola sử dụng hình tượng “chim én” báo hiệu mùa xuân về tạo ấn tượng tốt cho người tiêu dùng, giúp cho sản phẩm tăng thêm giá trị, rất phù hợp để biếu tặng và làm quà Tết.

Nhìn chung trong chiến lược sản phẩm, Coca-Cola đã mở rộng danh mục sản phẩm hiện tại bằng cách tăng độ sâu của một dòng sản phẩm và tăng số lượng các dòng sản phẩm, định vị sản phẩm phù hợp với từng thị trường đặc biệt là thị trường Châu Á và Việt Nam đồng thời Coca biết cách khai thác thương hiệu để có thể cạnh tranh trên thị trường “khổng lồ” nước giải khát

Giá cả là số tiền khách hàng trả cho sản phẩm. Giá cả rất quan trọng vì nó sẽ quyết định lợi nhuận và sau đó là sự sống còn của công ty. Điều chỉnh giá có tác động sâu sắc đến các chiến lược marketing, và tùy thuộc vào độ co giãn giá của sản phẩm, thường nó sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu cũng như doanh số. Các marketers nên thiết lập một mức giá mà bù đắp cho các yếu tố khác trong chiến dịch marketing mix.

Chiến lược giá của Coca Cola

Nhờ vào sự đa dạng của của sản phẩm, giá bán của Coca-Cola được điều chỉnh phù hợp theo từng phân khúc thị trường và địa lý. Mỗi nhãn hàng của Coca-Cola đều có một chiến lược giá khác nhau. Chiến lược marketing của Coca cola này dựa trên việc định dạng đối thủ cạnh tranh của Coca cola, trong đó Pepsi chính là đối thủ trực tiếp lớn nhất của thương hiệu Coke. Thị trường đồ uống khá độc quyền [số lượng người bán rất ít], do đó các công ty sẽ ký với nhau một hợp đồng thỏa thuận để tạo được thế cân bằng về giá bán sản phẩm.

Sản phẩm của Coca-Cola định giá bằng cách xem nhận thức của người mua về giá trị chứ không phải chi phí của người bán.

Coca cola đã theo đuổi chiến lược định giá 3P và 3A nhằm giành lợi thế và phục vụ khách hàng mục tiêu của coca cola và người tiêu dùng tốt nhất.

Chiến lược 3P:

  • Price to value [từ giá cả đến giá trị]: người tiêu dùng không chỉ có khả năng mua được coca cola mà còn có được những lợi ích từ sản phẩm.
  • Pervasiveness [lan tỏa]: người tiêu dùng có thể mua coca – cola ở khắp mọi nơi
  • Preference [sự ưa thích/ưu tiên]: làm cho người tiêu dùng khôgn chỉ yêu thích sản phẩm mà còn đảm bảo rằng Coca là sự lựa chọn hàng đầu khi họ tìm đến nước giải khát

Chiến lược 3A:

  • Affordability [khả năng chi trả]: giá bán Coca Cola đảm bảo phù hợp với mọi đối tượng, ai cũng có thể mua được
  • Availability [tính sẵn có]: người tiêu dùng phải mua được Coca bất cứ khi nào và ở đâu
  • Acceptability [sự chấp nhận]: Coca Cola phải làm cho khách hàng yêu thích và chấp nhận sản phẩm, cảm thấy vui vẻ khi sử dụng sản phẩm.

Bên cạnh việc định giá tương đối thấp để thâm nhập thị trường, Coca còn định giá chiết khấu, điều chỉnh giá để thưởng cho những khách hàng thanh toán trước thời hạn và mua sản phẩm với số lượng lớn. Ngoài ra, Coca-Cola còn sử dụng chiến lược phân biệt giá theo từng loại sản phẩm.

Chiến dịch marketing của Coca cola với chiến lược điều chỉnh giá của Coca-Cola để thâm nhập thị trường

Coca-Cola là thương hiệu được yêu thích nhất và hầu như có sẵn ở khắp nơi trên thế giới. Các hệ thống phân phối của Coca-Cola đều theo mô hình phân phối hàng tiêu dùng nhanh [FMCG]. Mạng lưới phân phối đầy hiệu quả của Coke  đã gần như xóa sổ những điểm bán nhỏ và trung bình trên thị trường. Ở Ấn Độ, Coca-Cola đã “chinh phục” thị trường ở nông thôn bằng cách phân phối rộng rãi và làm mất dần đi thị phần của Bovonto, Kalimark,….

Chiến lược marketing của Coca Cola với mạng lưới phân phối rộng rãi [Ảnh: Pinterest]

Tại Việt Nam, các sản phẩm nước giải khát Coca- Cola được sản xuất tại 3 nhà máy đóng chai tại TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng. Đồng thời, mạng lưới phân phối của Coca-Cola rộng khắp cả nước, từ các thành phố lớn tới vùng nông thôn, từ tổng đại lý tới các cửa hàng nhỏ lẻ, có mặt trên khắp các địa điểm bán lẻ trên toàn quốc, các quán cafe, nước giải khát hay nhà hàng, quán ăn,…Coca-Cola thu hút các điểm phân phối nhỏ bằng cách hỗ trợ tài chính, trang trí cửa hàng, tặng ô,…

Truyền thông là chiến lược đặc biệt nhất trong chiến lược marketing mix của Coca Cola. Thông qua các chiến dịch quảng cáo đa dạng, Coca-Cola đã tạo ra một nhu cầu tiêu thụ trên thị trường bằng cách kết hợp phong cách sống với hành vi ứng xử hằng ngày. Vì thế, bạn có thể dễ dàng bắt gặp một quảng cáo của Coca-Cola cho từng cá nhân trong những dịp đặc biệt hoặc khi Coca-Cola muốn truyền tải thông điệp tốt đẹp đến toàn xã hội.

Coca-Cola sử dụng trách nhiệm xã hội [CSR] của mình như một công cụ quảng cáo, đánh vào cảm xúc và suy nghĩ của khách hàng. Ví dụ như chiến dịch “Support my school” của Coca-Cola hợp tác cùng NDTV – một kênh truyền hình lớn ở Ấn Độ, với nhiều đại sứ thương hiệu nổi tiếng của Ấn Độ như Shahrukh khan, Hrithik Roshan, diễn viên miền Nam Ấn Độ Vijay, Trisha, Ghambir, Aamir khan,… Nhờ có chiến dịch, các sản phẩm của Coca-Cola đã được giảm giá nhiều hơn mức bình thường ở quốc gia này cùng một số đặc quyền khác về phân phối và quảng cáo.

Chiến lược marketing của Coca Cola thông qua tiếp thị, quảng cáo [Ảnh: Coca-Cola]

Coca-Cola là một trong số ít các công ty dành một số tiền tương đương chi phí sản xuất để đánh bóng tên thương hiệu ngay từ khi mới thành lập. Công ty Coca-Cola Việt Nam đã từng khởi động chương trình khuyến mãi trên toàn quốc dành cho giới trẻ năng động: “Bật nắp Sắp đôi – Trúng đã đời” nhằm thu hút khách hàng mục tiêu là giới trẻ. Điểm khác biệt của chương trình này với các chương trình khuyến mãi thông thường là tinh thần chủ đạo “Chung hưởng niềm vui” dành cho nhóm bạn hơn là một cá nhân. Chiến dịch “Happiness Factory: Truyền cảm hứng lạc quan đến người tiêu dùng”, dành gần một triệu mẫu sản phẩm dùng thử cho người tiêu dùng tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh và Cần Thơ. 

Chiến lược truyền thông của Coca cola

Hay như chiến dịch “Hát cùng Coca-Cola”, được tổ chức để khuyến khích tinh thần luôn thể hiện và trải nghiệm những điều mới mẻ ở giới trẻ để cuộc sống tràn ngập hứng khởi. – “Có Coca-Cola món nào cũng ngon”: Quảng bá văn hóa ẩm thực Việt Nam thông qua nhiều hoạt động thú vị trong đó có chương trình truyền hình thực tế “Đua tài ẩm thực”,… và nhiều chương trình khác tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh.

Hiểu được tâm lý của người tiêu dùng, Coca-Cola không quên rằng hoạt động khuyến mãi là một trong những công cụ tốt nhất để quảng bá hình ảnh của sản phẩm. Việc sử dụng các hình thức khuyến mãi không chỉ giúp cho doanh số của công ty tăng lên, mà nó còn thể hiện giá trị mà công ty mang lại cho các khách hàng của mình.

Tại thị trường Việt Nam Coca Cola phân đoạn thị trường theo 2 tiêu chí bao gồm: Theo nhân khẩu học và theo địa lý.

Thị trường mục tiêu của Coca Cola
  • Theo nhân khẩu học: Mặc dù các sản phẩm của Coca Cola được biết đến là dành cho mọi lứa tuổi. Tuy nhiên trên thực tế giới trẻ [có độ tuổi từ 16 – 30] lại mới chính là thị trường mà hãng muốn hướng đến. Điều này được lý giải bởi giới trẻ có những đặc điểm khác biệt đem lại nhiều cơ hội tiềm năng như: Mức độ sử dụng thường xuyên, thích tụ họp ăn uống, thích nước ngọt có gas hơn những lứa tuổi khác…
  • Theo địa lý: Nhu cầu sử dụng nước ngọt có gas thường được tập trung nhiều ở những thành phố lớn. Nơi có mật độ dân số đông và tần suất sử dụng thường xuyên. Chính vì vậy công ty đã xây dựng nhà máy sản xuất cũng như trụ sở đại diện ở 3 thành phố lớn nhất tại Việt nam [Hà Nội, TP. HCM, TP Đà Nẵng]

Kết luận

Với chiến lược marketing mix phù hợp, Coca-Cola đã có chỗ đứng vứng chắc trong lòng người tiêu dùng thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Chiến lược marketing mix của Coca Cola cũng chính là bài học về cách làm thương hiệu thành công đáng để các nhãn hàng học hỏi. Hi vọng qua sự phân tích chiến lược marketing của Coca Cola các bạn có thể tham khảo để thành công với thương hiệu của mình.

Hà Nguyễn – MarketingAI

>> Từ khoá liên quan: marketing coca cola, chiến lược khuyến mãi của coca-cola, chiến lược 4p của coca cola, marketing mix of coca cola, marketing trực tiếp của coca cola, chiến lược quảng cáo của coca cola, chiến lược xúc tiến của coca cola, đối tượng khách hàng của coca-cola, chính sách giá của coca cola, coca cola marketing mix

Video liên quan

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề