Cho mặt phẳng alpha và điểm A nằm ngoài alpha có bao nhiêu mặt phẳng đi qua a và vuông góc với alpha

Toán 11

Ngữ văn 11

Tiếng Anh 11

Vật lý 11

Hoá học 11

Sinh học 11

Lịch sử 11

Địa lý 11

GDCD 11

Công nghệ 11

Tin học 11

Cộng đồng

Hỏi đáp lớp 11

Tư liệu lớp 11

Xem nhiều nhất tuần

Cho tứ diện \[ABCD\] có \[AB,\,\,BC,\,\,CD\] đôi một vuông góc với nhau và \[AB = a\], \[BC = b,\,\,\,CD = c\]. Độ dài đoạn thẳng \[AD\] bằng

Cho tứ diện \[ABCD\] có \[AB,\,\,BC,\,\,CD\] đôi một vuông góc với nhau. Điểm nào dưới đây cách đều bốn đỉnh \[A,\,\,B,\,\,C,\,\,D\] của tứ diện \[ABCD\] ?

Cho hình chóp đều, chọn mệnh đề sai trong các mệnh đề sau:

Ở bài học trước, chúng ta đã được học trường hợp về đường thẳng song song với mặt phẳng. Bài học này, các em sẽ được học thêm kiến thức mới với trường hợp vuông góc. “Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng“, hãy cùng khám phá ngay bài học mới để hiểu khái niệm cũng như các tính chất với kiến thức ngay thôi nào!

Mục tiêu bài học : Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng

Sau bài học , các bạn sẽ củng cố thêm cho bản thân những kiến thức sau đây :

  • Khái niệm và tính chất của đường thẳng khi vuông góc với mặt phẳng
  • Bài tập liên qua đến những kiến thức đã học trên

Kiến thức cơ bản của bài học : Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng

Sau đây cùng Itoan đi tìm hiểu những kiến thức cơ bản của bài học nhé !

1. Định nghĩa

Ta có được nhận xét như sau :Đường thẳng d được gọi là vuông góc với mặt phẳng [α] nếu d vuông góc với mọi đường thẳng a nằm trong mặt phẳng [α].

Kí hiệu d ⊥ [α].

2. Điều kiện để đường thẳng vuông góc với mặt phẳng

Định lí

Ta có định lý sau đây : Nếu một đường thẳng vuông góc với hai đường thẳng cắt nhau cùng thuộc một mặt phẳng thì nó vuông góc với mặt phẳng ấy.

Hệ quả

Nếu một đường thẳng vuông góc với hai cạnh của một tam giác thì nó cũng vuông góc với cạnh thứ ba của tam giác đó.

3. Tính chất

Tính chất 1

Ta nhận thấy rằng : Có duy nhất một mặt phẳng đi qua một điểm cho trước và vuông góc với một đường thẳng cho trước.

Mặt phẳng trung trực của một đoạn thẳng

Chúng ta có thể  gọi mặt phẳng đi qua trung điểm I của đoạn thẳng AB và vuông góc với AB là mặt phẳng trung trực của đoạn thẳng AB.

Tính chất 2

Có duy nhất một đường thẳng đi qua một điểm cho trước và vuông góc với một mặt phẳng cho trước.

4. Liên hệ giữa quan hệ song song và quan hệ vuông góc của đường thẳng và mặt phẳng.

Tính chất 1

Khi ta cho hai đường thẳng song song. Mặt phẳng nào vuông góc với đường thẳng này thì cũng vuông góc với đường thẳng kia.

Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một mặt phẳng thì song song với nhau.

Tính chất 2

Cho hai mặt phẳng song song. Đường thẳng nào vuông góc với mặt phẳng này thì cũng vuông góc với mặt phẳng kia.

Hai mặt phẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng thì song song với nhau.

Tính chất 3

Cho đường thẳng a và mặt phẳng [α] song song với nhau. Đường thẳng nào vuông góc với [α] thì cũng vuông góc với a.

Nếu một đường thẳng và một mặt phẳng [không chứa đường thẳng đó] cùng vuông góc với một đường thẳng khác thì chúng song song với nhau.

5. Định lí ba đường vuông góc

Định nghĩa

Phép chiếu song song lên mặt phẳng [P] theo phương vuông góc tới mặt phẳng [P] gọi là phép chiếu vuông góc lên mặt phẳng [P].

Định lí [Định lí 3 đường vuông góc]

Cho đường thẳng a không vuông góc với mặt phẳng [P] và đường thẳng b nằm trong mặt phẳng [P]. Khi đó điều kiện cần và đủ để b vuông góc với a là b vuông góc với hình chiếu a’ của a trên [P].

6. Góc giữa đường thẳng và mặt phẳng

Định nghĩa

Nếu đường thẳng a ⊥ [P] thì ta nói góc giữa đường thẳng a và mặt phẳng [P] bằng 90°.

Nếu đường thẳng a không vuông góc với mặt phẳng [P] thì góc giữa a và hình chiếu a’ của nó trên [P] gọi là góc giữa đường thẳng a và mặt phẳng [P].

Chú ý: Nếu φ là góc giữa đường thẳng d và mặt phẳng [α] thì ta luôn có 0° ≤ φ ≤ 90°.

Hướng dẫn giải bài tập toán SGK lớp 11 bài học : Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng

Để kiểm tra cũng như gợi nhớ lại những kiến thức vừa học , chúng ta sẽ cùng đi giải một số bài tập sau đây :

Bài 1 : 

Chúng ta có câu hỏi lý thuyết sau đây : Cho mặt phẳng [α] và hai đường thẳng a, b. Các mệnh đề sau đây đúng hay sai?

a] Nếu a // [α], b ⊥[α] thì a ⊥b.

b] Nếu a // [α], b ⊥a thì b ⊥[α].

c] Nếu a // [α], b // [α] thì b // a.

d] Nếu a ⊥[α], b ⊥a thì b ⊥[α].

Lời giải:

a] Đúng

b] Sai

c] Sai

d] Sai

Bài 2 :

Những dữ liệu mà ta có như sau : Cho tứ diện ABCD có hai mặt ABC và BCD là hai tam giác cân có chung đáy BC. Gọi I là trung điểm của cạnh BC.

a] Chứng minh rằng BC vuông góc với mặt phẳng [ADI]

b] Gọi AH là đường cao của tam giác ADI, chứng minh rằng AH vuông góc với mặt phẳng [BCD].

a] Tam giác ABC cân tại A có AI là đường trung tuyến nên đồng thời là đường cao:

AI ⊥ BC

+] Tương tự, tam giác BCD cân tại D có DI là đường trung tuyến nên đồng thời là đường cao:

DI ⊥ BC

+] Ta có: 

Bài 3 :

Cùng đọc đề bài và giải bài toán sau đây :  Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình thoi ABCD tâm O và có SA = SB = SC = SD. Chứng minh rằng:

a] Đường thẳng SO vuông góc với mặt phẳng [ABCD]

b] Đường thẳng AC vuông góc với mặt phẳng [SBD] và đường thẳng BD vuông góc với mặt phẳng [SAC].

Lời giải:

Bài 4 :

Ta có những dữ liệu sau đây :  Cho tứ diện OABC có ba cạnh OA, OB và OC đôi một vuông góc. Gọi H là chân đường vuông góc hạ từ O tới mặt phẳng [ABC]. Chứng minh rằng :

a] Ta có:

Do H là chân đường vuông góc hạ từ O tới mặt phẳng [ABC] nên:

OH ⊥ [ABC] ⇒ OH ⊥ BC [2]

Mà OA; OH ⊂ [OAH]; OA ∩ OH = O [3]

Từ [1]; [2] và [3] ⇒ BC ⊥ [OAH]

⇒ BC ⊥ AH

Chứng minh tương tự ta có: AC ⊥ BH

⇒ H là trực tâm ΔABC.

b] Gọi M = AH ∩ BC.

+ BC ⊥ [OAH] ⇒ BC ⊥ OM.

ΔOBC vuông tại O có đường cao OM

+ OA ⊥ [OBC] ⇒ OA ⊥ OM ⇒ ΔOAM vuông tại O.

OH ⊥ [ABC] ⇒ OH ⊥ AM.

Bài 5 :

Bài học sau đây gồm những dữ liệu sau :  Trên mặt phẳng [α] cho hình bình hành ABCD tâm O. Gọi S là một điểm nằm ngoài mặt phẳng [α] sao cho SA = SC, SB = SD. Chứng minh rằng:

a] SO ⊥[α]

b] Nếu trong mặt phẳng [SAB] kẻ SH vuông góc với AB tại H thì AB vuông góc với mặt phẳng [SOH].

Lời giải:

a]

+ Do ABCD là hình bình hành có tâm O- giao điểm hai đường chéo

=> O là trung điểm AC và BD[ tính chất hình bình hành]

* Xét tam giác SAC có SA= SC nên tam giác SAC cân tại S

Lại có SO là đường trung tuyến nên đồng thời là đường cao: SO ⊥ AC

+ Tương tự, tam giác SBD cân tại S có SO là đường trung tuyến nên đồng thời là đường cao:

b] SO ⊥ [α] ⇒ SO ⊥ AB.

Lại có: SH ⊥ AB;

SO, SH ⊂ [SOH] và SO ∩ SH

⇒ AB ⊥ [SOH].

Bài 6 :

Cùng phân tích bài học với những dữ liệu sau :  Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình thoi ABCD và có cạnh SA vuông góc với mặt phẳng [ABCD]. Gọi I và K là hai điểm lần lượt lấy trên hai cạnh SB và SD sao cho SI/SB = SK/SD . Chứng minh:

a] BD ⊥ SC

b] IK ⊥mp[SAC]

Lời giải:

Chú ý : Còn hai bài 7 và 8 , các bạn ứng dụng các kiến thức đã học và , tham khảo các giải các bài trên để hoàn thiện

Lời kết :

Bài học này đã cung cấp cho các em kiến thức về đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, các em đã hiểu hết chưa nào? Có vướng mắc gì hãy bình luận phía dưới để cùng Toppy thảo luận về vấn đề đó ngay nhé! Ngoài ra, các em hãy chăm chỉ làm bài tập, cùng với đó tham khảo thêm: //www.toppy.vn/ để có thêm nhiều kiến thức bổ ích và các bài học lý thú khác.

Toppy là công ty Edtech về giáo dục trực tuyến, cung cấp trải nghiệm học tập cá nhân cho hàng trăm nghìn học sinh, sinh viên và nhà trường để giải đáp những yêu cầu trong việc học tập thông qua mạng lưới các chuyên gia và giáo viên khắp toàn cầu mà Toppy gọi là các gia sư học thuật quốc tế. Với kho tàng kiến thức khổng lồ theo từng chủ đề, bám sát chương trình sách giáo khoa, các thầy cô Toppy luôn nỗ lực mang đến cho các em những bài giảng hay, dễ hiểu nhất, giúp các em tiến bộ hơn từng ngày. 

Chúc các bạn học tốt !

Video liên quan

Chủ Đề