Chương trình sách giáo khoa lớp 1

Sau khi áp dụng sách giáo khoa mới lớp 1, học sinh lớp 1 đọc trơn tốt hơn chương trình cũ?

Học sinh đọc trơn tốt hơn

Sáng 20/1, học sinh lớp 1B, Trường tiểu học Cự Đồng [Thanh Sơn, Phú Thọ] vào giờ học theo chủ đề, bài học "cơ thể thơm tho".

Học sinh được mời lên bảng, đóng vai mẹ - con để trải nghiệm. Một số giáo viên cho biết, khác trước đây, khi gọi lên bảng em nào cũng e dè. Ở chương trình mới, học sinh cọ xát nhiều hơn, việc thử nghiệm đóng vai nhân vật trong bài học "trơn tru" hơn.

Thay vì đọc chép như trước, việc học sinh chủ động tiếp cận bài học như thế này là một trong những đặc điểm nổi bật của chương trình giáo dục phổ thông mới [chương trình phổ thông 2018].

Cô Bùi Thị Phương Anh, giáo viên chủ nhiệm lớp 1B cho biết, kết thúc học kì I, học kì đầu tiên học sinh lớp 1 tiếp cận với chương trình sách giáo khoa [SGK] mới có khả quan. So với chương trình cũ, học sinh đọc trơn [đọc lưu loát không phải đánh vần] tốt hơn. Nếu dạy chương trình cũ, đến thời điểm này, một phút học sinh đọc trơn được hơn 20 từ.

Trong khi học chương trình mới, kết thúc học kì I, học sinh đọc trơn một phút được khoảng 40 từ, nhiều gần gấp đôi. Kĩ năng tính toán cũng nhanh hơn.

Tại Trường tiểu học Thọ Sơn [Việt Trì, Phú Thọ], thời điểm này học sinh lớp 1 vừa kết thúc học kì đầu tiên của năm học.

Cô Nguyễn Thị Bích Hạnh, giáo viên chủ nhiệm lớp 1A, Trường tiểu học Thọ Sơn cho hay, so với chương trình cũ, học sinh học chương trình mới tự tin, chủ động tìm hiểu bài học hơn.

Kĩ năng đọc, viết và tính toán nhanh hơn so với chương trình cũ. Đặc biệt, thời điểm này, nếu học chương trình cũ, học sinh vẫn phải viết chữ cỡ lớn nhưng kết thúc kì I, lứa học sinh này đã viết được chữ cỡ nhỏ- một trong những kĩ năng rất khó của học sinh lớp 1.

Giáo viên đỡ "ngạt thở"

Khoảng hai tháng đầu tiên bắt tay thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, nhiều giáo viên, học sinh và phụ huynh kêu phải "lăn lê bò càng" vì chương trình mới khó, quá tải…

Nhiều giáo viên cho biết, mình thường xuyên phải về nhà khi tối muộn vì bài vở.

Thời điểm đó, một số giáo viên vùng núi cho hay, học sinh khá khó khăn trong việc đánh vần và ghép từ, đặc biệt nối các từ dài.

Nguyên nhân, đa số học sinh học hết mầm non đều chưa nhận biết được hết mặt chữ cái, lên lớp 1 các em chưa quen.

Cùng với đó, lượng kiến thức trong 1 bài học lớn, chẳng hạn như trong một bài học mà học sinh phải học 2 âm, nên các em không theo kịp, mà thời lượng học quá ít, trong 2 tiết phải thực hiện đủ 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.

Cô Bùi Phương Anh, giáo viên gần 10 năm dạy lớp 1 cho biết, năm ngoái lớp cô có từ 7-8 học sinh chưa đạt yêu cầu khi kết thúc học kì I. Tuy nhiên năm nay, lớp cô chỉ có khoảng 3-4 em không đạt yêu cầu.

"Việc bắt tay vào cái gì mới tất nhiên đều khó khăn. Khoảng vài tháng đầu tiên, chúng tôi 'sốc' vì cùng lúc quá nhiều công việc: Vừa tiếp cận SGK mới, vừa phải thay đổi phương pháp dạy học, soạn bài…

Những ngày đầu, chúng tôi 'ngạt thở' vì chưa bắt kịp nhưng đến thời điểm này, khi mọi thứ 'chạy trơn tru', giáo viên quen hơn", cô nói.

Cô Trần Thị Ánh Nguyệt, Hiệu trưởng Trường tiểu học Thọ Sơn cho biết, nhà trường lập nhóm zalo tương tác giữa giáo viên chủ nhiệm lớp 1 với học sinh.

Sau mỗi bài học, giáo viên chủ nhiệm gửi thông tin về gia đình và đề nghị phụ huynh phối hợp với giáo viên thực hiện những phần việc nào để việc học tập tốt hơn.

Cuối buổi dạy, các giáo viên lớp 1 và hiệu trưởng cùng ngồi lại để xem hôm đó có vướng mắc gì không để giải quyết.

"Chúng tôi tổ chức nhiều buổi dự giờ. Việc dự giờ nhằm chia sẻ kinh nghiệm giúp nhau tiến bộ, không phải "soi" đồng nghiệp.

Vì thế, chúng tôi được hoan nghênh, chào đón ở mỗi tiết dự giờ. Thậm chí, có giáo viên mong muốn được thêm tiết dự giờ để trao đổi kinh nghiệm", cô Nguyệt cho biết.

Cũng theo Hiệu trưởng Minh Nguyệt, kết thúc học kì I, nhà trường ra đề khảo sát học sinh lớp 1.

Đề thi được bảo mật, giáo viên lớp 2 trông thi và giáo viên chéo môn lên điểm nên kết quả khá chính xác.

Theo nhà trường, sau khi sơ kết học kì I cho thấy, 100% học sinh đọc, viết tốt. Đặc biệt kĩ năng đọc trơn tốt hơn so với học sinh lớp 1 của năm trước.

100% học sinh lớp 1 của trường này viết cỡ chữ nhỏ, có thể nghe, viết và tự viết họ tên vào bài kiểm tra cuối học kì.

Thông qua hoạt động, học sinh tự tin, giao tiếp tốt hơn, nhờ học liệu điện tử, học sinh tiếp cận nhanh hơn với các bài học trên Internet.

Th.S nguyễn Thị Thu Huyền, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Phú Thọ cho hay, ban đầu tiếp cận chương trình SGK mới có nhiều bỡ ngỡ nhưng qua một học kì thực hiện cho thấy, thầy cô sáng tạo, linh hoạt hơn trong dạy học.

Học sinh đáp ứng được yêu cầu tốt, đặc biệt tự tin hơn rất nhiều, chủ động hơn trong học tập.

Thời gian tới, Sở GD&ĐT sẽ chỉ đạo, tăng cường sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường để trao đổi kinh nghiệm nhằm tháo gỡ khó khăn nếu có.

Không có sản phẩm phù hợp với từ khóa tìm kiếm của bạn.

Bán Chạy Tuần Bán Chạy Tháng Bán Chạy Năm Nổi Bật Tuần Nổi Bật Tháng Nổi Bật Năm Chiết khấu Giá Bán Mới nhất

Chương trình lớp 1 mới không chỉ gây tranh cãi về kiến thức giảng dạy quá tải với học sinh mà còn mắc rất nhiều 'hạt sạn' trong các bộ sách giáo khoa.

Không chỉ tranh luận về khối lượng kiến thức nặng nề của chương trình lớp 1 mới, nhiều nhà nghiên cứu giáo dục, giáo viên, cha mẹ học sinh đã chỉ ra hàng loạt những "hạt sạn" vô lý đến khó tin, những bài tập đọc thiếu tính giáo dục xuất hiện đầy rẫy trong một vài bộ sách giáo khoa lớp 1 mới, đặc biệt là bộ sách Cánh diều.

> Trẻ mới vào lớp 1 mệt mỏi vì cả ngày học chữ, luyện viết

Khi gà trống... bị gọi là thú dữ

Trong bài tập đọc "Chuột út" trong SGK tiếng Việt lớp 1, bộ sách Cánh diều, đưa ví dụ:

"Mẹ bận làm bếp. Chuột út buồn, lũn cũn đi ra sân.

Đến trưa, về nhà, nó ôm mẹ kể:

- Mẹ ạ, trên sân có một con thú dữ lắm. Mũ nó đỏ, mỏ nhọn, mắt thô lố. Nó quát rõ to. Con sợ quá.

Chuột mẹ đáp:

- Con thú đó rất hiền. Nó chỉ muốn đùa con."

[Theo LÉP TÔN-XTÔI].

Bên dưới ví dụ là câu hỏi: "Đố em, con thú dữ chuột út gặp là con gì?".

Nhiều câu chữ, hình ảnh trong bộ sách Cánh Diều của sách giáo khoa Tiếng Việt 1 đang bị phê phán
[Nguồn: Báo Người lao động]

Trên diễn đàn của giáo viên tiểu học, các giáo viên bày tỏ không thể lý giải nổi vì sao gà trống vốn chỉ là một con vật bình thường lại hóa thành… thú dữ trong sách. Thậm chí, nếu trích dẫn theo nhà văn nổi tiếng Lép Tôn-Xtôi thì cũng là trích dẫn sai. Bản gốc câu chuyện khi được dịch ra hoàn toàn khác, người viết SGK đã làm mất hẳn ý nghĩa câu chuyện, vừa làm cho lời văn thô, mất ý nghĩa vừa phản giáo dục, tạo sự liên tưởng sai cho trẻ em về sự vật, hiện tượng.

Sử dụng ngôn ngữ địa phương

Cũng ở bộ sách Cánh Diều, nhiều chỗ sử dụng ngôn ngữ địa phương, không mang tính phổ thông, gây khó hiểu cho học sinh, thậm chí giáo viên cũng thấy… choáng. Chẳng hạn, nhóm biên soạn thay vì viết "nhai" thì dùng những từ như "nhá" [nhá cỏ, nhá dưa], gà con viết thành "gà nhiếp"… Nhiều giáo viên ở TPHCM khi tham khảo các bộ sách cũng không thể nào hiểu được từ "gà nhiếp". Có vẻ nhóm biên soạn chỉ hướng đến một bộ phận học sinh vùng Bắc Bộ.

Cổ xúy tính bạo lực

Đáng nói hơn là bộ sách trên còn đưa những bài tập đọc thiếu tính giáo dục, thậm chí cổ xúy bạo lực. Chẳng hạn, ở một bài tập đọc đưa ra ví dụ:

"Cá hết, cò tìm cua. Cua nửa tin nửa ngờ. Cò dỗ:

- Hồ kia to lắm, cua sẽ mê tít.

Cua để cò đưa đi. Cò cắp cua đến gò đất nhỏ. Nó mổ cua. Cua bèn giơ gươm, kẹp cổ cò. Cò van xin. cua bắt cò đưa nó về hồ cũ".

[Nguồn: Báo Người lao động]

Một ví dụ khác:

"Cò kiếm ăn ở ven hồ. Gặp cá rô, nó ra vẻ thật thà:

- Dăm hôm nữa, hồ bị tát cạn, cá tôm sẽ bị bắt hết.

Đàn cá nhờ cò giúp. Cò hứa đưa đàn cá đến xóm bên. Lũ cá nghe cò. Thế là cò dần dần chén hết đàn cá".

[Nguồn: Báo Người lao động]

Nhiều giáo viên chỉ ra rằng, viết SGK không những đòi hỏi kiến thức chuẩn, phù hợp tâm lý lứa tuổi mà còn phải đủ sự tinh tế, những bài học phải mang lại một giá trị, một ý nghĩa nào đó. SGK mà đưa những kiến thức cổ vũ tính bạo lực, lươn lẹo để dạy cho trẻ em lớp 1 thì "đúng là không sao hiểu nổi!".

Những ví dụ vô nghĩa, nhảm nhí

Nhiều giáo viên, phụ huynh tiếp tục chỉ ra những "hạt sạn" ngớ ngẩn trong SGK lớp 1.

Cụ thể, chị Minh Anh, một phụ huynh tại quận Thủ Đức, cho biết không thiếu gì những ví dụ tinh tế, những câu chuyện dễ hiểu, có ý nghĩa để đưa vào sách. Nhưng có vẻ như các nhà viết sách và những người thẩm định không hiểu gì về tâm lý của những trẻ em lớp 1. Các con còn nhỏ, như một tờ giấy trắng, nhưng những bài học đầu đời lại quá nhảm nhí, vô nghĩa. Nếu lấy lý do chỉ là tìm ví dụ để giúp các bé học vần thì đó là lý do khiên cưỡng, khó chấp nhận.

Đơn cử ở một bài tập đọc:

"Chị Thơm ra đề: "Cặp của Bi có 3 quả cam...".

Bi đáp:

- Em chả đem cam ra lớp.

- Chị ví dụ mà… Chị tiếp nhé: Bi cho em Bốp 1 quả...

- Chị nhầm ạ. Em Bốp chỉ bú tí mẹ.

- Thì chị ví dụ mà…"

[Nguồn: Báo Người lao động]

Cần phải sửa đổi kịp thời

Theo bà Tô Thụy Diễm Quyên, chuyên gia giáo dục toàn cầu của Microsoft, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần thành lập ngay một hội đồng, có đại diện của NXB để kịp thời sửa chữa, thay thế các nội dung, bài viết chưa phù hợp, những "hạt sạn" trong SGK. Theo bà Quyên, SGK như là "khuôn vàng thước ngọc" nên phải mang tính định hình, tính giáo dục. Sách chỉ nên dùng ngữ liệu là những câu chuyện đẹp, ngôn từ đẹp, định hướng tốt, giáo dục lối sống, kỹ năng và có thể lấy từ chính những câu chuyện có thật trong cuộc sống hằng ngày để giáo dục học sinh.

Theo Báo Người lao động

Kính mời quý bạn đọc và phụ huynh chia sẻ quan điểm về vấn đề này. Mọi ý kiến xin gửi về Ban biên tập Kênh Tuyển sinh qua email .

Chúng tôi sẽ chọn đăng những ý kiến đóng góp của các bậc phụ huynh trên website Kenhtuyensinh.vn.

Bộ GD-ĐT đề nghị các Sở GD-ĐT chỉ đạo nhà trường giúp học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập ngay tại lớp, không giao thêm bài tập về nhà cho học sinh.

TAGS: chương trình học lớp 1 chương trình lớp 1 mới sách giáo khoa lớp 1

Video liên quan

Chủ Đề